19/06/1867: Hoàng đế Mexico bị hành quyết

Nguồn: Emperor of Mexico executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1867, Hoàng tử người Áo, Ferdinand Maximilian, người được Hoàng đế Pháp Napoléon III phong làm Hoàng đế Mexico vào năm 1864, đã bị xử tử theo lệnh của Benito Juarez, Tổng thống Cộng hòa Mexico.

Năm 1861, Benito Juarez – nhà tự do người Mexico – trở thành tổng thống của một đất nước đang điêu đứng về tài chính, và ông buộc phải tuyên bố vỡ nợ trước các chính phủ châu Âu. Đáp lại, Pháp, Anh, và Tây Ban Nha đã cử lực lượng hải quân tới Veracruz để yêu cầu bồi thường. Anh và Tây Ban Nha thương lượng với Mexico và rút lui, nhưng Pháp, dưới sự cai trị của Napoléon III, quyết định sử dụng cơ hội này để tạo ra một đế chế phụ thuộc trên lãnh thổ Mexico. Cuối năm 1861, một hạm đội Pháp được trang bị tốt đã tấn công Veracruz, đổ bộ một lực lượng lớn, khiến Tổng thống Juarez và chính phủ của ông phải rút lui. Continue reading “19/06/1867: Hoàng đế Mexico bị hành quyết”

Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo

Nguồn: Elke Kahr: „Von über 6000 Euro Gehalt behalte ich nur 1950 Euro, den Rest spende ich“, WELT, 1/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thành phố lớn thứ hai của Áo từ hai tuần nay do một người cộng sản lãnh đạo. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của bà Elke Kahr ở Graz đã gây chấn động dư luận quốc tế. Theo bà, thành công của mình là một tín hiệu cho thấy sự củng cố nói chung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Elke Kahr, 60 tuổi, là thị trưởng của Graz và là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên đứng đầu thành phố lớn thứ hai của nước Áo, với khoảng 300.000 dân, chỉ sau thủ đô Viên. Continue reading “Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo”

Thế giới hôm nay: 27/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jacques Chirac, Tổng thống Pháp giai đoạn 1995-2007, đã qua đời ở tuổi 86. Mặc dù thắng cử hai nhiệm kỳ, song ông mãn nhiệm như một nhân vật không được lòng dân với tỷ lệ thất nghiệp cao và tài chính công tồi tệ. Ông thắng cử nhiệm kỳ hai chủ yếu bởi đối thủ cực hữu Jean-Marie Le Pen trong vòng bầu cử thứ hai thậm chí còn khó được cử tri chấp nhận hơn. Bất chấp các bê bối tham nhũng, sự ủng hộ dành cho ông tăng lên sau khi nghỉ hưu, đặc biệt là sau việc ông phản đối cuộc chiến Iraq.

Các quan chức Nhà Trắng đã cố gắng giấu kín các biên bản về một cuộc gọi trong đó Tổng thống Donald Trump đã hối thúc Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine điều tra Joe Biden, theo đơn khiếu nại của người tố cáo được công bố hôm qua. Khiếu nại đã khiến các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện mở cuộc điều tra luận tội ông Trump. Làm chứng trước Quốc hội, Joseph Maguire, giám đốc tình báo quốc gia tạm quyền, cho biết người tố cáo (không công bố danh tính) đã “hành động trung thực” và đơn khiếu nại của người này là “hoàn toàn chưa có tiền lệ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/09/2019”

12/03/1938: Đức sáp nhập Áo

Nguồn: Germany annexes Austria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, quân Đức đã tiến vào Áo để sáp nhập quốc gia nói tiếng Đức này vào Đệ Tam Đế chế.

Đầu năm 1938, lần thứ hai trong vòng bốn năm, phe Quốc Xã tại Áo đã âm mưu lật đổ chính phủ bằng vũ lực và sáp nhập nước họ vào nước Đức phát xít. Biết được âm mưu này, Thủ tướng Áo Kurt von Schuschnigg đã gặp lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, với hy vọng giữ được nền độc lập cho đất nước. Nhưng thay vào đó, ông lại bị ép phải bổ nhiệm một số thành viên Quốc xã Áo vào nội các của mình. Continue reading “12/03/1938: Đức sáp nhập Áo”

26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập

Nguồn: Ukraine declares its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ngay sau khi những người Bolshevik chiếm được quyền kiểm soát ở nước Nga vào tháng 11/1917 và tiến tới đàm phán hoà bình với Liên minh Trung tâm, Ukraine – một nước thuộc Đế quốc Nga – đã tuyên bố độc lập hoàn toàn.

Là một trong những khu vực thịnh vượng nhất thuộc Nga trong thời kỳ trước chiến tranh, vùng đất rộng lớn Ukraine (mà tên gọi có thể được dịch là “ở biên giới” hoặc “vùng biên giới”) là một trong những vùng sản xuất lúa mỳ lớn nhất châu Âu, đồng thời còn có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, với nhiều mỏ sắt và than đá lớn. Phần lớn Ukraine được sáp nhập vào Đế quốc Nga sau lần Phân chia Ba Lan thứ hai vào năm 1793, trong khi phần còn lại – lãnh thổ Galicia – vẫn thuộc Đế quốc Áo-Hung và là chiến trường chính của Mặt trận phía Đông trong Thế chiến I. Continue reading “26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập”

Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?

20160305_blp503

Nguồn: “Why Austria’s asylum cap is so controversial“, The Economist, 29/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Châu Âu được chia làm hai nửa theo cách mà các quốc gia ở châu lục này đối xử với lượng người người tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, động thái của Áo nhằm giới hạn lượng người tị nạn được tiếp nhận tại biên giới phía nam của mình ở mức 80 người mỗi ngày và hạn chế số lượng người mỗi ngày được đi qua Áo để xin tị nạn tại Đức ở mức 3.200 người đã làm dấy lên sự phẫn nộ.

Sau khi Áo, một quốc gia nằm trên tuyến đường di cư từ vùng Balkan vào Đức, công bố kế hoạch của mình, Dimitris Avramopoulos, Ủy viên Châu Âu phụ trách Di cư, Nội vụ và Quyền công dân, đã viết thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo để phản đối. Động thái này, theo ông, là “rõ ràng không phù hợp” với luật pháp EU. Ngài Bộ trưởng đã trả lời trên truyền hình rằng: “Họ có cố vấn pháp lý của họ và tôi có cố vấn pháp lý của tôi”. Continue reading “Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?”