Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’

Nguồn: Mark Atwood Lawrence, “America’s Case of ‘Tonkin Gulfitis’,” The New York Times, 07/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson nhận được tin đáng lo ngại từ Trung Đông. Chính phủ Ai Cập đã đóng cửa eo biển Tiran, tuyến đường thủy hẹp nối Biển Đỏ với Israel, qua đó chặn đường vận tải biển của Israel. Động thái này đã làm leo thang đáng kể căng thẳng Ả Rập-Israel và đẩy khu vực đến bờ vực chiến tranh.

Bản năng của Johnson là hành động táo bạo để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Ông đề xuất tập hợp một lực lượng hải quân do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các tàu Israel qua eo biển và buộc Ai Cập phải xuống nước. Nhưng ông nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Continue reading “Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’”

Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?

Nguồn: Lien-Hang Nguyen, “Who Called the Shots in Hanoi?”, The New York Times, 14/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ câu chuyện nào về chiến sự trong Chiến tranh Việt Nam cũng đều nói rằng Mỹ đã phải chiến đấu với một “kẻ thù khó nắm bắt”: những toán lính du kích bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng biến mất; hay các tư lệnh tiểu đoàn nhất định không chịu đánh công khai. Tuy nhiên, câu nói sáo rỗng ấy có nhiều ý nghĩa hơn những gì hầu hết chúng ta nghĩ. Thậm chí đến tận năm 1967, quân đội, tình báo và các lãnh đạo dân sự Mỹ vẫn hoàn toàn không biết ai mới thực sự là người ra quyết định tại Hà Nội.

Ai lãnh đạo Bắc Việt Nam?

Ở một mức độ nào đó, đây là những gì chính quyền miền Bắc mong muốn – một ấn tượng rằng mọi quyết định đều là tập thể, dù vẫn có bàn tay dẫn dắt nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhầm lẫn của người Mỹ, dù không cố ý, nhưng cũng phản ánh thực tế là chính trị miền Bắc còn lộn xộn và chia rẽ, một trong những thực tế mà tới nay các nhà sử học mới hiểu được phần nào. Continue reading “Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?”

Quan hệ Việt-Trung qua con mắt một học giả Trung Quốc

Nguồn: Xie Tao, “China and Vietnam: Thoughts From a Chinese Sojourner in Ho Chi Minh City,” The Diplomat, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tháng 2 năm nay, tôi có chuyến thăm thứ hai đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khác với chuyến thăm lần đầu cách đây bốn năm, lần này tôi quyết định dành phần lớn thời gian trong năm ngày ở đây để khám phá các bảo tàng trong thành phố. Ở Việt Nam lúc này là mùa khô, và các bảo tàng sẽ cung cấp một nơi trú ẩn dễ chịu trước cái nóng hầm hập trên đường phố. Vả lại, con trai tôi mới bốn tuổi trong chuyến thăm đầu, và tôi nghĩ lớn thêm bốn năm là đủ cho nó học được chút gì đó từ các bảo tàng về lịch sử và văn hóa của một đất nước mà nó đã đến thăm hai lần. Continue reading “Quan hệ Việt-Trung qua con mắt một học giả Trung Quốc”

Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy”, Project Syndicate, 23/01/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.

Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa. Continue reading “Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc”

Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump

Nguồn: Kent Harrington, “Donald Trump’s North Korean Family Values,” Project Syndicate, 05/01/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Mỗi tân tổng thống Hoa Kỳ đến Washington, DC, đều dẫn theo một số nhân viên tư vấn và trợ lý có mối quan hệ cá nhân được xây dựng qua nhiều năm và được tôi luyện trong chiến dịch tranh cử, điều mang lại cho họ niềm tự hào của một vị trí trong chính quyền. Từ “tình anh em Ireland” đưa John F. Kennedy đến Nhà Trắng tới “Bức tường Berlin” canh cửa cho Richard Nixon, các chiến hữu và bạn bè thân tín thường lấn át những tên tuổi lớn nhất của chính quyền. Nhưng chưa tổng thống Mỹ nào từng đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như Donald Trump. Continue reading “Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump”

Người Việt Nam TK 19 qua lăng kính một sử gia Nhật

Tác giả: Nguyễn Mạnh Sơn

Pháp Việt giao binh ký – Một tài liệu quý cho sự tu sử nước nhà

Pháp Việt giao binh ký là cuốn sách chép cuộc chiến tranh của nước Việt Nam với nước Pháp từ những năm đầu triều Nguyễn đến những năm 1880. Nội dung cuốn sách chủ yếu xoay quanh mấy vấn đề như địa lý, phong tục, sản vật, diên cách lịch sử Việt Nam, mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam cùng cách thức mà Trung Quốc và Việt Nam đối phó với Pháp.

