Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

Nguồn:Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine. Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Continue reading “Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?”

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

Nguồn: Azeem Ibrahim, “Russia’s Theft of Children in Ukraine Is Genocide,” Foreign Policy, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng tiêu diệt cả một dân tộc.

Mọi chuyện đang dần trở nên sáng tỏ rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến diệt chủng. Gắn kết với ý định diệt chủng, kiên định với nỗ lực diệt chủng, cuộc chiến này là một cuộc tấn công không chỉ nhắm vào người Ukraine và đất nước Ukraine, mà còn vào chính ý niệm Ukraine.

Cuộc chiến có liên quan đến việc sát hại hàng loạt và hãm hiếp hàng loạt thường dân Ukraine. Ngoài ra, người Nga còn đánh cắp hàng loạt trẻ em Ukraine – một hành động cưỡng bức di dân phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng theo Công ước Diệt chủng năm 1948. Continue reading “Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine”

Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới

Nguồn: Salil Tripathi, “Gautam Adani and the New Indian Capitalism,” Foreign Policy, 26/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gautam Adani xuất thân từ Gujarat, Ấn Độ, nhưng ông lại giống với các ông trùm Đông Nam Á trong quá khứ, những người đã thành lập các công ty độc quyền thông qua sự bảo trợ chính trị.

Mọi việc đã từng rất tốt đẹp đối với Gautam Adani. Năm 2022, ông trở thành người giàu thứ hai thế giới. Đầu năm nay, tờ India Today vinh danh ông là người đàn ông của năm với một bộ hồ sơ bóng bẩy, đi kèm là danh hiệu “vua tăng trưởng”. Hồi tháng 1, Tập đoàn Adani dự kiến sẽ thực hiện đợt chào bán cổ phiếu tiếp theo với hy vọng thu được 2,4 tỷ USD. Vị doanh nhân và tập đoàn của ông dường như bất khả chiến bại. Continue reading “Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới”

Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phong trào Me Too – phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục đang lan tỏa nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông xã hội khắp thế giới từ tháng 10/2017 – đã trở thành một sức mạnh khiến các thế lực đen tối run sợ và chùn bước.

“Me Too”, tiếng Anh nghĩa là “Tôi cũng thế”, lần đầu tiên được một phụ nữ hoạt động xã hội tên là Tarana Burke sử dụng năm 2006 trên mạng xã hội Myspace nhằm gây sức mạnh thông qua sự đồng cảm giữa các phụ nữ da màu thuộc cộng đồng yếu thế thường bị quấy rối tình dục. “Me Too”, nay được viết thành hashtag #MeToo, tái xuất hiện sau khi một phụ nữ tố cáo trên mạng xã hội hành vi quấy rối tình dục do Harvey Weinstein gây ra đối với mình. Continue reading “Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc”

Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In his parting words, Li Keqiang warns that ‘heaven is watching’,” Nikkei Asia, 09/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã có những sự kiện âm thầm diễn ra trong lúc Tập vô hiệu hóa Quốc vụ viện để củng cố sức mạnh của đảng.

Ngay trước khi Quốc hội Trung Quốc bắt đầu phiên họp thường niên vào Chủ nhật (05/03/2023), nhiều video về một sự kiện đã được lan truyền chóng mặt.

Được quay bằng điện thoại thông minh, những video này cho thấy Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đang chào tạm biệt khoảng 800 quan chức cấp cao của chính phủ. Họ bao gồm những nhân vật quan trọng nhất của Văn phòng Quốc vụ viện, cơ quan mà Lý đã lãnh đạo trong thập niên vừa qua. Continue reading “Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’”

Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi

Nguồn: Matt Davls, “Is Rwanda in line to become one of Africa’s major tech hubs?”, Big Think, 18/10/2019.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Trong vài thập niên qua, Châu Phi đã và đang thay đổi. Bất chấp lịch sử các thất bại do chủ nghĩa thực dân, tham nhũng, và nội chiến, các quốc gia ở châu lục này đã bắt đầu chứng kiến cơ sở hạ tầng và đầu tư ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài và hàng loạt công ty địa phương khởi nghiệp mới.

Cụ thể, bối cảnh công nghệ của Châu Phi dường như đặc biệt phát triển mạnh. Theo công ty đầu tư mạo hiểm Partech Africa, các công ty công nghệ khởi nghiệp Châu Phi đã huy động được 1,163 tỷ đô la vốn cổ phần vào năm 2018, tăng 108% so với năm trước. Các công ty khởi nghiệp này đang tập trung tại gần 450 trung tâm công nghệ rải rác khắp châu lục này. Hiện tại, Rwanda đang nỗ lực để nổi bật trong nhóm này. Continue reading “Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi”

Thế giới hôm nay: 10/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden công bố đề xuất ngân sách sẽ tăng chi tiêu năm từ khoảng 6,3 nghìn tỷ đô la, tương đương 25% GDP, lên 6,9 nghìn tỷ đô la trong năm tài chính tiếp theo. Nó sẽ thu hẹp thâm hụt ngân sách của Mỹ khoảng 2,9 nghìn tỷ đô la trong thập niên tới theo dự đoán hiện tại, tương đương mức giảm từ 6% xuống 5% GDP, nhờ khoản 4,5 nghìn tỷ đô la tăng thuế nhắm vào các công ty và người có thu nhập cao. Song dự thảo chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc chiến đàm phán gay gắt tại Hạ viện, nơi có các đảng viên Cộng hoà đang yêu cầu giảm mạnh chi tiêu.

Nhà điều hành lưới điện của Ukraine cho biết nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia ở phía đông nam đất nước đã được cấp điện trở lại. Nó bị cắt khỏi lưới điện sau khi Nga phóng một loạt tên lửa qua Ukraine để tấn công vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng năng lượng. Đây là lần thứ sáu nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu này bị mất điện kể từ đầu chiến tranh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/03/2023”

Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?

Nguồn: Blake Herzinger, “South Korea Could Sweep Up Europe’s Tank Market,” Foreign Policy, 30/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chần chừ của người Đức đã khiến các đối tác quốc phòng của họ phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Đức hiện là nhà tài trợ quốc phòng lớn thứ tư của Ukraine, nhưng việc Thủ tướng Olaf Scholz lưỡng lự chuyển giao xe tăng Leopard 2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn ở phần lớn các nước châu Âu, vẫn đang xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo dù chính phủ của ông đã đồng ý gửi chúng đi. Hành động chần chừ và nói chuyện vòng vo chỉ khiến chính phủ Đức trở nên thiếu quyết đoán và không sẵn sàng giữ vai trò lãnh đạo ngay cả trong các vấn đề an ninh của châu Âu. Đức từ lâu đã là đối tác cung cấp vũ khí quốc phòng cho các nước láng giềng châu Âu, nhưng sự kiện lần này đã làm lung lay niềm tin của khách hàng, tạo ra ấn tượng rằng chính sách quốc phòng rối ren và khả năng lãnh đạo yếu kém của Berlin là một vấn đề chiến lược và các quốc gia khác nên khám phá những lựa chọn khác về vũ khí. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?”

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?

Nguồn: Xi Jinping’s next overseas-lending revolution The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ những ngày đầu, Trung Quốc đã gắn các khoản cho vay nước ngoài với các khẩu hiệu. Chiến lược “Hướng ra ngoài” năm 1999 nhường chỗ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” năm 2011, để rồi nhanh chóng bị lu mờ bởi tầm nhìn “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình hai năm sau đó. Trong suốt thời kỳ này, dù các khẩu hiệu có thay đổi, một loại dự án vẫn chiếm vai trò chủ đạo: cơ sở hạ tầng ở nước ngoài được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc. Các ngân hàng của Bắc Kinh đã tài trợ mọi thứ từ Mecca Metro, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở Ả Rập Saudi trị giá 16,5 tỷ đô la, bởi cùng một công ty xây dựng đã từng đặt đường ray cho Mao; cho đến Bandar, một dự án bất động sản sang trọng ở bang Johor của Malaysia, được xây dựng nhằm cạnh tranh với Singapore. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?”

“Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch

Nguồn: Giacomo Bruni và Ilaria Carrozza, “China’s Plan for Ukraine Is No Plan at All,” The Diplomat, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc sẽ không đóng góp gì cho hòa bình ở Ukraine, nhưng nó cung cấp những hiểu biết hữu ích về quan điểm của Bắc Kinh đối với vai trò toàn cầu của họ.

Ngày 24/02/2023, một năm sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã công bố tài liệu “Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.” Theo phong cách thường thấy của Bắc Kinh, tài liệu giải thích lập trường chính thức của nước này thành 12 điểm. Những điểm này lặp lại quan điểm trước đây của Trung Quốc đối với cuộc xung đột, và vì thế, nó không đưa ra bất cứ điều gì mới về luận điệu và “sự trung lập” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nó vẫn mang lại một số hiểu biết hữu ích về nhận thức của chính Trung Quốc về vai trò của nước này trên trường quốc tế, cũng như vị trí của nước này đối với các động lực quyền lực toàn cầu. Continue reading ““Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch”

Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi wants China’s security apparatus under his direct grip,” Nikkei Asia, 02/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình vội vã củng cố quyền kiểm soát của mình sau khi xảy ra phong trào ‘giấy trắng’ và ‘tóc trắng.’

Đã 10 năm kể từ khi Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là người đứng đầu bộ máy an ninh nội bộ của Trung Quốc, bị thanh trừng.

Đã từng có lúc, ảnh hưởng của Chu lớn đến mức ngay cả nhà lãnh đạo tối cao, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng không thể can thiệp trực tiếp vào các vấn đề an ninh công cộng và cảnh sát. Continue reading “Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?”

Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Càn Long ban sắc phong cho Vua Quang Trung tước Quốc vương vào ngày ngày 21 tháng 6 năm Càn Long thứ 54 [12/8/1789], sau đó sai Sứ thần Thành Lâm mang sắc đến nước ta. Thành Lâm cho biết lễ tuyên phong cử hành vào ngày 15 tháng 10 [1/12/1789], trong dịp này Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh ban cho lịch Thời Hiến và mở cửa khẩu để buôn bán. Sự kiện được Thành Lâm soạn thành tấu văn nội dung như sau: Continue reading “Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch”

Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Practicing How to Sever Taiwan’s Internet,” Foreign Policy, 21/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cắt đứt liên lạc của Quần đảo Mã Tổ có thể là một cuộc tập dượt để chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này.

Trong lúc người Mỹ còn mải nhìn lên bầu trời sau sự cố khinh khí cầu do thám, Trung Quốc đã nhanh chóng hành động trên biển. Hồi đầu tháng 2, các tàu Trung Quốc đã “vô hiệu hóa” hai tuyến cáp quang biển vốn cung cấp kết nối Internet cho Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan, một quần đảo nhỏ chỉ cách bờ biển Trung Quốc 10 hải lý. Giờ đây, cư dân trên quần đảo đành phải sử dụng Internet với kết nối chậm đi đáng kể và chờ đến khi cáp quang được sửa chữa. Hoạt động này trông như một hành vi quấy rối có chủ đích của Bắc Kinh – hoặc một cuộc tập dượt trước khi cắt đứt kết nối của toàn bộ Đài Loan. Continue reading “Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan”

Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những ngày gần đây, Hà Nội xôn xao tin đồn Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được đồng thuận trong việc lựa chọn ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước, vốn đã bị bỏ trống kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức vào ngày 17 tháng 1. Ứng viên được chọn được cho là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng. Nếu mọi việc suôn sẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào ngày 1 tháng 3 để chính thức thông qua quyết định, và Quốc hội sẽ họp bất thường vào ngày hôm sau để bầu ông Thưởng làm chủ tịch nước. Vị trí hiện tại của ông Thưởng có thể được tiếp quản bởi bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, hoặc ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Continue reading “Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?”

Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào đêm ngày 21 tháng 1 năm 2023, người dân đón chào năm mới với các hoạt động thường lệ như ăn bánh chưng, xem Táo Quân, và ngắm pháo hoa đêm Giao thừa. Nhưng có một sự kiện bất thường: người đọc lời chúc Tết đầu năm là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, thay vì Chủ tịch nước như truyền thống khởi nguồn từ năm 1946.

Nhìn bề ngoài, lựa chọn này một phần là do vấn đề hoàn cảnh. Chỉ một tuần trước Tết Nguyên đán, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã xin từ nhiệm, trong khi phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân không có đủ cả sức nặng thẩm quyền (vì bà chưa phải là ủy viên Bộ chính trị) và sự ủng hộ rộng rãi cho nhiệm vụ này. Hơn nữa, khi đất nước đang có những thay đổi chính trị gần đây với ba nhà lãnh đạo chủ chốt – Phó Thủ tướng Phạm Binh Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – cùng từ nhiệm trong thời gian ngắn, Tổng bí thư là lựa chọn hợp lý để đưa ra thông điệp toàn dân, đặc biệt khi tầm ảnh hưởng của ông ngày càng nổi bật. Continue reading “Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng”

Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao. Continue reading “Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?”

Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng vài tuần qua, một loạt thay đổi lớn về nhân sự cấp cao đã diễn ra bên trong chính phủ Việt Nam. Ngày 5 tháng 1, các phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị miễn nhiệm và thay thế bởi các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang. Không đầy hai tuần sau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rời chính trường, trở thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức. Hiện Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đang giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi chủ tịch nước mới được bầu, dự kiến trong tuần này. Continue reading “Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21 tháng Hai năm 2023, Tổng thống V. Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngưng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng nhất của nghị sự quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn lô-gíc song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START được ký hồi tháng Tư năm 2010 là thoả thuận song phương giữa Nga và Mỹ về kiểm soát số lượng vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng. Theo đó, mỗi bên cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 đơn vị; đồng thời giới hạn tối đa 700 đơn vị đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và oanh tạc cơ hạng nặng. New START là nỗ lực chung của cả Nga và Mỹ trong nhiều năm nhằm duy trì lòng tin chiến lược giữa hai siêu cường quân sự. Hiệp ước này tiếp tục được gia hạn thêm 5 năm từ tháng Một năm 2021. Continue reading “Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?”

Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên

Tác giả: Hoàng Bạch Thảo

Vào các tháng Giêng và tháng 5 năm Thiệu Bình thứ 5 [1438], Vua cho đào kênh tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng trong tháng 5, giáng người anh trưởng là Quận vương Tư Tề làm thường dân:

Năm Mậu Ngọ, Thiệu Bình thứ 5 [2/1438], (Minh Chính Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng Giêng, sai dân chúng 4 đạo đào kênh ở Trường Yên [Ninh Bình], Thanh Hóa, Nghệ An.

Mùa hạ, tháng 5, sai văn thần đốc thúc quân dân đào các kênh ở lộ Thanh Hóa.

Giáng quận vương Tư Tề xuống làm thứ nhân.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 50b. Continue reading “Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên”