Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)

p011yjv8

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Ngoại giao pháo hạm là việc phô trương sức mạnh quân sự với mục đích đe dọa chiến tranh và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.

Ngoại giao pháo hạm xuất hiện trong thời kỳ diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa trên thế giới  của các cường quốc Châu Âu (khoảng nửa sau thế kỷ 19). Trong thời kỳ này, các cường quốc Châu Âu thường cho tàu chiến neo đậu ngoài khơi các quốc gia mà họ muốn đe dọa và gây áp lực trong quá trình đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng. Đôi khi để tăng tính đe dọa, các tàu chiến này còn được lệnh biểu dương lực lượng bằng cách nã đại bác trên biển. Continue reading “Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)”

Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)

tumblr_mzgfp9Ziut1s4nh1ho1_1280

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Theo cách hiểu truyền thống hoạt động ngoại giao nhằm củng cố mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ khác. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và khoa học công nghệ cũng như sự phân công lao động quốc tế đã làm cho kinh tế trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Kinh tế đồng thời trở thành yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Chính vì vậy, quan hệ kinh tế trở thành “chất keo” trong quan hệ chính trị giữa các nước.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20, hoạt động ngoại giao phục vụ mục tiêu kinh tế đã hình thành và được biết đến với tên gọi là ngoại giao thương mại. Thuật ngữ “ngoại giao kinh tế” cũng bắt nguồn từ đây và trở nên phổ biến. Vậy ngoại giao kinh tế cụ thể nghĩa là gì? Continue reading “Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)”

Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)

piece-1-3-1024x622

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Thuật ngữ “ngoại giao con thoi” xuất hiện lần đầu trên tờ New York Times vào tháng 01 năm 1974 nhằm miêu tả hoạt động ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Với nỗ lực hoà giải xung đột ở Trung Đông sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur, Henry Kissinger đã thực hiện chuyến công du “con thoi” tới các nước tham gia cuộc xung đột, tiêu biểu là Israel và Ai Cập, nhằm thuyết phục các bên chấm dứt các hành động thù địch và đàm phán các thỏa thuận hòa bình. Continue reading “Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)”

Ngoại giao (Diplomacy)

diplomacy

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

“Ngoại giao” theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.

Trải qua nhiều thế kỷ, việc tiến hành công tác ngoại giao chính thức thường được thực hiện qua việc cử các phái đoàn ngoại giao đến các quốc gia khác nhau. Điều này tạo nên hệ thống liên lạc rõ ràng tuân thủ theo các nguyên tắc được công nhận giữa các quốc gia hữu quan như: trao đổi đại sứ, duy trì hoạt động các đại sứ quán ở thủ đô và sự tham gia vào các cuộc họp hay đàm phán. Continue reading “Ngoại giao (Diplomacy)”

Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)

li-kyoto-n-rtr2ok6h

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Continue reading “Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)”

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

world-bank-20140807

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Được thành lập vào năm 1944 và có trụ sở chính ở thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là những sản phẩm của Hệ thống Bretton Woods. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới không phải là một ngân hàng thông thường. Tổ chức này bao gồm hai cơ quan phát triển đặc biệt được sở hữu bởi 186 nước thành viên: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), và Tổ chức Phát triển Quốc Tế (International Development Association – IDA). Mỗi cơ quan có một vai trò khác nhau, nhưng luôn hợp tác với nhau trong việc thực hiện mục tiêu làm cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình mang tính bền vững và đồng đều hơn. Continue reading “Ngân hàng Thế giới (World Bank)”

Chính sách ngăn chặn (Containment policy)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chính sách ngăn chặn là chính sách chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu của Mỹ, tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), qua đó chủ trương kìm giữ “sự bành trướng” ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất là giành địa vị đứng đầu “thế giới tự do” và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đối thủ hàng đầu của chính sách ngăn chặn là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sau đó là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Continue reading “Chính sách ngăn chặn (Containment policy)”

Năm nguyên tắc chung sống hòa bình

cold-war

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Năm nguyên tắc chung sống hòa bình (five principles of peaceful co-existence) là tập hợp năm nguyên tắc quan trọng điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia được thừa nhận một cách rộng rãi như những chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế. Năm nguyên tắc này bao gồm:

  1. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
  2. không xâm lược lẫn nhau,
  3. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
  4. bình đẳng và cùng có lợi, và
  5. cùng chung sống hòa bình.