Tác giả của Pháp Việt giao binh ký là Sone Toshitora (曾根 俊虎/ Tăng Căn Tuấn Hổ) (1847-1910), một võ sĩ thời Bakumatsu (幕末/ Mạc mạt), Đại úy Hải quân Nhật Bản, được coi là nhân vật quan trọng nhất của thuyết Liên Á trong lịch sử cận đại Nhật Bản và là một trong những người sáng lập Hưng Á hội. Sone Toshitora từng là học trò của Watanabe Hiromoto (1848-1901), Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và Yoshida Kensuke (1838-1893). Continue reading “Người Việt Nam TK 19 qua lăng kính một sử gia Nhật”

Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam

Nguồn: Christopher Goscha, “The 30-Years War in Vietnam,” The New York Times, 07/02/2017.

Biên dịch: Vũ Đức Liêm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rõ ràng là chiến tranh Việt Nam được người ta nhớ đến theo những cách rất khác nhau. Phần lớn người Mỹ nhớ đến nó như một cuộc chiến diễn ra từ năm 1965 đến năm 1975, làm quân đội của họ sa lầy vào một nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á, đồng thời làm chia rẽ người Mỹ một cách sâu sắc. Người Pháp nhớ đến thất bại của họ ở đó như một cuộc xung đột kéo dài một thập niên, từ năm 1945 đến năm 1954, khi họ cố gắng giành giữ viên ngọc châu Á của đế quốc thực dân của mình cho đến khi thất trận ở một nơi được gọi là Điện Biên Phủ. Continue reading “Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill

Nguồn: Ian Buruma ,“Abusing Churchill,” Project Syndicate, 08/12/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bức tượng bán thân bằng đồng của Winston Churchill, được trưng bày tại Nhà Trắng từ những năm 1960, là chủ đề bàn tán không ngớt của phe cánh hữu tại Washington. Có tin cho rằng khi dọn vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã trả bức tượng về Đại Sứ quán Anh để thể hiện ông không ưa gì nước Anh. Thật ra Obama chưa từng làm vậy. Bức tượng ấy vẫn luôn nằm trong Nhà Trắng, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn phải mang đi sửa chữa dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Nhưng Obama cũng đúng nếu như ông thật sự di dời bức tượng. Việc sùng bái Churchill chưa từng mang đến lợi ích toàn diện cho nước Mỹ. Có quá nhiều tổng thống Mỹ tự cho mình là truyền nhân đích thực của Churchill. Bush cũng có một bản sao của bức tượng, được Tony Blair cho mượn, đặt trong Phòng Bầu dục. Ông thích khắc họa bản thân mình như một “tổng thống thời chiến,” một “nhà hoạch định,” và một “lãnh tụ vĩ đại” như Churchill. Ông thích mặc quân phục. Và ông cũng đẩy đất nước vào một cuộc chiến ngu ngốc. Continue reading “Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam

henry-kissinger-and-le-duc-tho

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “Kissinger: The View From Vietnam,” The Atlantic, November 27, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa quan trọng hơn của mùa chính trị này đã diễn ra vào ngày 11 tháng 2, trong một cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ giữa Bernie Sanders và Hillary Clinton. Đáng ngạc nhiên là nó liên quan đến Henry Kissinger. Clinton không hề giấu giếm sự thân thiện của mình với Kissinger – một việc khiến Sanders thấy khó chịu, nói một cách nhẹ nhàng nhất. “Tôi tự hào mà nói rằng Henry Kissinger không phải là bạn tôi. Hãy xếp tôi vào nhóm những người sẽ không lắng nghe Henry Kissinger,” Sanders nói. Continue reading “Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Giải mã danh hiệu ‘lãnh đạo nòng cốt’ của Tập Cận Bình

xi-core-leader-1

Nguồn: Peh Shing Huei, “Return of ‘core leader’ title implies a dismantling of CCP’s unwritten rules,” TODAY (Singapore), 04/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với những ai không theo dõi sát sao chính trị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tin tức về việc chủ tịch Tập Cận Bình được trao danh hiệu mới là nhà “lãnh đạo nòng cốt” có vẻ giống chuyện bé xé ra to.

Tuy nhiên, cách gọi mới của ông Tập là một chuyện quan trọng. Nó mở đường cho việc tháo dỡ dần những quy tắc và chuẩn mực bất thành văn của Đảng Cộng sản vốn điều chỉnh hành vi của giới tinh hoa và quá trình chuyển giao lãnh đạo trong gần ba thập niên qua.

Nó cũng báo hiệu một kỷ nguyên mới của sự khó dự đoán ngày càng lớn trong cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng Cộng sản, xé rách những luật lệ hiện có. Continue reading “Giải mã danh hiệu ‘lãnh đạo nòng cốt’ của Tập Cận Bình”

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

liushaoqi

Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.

Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi. Continue reading “Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’”

Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)

maozedong

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào tháng 6 năm 1981, Tư tưởng Mao Trạch Đông là “sản phẩm của sự kết hợp các nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa Marx-Lenin và thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc”. Tư tưởng Mao Trạch Đông là một “hệ thống khoa học” biểu trưng cho “sự kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nhiều nhà lãnh đạo “xuất sắc” của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đóng góp vào Tư tưởng Mao Trạch Đông, chứ không phải riêng mình Chủ tịch Mao. Continue reading “Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)”

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976”

Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?

uschinarus

Nguồn: Robert Farley, “US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)”, The National Interest, 26/8/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thập niên trước, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết “Hai cuộc chiến” thường bị hiểu lầm; học thuyết đó được coi là khuôn mẫu cung cấp các biện pháp giúp Mỹ đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ.

Được thiết kế để ngăn chặn Bắc Triều Tiên gây ra một cuộc chiến tranh trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống Iran hay Iraq (hoặc ngược lại), ý tưởng này đã giúp Bộ Quốc phòng Mỹ hình thành kế hoạch tổ chức mua sắm, hậu cần và sắp đặt căn cứu quân sự trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ không cần đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Do hệ thống quốc tế đã có thay đổi, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng mạng lưới khủng bố có hiệu quả cao, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết nói trên. Continue reading “Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?”

Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông

hongkongprotest

Nguồn: Gina Anne Tam, “Tongue – Tied in Hong Kong: The Fight for Two Systems and Two Languages”, Foreign Affairs, 03/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012, Lương Chấn Anh nhậm chức Đặc khu trưởng Hồng Kông sau một chiến dịch gây tranh cãi. Nhờ quy chế “một quốc gia, hai chế độ” đặc thù của Hồng Kông được dàn xếp với Trung Quốc đại lục, ông đã đắc cử vào chức vụ cao nhất của lãnh thổ này không phải bằng một cuộc bỏ phiếu bởi người dân Hồng Kông mà bằng một hội đồng bầu cử gồm 1.200 thành viên được xem là một bè đảng có các ràng buộc kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Những người chỉ trích Lương Chấn Anh trên mạng đặt biệt danh cho ông là “ông 689”, chỉ số phiếu thực tế ông nhận được từ nhóm người thân Bắc Kinh so với 3,5 triệu cử tri được đăng ký của thành phố.

Bài phát biểu nhậm chức của ông Lương, được trình bày bằng tiếng Quan Thoại – ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đại lục – chỉ gióng thêm một cảnh báo nữa cho thành phố này. Đó là lần đầu tiên kể từ khi Hồng Kông được người Anh trao trả vào năm 1997, một Đặc khu trưởng không phát biểu bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ chính của thành phố nơi ông đắc cử làm đại diện. Điều này càng củng cố một niềm tin đang lớn dần ở Hồng Kông rằng ông chẳng khác gì một con rối của Đảng Cộng sản. Continue reading “Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông”

“Vì sao người Trung Quốc ngu thế?”

chinapeople

Tác giả: Li Ming (Triết gia Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Nhiều người cho rằng văn minh Trung Hoa có đóng góp quá nhỏ bé (xét về số dân) vào thành tựu của văn minh nhân loại, về khoa học tự nhiên cũng như khoc học xã hội. Tìm ra căn nguyên của tình trạng này là một vấn đề có tầm quan trọng đối với Trung Quốc, từng được một vài học giả phương Tây, hoặc phương Tây gốc Hoa bàn luận, nhưng dường như giới học giả Trung Quốc lại thiếu quan tâm vấn đề này, có lẽ vì họ không muốn nói tới các mặt tiêu cực của thể chế chính trị-văn hóa nước họ. Trong tình hình đó, cuốn “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?” của triết gia Li Ming (Lê Minh, xuất bản 2003) thu hút được sự chú ý của dư luận. Dưới đây là bài nói của Li Ming tại ĐH Bắc Kinh về sách trên. Bài gồm 6 phần: 1) Vì sao người Trung Quốc là một dân tộc “vô học”?  2) Vì sao sự ngu dốt của người Trung Quốc là kết quả tất nhiên của sự lựa chọn không ngừng xuất phát từ lợi ích tự thân của kẻ thống trị các đời trước; 3) Vì sao người phương Tây trong xã hội cận đại lại trở nên thông minh? 4) Nghi ngờ về sự “thông minh” của người phương Tây trong thế kỷ 21; 5) Tình trạng ngu dốt và thông minh hiện nay của người Trung Quốc; 6) Sau thế kỷ 21, người Trung Quốc nên trở nên thông minh như thế nào? Dưới đây xin giới thiệu phần đầu. Continue reading ““Vì sao người Trung Quốc ngu thế?””

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”