Lược sử Ukraine (P1): Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18

Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.
Biên dịch & tổng hợp:
Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Làm thế nào mà người Ukraine vẫn kiên cường đối đầu với quân đội Nga mạnh hơn gấp bội? Lịch sử hơn 1000 năm qua của họ có thể cho ta câu trả lời. Đây không chỉ là cuộc chiến để chọn lựa giữa dân chủ và độc tài, giữa Tây và Đông, mà còn là chiến đấu để bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản của cha ông để lại, bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa đạt được sau gần một thế kỷ đấu tranh với nhiều biến cố rất đau thương. Họ không muốn quỳ gối khi đã đứng dậy và ngẩng cao đầu. Ký ức về những việc làm vẻ vang, lý tưởng tự do và bình đẳng của họ vẫn còn tồn tại trong truyền thuyết dân gian. Nghe câu cuối cùng của quốc ca Ukraine, chúng ta có thể hiểu họ phần nào: “Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của mình, và chúng tôi sẽ cho các anh em thấy rằng chúng tôi thuộc bộ tộc Cossack”.

Loạt bốn bài biên khảo sau đây hy vọng sẽ làm sáng tỏ những khía cạnh lịch sử trong cuộc chiến hiện nay. Sau đây là bài thứ nhất. Continue reading “Lược sử Ukraine (P1): Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18”

Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Xi’s pro-Russia stance rooted in fear of Gorbachev model, Nikkei Asia, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng nếu nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ràng buộc với Moscow, một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ sẽ xuất hiện.

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kiên trì giữ lập trường thân thiện với Nga, bất chấp các hành động tàn sát ở Ukraine?

Chìa khóa để hóa giải bí ẩn này có thể nằm trong nhận xét của ông từ 10 năm trước.

Tháng 12/2012, chỉ vài tuần sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập nói rằng Trung Quốc cần phải rút ra bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô. Continue reading “Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev”

Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine

Nguồn: David A. Deptula, Marc R. DeVore, Emma Salisbury, và Michael Hunzeker, “Six Things NATO Can Do to Help Ukraine Right Now”, Foreign Policy, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vùng cấm bay là một động thái leo thang cao, nhưng nhiều khả năng sẽ không hiệu quả. Dưới đây là sáu lựa chọn tốt hơn.

Cuộc chiến tàn khốc của Nga ở Ukraine đã đặt ra một tình thế lưỡng nan cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Can thiệp quân sự trực tiếp sẽ đi kèm rủi ro leo thang đến mức không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với các thành viên NATO. Nhưng việc để Nga thản nhiên xâm lược một nền dân chủ châu Âu mà không bị ngăn chặn sẽ gây ra những hậu quả lâu dài và tàn khốc đối với người dân Ukraine, an ninh châu Âu, và toàn bộ khái niệm về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Việc đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đã không thể ngăn cản bước tiến xâm lược của Nga. Việc triển khai trừng phạt một cách nhanh chóng và toàn diện dường như cũng không có khả năng buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin sớm từ bỏ chiến dịch tàn bạo của mình. Continue reading “Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If Russia Makes a Deal?”, Foreign Affairs, 23/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để kết thúc một cuộc chiến mà không ai có khả năng chiến thắng?

Hai cuộc thế chiến hồi thế kỷ 20 đã cho chúng ta một nguồn vô tận các tiền lệ và so sánh. Giai đoạn trước Thế chiến 2 đã sản sinh ra phép so sánh Munich, ám chỉ quyết định năm 1938 của Anh và Pháp, cho phép Đức Quốc xã sáp nhập một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. “Munich” sau đó đã trở thành một từ viết tắt của “chính sách xoa dịu.” Trong khi đó, giai đoạn hậu Thế chiến 2 tạo ra phép so sánh Nuremberg, khơi gợi về các phiên tòa xét xử công khai những nhà lãnh đạo còn sống của chế độ Đức Quốc xã, mà khi đó đã bị đánh bại hoàn toàn. “Nuremberg” bây giờ là viết tắt của “đầu hàng vô điều kiện.” Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?”