Continue reading “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình”

Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)

36fca81220617adf13a84f7794029974

Tác giả: Trần Nam Tiến

“Mở cửa” là chính sách của Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc đầu thế kỷ 20 nhằm tìm kiếm thị phần ở quốc gia này. Chính sách này được Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Hay trình bày trong công hàm gửi các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản và Ý vào tháng 9 năm 1899, đòi duy trì việc mở cửa Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài và tạo ra những cơ hội đồng đều cho tất cả các nước trong buôn bán với Trung Quốc. Continue reading “Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)”

Lý thuyết trò chơi (Game theory)

chess

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay quyết định của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu thuẫn. Bắt nguồn từ cơ sở toán học ứng dụng và sau đó là ngành kinh tế, lý thuyết trò chơi theo đuổi hai giả định căn bản. Thứ nhất, nó giả định mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là một người tham gia trong một cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành lợi ích (có thể là chiến thắng hay giảm sự thiệt hại). Thứ hai, nó xem mỗi hành động của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính theo ý nghĩa là trước mỗi quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi ích/thiệt hại của bản thân mình khi đưa ra quyết định đó như thế nào. Continue reading “Lý thuyết trò chơi (Game theory)”

Lý thuyết quan hệ quốc tế (International relations theories)

international-relations_0

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Lý thuyết quan hệ quốc tế (LTQHQT) là một tập hợp các góc nhìn, cách tiếp cận, mô hình, cũng như những cách lý giải về các hiện tượng diễn ra trong nền chính trị thế giới.

Chia sẻ những đặc tính một lý thuyết khoa học phải có, các học giả của bộ môn quan hệ quốc tế đề cập đến ba phạm trù chính khi bàn về LTQHQT. Một là bản thể luận (ontology), hai là nhận thức luận (epistemology) và ba là phương pháp luận (methodology). Trong khi bản thể luận bàn về những gì trong thế giới khách quan mà con người có thể nhận thức được (thế giới quan), nhận thức luận tập trung vào phương thức mà con người nhận thức thế giới, hay nói cách khác là phương thức mà qua đó tri thức được tạo ra. Còn phương pháp luận đề cập đến các phương thức tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng độ đúng sai của lý thuyết đó. Continue reading “Lý thuyết quan hệ quốc tế (International relations theories)”

Liên minh (Alliance)

sigla_nato_1

Tác giả: Đào Minh Hồng

Liên minh là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung. Mục tiêu lớn nhất của liên minh là kết hợp nguồn lực và phối hợp hành động nhằm nâng cao vị thế của các quốc gia thành viên trong hệ thống quốc tế và nâng cao sức mạnh của các thành viên so với các quốc gia không tham gia liên minh. Liên minh có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Trong quan hệ quốc tế, liên minh chính trị-quân sự giữa các quốc gia mang tính phổ biến nhất bởi khả năng tác động to lớn đến quyền lực. Continue reading “Liên minh (Alliance)”

Liên Hiệp Quốc (United Nations)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội Quốc Liên. Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kết thúc đẩy những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít. Vào năm 1944, đại diện của các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tại Dumbarton Oaks (Mỹ) để soạn thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của tổ chức mới này. Vào năm 1945, 51 quốc gia nhóm họp tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia được thế giới công nhận. Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977. Continue reading “Liên Hiệp Quốc (United Nations)”

Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)

hith-cuban-missile-crisis

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10 năm 1962 trong lúc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tên lửa là việc Liên Xô triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, vốn cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trăm dặm. Cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện ra kế hoạch này, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai siêu cường thế giới lúc bấy giờ khi chính quyền John F. Kennedy sau đó đã tìm kiếm các hành động trả đũa quyết liệt. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ phát hiện ra tên lửa Liên Xô có mặt tại Cuba sau khi chúng được triển khai, trước đó người Mỹ luôn tin tưởng rằng lãnh đạo Liên Xô sẽ không đem các loại vũ khí này vào Tây bán cầu. Washington như bị giáng một đòn mạnh vì cho rằng an ninh nước Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng và đây là hành động thách thức của khối xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Continue reading “Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)”

Kinh tế chính trị quốc tế (International Political Economy)

Political-Economy

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kinh tế chính trị quốc tế là môn học nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế. Nói một cách chung nhất, kinh tế có thể được hiểu là hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm và của cải, còn chính trị là tập hợp các thể chế và quy tắc mà theo đó các mối quan hệ tương tác về xã hội và kinh tế giữa các chủ thể được điều chỉnh. Đối với nhiều người khác nhau, khái niệm “kinh tế chính trị” cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Có người cho rằng kinh tế chính trị là ngành học nghiên cứu cơ sở chính trị của các hoạt động kinh tế, những cách thức mà các chính sách của chính phủ tác động đến hoạt động của thị trường. Nhiều người khác lại cho rằng trọng tâm của kinh tế chính trị là nghiên cứu các cơ sở kinh tế của các hành động chính trị, cách thức mà các lực lượng kinh tế tác động và góp phần định hình các chính sách chính trị của các chính phủ. Tuy nhiên hai cách nhìn này có thể nói không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ trợ cho nhau bởi lẽ chính trị/ nhà nước và kinh tế/ thị trường là hai chủ thể luôn có sự tương tác thường xuyên với nhau, ở cả cấp độ trong nước cũng như quốc tế. Continue reading “Kinh tế chính trị quốc tế (International Political Economy)”

