#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga

putin-merkel

Nguồn: Stephen F. Szabo (2014). Germany’s Commercial Realism and the Russia Problem, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 117-128.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và những nỗ lực của nước này nhằm phá vỡ sự ổn định tại Ukraine mô phỏng học thuyết địa chính trị truyền thống và tạo ra những liên tưởng tới một cuộc “Chiến tranh Lạnh Mới”. Tuy nhiên, phép liên tưởng này đã bỏ sót sự biến đổi trong tính chất của quan hệ quốc tế mà toàn cầu hóa gây ra, cũng như tác động của nó đến mối quan hệ của Berlin với các nước phương Tây cũng như với Moscow. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện thực thương mại (commercial realism) và Đức chính là mô hình cường quốc địa kinh tế đầu tiên thách thức loại hình cường quốc quân sự cũ mà Mỹ và Nga là hai nước điển hình. Continue reading “#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga”

#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ

david-goliath

Nguồn: James E. Goodby (2014). “The Survival Strategies of Small Nations”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 31-39.

Biên dịch & Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Bài liên quan: Cuộc đối thoại ở Melos

Tác giả người Czech Milan Kundera đã từng cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm bảo sự sinh tồn của mình. Ông viết:

Nước nhỏ là một nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó. Một người Pháp, Nga, và Anh thường không nghi ngờ về sự tồn tại của quốc gia mình. Trong lời quốc ca của họ chỉ tồn tại những ca từ nói về sự vĩ đại và vĩnh cửu. Tuy nhiên, lời quốc ca của Ba Lan, như chúng ta có thể thấy, được bắt đầu với câu: Ba Lan vẫn chưa suy vong…”[1]

Continue reading “#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ”

#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ

US-China-Energy-2

Nguồn: Michal Meidan (2014). “The Implications of China’s Energy-Import Boom”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 179-200.

Biên dịch: Chu Minh Châu | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Từ cuối thập niên 1990, việc đảm bảo tiếp cận nguồn dầu mỏ nước ngoài lớn hơn nữa là trọng tâm của cuộc tranh luận tại Trung Quốc khi mà sự  phụ thuộc ngày càng lớn của quốc gia này vào dầu mỏ nhập khẩu đã trở thành một thực tế tất yếu. Các viện nghiên cứu và các cố vấn cho giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị cuốn vào việc xác định những rủi ro liên quan đến các nguồn cung dầu mỏ từ nước ngoài cho Trung Quốc và hoạch định chính sách để giảm thiểu những rủi ro đó. Continue reading “#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ”

#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?

130731181908-bo-xilai-timeline-12-story-top

Nguồn: Roderic Broadhurst & Peng Wang (2014).“After the Bo Xilai Trial: Does Corruption Threaten China’s Future?”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 157-178.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản 

Tham nhũng, đi liền với đó là thực phẩm độc hại, thuốc giả, sự lạm dụng quyền lực nghiêm trọng và tội phạm “xã hội đen” đã gây ra một chuỗi xì căng đan tại Trung Quốc. Nếu không tiến hành cải cách, những biến cố như vậy có thể nhanh chóng bào mòn tính chính đáng không chỉ của lực lượng cảnh sát và các cơ quan tư pháp, mà còn của chính đảng cầm quyền: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vụ xét xử Bạc Hy Lai – cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh và là một trong 25 quan chức cấp cao trong Bộ chính trị – đã phơi bày vấn nạn tham nhũng mà cựu Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng có thể dẫn tới “sự sụp đổ của Đảng và nhà nước”.[1] Continue reading “#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Continue reading “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh

????????