TS Lê Hồng Hiệp: “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực

Tác giả: Phan Đăng p/v Lê Hồng Hiệp

Định mệnh chiến tranh, nếu có thể nói như vậy, đã từng ám ảnh nhân loại suốt thời trung cổ, và đã tạo cho nhân loại những hậu quả thảm khốc trong nửa đầu thế kỷ 20. Đã có lúc người ta tin rằng khi loài người đã thực sự “ngấm đòn”, và khi thế kỷ 21 được kiến tạo với khát vọng hoà bình, trong xu thế toàn cầu hoá và công nghiệp hoá thì chiến tranh sẽ lùi dần vào dĩ vãng. Điều này càng có cơ hội diễn ra ở châu Âu, nơi mà các định chế ngăn ngừa chiến tranh luôn được thiết kế tối ưu, cũng là nơi mà những giá trị văn minh luôn được coi trọng như một yếu tố kiên quyết để sống còn. Vậy mà một cuộc chiến lớn đã diễn ra ngay trong lòng châu Âu, làm chính người châu Âu cũng phải bất ngờ. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) chia sẻ với ANTG GT-CT góc nhìn của anh về hiện tượng này. Continue reading “TS Lê Hồng Hiệp: “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực”

Nội gián có thể làm tê liệt đồng minh quan trọng nhất của Putin

Nguồn: Saboteure könnten Putins wichtigsten Verbündeten lahmlegen”, WELT, 23/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Các nhân vật đối lập Belarus chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Ukraine tìm mọi cách ngăn cản đất nước họ tham chiến. Họ coi chiến thắng của Ukraine là chìa khóa để giải phóng Belarus. Nhân viên đường sắt Belarus hiện nay cũng ủng hộ tích cực các hoạt động du kích chống lại quân đội nước này.

Từ nhiều ngày nay, cơ quan mật vụ phương Tây và Ukraine đã cảnh báo Belarus sắp xâm lược nước láng giềng bằng chính quân đội của mình để cứu cuộc chiến tranh của Vladimir Putin khỏi thất bại. Tiếp sau đó có thể xảy ra một cuộc chiến giữa người Belarus với nhau khi phong trào đối lập chống lại nhà độc tài Alexander Lukashenko đứng về phía Ukraine. Continue reading “Nội gián có thể làm tê liệt đồng minh quan trọng nhất của Putin”

Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập

Tác giả: Tiểu Sơn (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay Bắc Kinh vẫn chưa nghiêm chỉnh biểu thị thái độ đối với vấn đề Nga xâm lược Ukraine. Ông Hồ Vỹ (Hu Wei), học giả Trung Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách công thuộc Phòng Tham sự Quốc vụ Viện Trung Quốc đã viết bài đăng trên mạng “Ấn tượng Trung-Mỹ” của Trung tâm Carter, một tổ chức phi lợi nhuận do cựu Tổng thống Mỹ Carter sáng lập. Bài báo nhắc nhở chính quyền Trung Quốc không được trói mình vào cùng Putin, mà phải nhanh chóng cắt rời, nếu không sẽ bị Mỹ và phương Tây bủa vây, vì thế mà càng bị cô lập. Hồ Vỹ nhấn mạnh ông lấy danh nghĩa cá nhân học giả để khách quan phân tích hậu quả có thể có của cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, và đề ra đối sách nhằm cung cấp cho tầng lớp quyết sách tối cao Trung Quốc tham khảo và nghiên cứu dự báo tình hình. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập”

Tổng thống Zelensky: Mỗi chúng tôi là một chiến binh, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng!

Nguồn: Wolodymyr Selenskyj: „Wissen, wer echter Verbündeter und wer auf dem Kriegsschauplatz nur Zuschauer ist“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo người dân châu Âu không nên coi mình như những khán giả đơn thuần đối với cuộc chiến tranh đầy tội ác này. Ông nói binh lính Nga phạm tội hãm hiếp, tra tấn tù binh. Ông kể về cuộc sống hàng ngày của mình trong chiến tranh.

Cuộc chiến ở Ukraine đến nay đã kéo dài gần một tháng. Tổng thống Volodymyr Zelensky lãnh đạo người dân của mình chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đồng thời, ông kêu gọi không biết mệt mỏi thế giới hãy ủng hộ Tổ quốc ông chống lại quân Nga. Cuộc phỏng vấn này được tiến hành tại một địa điểm bí mật ở Ukraine.

Hỏi: Thưa Tổng thống, sau một tháng chiến tranh, diện tích lãnh thổ mà quân Nga kiểm soát là bao nhiêu? Continue reading “Tổng thống Zelensky: Mỗi chúng tôi là một chiến binh, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng!”

Quốc tế đang viện trợ quân sự cho Ukraine như thế nào?

Nguồn: Dieser Waffe geben ukrainische Soldaten den Spitznamen „In Love“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Từ nhiều tuần nay, Tổng thống Ukraine Zelensky yêu cầu quốc tế tăng cường viện trợ vũ khí chống lại xe tăng và máy bay của Nga. Trong khi Berlin vẫn có khó khăn trong việc cung cấp vũ khí thì chính phủ nhiều nước khác giải quyết vấn đề này vừa nhanh vừa nhiều hơn. Trong đó có hai hệ thống vũ khí được đặc biệt quan tâm.

Đức đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Lúc đầu thì chỉ cung cấp mũ bảo hiểm và dụng cụ y tế, sau có giúp một ít vũ khí nhưng số lượng ít hơn nhiều so với số lượng đã hứa. Nhiều chính phủ khác giúp đỡ trên quy mô lớn và công khai điều này, một số khác lại thích im lặng. Sau đây là một cái nhìn tổng quan: Continue reading “Quốc tế đang viện trợ quân sự cho Ukraine như thế nào?”

Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết quả là, giá trị của đồng rúp sụt giảm, tình trạng thiếu hụt gia tăng khắp các bộ phận của nền kinh tế Nga, và chính phủ nước này dường như sắp vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ. Dư luận – và nỗi sợ bị ảnh hưởng lây từ lệnh trừng phạt– đã buộc các doanh nghiệp phương Tây ồ ạt rời Nga. Chẳng bao lâu nữa, Nga sẽ không thể sản xuất các nhu yếu phẩm, cho quốc phòng lẫn tiêu dùng, vì nước này thiếu các thành phần đầu vào thiết yếu. Continue reading “Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?”

Giới tinh hoa quyền lực Nga phải hạ bệ Putin

Nguồn: Alfred H. Moses, “Russlands Machtelite muss Putin absetzen”, WELT, 22/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Alfred H. Moses từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Romania và nhiều quốc gia khác. Ông giải thích lý do tại sao sự sợ hãi của người Đông Âu đối với Putin cũng có mặt tốt, và nền tảng quyền lực của ông chủ Điện Kremlin đang rạn nứt ở đâu.

Cuộc xâm lược hoàn toàn vô nghĩa của Nga vào Ukraine hiện đã bước sang tuần thứ tư và chưa có hồi kết. Ngày càng bộc lộ rõ đây là cuộc chiến của riêng Vladimir Putin. Chừng nào Putin vẫn còn nắm quyền, Nga sẽ còn ở bám trụ ở Ukraine, và là mối đe dọa về quân sự đối với Moldova, Gruzia, Azerbaijan và Armenia, tất cả đều là lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Giới tinh hoa quyền lực Nga phải hạ bệ Putin”

Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan, Nikkei Asia, 21/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang.

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Quốc.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan”

Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Edward Howell, How North Korea Views the Ukraine Crisis, The Diplomat, 14/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Nga xâm lược Ukraine có làm thay đổi tính toán chiến lược của Triều Tiên?

“Tình hình Ukraine chưa bao giờ là không liên quan đến chúng ta.” Khi toàn thế giới tập trung chú ý vào châu Âu, “có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các hành động khiêu khích chiến lược.” Đây là lời của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, gần ba tuần trước khi người dân nước ông đến phòng bỏ phiếu để bầu người kế nhiệm Moon Jae-in.

Thông điệp của Yoon, một nhận xét mạnh mẽ bất thường từ một người khi đó còn là ứng viên tổng thống, là rất rõ ràng. Không chỉ riêng Hàn Quốc chú ý đến tình hình ngày càng phát triển nhanh chóng ở Ukraine, mà cả Triều Tiên cũng vậy. Tuy nhiên, mức độ tác động trực tiếp của khủng hoảng Ukraine đến hành vi chính sách đối ngoại của Triều Tiên, hành động của nước này đối với Mỹ, và thái độ của nước này đối với chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của chính mình, sẽ thế nào? Hơn nữa, với hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây từ Triều Tiên, mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của nước này trong năm 2022 là gì? Continue reading “Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine”

Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng

Nguồn: Ryosuke Hanafusa, Energy guru Yergin: Putin has destroyed the economy he built, Nikkei Asia, 21/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc thế giới tranh giành dầu mỏ, Iran sẽ nổi lên như một nguồn thay thế quan trọng

Daniel Yergin, phó chủ tịch tập đoàn S&P Global, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về năng lượng, chia sẻ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin từng hét vào mặt ông trong một diễn đàn quốc tế, vì dám hỏi về một chủ đề nhạy cảm: khí đá phiến.

Câu hỏi của Yergin thực chất là về kế hoạch của Nga nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Nhưng từ “đá phiến” đã khiến nhà lãnh đạo Nga phản ứng gay gắt, vào năm 2013.

Putin biết rõ khí đá phiến cuối cùng sẽ cạnh tranh với khí đốt của Nga ở châu Âu. Ông cũng hiểu rằng đá phiến sẽ nâng cao vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, Yergin nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Continue reading “Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng”

Tín hiệu phát đi từ việc Nga dùng tên lửa siêu thanh ở Ukraine

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vì sao quân đội Nga trình diễn “vũ khí sát thương lớn” vào thời điểm này?

Ngày 20/3/2022 Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phóng tên lửa siêu thanh “Dao găm” và tên lửa hành trình “Kalibr” phá huỷ một căn cứ nhiên liệu quân sự lớn tại thành phố Nikolaev của Ukraine. Đây là lần thứ hai Nga sử dụng tên lửa “Dao găm” tại Ukraine. Các chuyên gia quân sự Nga nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, vũ khí siêu thanh được đưa vào thực tế chiến đấu.

Trước đó, ngày 18 Nga đã dùng loại tên lửa này phá huỷ một kho ngầm lớn chứa thuốc nổ tên lửa và bom máy bay của Ukraine. Phía Ukraine không phủ nhận bị tên lửa “Dao găm” đánh phá nhưng lên tiếng phê bình, cho rằng việc đó thể hiện quân đội Nga đã không thể dùng bộ binh để đạt mục tiêu chiến lược mà phải chuyển sang tăng cường dùng cách đánh bom các khu dân cư và dùng vũ khí chính xác cao nhằm làm tan rã ý chí kháng chiến của Ukraine. Continue reading “Tín hiệu phát đi từ việc Nga dùng tên lửa siêu thanh ở Ukraine”

Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, China needs to drop Putin now, scholar insists, Nikkei Asia, 17/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn chính phủ nói Bắc Kinh nên đứng về lề phải của lịch sử

“Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt [với ông ta] càng sớm càng tốt.”

Những lời này được viết bởi một học giả Trung Quốc nổi tiếng, và nó đã chi phối cuộc thảo luận giữa các chuyên gia đối ngoại và an ninh Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Đề xuất táo bạo kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến từ Hu Wei, một nhà khoa học chính trị đang làm việc cho Văn phòng Quốc vụ viện Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Continue reading “Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức”

Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước

Nguồn: Thomas de Maizière và A. Wess Mitchell, Putin United the West—but Now Comes the Hard Part, Foreign Policy, 11/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để có an ninh, đòi hỏi phải có những sự đánh đổi đau đớn mà các chính phủ phương Tây có thể chưa sẵn sàng thực hiện.

Khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị chúng tôi làm đồng chủ trì một nhóm cấp cao với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị nhằm củng cố liên minh phương Tây vào năm 2020, NATO có lẽ đang chia rẽ hơn bao giờ hết – ngay cả trong câu hỏi về cách đối phó với Nga. Như chúng tôi đã viết trong báo cáo gần đây, Nga vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất của châu Âu, liên tục đối đầu với NATO, dẫn tới “nguy cơ tạo ra tình huống ‘sự đã rồi’, hoặc tạo một áp lực kéo dài, gây tê liệt trong tình huống khủng hoảng.” Continue reading “Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước”

Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay

Nguồn: Putins Krieg: „Es ist der größte Fehler der Nato, die Flugverbotszone abzulehnen“,WELT, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Estonia là quốc gia NATO duy nhất kêu gọi can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. Tướng Ants Laaneots biết rõ về Nga và Ukraine, bản thân ông từng phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trong một cuộc phỏng vấn, ông giải thích phương Tây nên theo đuổi chiến lược nào.

Khi tướng Ants Laaneots của Estonia chưa đầy một tuổi thì cha ông bị bắt năm 1948 vì tội nổi loạn chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô, và gia đình ông bị đưa đi đày ở Siberia. Tuy nhiên, ông đã gia nhập Quân đội Liên Xô năm 1966. Năm nay 74 tuổi, viên tướng này đã xây dựng sự nghiệp của mình phần lớn ở Ukraine. Sau khi Khối Vác-sa-va sụp đổ, ông là chỉ huy lực lượng vũ trang Estonia và là nghị sỹ quốc hội của đảng Cải cách của nữ Thủ tướng Kaja Kallas từ năm 2015. Continue reading “Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay”

Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Niên, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng, do Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) thực hiện, đăng trên trang mạng Huanqiu.com ngày 18/3/2022.

Xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng gì tới châu Âu và thế giới?

Hỏi: Ông cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ có thể chấm dứt với hình thức nào? Là hai bên thoả hiệp hay là có thể mở cái “Hộp Pandora” dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, liên quan tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ?

Đáp: Mặc dầu cho tới nay NATO luôn không muốn trực tiếp đối mặt với quân đội Nga nhưng chúng ta vẫn rất khó nói cuộc xung đột này chỉ là sự đọ sức giữa hai bên Nga và Ukraine. Cũng chính vì các nhân tố phức tạp phía sau ấy mà cho dù các bên đều kêu gọi ngừng bắn nhưng Nga, Ukraine đều chưa có dấu hiệu ngừng chiến. Continue reading “Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn”

Ảo tưởng về vùng cấm bay

Nguồn: Richard K. Betts, The No-Fly Zone Delusion, Foreign Affairs, 10/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Ukraine, ý định tốt cũng không thể cứu vãn nổi ý tưởng tệ.

Đối mặt với cuộc xâm lược tàn bạo của Nga vào Ukraine, nhiều người Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy chính phủ của họ hỗ trợ quân sự nhiều nhất có thể cho Kyiv. Một ý tưởng được nhiều nhà quan sát và nhà bình luận nổi tiếng ủng hộ là thiết lập vùng cấm bay – nghĩa là sử dụng vũ lực (hoặc đe dọa sử dụng vũ lực) để ngăn máy bay Nga bay vào một số vùng trong không phận phía trên Ukraine, từ đó ngăn chặn các cuộc không kích của Nga nhắm vào lực lượng quân đội và dân thường Ukraine trong khu vực. Việc tạo ra một vùng cấm bay như vậy sẽ đòi hỏi kết hợp giữa thu thập thông tin tình báo hàng ngày, quan sát từ mặt đất, luân phiên tuần tra trên không với một số lượng lớn máy bay và phi công – và quan trọng nhất, là phải thực sự ngăn cản máy bay đối phương xâm nhập vào vùng trời đã được chỉ định là vùng cấm bay. Continue reading “Ảo tưởng về vùng cấm bay”