29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái

Nguồn: The British protest against the persecution of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các tu sĩ và các nhân vật chính trị của Anh đã tổ chức một cuộc mít-ting công khai để thể hiện sự phẫn nộ của họ đối với cuộc bức hại người Do Thái của Đức Quốc xã.

Trong một thông điệp gửi tới cuộc họp, Thủ tướng Winston Churchill đã tóm tắt những tình cảm của tất cả mọi người hiện nay: “Những tội ác có hệ thống mà người Do Thái – nam giới, phụ nữ và trẻ em – đã phải chịu đựng dưới chế độ Đức Quốc xã là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất của lịch sử, và để lại một vết nhơ không thể tẩy xóa được lên tất cả những kẻ gây ra và kích động chúng. Hãy giải phóng những người đàn ông và phụ nữ này.” Churchill tiếp tục, “phải tố cáo những tội ác này, và khi cuộc đấu tranh của thế giới này kết thúc với chiến thắng của nhân quyền, bức hại chủng tộc sẽ kết thúc.” Continue reading “29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái”

12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia

Nguồn: Roosevelt and Churchill confer, map out short- and long-term goals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill đã gặp nhau trên một chiếc tàu tại Vịnh Placentia, Newfoundland, để trao đổi về nhiều vấn đề, từ việc hỗ trợ Liên Xô đến đe dọa Nhật Bản nhằm đạt được hòa bình sau chiến tranh.

Khi Roosevelt và Churchill gặp nhau lần đầu tiên với tư cách là lãnh đạo của hai quốc gia, điểm chính yếu trong chương trình nghị sự của họ là viện trợ cho Liên Xô “trên quy mô khổng lồ” vì nước này đã quá tuyệt vọng trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Đức. Một tuyên bố cũng được soạn thảo, mà Roosevelt đã cho công bố dưới tên của ông, trong đó trình bày rõ ràng với người Nhật rằng bất kỳ hành động xâm lược nào khác sẽ “tạo ra tình huống mà chính phủ Mỹ buộc phải có biện pháp đối phó”, ngay cả nếu điều đó có nghĩa là “Chiến tranh giữa Mỹ và Nhật.” Continue reading “12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia”

10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh

Nguồn: Churchill becomes prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia (First Lord of the Admiralty), đã trở thành Thủ tướng Anh thay cho Neville Chamberlain, khi ông này từ chức sau thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Hạ viện.

Năm 1938, Thủ tướng Chamberlain đã ký Hiệp ước Munich với lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, giao Tiệp Khắc vào tay người Đức, nhưng theo lời Chamberlain là sẽ mang lại “hòa bình trong thời đại chúng ta.” Tháng 09/1939, hòa bình tan vỡ khi Hitler xâm lược Ba Lan. Chamberlain đã tuyên chiến chống lại Đức, nhưng trong tám tháng tiếp theo, ông lại thể hiện rằng mình chưa được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ cứu châu Âu khỏi sự càn quét của Đức Quốc Xã. Continue reading “10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh”

04/05/1945: Mối đe dọa từ Hồng quân gia tăng

Nguồn: As the Nazi threat dies, the Red Army rises, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Molotov đã thông báo cho Ngoại trưởng Mỹ Stettinius rằng Hồng quân đã bắt giữ 16 nhà đàm phán hòa bình Ba Lan, những người đã gặp một đại tá quân đội Liên Xô gần Warsaw hồi tháng 03. Khi Thủ tướng Anh Winston Churchill biết được hành động phản bội của Liên Xô, ông đã phản ứng lại với một thái độ báo động: “Không nghi ngờ gì nữa, việc công bố chi tiết sự kiện này … sẽ tạo ra sự thay đổi cơ bản trong toàn bộ trật tự thế giới.” Continue reading “04/05/1945: Mối đe dọa từ Hồng quân gia tăng”

14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu

Nguồn: Roosevelt and Churchill begin Casablanca Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Thủ tướng Winston Churchill và Tổng thống Franklin D. Roosevelt cùng với phái đoàn của mình nhóm họp tại Casablanca, Morocco. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về chiến lược và nghiên cứu giai đoạn tiếp theo của Thế chiến II. Cuộc họp này đánh dấu lần đầu tiên một vị Tổng thống rời khỏi đất Mỹ trong thời chiến. Các thành viên còn lại của buổi họp là hai lãnh đạo của chính phủ Pháp đang sống lưu vong, tướng Charles de Gaulle và tướng Henri Giraud, những người đã được đảm bảo về một nước Pháp thống nhất sau chiến tranh. Continue reading “14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu”

Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill

Nguồn: Ian Buruma ,“Abusing Churchill,” Project Syndicate, 08/12/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bức tượng bán thân bằng đồng của Winston Churchill, được trưng bày tại Nhà Trắng từ những năm 1960, là chủ đề bàn tán không ngớt của phe cánh hữu tại Washington. Có tin cho rằng khi dọn vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã trả bức tượng về Đại Sứ quán Anh để thể hiện ông không ưa gì nước Anh. Thật ra Obama chưa từng làm vậy. Bức tượng ấy vẫn luôn nằm trong Nhà Trắng, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn phải mang đi sửa chữa dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Nhưng Obama cũng đúng nếu như ông thật sự di dời bức tượng. Việc sùng bái Churchill chưa từng mang đến lợi ích toàn diện cho nước Mỹ. Có quá nhiều tổng thống Mỹ tự cho mình là truyền nhân đích thực của Churchill. Bush cũng có một bản sao của bức tượng, được Tony Blair cho mượn, đặt trong Phòng Bầu dục. Ông thích khắc họa bản thân mình như một “tổng thống thời chiến,” một “nhà hoạch định,” và một “lãnh tụ vĩ đại” như Churchill. Ông thích mặc quân phục. Và ông cũng đẩy đất nước vào một cuộc chiến ngu ngốc. Continue reading “Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill”

Churchill – Người đưa nước Anh đi qua Thế chiến II

Canadian photographer Yousuf Karsh's famous image of a defiant Winston Churchill.

Tổng hợp: Phạm Hồng Anh

Là một người lính, phóng viên, nhà văn, chính khách, sử gia, nhà ngoại giao và một vị lãnh đạo thế giới, Winston Churchill được nhớ đến chủ yếu trên cương vị người đã dẫn dắt nước Anh đi qua Thế chiến thứ hai. Ông nổi tiếng vì sự kiên trì và cương quyết chống lại Đức và vực dậy một nước Anh đã mất hết tinh thần.

Winston Leonard Spencer Churchill sinh ngày 30 tháng 11 năm 1874 tại Lâu đài Blenheim ở Woodstock, Oxford trong một gia đình quý tộc – Công tước xứ Marlborough. Ông lớn lên giữa những người hầu cận và những người bạn của gia đình. Ông hầu như không nói chuyện với cha, còn mẹ ông hiếm khi tới thăm con trai khi ông ở trường nội trú. Churchill theo học ở trường Harrow. Ông không phải là học sinh xuất sắc nhất, có tính cách nổi loạn và tiếp thu chậm, nhưng Churchill rất giỏi thể thao và tham gia các lớp huấn luyện sĩ quan quân đội. Churchill ghi danh vào Học viện quân sự Hoàng gia Sandhurst, và năm 1895 gia nhập trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ. Ông đóng quân ở Cuba, Ấn Độ và Ai Cập. Continue reading “Churchill – Người đưa nước Anh đi qua Thế chiến II”

05/04/1955: Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chức

winston_churchill

Nguồn:Winston Churchill resigns,” History.com (truy cập ngày 04/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Winston Leonard Spencer Churchill, nhà lãnh đạo Anh, người chèo lái đưa Anh và các nước đồng minh vượt qua cuộc khủng hoảng Thế chiến II, đã từ chức thủ tướng.

Sinh năm 1874 tại Lâu đài Blenheim, Churchill gia nhập Lữ đoàn Kỵ binh Thứ 4 (4th Queen’s Own Hussars) sau khi cha ông mất năm 1895. Trong 5 năm sau đó, ông đạt được một sự nghiệp quân đội lừng lẫy, phục vụ tại Ấn Độ, Sudan, và Nam Phi, và đích thân tham gia nhiều trận chiến. Năm 1899, ông rời quân ngũ để tập trung vào sự nghiệp văn học và chính trị, và đến năm 1900, ông được bầu vào Quốc hội với tư cách là nghị sĩ Đảng Bảo thủ của khu vực bầu cử Oldham. Năm 1904, ông gia nhập đảng Tự do, nắm giữ một số vị trí quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân (First Lord of the Admiralty) năm 1911, nơi ông chuẩn bị sẵn sàng cho hải quân Anh trước một trận chiến mà ông đã dự đoán được từ trước. Continue reading “05/04/1955: Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chức”