Nguồn: Daniel Deudney & G. John Ikenberry (2009). “The Unravelling of the Cold War Settlement”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 6, pp. 39-62.>>PDF

Biên dịch: Đặng Mạnh Tuân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, khi Chiến tranh Lạnh sắp sửa kết thúc, các lãnh đạo của Mỹ và Nga đã cùng nhau nhìn thấy trước được một trật tự thế giới mới đang nổi lên. Họ cũng đã dự thảo một dàn xếp với các nguyên tắc và thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình giữa các cường quốc cũng như mở rộng trật tự tự do quốc tế. Không giống với bất kì dàn xếp nào trước đó, trọng tâm của dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh về kiểm soát vũ khí không phải dựa trên điểm mạnh của bên chiến thắng hay điểm yếu của bên bại trận mà dựa trên mối đe dọa chung mà cả hai phe đều phải đối mặt từ một loại vũ khí mới. Xuất hiện sau năm thập kỉ đối kháng và cạnh tranh mãnh liệt, sự tái thiết ngoại giao này giữa Nga và phương Tây dường như đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong chính trị thế giới. Continue reading “#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh”

#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama

Nguồn: Trevor McCrisken (2013). “Obama’s Drone War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 97-122.

Biên dịch: Đinh Lê Na | Hiệu đính: Lâm Vũ

Ngay vào đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả và chính trực hơn so với người tiền nhiệm. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta phải tuân thủ các giá trị của mình một cách nghiêm cẩn giống như cách chúng ta bảo vệ sự an toàn của bản thân  – không có bất kỳ một ngoại lệ nào”, và ra lệnh cho các cơ quan của Mỹ chấm dứt việc sử dụng biện pháp tra tấn (đối với tù binh – ND) và đóng cửa nhà tù tại Vịnh Guantanamo (Cuba).[1] Việc đạt được mục tiêu thứ hai đã được chứng minh là rất khó về mặt chính trị lẫn thực tế, Continue reading “#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama”

#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”

#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh

Nguồn:  Feng Zhang (2012). “China’s New Thinking on Alliances” , Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 129-148.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Việt Hưng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn 

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ – đã có chuyến thăm đến Matxcơva để thương lượng trở thành đồng minh quân sự với Liên Xô. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến hai thập kỉ sau đó, liên minh quân sự Xô – Trung đã không những sụp đổ mà còn biến thành thế đối đầu căng thẳng cả về quân sự và ý thức hệ. Những nhu cầu cấp bách mang tính chiến lược của đất nước đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải xích lại gần với Hoa Kỳ, và từ sau năm 1972, tạo nên một mô hình bán liên minh giữa 2 quốc gia từng có quá khứ thù địch này. Tháng 1 năm 1979, Continue reading “#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh”

#118 – Các cường quốc mới nổi trỗi dậy như thế nào?

Nguồn: Andrew F.Hart & Bruce D.Jones (2010). “How Do Rising Powers Rise?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 52, No.6, pp. 63-88.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thùy Anh & Phan Thị Phương Thảo

Có một vài khoảnh khắc trong chính trị quốc tế khi mà sự thay đổi quyền lực đặc biệt có tính then chốt. Điều này đã xảy ra một lần vào năm 1990 với sự sụp đổ đột ngột của Liên bang Xô Viết. Và một lần khác có thể chính là thời đại của chúng ta hiện nay, thời kì này được mở ra bằng sự “dàn sức quá mức” của Mỹ và “sự trỗi dậy của phần còn lại”, tất cả cộng lại đã làm thay đổi cân bằng ảnh hưởng trên toàn cầu. Một số nhà phân tích dự đoán về một “thế giới hậu Mỹ”[1] hay sử dụng thuật ngữ “vô cực”[2] để mô tả một thế giới mà khoảnh khắc đơn cực của Mỹ đã trôi qua và không có một trung tâm quyền lực nào tồn tại thế vào vị trí đó. Continue reading “#118 – Các cường quốc mới nổi trỗi dậy như thế nào?”

#99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản

Nguồn: William Choong (2013). “Japan’s New Politics”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 3, pp. 47-54.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

Tháng 12 năm 2012, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, đứng đầu là Shinzo Abe, đã giành được một thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử. Sau ba năm chịu sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Nhật Bản, ông Abe, người đã từng giữ chức thủ tướng từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2007, đã giành lại được quyền lực bằng việc tập trung vào chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao và ý thức của cử tri về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Continue reading “#99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản”

#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Nguồn: Paul D. Miller (2012). “Five Pillars of American Grand Strategy”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 7 – 44.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong một bài viết trước trên Survival, tôi đã cho rằng, trái với niềm tin phổ biến hiện nay, Hoa Kỳ vẫn đang theo đuổi ít nhất một trụ cột của một đại chiến lược không công khai kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đó là xây dựng nền hòa bình nhờ dân chủ (democratic peace).[1] Nền hòa bình nhờ dân chủ đã ảnh hưởng đến hầu hết các sáng kiến chính sách đối ngoại lớn của Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ qua, và đúng như vậy: nó có nhiều điểm mạnh khiến người ta muốn thúc đẩy nó, bao gồm cả việc nó phù hợp với các giá trị mà cử tri Mỹ ủng hộ rộng rãi. Nhưng đấu tranh cho tự do chỉ là Continue reading “#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ”

#90 – Sử dụng và lạm dụng lịch sử: Trường hợp Munich, Việt Nam và Iraq

Nguồn: Jeffrey Record (2007). “The Use and Abuse of History: Munich, Vietnam and Iraq”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 49, No.1, pp. 163-180.

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Minh Đức

Tháng 8 năm 1990 đã chứng kiến một sự triển khai lực lượng đồng minh quan trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai mà sau này lịch sử sẽ phán xét… Nửa thế kỷ trước, thế giới đã có cơ hội để chặn đứng một kẻ hiếu chiến tàn bạo nhưng đã bỏ lỡ nó. Tôi xin thề với các bạn là chúng ta sẽ không phạm phải sai lầm đó một lần nữa.

Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, 20/8/1990

Nói một cách đơn giản là không còn nghi ngờ gì nữa về việc Saddam Hussein hiện đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cũng không còn nghi ngờ gì về việc hắn ta đang sử dụng những vũ khí đó chống lại bạn bè và đồng minh của chúng ta cũng như chống lại chúng ta.

Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, 26/8/ 20022

Iraq là một Việt Nam của George Bush.

Thượng nghị sỹ Edward M. Kenedy, 5/4/20043

Continue reading “#90 – Sử dụng và lạm dụng lịch sử: Trường hợp Munich, Việt Nam và Iraq”

#88 – Những cú sốc kinh tế và tác động tới chính trị quốc tế

Nguồn: Jeffrey Frankel (2012). “Economic Shocks and International Politics”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No.3, pp. 29-46.

Biên dịch: Phạm Thị Nga | Hiệu đính: Lê Thanh Tùng, Lê Hồng Hiệp

Trong suốt năm năm từ 2003 tới 2007, nhận thức toàn cầu về rủi ro thấp một cách khác thường, thể hiện qua việc thị trường định giá về nợ công (sovereign debt), nợ doanh nghiệp và các hợp đồng quyền chọn mua. Hệ quả năm năm sau đó đã chứng minh một cách rõ ràng rằng đây là những nhận thức sai lầm.[1] Hiện nay, năm 2012, không còn ai nghi ngờ việc thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Continue reading “#88 – Những cú sốc kinh tế và tác động tới chính trị quốc tế”

#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?

Nguồn: Sam Wilkin (2011). “Can Bad Governance be Good for Development?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 61-76.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc quản trị tốt vô cùng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế cho đến gần đây được xem như lẽ phải thông thường. Ví dụ năm 2002, một nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khẳng định rằng “không có sự quản trị tốt, không thể thúc đẩy phát triển.”[1] Năm 2004, Robert Guest – biên tập viên khu vực châu Phi của tờ Economist viết rằng “hầu hết các cuộc chiến tranh ở châu Phi đều do chính phủ yếu kém…Sự quản trị yếu kém cũng là lí do giải thích tại sao châu Phi lại nghèo như vậy”.[2] Thậm chí Milton Friedman, người ủng hộ cho xu hướng tự do hóa thị trường, sau đó cũng tán thành chủ thuyết quản trị tốt: “Tôi đã sai. Hóa ra nền pháp quyền có lẽ còn quan trọng đối với phát triển hơn cả tư nhân hóa.”[3]  Continue reading “#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?”

#77 – Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên

Nguồn: Ian Bremmer & Robert Johnston (2009). “The Rise and Fall of Resource Nationalism”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 2, pp. 149-158.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ

Chủ nghĩa dân tộc tài nguyên, được hiểu là những nỗ lực của các quốc gia giàu tài nguyên nhằm dịch chuyển quyền kiểm soát kinh tế và chính trị trong các ngành mỏ và năng lượng từ các công ty ngoại quốc và tư nhân sang các công ty nội địa và quốc doanh, là chất xúc tác cho sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu và các hàng hóa cơ bản khác trong năm năm qua. Những trường hợp gây nhiều chú ý như hành động mang tính quốc hữu hóa các tài sản khai thác loại dầu nặng tại Venezuela và việc tái hợp nhất toàn ngành dầu mỏ của Nga thành các đại công ty năng lượng do nhà nước kiểm soát Continue reading “#77 – Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên”

#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Nguồn: Thomas Plant & Ben Rhode (2013). “China, North Korea and the Spread of Nuclear Weapons”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 61-80.

Biên dịch: Lê Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lâm Vũ

Từng được cho là thân thiết gắn bó “như tay với chân” nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ Trung-Triều đã trở nên căng thẳng hơn. Bắc Kinh có những động cơ mâu thuẫn với nhau trong chính sách đối với Bình Nhưỡng và không bằng lòng với việc Bình Nhưỡng khiêu khích gây bất ổn tại khu vực Đông Bắc Á. Một số nhà quan sát cho rằng chính sách Bắc Triều Tiên của Bắc Kinh là phi lý vì nó khiến tinh thần bài Trung bị đẩy lên cao và tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hiện diện tại châu Á.1(Sự bảo hộ ngoại giao mà Trung Quốc dành cho Bắc Triều Tiên sau vụ lực lượng Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hộ tống Cheonan Hàn Quốc và nã súng vào đảo Yeonpyeong năm 2010 đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và thúc đẩy Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tăng cường hợp tác). Việc Trung Quốc mập mờ bảo vệ cho kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể sẽ châm ngòi cho việc Seoul và Tokyo một ngày nào đó sẽ tìm kiếm biện pháp răn đe hạt nhân cho riêng mình, mặc dù điều này khó có khả năng xảy ra chừng nào quân đội Mỹ vẫn còn duy trì sự hiện diện một cách đáng kể ở Đông Á.
Continue reading “#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân”

#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân

Nguồn: Christian Le Mière (2012). “America’s Pivot to East Asia: The Naval Dimension”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 3, pp. 81-94.

Biên dịch & Hiệu đính: Vương Tuấn Hưng

Công bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào đầu tháng 1 năm 2012 về việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng đã khẳng định rằng Mỹ đang hướng sự chú ý tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi mà các cam kết tiến hành chiến tranh ở Trung Đông và Trung Á lắng xuống. Trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc vào ngày 5 tháng 1, Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta và Tổng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey đã đề cập đến văn bản hướng dẫn chiến lược mới “Duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ: Những ưu tiên trong chiến lược quốc phòng thế kỷ 21”. Continue reading “#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân”

#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc

201307-eu-bosnia-vii-ronhaviv

Nguồn: Barry A. Posen (1993). “The Security Dilemma and Ethnic Conflict”, Survival, Vol. 35, No. 1 (Spring), pp. 27-47.>>PDF

Biên dịch: Phan Đoàn Hoài Trinh | Hiệu đính: Nguyễn Võ Dân Sinh

Cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự nổi lên của các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo ở lục địa Á-Âu. Tuy nhiên, nguy cơ và cường độ của những cuộc xung đột này khác nhau tùy theo từng vùng miền: người Ucraina và người Nga vẫn tương đối hòa hợp với nhau; người Serbia và người Slovenia có những cuộc đụng độ ngắn, gay gắt; người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo Bosnia tiến hành xung đột công khai; người Armenia và người Azeri dường như buộc phải lâm vào một cuộc chiến lâu dài, tiêu hao. Khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực là do những hận thù từ xa xưa đến giờ mới được bộc phát không thể giải thích được sự khác biệt đáng kể trong quan hệ giữa các nhóm dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Continue reading “#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc”