Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Doesn’t End?,” Foreign Affairs, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?”

Thế giới hôm nay: 15/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những người ủng hộ nền độc lập của Catalan đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Barcelona sau khi chín lãnh đạo ly khai bị Tòa Tối cao Tây Ban Nha tuyên án tù vì tổ chức trưng cầu dân ý bất hợp pháp vào năm 2017. Thời hạn của các bản án đã làm phẫn nộ nhiều người Catalan; Oriol Junqueras, cựu phó thủ hiến Catalonia và là bị cáo cấp cao nhất, bị tuyên 13 năm.

Sau 11 ngày biểu tình bạo lực và phong tỏa đường phố, chính phủ Ecuador và các nhà lãnh đạo người bản địa đã đạt thỏa thuận rút sắc lệnh loại bỏ trợ cấp nhiên liệu. Tổng thống Lenín Moreno cho biết các khoản trợ cấp khiến nhà nước phải trả 1,3 tỷ đô la mỗi năm và loại bỏ chúng sẽ giúp đáp ứng các điều kiện cho một khoản vay của IMF. Chính phủ cho biết sẽ tìm cách khác để tiết kiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/10/2019”

Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?

PUTIN-TRUMP

Nguồn: Nina Khrusheva, “Does Putin really want a Trump presidency?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các vụ bê bối thư điện tử đang gây bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Thứ nhất, bà Clinton từng bị phát hiện sử dụng một hệ thống máy chủ cá nhân trong công việc khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, do đó Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tiến hành điều tra và chỉ trích bà vì đã “quá bất cẩn.” Giờ đây những tin tặc mà Mỹ nhận định hiện đang làm việc cho Nga đã thông qua Wikileaks tiết lộ một loạt các email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC), trong đó đề cập tới việc các lãnh đạo của DNC ủng hộ bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này. Ngoài ra, các tin tặc của Nga còn bị nghi ngờ đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính được sử dụng để phục vụ các chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Continue reading “Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?”

Đánh giá của Putin về Donald Trump

putintrump

Nguồn: Christopher Smart, “What Putin Sees in Trump”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rất có thể khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngắm nhìn những vì sao đêm và tưởng tượng về thế giới trong mơ của mình, ông sẽ mỉm cười khi nghĩ đến việc Donald Trump là Tổng thống Hoa Kỳ. Có lẽ ông thích ý tưởng rằng có một lãnh đạo người Mỹ tập trung vào luật lệ và trật tự trong nước hơn là việc xây dựng nền dân chủ ở nước ngoài. Có thể Putin thậm chí còn ngưỡng mộ phong cách lãnh đạo ngạo mạn của Trump, điều gợi nhắc rất nhiều đến phong cách của chính ông.

Tuy nhiên khi bừng tỉnh khỏi cơn mộng tưởng, Putin hiểu rằng nước Nga không thể nào được lợi nếu Trump thắng cử vào tháng 11. Đó là lí do vì sao không thể nào có một kế hoạch nghiêm túc từ phía Kremlin – dựa vào các công cụ của không gian mạng hoặc những phương tiện khác – nhằm giúp sắp đặt chuyện này. Continue reading “Đánh giá của Putin về Donald Trump”

Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II

vladimir-putin-759

Nguồn: Alexander Etkind, “Putin’s History Lessons”, Project Syndicate, 15/09/2009

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý thức hệ của Liên Xô từng luôn hướng về tương lai. Ngược lại, hệ tư tưởng chính thống của nước Nga ngày nay dường như chỉ tập trung nhìn về quá khứ.

Bài viết gần đây của Thủ tướng Nga Vladimir Putin đăng trên tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan nhằm tưởng niệm 60 năm ngày Phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan đã thể hiện sự quyết tâm của ông nhằm khẳng định vai trò của Nga trong lịch sử châu Âu thế kỷ 20. Bài viết đã phản ánh những vấn đề sâu sắc vẫn còn tồn đọng trong kỷ nguyên của Putin: đó là việc thiếu khả năng phân định giữa quá khứ của Liên Xô với hiện tại của nước Nga; một sự kết hợp bừa bãi giữa chủ nghĩa bảo thủ chính trị và chủ nghĩa xét lại lịch sử; và thái độ thờ ơ, gần như không chịu tiếp thu, đối với các giá trị dân chủ cốt lõi. Continue reading “Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II”

Bí quyết tồn tại của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Secret of Putin’s Survival“, Project Syndicate, 01/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp 

Hai năm trước, một tiến trình dài tiến tới chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa biệt lập dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã lên đến cực điểm với việc sáp nhập Crimea vào Nga. Nhưng thậm chí khi cộng đồng quốc tế chỉ trích hành động trên, dường như người Nga lại chào đón điều này. Trong thực tế, việc bán đảo này “trở về” dưới sự kiểm soát của nước Nga đã có tác động sâu sắc đến tình cảm của công chúng – thứ được cho là đã làm tăng cường khả năng nắm giữ quyền lực của Putin, thậm chí cả khi nước Nga phải đối mặt với những thách thức nặng nề hơn về kinh tế và chính trị.

Tháng 3 năm 2016, 83% người Nga vẫn ủng hộ việc sáp nhập Crimea, trong khi chỉ 13% phản đối điều đó. Ngay cả những người cấp tiến – bao gồm những người biểu tình chống lại chế độ trên quảng trường Bolotnaya ở Moskva trong những năm 2011-2013 – cũng đã tìm thấy ở Crimea một lý do để ủng hộ Putin, mặc dù với một số dè dặt. Trong thực tế, Putin đang nhận được mức ủng hộ 80%, phản ánh mối liên hệ gần gũi giữa Putin và Crimea trong tâm trí người dân Nga. Continue reading “Bí quyết tồn tại của Putin”

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Tại sao phương Tây ‘ác quỷ hóa’ Putin?

putin

Nguồn: John Wight, “The Demonization of Vladimir Putin”, CounterPunch, 29/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vladimir Putin có lẽ là nhà lãnh đạo Nga được lòng dân nhất trong lịch sử. Gần đây nhất, trong báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ hồi tháng 11/2015, ông nhận được tỉ lệ ủng hộ của người dân lên tới 80%. Điều này khiến ông rõ ràng trở thành nhà lãnh đạo thế giới được lòng dân nhất hiện nay, mặc dù chúng ta thường sẽ nghĩ ngược lại bởi cái cách mà phương Tây mô tả và biến ông ta thành một con quỷ dữ.

Nghịch lý thay, lý do chính cho việc Putin được lòng dân ở Nga đến vậy cũng chính là lý do khiến ông bị chỉ trích ở Mỹ và Tây Âu – một sự thật đơn giản nhưng quan trọng, đó là: khi nhắc đến khả năng lãnh đạo và trí tuệ chính trị, Vladimir Putin chơi cờ vua, trong khi những người đồng cấp của ông ở London, Washington và Paris thì lại chơi khiêu kỳ (checquer, vốn được cho là dễ hơn nhiều so với cờ vua – NBT). Continue reading “Tại sao phương Tây ‘ác quỷ hóa’ Putin?”

Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga

KP_1501273_crop_1200x720

Nguồn:Vladimir Putin accuses Lenin of placing a ‘time bomb’ under Russia”, The Guardian, 25/01/2016.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga phê phán chủ nghĩa liên bang của nhà cách mạng đã làm Liên Xô tan rã và tạo ra căng thẳng về mặt sắc tộc trong khu vực.

Vladimir Putin đã tố cáo Lenin và chính quyền Bolshevik tiến hành những cuộc đàn áp tàn bạo và buộc tội Lenin đã đặt một “quả bom hẹn giờ” lên quốc gia này.

Việc phê phán Lenin, một nhân vật vẫn nhận được sự tôn kính từ các nhà cộng sản và nhiều người dân Nga, là một hành động khá bất thường của vị tổng thống Nga, người trong quá khứ vẫn luôn cân nhắc cẩn trọng các nhận xét về lịch sử quốc gia nhằm tránh làm mất lòng một số cử tri. Cùng lúc đó, ông cũng ra hiệu rằng chính phủ không có ý định đưa di hài Lenin ra khỏi lăng của ông trên Quảng trường Đỏ, và cảnh báo chống lại “bất cứ hành động nào gây chia rẽ xã hội”. Continue reading “Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga”

Liệu Putin có thể sống sót?

hi-putin-852-cp-03451715-8col

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nhiều người cho rằng Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong hoàn cảnh những sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy thoái của nước Nga

Trước hết hiển nhiên phải bắt đầu từ Ukraine. Đây là quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng, được Nga xem như một nước đệm để chống lại phương Tây, và là con đường vận chuyển năng lượng sang châu Âu – một yếu tố nền tảng của kinh tế Nga. Continue reading “Liệu Putin có thể sống sót?”