Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong. Continue reading “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử”

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Tác giả: Thụy Khuê

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.

Từ 1959 cho đến nay, hai nguồn tư liệu tương đối đầy đủ về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) vẫn chỉ là: Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc(THĐNTĐB) của Hoàng Văn Chí, do Mặt Trận Tự Do Văn Hoá, in ở Sài Gòn năm 1959 và cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận (BNVGPTTADL) của Nxb Sự Thật, in ở Hà Nội, cùng năm 1959. Continue reading “Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm”

Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào

Tác giả: Hồ Anh Hải

Triều Tiên

Về hình thức, Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên quy định nước này theo chủ nghĩa xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, nhưng trên thực tế, mọi người đều biết nước này thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối, suốt từ ngày lập quốc (1948) tới nay gia đình họ Kim nắm quyền lực tối cao về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế… Đảng Lao động Triều Tiên trên thực tế không có quyền lực gì. Toàn bộ bộ máy Đảng và Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân từ khi lên cầm quyền cho tới khi chết.

Thời kỳ đầu là Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, 1912-1994), từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Bí Thư Đảng (1948-1994), Thủ tướng (1948-1972), Chủ tịch nước (1972-1994), Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (1972-1993), Tư lệnh Tối cao quân đội (1950-1991), Đại Nguyên soái (từ 1992). Hiến pháp sửa đổi năm 1998 quy định ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nước CHDCND Triều Tiên. Continue reading “Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô

Tác giả: Hồ Anh Hải

Phần lớn các nước tự nhận là dân chủ đều do một (hoặc một liên minh vài đảng) cầm quyền. Hiến pháp hầu hết các nước đều không nói gì về đảng cầm quyền, trừ một số nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vậy Hiến pháp Liên Xô nói về vấn đề đảng cầm quyền như thế nào? Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô”

Chuyện trao trả tù binh trong chiến tranh Việt-Trung

Tác giả:  Dunai Péter | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh

Ba mươi lăm năm trước, đúng vào những ngày này, đã nổ ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc (Chiến tranh biên giới Việt-Trung*), mà chúng ta có thể bình tâm gọi là “chiến tranh”. Vào ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ (theo các nguồn tin Phương Tây gồm 9 quân đoàn, 3 đại quân khu (phương diện quân) và vài chục sư đoàn, cùng lực lượng không quân) để tấn công nước láng giềng Việt Nam. Nhiều sử gia gọi sự kiện này là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba (sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống Mỹ và các đồng minh).

Tuy nhiên, những kẻ tấn công đã gặp phải một đối thủ đáng gờm. Quân đội Việt Nam trưởng thành và thu được nhiều kinh nghiệm trong những cuộc chiến giành độc lập dân tộc trước quân đội Mỹ và chính quyền miền Nam, và những kinh nghiệm ấy đã được nhân lên trong cuộc chiến chống lại những đợt tấn công của kẻ thù phương Bắc. Continue reading “Chuyện trao trả tù binh trong chiến tranh Việt-Trung”

Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

An ninh biển là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia ven biển, quốc gia đảo và quốc gia quần đảo trên thế giới, ở phạm vi rộng hơn nó còn là bộ phận cấu thành an ninh khu vực và thế giới, có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh lục địa. Hiện nay, có 70% dân số thế giới sống ven biển đảo, quần đảo, đặc biệt hầu hết các trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của các quốc gia và quốc tế đều nằm sát biển. Chính vì vậy, an ninh biển ngày càng có ảnh hưởng lớn đến an ninh đất liền của các quốc gia ven biển đảo, quần đảo. An ninh biển được hiểu là trạng thái ổn định, an toàn, không có các mối đe dọa xuất phát từ biển và các vùng đất đối với các hoạt động bình thường của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên biển hoặc các mối đe dọa từ biển đối với của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên đất liền. Như vậy, cũng giống như an ninh trên đất liền, an ninh biển bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Continue reading “Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác”

Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Lê Thị Hòa

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc 40 năm. Trong khoảng thời gian dài sau chiến tranh, đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách đánh giá khác nhau về bản thân Dương Văn Minh và nội các của ông trong việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, thông tin đa chiều, với nhiều nguồn tư liệu khác nhau đã được công bố, giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan về vai trò của nội các Dương Văn Minh trong việc kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả xin hệ thống hóa những đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau của những nhà nghiên cứu trong, ngoài nước về Dương Văn Minh và nhóm của ông, góp phần làm sáng tỏ thêm một khía cạnh về vai trò của nội các Dương Văn Minh với việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Continue reading “Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

Các nhân vật người Vĩnh Long trong Phong trào Đông Du

 

Tác giả: Võ Hoàng Phong

  1. Đặt vấn đề

Với cái nhìn lịch sử, chúng ta biết đến Phan Bội Châu ở tư cách là một lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc, “một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, đấng xả thân vì nền độc lập, được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn kính”. Trong cuộc đời cách mạng của cụ, có thể nói “thời huy hoàng” nhất đó là khoảng thời gian cụ dẫn dắt phong trào Đông Du và cũng không quá khi nói phong trào Đông Du có sức ảnh hưởng to lớn đến tiến trình giải phóng dân tộc. Bởi lẽ, sau khi phong trào tan rã thì những nhân vật đã từng tham gia phong trào Đông Du, họ là những nền tảng cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đơn cử là ông Đặng Ngọ Sinh (Đặng Thúc Hứa) và ông Lưu Khai Hồng (Võ Tùng)…Đến năm 1946, một nhân vật của phong trào Đông Du cũng đã được bầu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đó là ông Đỗ Văn Y. Continue reading “Các nhân vật người Vĩnh Long trong Phong trào Đông Du”

Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?

Nguồn: Lien-Hang Nguyen, “Who Called the Shots in Hanoi?”, The New York Times, 14/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ câu chuyện nào về chiến sự trong Chiến tranh Việt Nam cũng đều nói rằng Mỹ đã phải chiến đấu với một “kẻ thù khó nắm bắt”: những toán lính du kích bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng biến mất; hay các tư lệnh tiểu đoàn nhất định không chịu đánh công khai. Tuy nhiên, câu nói sáo rỗng ấy có nhiều ý nghĩa hơn những gì hầu hết chúng ta nghĩ. Thậm chí đến tận năm 1967, quân đội, tình báo và các lãnh đạo dân sự Mỹ vẫn hoàn toàn không biết ai mới thực sự là người ra quyết định tại Hà Nội.

Ai lãnh đạo Bắc Việt Nam?

Ở một mức độ nào đó, đây là những gì chính quyền miền Bắc mong muốn – một ấn tượng rằng mọi quyết định đều là tập thể, dù vẫn có bàn tay dẫn dắt nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhầm lẫn của người Mỹ, dù không cố ý, nhưng cũng phản ánh thực tế là chính trị miền Bắc còn lộn xộn và chia rẽ, một trong những thực tế mà tới nay các nhà sử học mới hiểu được phần nào. Continue reading “Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?”

Hiệp ước của Bác Hồ với viên tướng Pháp

Tác giả: Peter Scholl-Latour | Biên dịch: Phan Ba

Vịnh Hạ Long có một hình ảnh ma quái. Ngay sau khi màn sương tan bớt đi một ít, vô số những tảng đá vôi kỳ lạ xuất hiện trên biển màu bất động màu xanh đậm. Một cơn mưa nhỏ, lạnh, được gọi là chachin [mưa phùn], cứ rơi xuống không ngưng. Những người lính của hạm đội đổ bộ Pháp đứng rùng mình ở cạnh lan can tàu và ngay bây giờ đã nhớ nhung cái nóng nực của Sài Gòn rồi. Ngày càng có nhiều thuyền buồm hiện ra từ sương mù. Cả gia đình sống trong những gian phòng đơn sơ trên các con tàu đó. Với những cánh buồm màu nâu sậm của chúng, các chiếc thuyền lướt đi trên nước như những con dơi. Người dân Việt trên thuyền tìm cách tiếp xúc với đạo quân xâm lược xa lạ. Họ ăn mặc rách rưới và mời mua vài con tôm cá. Chắc họ phải thiếu thốn ghê gớm, vì họ lao đến những phần thức ăn thừa rơi ra từ lối lên xuống tàu, còn vớt cả những lon đồ hộp rỗng lên và gom chúng lại như những vật quý giá. Qua cái nhìn đầu tiên, những ngư dân từ Hạ Long này là một dân tộc nhỏ bé hết sức thân thiện. Họ nói ríu rít không ngưng. Và khi những người lính muốn tán tỉnh các cô gái và các cô này mỉm cười đáp trả, thì người Pháp hãi hùng nhận ra rằng răng của họ đã được nhuộm đen. Continue reading “Hiệp ước của Bác Hồ với viên tướng Pháp”

Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản

Tác giả: NNC Hà Vũ Trọng

Ít người biết Phật Triết – tăng sĩ Chămpa được suy tôn là tông sư của Gagaku hay Nhã nhạc Nhật Bản, đặc biệt với loại vũ nhạc gọi là Rinyugaku hay Lâm Ấp Nhạc (Lâm Ấp vốn là tên gọi Chămpa theo sử sách Trung Quốc từ thế kỉ 2), mang sắc thái Phật giáo và Ấn giáo của Chiêm Thành trong biên chế nhã nhạc cung đình.

Năm 736, sử kí Nhật Bản công nhận sự du nhập âm nhạc Đông Dương, chủ yếu từ Chămpa do tăng sĩ Phật Triết truyền vào Nhật Bản. Phật Triết (âm Nhật là Buttetsu) sang Nam Ấn học với cao tăng Bồ Đề Tiên Na (Bodhisena), sau đó cả hai du hành sang Trung Quốc truyền đạo. Tới năm 736, Phật Triết và thầy qua Nhật Bản thể theo thỉnh cầu của các vị tăng của xứ này, họ trú ở Đại An Tự và Đông Đại Tự, và ở đó truyền dạy cho tới khi qua đời.

Continue reading “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”

Người Việt Nam TK 19 qua lăng kính một sử gia Nhật

Tác giả: Nguyễn Mạnh Sơn

Pháp Việt giao binh ký – Một tài liệu quý cho sự tu sử nước nhà

Pháp Việt giao binh ký là cuốn sách chép cuộc chiến tranh của nước Việt Nam với nước Pháp từ những năm đầu triều Nguyễn đến những năm 1880. Nội dung cuốn sách chủ yếu xoay quanh mấy vấn đề như địa lý, phong tục, sản vật, diên cách lịch sử Việt Nam, mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam cùng cách thức mà Trung Quốc và Việt Nam đối phó với Pháp.

Tác giả của Pháp Việt giao binh ký là Sone Toshitora (曾根 俊虎/ Tăng Căn Tuấn Hổ) (1847-1910), một võ sĩ thời Bakumatsu (幕末/ Mạc mạt), Đại úy Hải quân Nhật Bản, được coi là nhân vật quan trọng nhất của thuyết Liên Á trong lịch sử cận đại Nhật Bản và là một trong những người sáng lập Hưng Á hội. Sone Toshitora từng là học trò của Watanabe Hiromoto (1848-1901), Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và Yoshida Kensuke (1838-1893). Continue reading “Người Việt Nam TK 19 qua lăng kính một sử gia Nhật”

Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1949, nước Nhật có công dân đầu tiên được trao giải Nobel Vật lý. Cho tới cuối năm 2000 nước này đã có 9 chủ nhân giải Nobel (6 giải Khoa học), nhiều nhất châu Á.

Năm 2001, người Nhật dự kiến trong 50 năm tới sẽ phấn đấu giành được 30 giải Nobel. Hồi ấy nhiều người trên thế giới, nhất là người Trung Quốc, coi đó là trò đùa.

Mạng Times Higher Education (còn gọi là The THES) ngày 6/8/2015 cho biết: chỉ trong 15 năm 2000-2014, đã có 13 người Nhật được trao giải Nobel; xét theo cách tính điểm của mạng này thì Nhật xếp thứ ba sau Mỹ (71 người) và Anh (12 người, ít hơn Nhật về số người nhưng hơn về tỷ lệ hưởng tiền thưởng). Xem ra người Nhật đã nói là làm và làm tốt hơn cả dự kiến. Continue reading “Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học?”

Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam

Nguồn: Christopher Goscha, “The 30-Years War in Vietnam,” The New York Times, 07/02/2017.

Biên dịch: Vũ Đức Liêm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rõ ràng là chiến tranh Việt Nam được người ta nhớ đến theo những cách rất khác nhau. Phần lớn người Mỹ nhớ đến nó như một cuộc chiến diễn ra từ năm 1965 đến năm 1975, làm quân đội của họ sa lầy vào một nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á, đồng thời làm chia rẽ người Mỹ một cách sâu sắc. Người Pháp nhớ đến thất bại của họ ở đó như một cuộc xung đột kéo dài một thập niên, từ năm 1945 đến năm 1954, khi họ cố gắng giành giữ viên ngọc châu Á của đế quốc thực dân của mình cho đến khi thất trận ở một nơi được gọi là Điện Biên Phủ. Continue reading “Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam”

Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer

Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong quyển “Xứ Đông Dương” để bạn đọc có thể tham khảo thêm góc nhìn khác từ một viên chức cao cấp của Pháp.

Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng đối nghịch ít nhiều với quan điểm của chúng ta. Nhưng nếu ta biết “gạn đục khơi trong”, phê phán có chọn lọc thì đó sẽ là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn. Continue reading “Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer”

Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’

Tác giả: Nguyễn Lục Gia

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Lao động và Quốc phòng, gọi đầy đủ là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (1917-1924), ngày 14/06/1920, V. I. Lê-nin đã ban hành một Quyết định mà về sau Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đặt thành tiêu đề Quyết định về việc xử phạt chủ nhiệm nhà an dưỡng “Goóc-ki” E. I-a. Vê-ve. Vê-ve là đảng viên Bôn-sê-vích từ năm 1917, công nhân Cận vệ đỏ, chủ nhiệm nhà an dưỡng Goóc-ki trong quãng thời gian 1918-1924. Nội dung của Quyết định đề cập đến quy trình áp dụng các hình thức xử phạt đối với Vê-ve về tội danh tự ý chặt một cây thông, làm tổn hại tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyết định nguyên văn như sau. Continue reading “Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)

Tng hp: Mai Nguyễn

41 – Tướng Cao Văn Viên: Tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất Sài Gòn

Năm 1971, choáng váng bởi tổn thất nặng sau chiến dịch Lam Sơn 719, ông Thiệu nhờ Trần Văn Đôn nói với đại tướng Cao Văn Viên (trong hình), Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, hãy quét tầm nhìn chiến lược đến các quân khu, chịu khó tiếp xúc với các tư lệnh vùng để tăng cường quân lực, chứ đừng ở mãi trong văn phòng riêng như ông Viên vẫn làm.

Tại sao ông Thiệu không trực tiếp nói với Cao Văn Viên mà phải nhờ Trần Văn Đôn? Bởi Thiệu có nói nhưng đại tướng Viên vẫn không nhúc nhích, cứ ngồi một chỗ để chỉ huy ngót một triệu quân qua…điện đàm là chính. Ông Đôn gặp Cao Văn Viên hỏi lý do. Ông Viên bảo: Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”