Làm sao đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?

Extremism_1913643b

Nguồn: Tony Blair, “Defeating Islamic Extremists in 2016”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Ngô Tuyết Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Danh sách các hoạt động khủng bố Hồi giáo cực đoan năm 2015 thật dài và khủng khiếp. Hầu như tháng nào cũng có người bị giết dưới danh nghĩa của một hệ tư tưởng tai hại.

Trong tháng 1 có khoảng 2.000 người đã bị thảm sát ở thị trấn Baga, Nigeria; 38 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe hơi diễn ra tại thủ đô Sana’a, Yemen và 60 người đã bị giết trong lúc đang cầu nguyện tại một Thánh đường Hồi giáo ở thành phố Shikarpur, Pakistan. Tháng 6, hơn 300 người chết hoặc bị thương trong các vụ tấn công ở khu vực Diffa, Đông Nam Niger, ở thành phố Kuwait và ở Sousse, Tunisia. Tháng 11, gần 200 người đã thiệt mạng dưới bàn tay của những kẻ khủng bố ở Sarajevo, Beirut và Paris. Sau đó, vào đầu tháng 12, một vụ xả súng với quy mô lớn đã diễn ra tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ. Continue reading “Làm sao đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?”

Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)

globalmeal

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa. Nếu như thế giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hóa thì cũng có rất nhiều định nghĩa về ngoại giao văn hóa. Theo đó, ngoại giao văn hóa có thể là:

  • Một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của một quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia trên thế giới;
  • Sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, hoặc
  • Một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, trong đó các thiết chế, hệ giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của một dân tộc được quảng bá ở cấp độ song phương và đa phương.

Continue reading “Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)”

Chủ nghĩa yêu nước trong thời đại toàn cầu hóa

000_6E3W4

Nguồn: Bill Emmott, “Patriotism in the Age of Globalization,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu của Pháp, một đường đứt gãy mới trong chính trị đã hình thành giữa những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa và những người yêu nước. Đây cũng là quan điểm của những người phản đối Liên minh châu Âu ở Anh và ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, ý kiến này chẳng những nguy hiểm mà còn sai.

Theo kết quả của vòng hai và vòng cuối cuộc bầu cử cấp vùng của Pháp hôm 13 tháng 12, quan điểm đó ít nhất cũng bị cử tri Pháp phản đối kịch liệt. Họ dành 73% số phiếu bầu cho các đối thủ của Mặt trận Quốc gia, và không cho phép đảng này giành bất cứ một thắng lợi nào. Continue reading “Chủ nghĩa yêu nước trong thời đại toàn cầu hóa”

Tân Tổng thống Đài Loan: Chiến thắng cho nữ quyền

98fb-0bfc761d4a95

Nguồn: Anthony Bleux, “Tsai Ing-wen, élue présidente à Taïwan, offre une victoire aux femmes“, Le Figaro, 18/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Mao Trạch Đông từng nói : “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”. Tuy nhiên, về chính trị, khẩu hiệu nổi tiếng này vