Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?

Nguồn:, “How Ukraine sank the Caesar Kunikov — and is beating Russia at sea.” The Economist, 14/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lực lượng trên bộ của Ukraine bị lợi thế pháo binh của Nga áp đảo thì lực lượng hải quân của nước này đang liên tiếp thu về những kết quả ngoạn mục trước Hạm đội Biển Đen. Hôm 14 tháng 2, chưa đầy hai tuần sau khi phá hủy tàu tên lửa Ivanovets, Ukraine tuyên bố đánh chìm thành công một tàu chiến có giá trị khác của Nga là Caesar Kunikov, một tàu đổ bộ lớp Ropucha, vào rạng sáng. Tuyên bố này đi kèm đoạn video ghi lại cảnh con tàu bị tàu không người lái Magura V5 của tình báo quân sự Ukraine tấn công liên tục. Continue reading “Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?”

Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?

Nguồn: How viable is Arctic shipping?”, The Economist, 18/01/2024

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tuyến vận tải biển đang chịu áp lực. Bảy trong số mười công ty vận tải biển lớn nhất thế giới đã đình chỉ các hải trình qua Biển Đỏ, nơi Houthi, một nhóm phiến quân Yemen, đang tấn công các tàu chở hàng. Kết quả, có ít tàu hơn sử dụng Kênh đào Suez, lối tắt nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải. Khối lượng thương mại đi qua Kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã giảm 30% kể từ tháng 11, sau khi hạn hán nghiêm trọng tấn công các hồ chứa, khiến mực nước hạ thấp. Theo số liệu từ Freightos, một sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa trực tuyến, mức phí giao ngay cho việc gửi một container 40 feet từ Trung Quốc đến Bắc Âu đã tăng 283% kể từ đầu tháng 12. Continue reading “Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?”

Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?

Nguồn:Who is Lai Ching-te, the leader in Taiwan’s presidential race?”, The Economist, 08/01/2024.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông có thể ăn nói nhẹ nhàng nhưng lời nói của ông thường khiến Trung Quốc tức giận.

Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), phó tổng thống Đài Loan, đã nắm giữ hầu hết mọi chức vụ chính trị cấp cao tại hòn đảo này. Vào ngày 13/1, vị cựu bác sĩ hy vọng sẽ hoàn thiện lý lịch của mình với công việc hàng đầu: tổng thống Đài Loan. Vậy người đang dẫn đầu cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đài Loan này là ai? Continue reading “Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?”

Hệ thống phòng không “Tia Sắt” của Israel hoạt động như thế nào?

Nguồn: “What is Israel’s Iron Beam?”, The Economist, 13/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Cứ mười tên lửa bay tới, hệ thống phòng không di động của Israel, gọi là Vòm Sắt (Iron Dome), thường bắn hạ được chín. Israel tuyên bố đã duy trì tỷ lệ đó ngay cả khi Hamas bắn những loạt tên lửa lớn hơn từ Gaza sau cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo này vào Israel hôm 7/10. Tuy nhiên, Iron Dome cũng có những hạn chế. Về cơ bản, việc bổ sung kho tên lửa dự trữ phục vụ đánh chặn, ngay cả với sự hỗ trợ sản xuất của Mỹ, cũng rất tốn kém. Chi phí được báo cáo cho mỗi tên lửa đánh chặn, có tên Tamir, dao động từ 40.000 USD đến hơn gấp đôi. Do đó, Israel có kế hoạch triển khai hệ thống phòng không bằng laser. Đây sẽ là quốc gia đầu tiên thiết lập một hệ thống như vậy, gọi là Iron Beam (Tia Sắt). Vậy hệ thống này thực sự hoạt động như thế nào? Continue reading “Hệ thống phòng không “Tia Sắt” của Israel hoạt động như thế nào?”

Trục kháng chiến của Iran hình thành như thế nào?

Nguồn:What is Iran’s axis of resistance?”, The Economist, 15/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Mạng lưới dân quân đồng minh của Iran ở Trung Đông ngày càng hùng mạnh

Mỹ nói rằng quân đội của họ ở Syria và Iraq đã bị tấn công ít nhất 55 lần kể từ khi Hamas đột kích Israel vào ngày 7 tháng 10. Đổ lỗi cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này trên khắp Trung Đông, Washington đã đáp trả: vào ngày 12 tháng 11, Mỹ tiến hành đợt không kích thứ ba ở miền đông Syria kể từ cuối tháng 10. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran cho đến nay đã ngừng phát động các cuộc tấn công có thể kéo Mỹ vào một cuộc chiến toàn diện. Nhưng hỏa lực của họ đặt ra mối đe dọa rõ ràng đối với Mỹ cũng như các đồng minh. Trục kháng chiến tự xưng này của Iran là gì và họ mạnh đến mức nào? Continue reading “Trục kháng chiến của Iran hình thành như thế nào?”

Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?

Nguồn: Who is Geert Wilders, the surprise winner of the Dutch election?“, The Economist, 24/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy chống Hồi giáo đã có một sự nghiệp lâu dài, nhưng đây là kết quả tốt nhất của ông

Ngày 22 tháng 11 Đảng Vì Tự do (PVV) chống người nhập cư của Geert Wilders đã về nhất trong cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan , giành được 37 trong số 150 ghế trong quốc hội, tương đương 23,6% số phiếu bầu. Chiến thắng của ông là một bất ngờ lớn. Nhưng người được hưởng lợi từ việc đột ngột chuyển hướng sang cánh hữu này không phải là một nhân vật mới nổi. Wilders, 60 tuổi, là nghị sĩ tại vị lâu nhất trong quốc hội Hà Lan, ông gia nhập Quốc hội Hà Lan vào năm 1998 với tư cách là thành viên của Đảng Tự do trung hữu (VVD). Ông rời đảng đó vào năm 2004 vì ông cho là đảng này mềm mỏng với Hồi giáo, và thành lập PVV vào năm 2006. Ông luôn có được sự ủng hộ vững chắc của cử tri, nhưng hầu như dành toàn bộ sự nghiệp nghị sĩ của mình ở bên lề, bị ảnh hưởng bởi việc các đảng khác từ chối hợp tác với ông. Giờ đây, có nhiều khả năng điều này sẽ thay đổi. Continue reading “Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?”

Houthi, nhóm tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, là ai?

Nguồn: Who are the Houthis, the group attacking ships in the Red Sea?”, The Economist, 12/12/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã để lại những gợn sóng ở Biển Đỏ. Kể từ khi cuộc tấn công Gaza của Israel bắt đầu, Houthi, một nhóm nổi dậy ở Yemen, đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào các tàu chở hàng. Nhóm nổi dậy này, được Iran hậu thuẫn, nói rằng họ đang hành động trong tình đoàn kết với người Palestine. Họ đe dọa sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào đến hoặc rời khỏi Israel mà không cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza. Vào ngày 19 tháng 11, các chiến binh Houthi đã cướp một tàu chở hàng có liên kết với một công ty của Israel (xem video bên dưới). Vào ngày 12 tháng 12, một tên lửa được phóng từ khu vực do nhóm này kiểm soát ở Yemen đã làm hư hại một tàu chở dầu của Na Uy dù chủ sở hữu của tàu nói rằng nó đang không trên đường đến Israel. Các tàu chiến của Pháp cũng là mục tiêu. Mỹ đang cố gắng kêu gọi sự ủng hộ đối với việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân để đối phó vấn đề. Vậy nhóm Houthi là ai và tại sao họ lại tham gia vào cuộc chiến? Continue reading “Houthi, nhóm tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, là ai?”

Liệu Ấn Độ có đổi tên nước thành Bharat?

Nguồn: Will India change its name to Bharat?“, The Economist, 15/09/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kể từ khi Đảng Bharatiya Janata (BJP) lên nắm quyền ở Ấn Độ vào năm 2014, đảng này đã thực hiện các chính sách nhằm uốn nắn Ấn Độ theo tầm nhìn dân tộc chủ nghĩa Hindu. Giờ đây có lẽ BJP đã sẵn sàng thực hiện thay đổi đáng chú ý nhất: đổi tên nước. Trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Delhi hôm 9 và 10 tháng 9, thủ tướng Narendra Modi đã dùng một tấm bảng tên có khắc “Bharat,” tức tên theo tiếng Hindi của nước ông.

Việc sử dụng Bharat trong suốt hội nghị thượng đỉnh đã làm dấy lên nhiều phỏng đoán. Ông Modi chưa bình luận về vấn đề này, nhưng thông báo của chính phủ ông về “phiên họp đặc biệt” của Quốc hội từ ngày 18/9 đã làm dấy lên suy đoán BJP sẽ đổi tên nước (dù cuối cùng điều này đã không xảy ra). Nhưng tại sao BJP lại muốn đổi tên Ấn Độ? Continue reading “Liệu Ấn Độ có đổi tên nước thành Bharat?”

Friendshoring là gì?

Nguồn: “What is friendshoring?” The Economist, 30/08/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại hội nghị thường niên Jackson Hole vào tuần trước, các lãnh đạo ngân hàng trung ương toàn cầu đã thảo luận về mối đe dọa của tiến trình phi toàn cầu hóa và các vấn đề khác. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde lưu ý rằng các chính phủ phương Tây đang ngày càng áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy friendshoring (chuyển sản xuất sang các nước bạn bè thân thiện) đối với các ngành công nghiệp chiến lược. Vậy friendshoring có nghĩa là gì? Continue reading “Friendshoring là gì?”

Đạo luật Chống Lạm phát của Biden đã đạt được gì sau một năm?

Nguồn: What the Inflation Reduction Act has achieved in its first year?The Economist, 17/08/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden cuối cùng cũng thừa nhận sai lầm trong việc đặt tên cho đạo luật hàng đầu của ông, Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA). Nó không nên được đo lường bằng tác động lên tình trạng lạm phát. Và dù IRA thường gắn liền với tiến trình khử cacbon, chỉ có một số ít người Mỹ biết về nó. Với tham vọng tái cử vào năm tới, tuần này ông Biden và chính quyền của mình đã đánh dấu kỷ niệm ngày thông qua IRA bằng cách đi khắp đất nước và nói về những lợi ích của nó. Trên thực tế, đạo luật này đã có những tác động gì? Continue reading “Đạo luật Chống Lạm phát của Biden đã đạt được gì sau một năm?”

Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?

Nguồn:Why the boss of Wagner Group is feuding with Russia’s military leaders?”, The Economist, 11/05/2023

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Yevgeny Prigozhin, chỉ huy của một lực lượng lính đánh thuê Nga, đang mất dần tầm ảnh hưởng

Rất nhiều thi thể chất đống là bối cảnh khác thường cho một đoạn độc thoại. Vào ngày 5/4, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Wagner, một nhóm lính đánh thuê Nga, đã đứng giữa thi thể của hàng chục chiến binh khi ghi lại một lời công kích kịch liệt nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tư lệnh lực lượng vũ trang Valery Gerasimov. Ông tuyên bố rằng bộ đôi lãnh đạo này đã trì hoãn phát đạn dược cho lính đánh thuê của ông tại Bakhmut, một thị trấn ở miền đông Ukraine mà Nga đã cố gắng chiếm giữ từ nhiều tháng nay. Sau đó, ông cũng cảnh báo Wagner sẽ rút lui nếu nguồn tiếp tế không sẵn sàng. Sự bộc phát cơn giận của Prigozhin là một phần của diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa ông và các nhà lãnh đạo quốc phòng Nga. Vì sao họ lại có mâu thuẫn và diễn biến này nói lên điều gì về tình trạng chỉ huy quân sự của nước này? Continue reading “Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?”

Lưới phòng thủ có thể giúp chống máy bay không người lái tự sát hay không?

Nguồn:Can nets protect against kamikaze drones in Ukraine?”, The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Công nghệ này đã được sử dụng từ hàng thế kỷ nay

Làm thế nào để có thể ngăn chặn máy bay không người lái tấn công? Vũ khí tuần kích, là loại máy bay ném bom không người lái sử dụng một lần, đã được cả Nga và Ukraine triển khai để gây sát thương trong suốt cuộc chiến. Chúng rẻ và linh hoạt. Cũng giống như các mẫu máy bay không người lái cấp độ quân sự, cả hai bên đều đang gắn thuốc nổ lên các máy bay không người lái thương mại. Hàng trăm các máy bay không người lái tuỳ biến như thế có thể được sản xuất một cách nhanh chóng. Các binh sĩ phòng thủ có thể cố gắng gây nhiễu tín hiệu của các máy bay đang lao tới. Họ có thể bắn hạ hoặc hạ gục chúng trên trời bằng các máy bay không người lái khác. Nhưng đôi khi cách phòng thủ tốt nhất cũng là cách đơn giản nhất. Cả Nga và Ukraine đều đang sử dụng lưới phòng thủ để bảo vệ vị trí của mình. Nhưng liệu hệ thống lưới phòng thủ có thể thực sự chống lại bom bay hay không? Continue reading “Lưới phòng thủ có thể giúp chống máy bay không người lái tự sát hay không?”

Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?

Nguồn:Why a new UN treaty to safeguard the “high seas” matters”, The Economist, 08/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Các vùng biển quốc tế bị lãng quên từ lâu cuối cùng sẽ nhận được nhiều sự bảo vệ hơn

Biển cả, thứ bao phủ gần ba phần tư bề mặt Trái đất, có vai trò duy trì và điều hòa sự sống trên hành tinh. Mỗi năm, nó hấp thụ khoảng một phần tư lượng carbon dioxide do nhân loại thải ra. Ngoài ra nó cũng có giá trị kinh tế. Thực phẩm, vận tải biển, du lịch và các hoạt động khác trên đại dương có trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la hàng năm. Nhưng gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km vuông đại dương, được gọi là “biển cả”, nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Continue reading “Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?”

Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?

Nguồn: Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”

Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh? Continue reading “Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?”

Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?

Nguồn: How gas stoves became part of America’s culture wars”, The Economist, 17/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Một đề xuất về việc cấm sử dụng bếp ga đã kích động nhiều đảng viên Cộng hòa.

Một cuộc tranh luận nảy lửa đang diễn ra ở Mỹ xoay quanh việc nấu ăn bằng bếp ga. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, nói với Bloomberg rằng tổ chức này đang cân nhắc việc cấm các loại bếp dùng khí đốt tự nhiên và gọi chúng là một “mối nguy hiểm tiềm ẩn”. Động thái này đã khơi dậy phản ứng dữ dội từ những người bảo thủ, nhiều người trong số đó đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Joe Biden. Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ronny Jackson đại diện bang Texas đã đăng lên Twitter: “Nếu những kẻ điên ở Nhà Trắng muốn lấy bếp ga ra khỏi nhà tôi thì hãy bước qua xác tôi trước. Có giỏi thì đến mà lấy!” Đầu bếp truyền hình Andrew Gruel đã tự dán mình vào một cái bếp ga để phản đối. Ngay cả một số đảng viên Dân chủ cũng nổi giận: Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện Tây Virginia Joe Manchin cho rằng lệnh cấm sẽ để lại những “hậu quả không mấy dễ chịu”. Điều gì đã khiến bếp ga trở thành một cuộc chiến văn hóa ở Mỹ – và liệu có thể thực sự cấm việc sử dụng chúng? Continue reading “Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?”

Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?

Nguồn: “Why does Ukraine want Western jets—and will it get them?”, The Economist, 1/2/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không quân Nga vẫn chưa chiếm thế thượng phong. Điều đó có thể sớm thay đổi

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2 năm 2022. Nhưng sau ngày 25/01/2023, khi thủ tướng Đức Olaf Scholz rốt cuộc đã đồng ý xuất khẩu xe tăng Leopard 2 sang Ukraine (được thúc đẩy bởi việc Mỹ viện trợ xe tăng M1 Abrams),  thì nhu cầu đối với máy bay chiến đấu của nước này đã trở nên cấp bách hơn. Ukraine muốn các tiêm kích F-16 hoặc F-15 của Mỹ mà NATO đang sở hữu số lượng lớn và bị loại biên dần khi được trang bị thêm nhiều tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Vào ngày 30 tháng 1, Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không viện trợ  F-16. Vậy Ukraine có thể nhận được chúng không? Continue reading “Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?”

Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?

Nguồn: Meg Matthias, “Why Is Puerto Rico’s Political Status So Complicated?”, Britanica.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Vào năm 2018, những người khiếu nại với Ủy ban Đặc biệt Liên Hợp Quốc về Phi thực dân hóa đã mô tả mối quan hệ của Hoa Kỳ với Puerto Rico, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, “như một tội ác diệt chủng và ‘khủng bố kinh tế,’ đặc trưng bởi việc các tập đoàn đa quốc gia – được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ – khai thác các nguồn tài nguyên của Puerto Rico ngay cả khi Chính phủ Hoa Kỳ thi hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng buộc các trường học phải đóng cửa, còn lương hưu không được chi trả. Continue reading “Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?”

Bán khống là gì?

Nguồn: What is short-selling?The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bán khống thuộc hàng các nghiệp vụ lâu đời nhất trong giao dịch cổ phiếu. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan trở thành công ty đầu tiên bán cổ phần ra công chúng. Đến năm 1608, Isaac le Maire, một cựu giám đốc bất mãn của công ty này đã lập ra một nhóm để bán cổ phiếu chưa sở hữu nhưng sẽ được bán trong tương lai, sau đó tung tin đồn về công ty để kéo giá xuống. Khi cổ phiếu đến hạn thanh toán, nhóm này có thể mua chúng từ thị trường với giá thấp hơn giá bán ra, từ đó thu lợi nhuận. Khi biết được việc này, Đông Ấn Hà Lan đã gọi mánh khoé trên là “hành vi thấp hèn” và “có hại cho nhà đầu tư, đặc biệt là các góa phụ và trẻ mồ côi” có cổ phần trong công ty của họ. Vậy bán khống là gì – và nó lợi hay hại? Continue reading “Bán khống là gì?”

Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?

Nguồn: “Why is the French pension age so low?”, The Economist, 31/1/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tuổi nghỉ hưu ở Pháp là một phần của huyền thoại quốc gia

Người Pháp lại một lần nữa xuống đường để phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu—lần này là từ 62 lên 64 tuổi. Đề xuất này đã được thủ tướng Elisabeth Borne công bố vào ngày 10 tháng 1 và đang nỗ lực được nghị viện thông qua. Ở Pháp, đề xuất này không được lòng dân: 68% người dân phản đối cải cách. Nhưng so với những nơi khác ở châu Âu thì kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu trông khá khiêm tốn. Vì sao tuổi hưởng lương hưu của Pháp lại thấp như vậy? Continue reading “Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?”