19/07/64: Thành Rome của Nero bị thiêu rụi

Nguồn: Nero’s Rome burns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 64, một trận đại hỏa hoạn kinh hoàng đã bùng phát tại Rome và thiêu rụi phần lớn thành phố. Dù những câu chuyện dân gian thường kể rằng Hoàng đế La Mã Nero đã châm lửa hoặc chơi đàn trong lúc thành phố chìm trong biển lửa, nhưng không có bằng chứng nào xác thực điều đó. Tuy nhiên, ông đã lợi dụng thảm họa này để phục vụ tính toán chính trị của mình. Continue reading “19/07/64: Thành Rome của Nero bị thiêu rụi”

Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?

Nguồn: Zaki Laïdi, “Why Is Europe Afraid of Defending Itself?”, Project Syndicate, 11/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chỉ vài ngày sau khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte ca ngợi hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại The Hague là một thành công tuyệt đối, Mỹ đã đình chỉ một lô hàng thiết bị quân sự dự kiến ​​viện trợ cho Ukraine và nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với một số ngân hàng Nga. Kể từ đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã đảo ngược quyết định này, vốn do Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đưa ra. Nhưng không ai biết mức độ và thời gian của sự đảo ngược mới này. Chính sách của Mỹ vẫn vô cùng khó đoán. Và đây chính là điều khiến người châu Âu lo sợ. Do đó, bất chấp sự khúm núm của Rutte, Trump đang phát tín hiệu rằng các cam kết an ninh của Mỹ không còn gắn liền với nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của các nước châu Âu. Continue reading “Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?”

Thế giới hôm nay: 18/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Mỹ đã thông qua luật về stablecoin, một loại tiền điện tử được bảo chứng bằng tài sản an toàn. Hơn 100 nghị sĩ Dân chủ đã cùng đảng Cộng hòa ủng hộ dự luật, dự kiến sẽ được Donald Trump ký ban hành. Việc thiết lập quy định xung quanh công nghệ này sẽ khuyến khích việc sử dụng stablecoin. Đây được xem là chiến thắng của các nhóm vận động hành lang trong ngành tiền điện tử, những người được ông Trump ủng hộ nhiệt thành.

Chính phủ Anh cho biết sẽ hạ độ tuổi bầu cử xuống còn 16. Đề xuất này sẽ được xem xét tại Quốc hội. Đảng Reform UK, hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận nhưng chỉ có bốn nghị sĩ, phản đối. Một số quốc gia như Argentina, Áo, và Brazil đã cho phép công dân từ 16 tuổi đi bầu. Tại Anh, thanh thiếu niên từ 16 tuổi đã có thể bầu trong các cuộc bầu cử địa phương ở Wales và Scotland. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/07/2025”

Iran và logic của chiến tranh hạn chế

Nguồn: Raphael S. Cohen, “Iran and the Logic of Limited Wars”, Foreign Policy, 14/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc không chiến của Israel chống lại Iran— “Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy” —có thể đã kết thúc, nhưng những tranh cãi xung quanh các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Một câu hỏi quan trọng là liệu các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow, Natanz và Esfahan, được mệnh danh là “Chiến dịch Búa Đêm”, đã thành công trong việc xóa sổ hoàn toàn địa điểm Fordow được chôn sâu hay chỉ làm nó tê liệt trong vài tháng. Mức độ thiệt hại đối với chương trình hạt nhân của Iran, tất nhiên, rất quan trọng từ góc độ tác chiến. Nhưng lời chỉ trích rộng hơn—rằng chiến dịch không kích kéo dài 12 ngày bằng cách nào đó là liều lĩnh vì nó có thể không phá hủy vĩnh viễn chương trình hạt nhân của Iran—đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Continue reading “Iran và logic của chiến tranh hạn chế”

Cuộc đua AI thực sự

Nguồn: Colin H. Kahl và Jim Mitre, “The Real AI Race,” Foreign Affairs, 09/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ cần nhiều hơn sự đổi mới để có thể cạnh tranh với Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận ở Washington về trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng chuyển hướng sang việc làm thế nào Mỹ có thể giành chiến thắng trong cuộc đua AI với Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Donald Trump sau khi trở lại nắm quyền là ký một sắc lệnh hành pháp tuyên bố cần phải “duy trì và nâng cao sự thống trị AI toàn cầu của Mỹ.” Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động AI Paris vào tháng 2, Phó Tổng thống J.D. Vance đã nhấn mạnh cam kết của chính quyền trong việc đảm bảo “công nghệ AI của Mỹ tiếp tục là tiêu chuẩn vàng trên toàn thế giới.” Sang tháng 5, David Sacks, chuyên gia AI và tiền điện tử của Trump, đã viện dẫn nhu cầu “chiến thắng trong cuộc đua AI” để biện minh cho việc xuất khẩu chip AI tiên tiến sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả Rập Saudi. Continue reading “Cuộc đua AI thực sự”

17/07/2014: Eric Garner tử vong sau khi bị cảnh sát New York khóa cổ

Nguồn: Eric Garner dies in NYPD chokehold, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, hai sĩ quan Sở Cảnh sát New York đã đối chất với Eric Garner – một người Mỹ gốc Phi 43 tuổi, cha của sáu đứa con – vì tội buôn bán thuốc lá trái phép. Garner đã tử vong sau khi bất tỉnh vì bị một sĩ quan cảnh sát dùng đòn khóa cổ (chokehold) bất hợp pháp. Chỉ vài giờ sau đó, một đoạn video ghi lại vụ việc đã gây phẫn nộ trên khắp cả nước.

Garner được biết đến là “người hòa giải khu phố” trong cộng đồng Staten Island của mình, và cũng được cảnh sát biết đến vì hay bán thuốc lá gần bến phà trên Đảo Staten. Continue reading “17/07/2014: Eric Garner tử vong sau khi bị cảnh sát New York khóa cổ”

Thế giới hôm nay: 17/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump cho biết ông sẽ không sa thải Jerome Powell, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), sau khi có tin cho thấy ông đã thảo luận kế hoạch này với các nghị sĩ Cộng hòa vào thứ Ba. Được biết, ông Trump đã ra một lá thư yêu cầu cách chức ông Powell trong cuộc họp. Đồng đô la Mỹ giảm giá và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng sau các báo cáo này. Chính quyền Trump đã gây áp lực lên Fed trong nhiều tháng để cắt giảm lãi suất.

Israel không kích trụ sở bộ quốc phòng Syria tại thủ đô Damascus. Giới chức Israel từng đe dọa sẽ leo thang tấn công nếu chính phủ Syria không rút quân khỏi khu vực gần biên giới hai nước. Chính phủ Syria đã điều quân để dập tắt xung đột giáo phái giữa người Druze và các bộ tộc Bedouin dòng Sunni, nhưng sau đó quân đội chính phủ đã đụng độ với lực lượng Druze. Hôm thứ Tư, chính phủ và các nhóm Druze đã tuyên bố ngừng bắn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/07/2025”

Tên gọi Trung Quốc từ đâu mà có?

Nguồn: James Palmer, “How China Got Its Name”, Foreign Policy, 08/07/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Những điều mà các chuyên gia hiểu sai về nguồn gốc tên gọi “Vương quốc trung tâm”.

Vào tháng trước, chúng tôi đã xuất bản lược sử về việc Latinh hoá ngôn ngữ của Trung Quốc và lý do tại sao người Mỹ thường phát âm sai tên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bài viết được yêu thích nhiều đến mức trong tuần này, chúng tôi quyết định sẽ đào sâu một mê cung ngôn ngữ học khác.

Cái tên nói lên điều gì?

Có hai điều mà chuyên gia nào cũng biết về Trung Quốc: Thứ nhất, tên gọi của nó trong tiếng Trung, Trung Quốc, có nghĩa là “Vương quốc trung tâm”. Thứ hai, tên gọi đó phản ánh niềm tin của Trung Quốc về vị thế trung tâm của mình trong các vấn đề thế giới. Continue reading “Tên gọi Trung Quốc từ đâu mà có?”

Đối tác Răn đe: Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga

Nguồn: Daniel Balazs, “Partners in Deterrence: China and Russia’s Deepening Military-Technical Ties,” The Diplomat, 11/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hợp tác quân sự-kỹ thuật ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga là nhằm mục đích duy trì ổn định chiến lược, nhưng nó có thể gây tác dụng ngược.

Đầu tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II. Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một tuyên bố chung, bày tỏ sự phản đối đối với các sáng kiến quốc phòng của Mỹ như Vòm Vàng và AUKUS, những sáng kiến mà họ cho là mối đe dọa đối với sự ổn định chiến lược toàn cầu. Họ cũng cam kết “tăng cường phối hợp các cách tiếp cận và củng cố hợp tác thực tiễn nhằm duy trì và củng cố sự ổn định chiến lược toàn cầu.” Continue reading “Đối tác Răn đe: Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga”

Thế giới hôm nay: 16/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát ở Mỹ tăng trong tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái; còn nhớ hồi tháng 5 mức tăng chỉ là 2,4%. Lạm phát cơ bản (tức không tính giá thực phẩm và năng lượng) lên tới 2,9%. Các doanh nghiệp đã bắt đầu gánh chịu các mức thuế do chính quyền Trump áp đặt và dường như đang chuyển phần chi phí này sang cho người tiêu dùng.

Donald Trump cho biết ông đã đạt được một thỏa thuận với Indonesia, theo đó hàng hóa từ Indonesia xuất sang Mỹ sẽ chịu mức thuế 19%, trong khi hàng xuất khẩu từ Mỹ sang quốc gia Đông Nam Á này sẽ không bị đánh thuế. Tổng thống Mỹ cũng cho biết người đồng cấp Indonesia, ông Prabowo Subianto, đã đồng ý mua các mặt hàng xuất khẩu năng lượng, nông sản, và máy bay của Boeing. Tuần trước, ông Trump từng đe dọa áp thuế 32% với Indonesia. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/07/2025”

Nga có thể lợi dụng khoảng trống Mỹ để lại ở châu Âu như thế nào?

Nguồn: Andrea Kendall-Taylor, Jim Townsend, và Kate Johnston, “How Russia Could Exploit a Vacuum in Europe”, Foreign Affairs, 10/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức hai tuần trước tại The Hague đã đáp ứng đúng những kỳ vọng thấp mà các đồng minh đã đặt ra cho nó. Giữa những lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây xáo trộn chương trình nghị sự thông thường, các nhà lãnh đạo NATO đã cắt giảm đáng kể kế hoạch, loại bỏ các cuộc thảo luận khó khăn về những vấn đề như hỗ trợ Ukraine, quan hệ NATO-Nga và các cuộc tấn công hỗn hợp của Nga ở châu Âu. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc với một thỏa thuận lịch sử giữa hầu hết các đồng minh (Tây Ban Nha là một ngoại lệ đáng chú ý) về việc tăng chi tiêu quốc phòng của các thành viên lên 5% GDP trong mười năm tới, trong đó 3,5% dành cho chi tiêu quân sự cốt lõi và 1,5% dành cho việc củng cố cơ sở hạ tầng dân sự và khả năng chống chịu tổng thể. Continue reading “Nga có thể lợi dụng khoảng trống Mỹ để lại ở châu Âu như thế nào?”

Klaus Larres: “Trump vừa không hiểu rõ vừa không ưa thích châu Âu”

Nguồn: Klaus Larres, 克劳斯·拉雷斯:谈论中美关系时,永远要记住丘吉尔的这句名言, Guancha, 10/07/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Lời giới thiệu: “Thuế quan đối ứng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa bị hoãn lại.

Vào ngày 8/7, sau khi ra lệnh gia hạn thời gian tạm hoãn“thuế quan đối ứng” trong 90 ngày (hạn chót là ngày 9/7) đến ngày 1/8, Trump tuyên bố mốc thời gian này “sẽ không thay đổi nữa”, đồng thời sẽ áp dụng mức thuế mới 50% đối với tất cả các loại đồng nhập khẩu vào Mỹ. Chỉ một ngày trước đó, ông tuyên bố với hai đồng minh châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc rằng, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai nước này kể từ ngày 1/8. Continue reading “Klaus Larres: “Trump vừa không hiểu rõ vừa không ưa thích châu Âu””

15/07/1979: Jimmy Carter phát biểu về “khủng hoảng niềm tin” quốc gia 

Nguồn: Jimmy Carter speaks about a national “crisis of confidence”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter đã có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình quốc gia để nói về cuộc khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế đang diễn ra.

Trước khi đi sâu vào chính sách năng lượng, Carter đã giải thích lý do ông tin rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang trong khủng hoảng. Ông kể lại một cuộc họp mà ông đã chủ trì tại khu nghỉ dưỡng của tổng thống ở Trại David, Maryland, với các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh, lao động, giáo dục, chính trị, và tôn giáo. Dù khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế vẫn là chủ đề chính của cuộc trò chuyện, nhưng Carter cũng nghe những người tham dự nói rằng người Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đạo đức và tinh thần sâu rộng hơn. Ông kết luận rằng sự thiếu “niềm tin đạo đức và tinh thần” này là cốt lõi khiến nước Mỹ không thể thoát khỏi những khó khăn kinh tế. Ông cũng thừa nhận rằng một phần nguyên nhân là do ông đã không thể trở thành lãnh đạo mạnh mẽ trong nhiều vấn đề, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng và dầu mỏ. Continue reading “15/07/1979: Jimmy Carter phát biểu về “khủng hoảng niềm tin” quốc gia “

Thế giới hôm nay: 15/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump tuyên bố sẽ thông qua NATO gửi cho Ukraine số vũ khí trị giá “hàng tỷ” đô la, bao gồm tên lửa phòng không Patriot. Ông cũng đe dọa áp đặt “thuế quan rất nghiêm khắc” lên Nga nếu nước này không đồng ý với thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày. Trong cuộc gặp với tổng thư ký NATO Mark Rutte, ông Trump nói rằng mức thuế “thứ cấp” này sẽ “vào khoảng 100%.”

GDP của Trung Quốc tăng 5,2% trong quý hai năm 2025 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt kỳ vọng. Mức tăng trưởng khả quan này đạt được bất chấp thuế quan từ Mỹ, do chính phủ Trung Quốc tìm cách bù đắp bằng trợ cấp tiêu dùng và tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng. Ngân hàng trung ương được dự đoán sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong các tháng tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/07/2025”

Kẹt giữa hai làn đạn: Việt Nam và vấn đề hàng Trung Quốc trung chuyển

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 7 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam, tuyên bố rằng “Việt Nam sẽ trả cho Hoa Kỳ mức thuế 20% đối với bất kỳ và tất cả hàng hóa nào được gửi vào lãnh thổ của chúng tôi, và mức thuế 40% đối với bất kỳ hàng hóa trung chuyển nào”. Trong khi các chi tiết cụ thể của thỏa thuận vẫn đang được hoàn thiện, điều khoản về ‘trung chuyển’, dường như nhắm vào hàng Trung Quốc được trung chuyển qua Việt Nam để trốn mức thuế cao hơn của Hoa Kỳ, vẫn làm dấy lên lo ngại ở Hà Nội về khả năng bị trả đũa bởi Bắc Kinh. Mặc dù khả năng trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc có thể bị hạn chế bởi các cân nhắc chiến lược và kinh tế rộng hơn của nước này, Hà Nội vẫn nên duy trì cảnh giác và nỗ lực đạt được một thỏa thuận cuối cùng với Washington giúp giảm thiểu tác hại kinh tế cũng như tránh làm suy yếu quan hệ với Trung Quốc. Continue reading “Kẹt giữa hai làn đạn: Việt Nam và vấn đề hàng Trung Quốc trung chuyển”

Vì sao Hun Sen quay lưng với đồng minh Thaksin?

Nguồn: Toru Takahashi, “Hun Sen’s gamble: Why Cambodia ex-ruler turned on Thai ally Thaksin,” Nikkei Asia, 12/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giải quyết tranh chấp lãnh thổ có thể là nguyên nhân đằng sau tính toán lạnh lùng của cựu lãnh đạo quyền lực.

Bất ổn chính trị một lần nữa lại nhấn chìm Thái Lan, khi Tòa án Hiến pháp gần đây đã đình chỉ chức vụ Thủ tướng của bà Paetongtarn Shinawatra, khiến tương lai của đất nước trở nên không chắc chắn.

Diễn biến mới nhất này – bắt nguồn từ một cuộc điện thoại bị rò rỉ và những cáo buộc về hành vi trái đạo đức – đã cho thấy vòng xoáy dai dẳng của các cuộc đảo chính, biểu tình, và can thiệp tư pháp đã định hình nền chính trị Thái Lan suốt hàng chục năm qua. Continue reading “Vì sao Hun Sen quay lưng với đồng minh Thaksin?”

Thế giới hôm nay: 14/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ không áp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ trước ngày 1 tháng 8. Hôm thứ Bảy, Donald Trump đe dọa sẽ áp mức thuế 30% lên nhiều mặt hàng của EU nhập khẩu vào Mỹ, bắt đầu từ cùng ngày. Bà von der Leyen nói rằng khối này muốn “một giải pháp thương lượng” nhưng đang chuẩn bị “các biện pháp đáp trả” nếu đàm phán thất bại.

Emmanuel Macron cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng của Pháp thêm 6,5 tỉ euro (7,6 tỉ USD) trong hai năm tới. Pháp đã chi 59,6 tỉ euro cho quốc phòng trong năm 2024 — tương đương 2% GDP. NATO đặt mục tiêu là 3,5%. Nhiều quốc gia châu Âu gần đây đã tăng ngân sách quốc phòng để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga. “Từ năm 1945 đến nay, tự do chưa bao giờ bị đe dọa đến thế,” tổng thống Pháp phát biểu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/07/2025”

Việc Trung Quốc vũ khí hóa đất hiếm là một loại thương chiến mới

Nguồn: Chris Miller, “China’s weaponisation of rare earths is a new kind of trade war,” Financial Times, 08/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các lệnh trừng phạt mới nhất của Trung Quốc có hiệu quả hơn nhiều so với những nỗ lực trước đây.

Ngay sau khi Bắc Kinh công bố những hạn chế mới đối với việc xuất khẩu khoáng sản đất hiếm và các nam châm chuyên dụng được chế tạo từ chúng, ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu đã cảnh báo tình trạng thiếu hụt có thể buộc các nhà máy phải đóng cửa. Việc Trung Quốc khéo léo áp đặt các lệnh trừng phạt về đất hiếm vào mùa xuân này có lẽ là yếu tố then chốt buộc Washington phải đảo ngược việc tăng thuế đối với họ. Các lệnh trừng phạt này cũng đánh dấu một kỷ nguyên mới trong khả năng quản lý kinh tế của Trung Quốc – bằng chứng cho thấy một chính sách trừng phạt có khả năng gây áp lực không chỉ lên các nước láng giềng nhỏ, mà còn cả nền kinh tế lớn nhất thế giới. Continue reading “Việc Trung Quốc vũ khí hóa đất hiếm là một loại thương chiến mới”

Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm hải sản Nhật Bản giữa biến động chính trị

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China lifts Japanese seafood ban amid political maneuvering,” Nikkei Asia, 10/07/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cải tổ nhân sự cho thấy vận mệnh của ‘phe môi trường’ đã thay đổi.

Trung Quốc đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm nhập khẩu toàn diện đối với hải sản Nhật Bản, vốn bị cho là vô căn cứ về mặt khoa học và là nguồn gây căng thẳng giữa hai nước láng giềng châu Á suốt gần hai năm qua.

Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm toàn diện này để đáp trả việc Nhật Bản vào tháng 08/2023 đã xả ra biển nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hại. Việc xả nước này đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có trụ sở tại Vienna ủng hộ. Continue reading “Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm hải sản Nhật Bản giữa biến động chính trị”

13/07/1863: Bạo loạn do luật nghĩa vụ quân sự nổ ra ở New York

Nguồn: Draft riots rock New York City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, bạo loạn đã nổ ra ở Thành phố New York để phản đối Đạo luật Nghĩa Vụ Quân Sự được ban hành vào ngày 03/03 cùng năm. Dù việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã trở nên khó khăn hơn nhiều, nhưng những công dân giàu có vẫn có thể trả phí chuyển đổi là 300 đô la để được ở nhà. Làn sóng tức giận với lệnh nhập ngũ đã kết hợp với việc phản đối Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ vào tháng 09/1862, văn bản đã biến việc bãi bỏ chế độ nô lệ thành mục tiêu trọng tâm của cuộc chiến đối với Liên minh miền Bắc. Những người Công giáo Ireland thuộc Đảng Dân chủ đã lên tiếng phản đối đặc biệt mạnh mẽ. Họ cảm thấy cuộc chiến đang bị những người Cộng hòa theo đạo Tin lành áp đặt lên họ và lo sợ rằng việc giải phóng những người từng là nô lệ sẽ đe dọa công việc của họ. Continue reading “13/07/1863: Bạo loạn do luật nghĩa vụ quân sự nổ ra ở New York”