Hợp tác (Cooperation)

Cooperation

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Theo Robert Axelrod và Robert O. Keohane, sự hợp tác diễn ra khi các chủ thể điều chỉnh hành vi của họ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong muốn của những người khác. Sự hợp tác không đồng nghĩa với sự hài hòa. Sự hài hòa đòi hỏi sự đồng nhất hoàn toàn của các lợi ích. Sự hợp tác diễn ra trong bối cảnh chứa đựng nhiều mâu thuẫn đối ngược và bổ sung nhau.

Mong muốn của mỗi chủ thể dựa trên những nhận định của họ về lợi ích. Việc lợi ích tương đồng nhiều hay ít tác động đến việc các chủ thể có hợp tác với nhau hay không. Khi lợi ích tương đồng các quốc gia dễ dàng hợp tác cùng nhau hơn, và khó hợp tác hơn khi lợi ích cách biệt nhau. Continue reading “Hợp tác (Cooperation)”

Hội Quốc Liên (League of Nations)

League_of_Nations_(Twilight_of_a_New_Era)

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, là một tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Hội nghị Hoà bình Paris năm 1919. Mục đích của Hội bao gồm giải giáp vũ trang; ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể; giải quyết tranh chấp giữa các nước thông qua đối thoại và ngoại giao; và cải thiện sự thịnh vượng toàn cầu.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), nhiều nước trên thế giới đều tỏ rõ nguyện vọng thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình và giảm bớt nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa các nước. Nguyện vọng này được chia sẻ bởi nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tiêu biểu là Tổng thống Hoa Kì Woodrow Wilson, và đây cũng là cơ sở dẫn tới sự ra đời của Hội Quốc Liên. Continue reading “Hội Quốc Liên (League of Nations)”

Hội nghị Yalta (Yalta Conference)

History_FDR_Moscow_Conference_rev_SF_HD_still_624x352

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Hội nghị Yalta (còn gọi là Hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut) diễn ra từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945 tại lâu đài Livadia gần thành phố Yalta trên bán đảo Crimea – Liên Xô (nay thuộc Ucraina). Tham gia Hội nghị có 3 vị nguyên thủ của 3 cường quốc là: Joseph Stalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Franklin D. Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Thủ tướng Anh).

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh, như việc nhanh chóng đánh bại phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, hay phân chia thành quả chiến thắng. Chính vì vậy, Mỹ, Anh và Liên Xô đã tiến hành Hội nghị Yalta để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết trên và hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Trong khoảng thời gian 8 ngày đàm phán, các bên đã đưa ra những thỏa thuận cuối cùng tập trung vào những vấn đề sau: Continue reading “Hội nghị Yalta (Yalta Conference)”

Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Hội chứng Việt Nam là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lý của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Hội chứng này được bộc lộ ở các hiện tượng xã hội – chính trị – kinh tế… như: khủng hoảng lòng tin, tâm trạng chán chường, mặc cảm của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thanh niên đối với cuộc chiến (phong trào chống quân dịch, phản đối chiến tranh); sự ám ảnh bởi tội lỗi do họ gây ra của phần lớn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam…; nội bộ nước Mỹ chia rẽ, giới cầm quyền mâu thuẫn sâu sắc, nhất là trong hoạch định chính sách đối ngoại; sự gia tăng tốc độ suy thoái kinh tế và các tệ nạn xã hội; sự suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới… Continue reading “Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)”

Học thuyết Truman (Truman Doctrine)

maxresdefault (1)

Tác giả: Lê Thành Lâm

Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1946, một nhà ngoại giao Mỹ ở Liên Xô tên là George Kennan đã gửi một bức điện về nước cho chính quyền Truman cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh của Liên Xô và gợi ý chính quyền Mỹ nên có một “chính sách ngăn chặn” đối với “mưu đồ bành trướng” của Liên Xô. Thực tế chính quyền Truman ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Liên Xô liên tục mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, bán đảo Bancăng và nhiều nước Đông Âu khác. Continue reading “Học thuyết Truman (Truman Doctrine)”