Henry Kissinger viết về Lý Quang Diệu

lee

Nguồn: Henry A. Kissinger, “The World Will Miss Lee Kuan Yew”, The Washington Post, 23/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ông Lý Quang Diệu là một vĩ nhân. Và ông là một người bạn thân của tôi, một điều mà tôi coi là diễm phúc lớn của đời mình. Một thế giới vốn đang cần chắt lọc sự trật tự từ hỗn mang ban sơ chắc chắn sẽ nhớ đến tài lãnh đạo của ông.

Ông Lý nổi lên trên sân khấu quốc tế như là tổ phụ của quốc gia Singapore, khi đó là một thành phố có khoảng 1 triệu dân. Ông tỏ rõ là một chính khách tầm cỡ thế giới, người đóng vai trò như một dạng thức lương tâm đối với các nhà lãnh đạo khắp toàn cầu. Continue reading “Henry Kissinger viết về Lý Quang Diệu”

Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?

publishable

Tác giả: Cù Thăng

Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan, coi đây như một căn cứ địa mới để “phản công đại lục, phục hưng quốc đảng”. Tuy nhiên, để lựa chọn Đài Loan trở thành nơi sinh tồn cuối cùng của mình, Tưởng Giới Thạch đã có một quá trình chuẩn bị rất dài cùng với rất nhiều những tính toán…

Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch đặt chân tới Đài Loan chính là lúc Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật, thu về đất Đài Loan. Đó là vào ngày 25/10/1946, một năm sau ngày Đài Loan được trả về cho Trung Quốc, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đang trong gian đoạn đàm phán cực kỳ căng thẳng sau chiến tranh. Buổi trưa ngày 21, Tưởng Giới Thạch vội vàng tiếp Chu Ân Lai, Trương Quân Mại, Hồ Chính… rồi ngay buổi chiều hôm đó đã cùng với Tống Mỹ Linh bay sang Đài Bắc. Continue reading “Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?”

Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi

china-police_2670388b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Rule of Fear”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.

Rất dễ dàng để nhận ra nỗi lo sợ đang lan tràn. Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào tháng 12 năm 2012, việc bắt giữ các quan chức chính phủ đã thành chuyện thường ngày, khiến những người đồng nghiệp và bạn bè của họ đều cảm thấy run sợ. Continue reading “Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi”

Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây

Graduates-sit-next-to-a-C-012

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tại Trung Quốc hiện đang diễn ra cuộc tranh luận về vấn đề giá trị quan sau khi lãnh đạo nước này đề xuất chủ trương ngăn chặn sự truyền bá giá trị quan của phương Tây. Sự việc bắt đầu từ một văn bản có tên “Ý kiến về việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường cao đẳng-đại học trong tình hình mới” do Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản TQ và Văn phòng Quốc vụ viện công bố hôm 19/1/2015 [sau đây gọi tắt là “Ý kiến”].

“Ý kiến” nhấn mạnh công tác ý thức hệ là công tác cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước, các trường cao đẳng-đại học (CĐ-ĐH) là mặt trận tuyến đầu của công tác này, lãnh trách nhiệm học tập nghiên cứu tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bồi dưỡng và phát huy giá trị quan hạt nhân XHCN, cung cấp người tài và bảo đảm trí lực cho sự nghiệp thực hiện Giấc mơ Trung Quốc vì sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. “Ý kiến” nêu lên 6 nhiệm vụ chủ yếu của việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường CĐ-ĐH, trong đó nhiệm vụ thứ hai là tăng cường giáo dục giá trị quan hạt nhân XHCN. Continue reading “Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây”

Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia

khmer_rouge_14

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchViệt Nam (VN) giải phóng nhân dân Campuchia khỏi cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn chính nghĩa, là công trạng to lớn của VN đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc vu khống sự kiện này. Nhưng cuối cùng chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Những người TQ có lương tri cũng dần dần hiểu ra sự thật. Bạn đọc có thể thấy rõ điều đó qua bài dưới đây, đăng trên trang mạng Phượng Hoàng, một trang mạng chính thống hàng đầu của TQ, phục vụ người Hoa trên toàn cầu, bình quân hàng ngày có 671 triệu lượt truy cập.

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Hoạt động kỷ niệm quy mô lớn này do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40 nghìn người tham gia. Continue reading “Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia”

Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam

6

Tác giả: Vương Cẩm Tư (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.

Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư khởi hành từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam”

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt

Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Continue reading “Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ”

Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?

180373d28730168e6f9552

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Continue reading “Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?”

Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn

stalin crimes

Tác giả: Alexander M. Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi viết những dòng này tôi[1] không thuộc bất kỳ đảng phái nào; nhưng cho tới trước ngày 12/7/1938 thì tôi vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Bolshevik Liên Xô. Trong thời kỳ Nội chiến cách mạng (1918-1920), tôi từng chỉ huy một đội du kích trong vùng địch hậu. Sau Nội chiến, tôi làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Liên Xô. Năm 1924, tôi làm Cục phó Cục Quản lý kinh tế thuộc Tổng cục Bảo vệ Chính trị nhà nước (sau là Bộ Ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô, tức Bộ Nội vụ, NKVD). Năm 1926, tôi làm Vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Tổng cục này. Tháng 9/1936, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử tôi sang làm Cố vấn cho Chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha,[2] phụ trách tổ chức công tác phản gián và chiến tranh du kích vùng địch hậu. Continue reading “Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn”

Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc”

1246662181_1_

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có một người Pháp gốc Hoa sống âm thầm giữa thành Paris hoa lệ đã 27 năm mà không ai biết gì. Thế nhưng hôm 30/6/2009, khi ốm chết ở tuổi 70 thì bỗng dưng ông ta lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Báo đài phương Tây đưa tin chi tiết về nhân vật đó. Thời báo New York hôm 2/7/2009 đăng một bài khá dài dưới đầu đề Shi Pei Pu, Singer, Spy and ‘M. Butterfly,’ Dies at 70 (Shi Pei Pu, ca sĩ, điệp viên và “Ông Bươm bướm” chết ở tuổi 70). Thực ra từ năm 1993 báo này đã đăng một phóng sự rất dài về đề tài trên, dưới tiêu đề The True Story of M. Butterfly: The Spy Who Fell in Love With a Shadow.

Thì ra cái người tên Shi Pei Pu (tên chữ Hán là Thời Bội Phác) ấy vốn là nguyên mẫu của nhân vật chính trong vở opera Ông Bươm bướm (Mr. Butterfly) của kịch tác gia người Mỹ gốc Hoa David Henry Hwang. Continue reading “Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc””

Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?

us-military-bans

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có một đặc điểm quan trọng là luôn luôn giữ được sự cảnh giác chiến lược cao độ đối với các thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này bắt đầu từ nhà lãnh đạo khai quốc công thần Washington.

Washington nói: phải luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu quỷ kế của nước ngoài

Trong diễn văn từ biệt năm 1796, Washington từng nhắc nhở nhân dân Mỹ như sau: “Nên xoá bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc từ lâu với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm tốt đẹp mạnh mẽ đối với các quốc gia khác, không có gì quan trọng hơn điều này …… Để đối phó với mọi âm mưu quỷ kế của các thế lực nước ngoài …… một dân tộc tự do nên luôn luôn giữ đầu óc cảnh giác.” Continue reading “Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?”

Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung

image0091

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Xem phần trước: Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

Tại khu vực châu Á, trong khi những quốc gia đối địch cũ của Liên Xô vẫn còn nghi ngờ về tính chân thành trong chính sách đối ngoại mới mà Gorbachëv đề ra, thì những nước phụ thuộc lại cảm thấy khó chịu trước những dấu hiệu cho thấy ông đang có ý định hàn gắn quan hệ với Mỹ. Và do đó, một trong những nhiệm vụ chính của Shevardnadze trong chuyến công du châu Á lần này là thuyết phục các đồng minh thân tín lâu năm rằng Moskva vẫn sẽ sát cánh bên họ. Đây có thể là lý do khiến ông không đến thăm Việt Nam, vì ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra lựa chọn căn bản là ưu tiên mối quan hệ đang dần cải thiện với Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung”

Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

451790884

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Ở giai đoạn gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, trong mắt các lãnh đạo Xô-viết, trọng tâm quan hệ quốc tế vẫn chủ yếu xoay quanh chính sách dành cho Mỹ và Tây Âu, đặc biệt các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ là quan trọng hơn cả. Phải đến mùa đông 1988 – 1989, sự quan tâm về châu Á của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachëv và Bộ trưởng Ngoại giao Shevardnadze mới bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới quốc gia Afghanistan vốn đầy bất ổn. Tháng 7/1986, Gorbachëv đã có bài diễn văn quan trọng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại thành phố cảng phía Đông Vladivostok, đến tháng 12 cùng năm ông cũng phát biểu trước Bộ Chính trị: “Ánh sáng văn minh của thế kỷ hai mươi mốt sẽ dịch chuyển sang phương Đông.” Continue reading “Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu

Norway … the nice side, at least.

Nguồn: “The secret of their success“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch và chú thích: Phạm Vũ Lửa Hạ

Các nước Bắc Âu có lẽ trị quốc tốt nhất thế giới

Cecil Rhodes[i] từng nhận xét rằng “sinh ra là người Anh coi như trúng số độc đắc”. Ngày nay ta cũng có thể nói như vậy về người sinh ra ở Bắc Âu. Các nước Bắc Âu không chỉ tránh được phần lớn những vấn nạn kinh tế đang làm rung chuyển vùng Địa Trung Hải; mà còn tránh được phần lớn những căn bệnh xã hội đang hành hạ nước Mỹ. Xét về bất cứ chỉ số nào đo lường tình trạng ổn định và lành mạnh của một xã hội – từ các chỉ số kinh tế như năng suất và đổi mới sáng tạo đến các chỉ số xã hội như tình trạng bất bình đẳng và tội ác – các nước Bắc Âu quần hội ở gần đầu bảng xếp hạng (xem bảng). Continue reading “Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu”

Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo

31_big

Tác giả: Pascal Bourdeaux | Biên dịch: Đặng Thế Đại

Từ lâu nay người ta đã biết và nhất trí với nhau rằng Huỳnh Phú Sổ thành lập Phật giáo Hòa Hảo vào ngày 18-5 năm Kỷ Mão (1939) ở quê hương ông – làng Hòa Hảo nay là làng Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.[1] Để hiểu rõ hơn lịch sử mới đây của tín ngưỡng này cũng như của cộng đồng tín đồ của nó, chúng tôi giới thiệu một tài liệu đầu tiên bằng tiếng Pháp nhắc đến cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ và sự xuất hiện của phong trào tôn giáo mới do ông khởi xướng. Tài liệu ấy có đề cập đến vấn đề về sự hình thành giáo lí của phái Phật giáo này nhưng không vì thế mà có ý vén đi tấm màn linh thiêng bao phủ quanh nhân vật Huỳnh Phú Sổ. Continue reading “Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo”

So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

mk_map_of_east_asia

Tác giả: Hư Châu (Trung Quốc) | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Nhật Bản có rất nhiều cái để Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.

Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối tiếp nhau vượt biển sang Trường An [kinh đô Trung Quốc thời ấy].

Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương, thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông [của Hán tự] nhưng thực ra là dùng bộ thủ của chữ khối vuông. Continue reading “So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật”

Chính sách ngăn chặn (Containment policy)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chính sách ngăn chặn là chính sách chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu của Mỹ, tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), qua đó chủ trương kìm giữ “sự bành trướng” ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất là giành địa vị đứng đầu “thế giới tự do” và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đối thủ hàng đầu của chính sách ngăn chặn là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sau đó là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Continue reading “Chính sách ngăn chặn (Containment policy)”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập

gse_multipart988

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 30 tháng 6 năm 1945, một chiếc máy bay cất cánh từ Trùng Khánh bay thẳng đi Moskva. Trên máy bay, ngoài các nhà ngoại giao của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc như Tống Tử Văn, Hồ Thế Trạch, Thẩm Hồng Liệt, Tiền Xương Chiếu, còn có Tưởng Kinh Quốc, một người có quan hệ đặc biệt khăng khít với Liên Xô. Ông từng học ở Liên Xô 12 năm, hơn nữa còn lấy vợ là một cô gái Nga.[1] Nói về tình cảm riêng thì nhà họ Tưởng có quan hệ không tồi với Stalin.

Tại sân bay Moskva, phái đoàn Chính phủ Trung Hoa Dân quốc được chủ nhà nhiệt liệt đón chào. Lúc đó Tưởng Kinh Quốc là Trưởng phiên dịch, sau này ông viết trong hồi ký những chi tiết sinh động: “Chúng tôi đến Moskva, lần đầu tiên gặp Stalin. Ông ấy tỏ ra cực kỳ lịch thiệp. Nhưng đến khi bắt đầu chính thức đàm phán thì bộ mặt dữ tợn của ông đã lộ ra …”. Continue reading “Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập”

Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên

1227522713

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trước đây sách báo các nước đưa ra những tư liệu khác nhau, thậm chí trái ngược về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đầu thập kỷ 1990, Nga công bố các bài phỏng vấn một số nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Liên Xô cũ và giải mật nhiều tài liệu lưu trữ, trong đó có thư, điện Stalin trao đổi với Kim Nhật Thành và Mao Trạch Đông. Tháng 6/1994, Tổng thống Yeltsin trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam 215 bộ hồ sơ của Liên Xô cũ liên quan đến chiến tranh Triều Tiên; Hàn Quốc dịch, xuất bản thành sách “Trích yếu các văn kiện chiến tranh Triều Tiên” (có cả bản tiếng Anh). Cuối thập kỷ 1980, Trung Quốc công bố nhiều tài liệu liên quan. Giới sử học thế giới đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Washington 12/1995 và Hongkong 1/1996). Nhờ đó nhiều bí ẩn của cuộc chiến này đã được làm sáng tỏ.

Stalin cho rằng bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng, nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của Nga từ cuối thế kỷ 19. Tuy vậy, Liên Xô không muốn đụng độ với Mỹ; vì thế dù Kim Nhật Thành nhiều lần đề nghị giúp “thống nhất đất nước” nhưng Stalin chỉ tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên mà thôi. Continue reading “Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên”