Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á

China_US

Tác giả: Mohan Malik | Biên dịch: Viết Tuấn | Hiệu đính: Kim Minh

Giáo sư Mohan Malik cho rằng đây là thập kỷ của những chuyển giao quyền lực ở Châu Á, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng quyết định cục diện ở khu vực.

Hội nghị Shangri-la gần đây ở Singapore đã chứng kiến những đối đáp có phần gay gắt giữa Trung Quốc và các bên tham dự khác. Việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan cùng hơn 80 tàu bảo vệ ra Biển Đông, chỉ bốn ngày sau “chuyến thăm mang tính trấn an” của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014, được xem là hành động khiêu khích có tính toán. Continue reading “Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á”

Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không

586018-shanghai-skyline

Tác giả: Zach Montague | Biên dịch: Nguyễn Chi Lan

Chưa hẳn là dân chủ hơn sẽ dẫn tới tăng trưởng cao hơn.

Cho dù nền kinh tế Trung Quốc thăng hoa hay lụi bại thì nó vẫn sẽ luôn là chủ đề cho một cuộc tranh luận lớn hơn về lợi ích của dân chủ đối với phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc, phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai, sẽ chứng minh hoặc đánh tan giả thuyết cho rằng dân chủ sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.  Chế độ kỹ trị tàn nhẫn mà hiệu quả cùng việc kiểm soát chính quyền chặt chẽ của Bắc Kinh đã luôn được ca ngợi như là nền tảng cho một hình mẫu tăng trưởng mới và là bằng chứng cho sự lỗi thời của dân chủ. Tuy nhiên, lập luận ủng hộ một nền dân chủ mở rộng hơn ở Trung Quốc đang bắt đầu hồi sinh trở lại, đặc biệt là khi có những dấu hiệu trong năm nay cho thấy con tàu kinh tế Trung Quốc đang hướng thẳng đến vùng nước dữ. Continue reading “Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không”

Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981

140528144128-china-vietnam-ship-5-14-2-horizontal-gallery

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Ngày 15/07/2014 có thể nói là Bắc Kinh đã bất ngờ cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đòi chủ quyền cũng như hơn 80% còn lại của Biển Đông. Nhiều giả thuyết đã được nêu lên về lý do khiến Bắc Kinh phải giảm nhiệt sau hơn hai tháng gây căng thẳng với Hà Nội. Các giả thuyết đó có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, có một điều chắc chắn là hệ quả của vụ HD 981 là quan hệ Việt Trung không thể nào được như trước đây. Continue reading “Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981”

Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á

363585_Iran-CICA

Tác giả: Timothy R. Heath | Biên dịch: Anh Thư

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc.

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ “khái niệm an ninh mới ở Châu Á” của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014). Continue reading “Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á”

Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn

ChinaVietnamProtest-621x343

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố dịch chuyển dàn khoan HYSY 981 ra khỏi vùng nước tranh chấp, cuộc khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt trong con mắt của người Việt Nam. Trò chơi “kẻ được-người mất” của Tập Cận Bình đã làm tổn hại nghiêm trọng đến nền tảng quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn”

Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm

Tác giả: Rory Medcalf | Biên dịch: Phạm Duy

post-116-0-05757100-1388425030

Trung Quốc phô diễn sức mạnh và thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực quá sớm tạo ra rủi ro đối với trật tự an ninh ở khu vực. Giới hoạch định chính sách các nước, đặc biệt là Mỹ, cần phải theo sát các hành động của Trung Quốc và có đối sách kịp thời.

Giữa năm 2014, cuộc cạnh tranh chiến lược ở Châu Á diễn ra rất gay gắt. Trên thực địa, tàu Trung Quốc tấn công, đâm va các tàu Việt Nam xung quanh khu vực giàn khoan HD981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn phong tỏa, ngăn chặn Philippines tiếp tế cho đơn vị đồn trú của nước này ở bãi cạn tranh chấp (bãi Cỏ Mây) ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc cũng bác bỏ việc Philippines kiện ra tòa trọng tài. Trên phía bắc, máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản suýt chút nữa thì đâm nhau. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc và Nga thì tập trận ngay gần đó (ngoài khơi Thượng Hải trên biển Hoa Đông). Continue reading “Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm”

Bắc Kinh gây hấn: Những cơ hội cho Việt Nam

Tác giả: Zachary Abuza | Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương

VIETNAMCHINA

Các nhà lãnh đạo Việt Nam rõ ràng đang bị thách thức bởi sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và những nguy cơ đánh mất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cuộc xung đột xung quanh vị trí hạ đặt giàn khoan dầu HYSY-981 chỉ cách bờ biển của Việt Nam150 hải lý, bao gồm các vụ đâm tàu diễn ra hàng ngày từ phía Trung Quốc về phía tàu thuyền Việt Nam, có khả năng leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn, mặc dù đã có sự kiềm chế của Hà Nội. Kể từ tháng 5, vấn đề chủ quyền đã tràn ngập cả các phương tiện truyền thông lẫnquan hệ chính trị và dẫn đến các cuộc biểu tình của người dân chưa từng có tiền lệ. Continue reading “Bắc Kinh gây hấn: Những cơ hội cho Việt Nam”

#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động

Running from the law: Chinese fishing boats tied themselves together to try and evade capture from South Korea

Nguồn: Alan Dupont & Christopher G. Baker[1] (2014). “East Asia’s Maritime Disputes: Fishing in Troubled Waters”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No.1, pp. 79–98.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khó ai có thể phủ nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là động lực chính dẫn đến thay đổi chiến lược của kỷ nguyên hiện nay, cũng giống như Hoa Kỳ với uy thế ảnh hưởng tương tự đã định hình cuộc chuyển đổi ở kỷ nguyên trước. Nhưng những lạc quan ban đầu tin rằng Vương quốc Trung tâm sẽ khôi phục vị trí cường quốc lớn của mình trong hòa bình giờ đây đang dần phai nhạt, khi mà ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm đẩy mạnh những tuyên bố đối với chủ quyền và tài nguyên trên biển của mình tại những khu vực biển có tầm quan trọng sống còn ở Tây Thái Bình Dương. Continue reading “#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động”

Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

southchina1

Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Người dân của đất nước này đã được giáo dục sai sự thật rằng tổ tiên họ đã tìm ra và đặt tên cho các hòn đảo trên Biển Đông.

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc phải đối đầu với sự lo lắng của các nước châu Á và quyền lực của Hoa Kỳ. Qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã vứt bỏ vẻ bề ngoài “trỗi dậy hòa bình” để thay vào đó là ngoại giao pháo hạm. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia. Để ứng phó, tất cả những nước này đang ráo riết mua thêm vũ khí và tăng cường các liên kết quân sự với các nước có chung lo ngại trước những yêu sách chủ quyền ngày càng xác quyết của Trung Quốc – chủ yếu là với Mỹ, nhưng ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia. Continue reading “Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc”

Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

image

Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượng trong cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyển hướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất. Continue reading “Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển”

Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?

Tác giả: David Shambaugh | Biên dịch: Viết Tuấn

xin_53210060112114681038670

Nhận định Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu đang hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc vẫn sẽ phát triển như 30 năm qua, hoặc con đường đi tới ngôi vị cường quốc toàn cầu vẫn tiếp tục rộng mở.

Người ta thường cho rằng sức mạnh của Trung Quốc là không thể ngăn chặn và thế giới phải thích ứng với thực tế người khổng lồ Châu Á – có khả năng – trở thành một cường quốc toàn cầu đầy quyền lực. Ngành công nghiệp thu nhỏ của những đồn đoán “Trung Quốc trỗi dậy” đã phát triển trong thập kỷ qua, tất cả khắc họa lên bức tranh thế giới thế kỷ 21 mà ở đó Trung Quốc là động lực chi phối. Niềm tin này hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Continue reading “Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?”

Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?

china-economy_2276995b

Tác giả: Kai He | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Người ta dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào cuối năm nay, vượt qua cả Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ lo sợ điều này vì ba lý do. Nỗi sợ thứ nhất là tình trạng thổi phồng sức mạnh của Trung Quốc khi sử dụng số liệu GDP. Đây không phải lần đầu tiên thế giới phóng đại sức mạnh của Trung Quốc thông qua GDP của nước này. Vào năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Lần này số liệu của Ngân hàng Thế giới sẽ khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vô cùng sớm. Continue reading “Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?”

Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn

tam11

Nguồn: Johan Lagerkvist, “The Legacy of Tiananmen Square“, Yale Global, 03/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong tuần này vào hai mươi lăm năm trước đây, những cảnh tượng hãi hùng đã diễn ra tại giao lộ Muxidi tại trung tâm Bắc Kinh. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã cố gắng để ngăn cản Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và nhận ra trong sự ngỡ ngàng rằng những người lính đã sử dụng đạn thật chống lại họ. Đặng Tiểu Bình, vị “lãnh đạo tối cao” đằng sau hậu trường của Trung Quốc, đã ra lệnh cho quân đội xóa sạch Quảng trường trước ngày 4 tháng Sáu. Khi những thi thể đẫm máu ngã xuống đất, người dân đã hét lên rằng “Phát xít!”, “Quân sát nhân!”, “Chính phủ tội phạm”. Muxidi giao với Đại lộ Trường An, cắt qua Quảng trường Thiên An Môn, đã trở thành trung tâm của vụ thảm sát, đánh dấu sự kết thúc tàn bạo sau gần bảy tuần đầy kịch tính của cuộc tuần hành vì dân chủ ở thủ đô và trên cả nước. Continue reading “Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn”

Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?

VN_PLP

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cùng với những hành động hiếu chiến đi kèm đã làm biến đổi quan hệ Việt – Trung nói riêng và môi trường chiến lược của Việt Nam nói chung. Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần đánh giá lại bản chất quan hệ Việt- Trung cũng như định hướng chính sách đối ngoại để ứng phó với những thay đổi trong quan hệ song phương cũng như môi trường chiến lược. Continue reading “Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?”

Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan

Tác giả: Patrick Jory | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Dù cuộc đảo chính quân sự gần đây tại Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới do chính quyền quân sự mới nắm quyền đã ra lệnh ngừng một số quyền dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nó cũng mang những ý nghĩa địa chính trị sâu rộng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu một cách trực diện bất thường khi nói về tình hình ở Thái Lan, kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng kiểm duyệt truyền thông và “nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử”. Lời bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi lãnh đạo cuộc đảo chính là Tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra một kế hoạch cải cách chính trị, trong đó xác định sẽ tổ chức bầu cử “trong vòng 15 tháng”. Continue reading “Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan”

Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

Cái giá của các Viện Khổng Tử

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trao đổi giáo dục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục. Đi kèm với những chương trình này không chỉ có các giá trị học thuật mà còn có cả các rủi ro.

Các Viện Khổng Tử là một ví dụ cho sự đánh đổi này. Những trung tâm này, vốn được cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay bởi chính phủ Trung Quốc, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không giống như Viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh của Anh, nhiều trong số các trung tâm này lại được thành lập trực tiếp bên trong các trường đại học của Hoa Kỳ. Chính sự kết hợp giữa mối liên kết và sự kiểm soát của Trung Quốc này là nguồn gốc của rủi ro. Continue reading “Cái giá của các Viện Khổng Tử”

“New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?

Author: Đỗ Thị Thủy*

Introduction

China and Japan have undergone a long history of bilateral relations fraught with traumas and bitterness. The memory of Japanese aggression in China during the World War II is still haunting many hearts and minds in both countries. The unresolved history issue thus ranks very high in their bilateral agenda. Taking a retrospective look at the evolution of the history issue, it seems that the management of this issue represents the patterns of cooperation and struggle between the two East Asian powers. While many former enemies have become true friends in international relations today, this is not the case of China and Japan. The Cold War period elapsed without Sino-Japanese reconciliation as the way France and Germany did although there had been time China and Japan were ‘de facto allies’ against Soviet hegemony in East Asia. The post-Cold War period witnesses the rapid rise of China, Japan’s strive to become a “normal country”, and a tensed dispute between the two countries over the history issue. It is against this context that this study aims to examine what stays behind the history issue in China-Japan relations. Continue reading ““New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?”

Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012

Tác giả: Đỗ Thanh Hải & Nguyễn Thùy Linh*

Tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh, các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác, và về sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố này về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Vành Khăn, góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, và tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn ngoại giao khu vực. Continue reading “Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012”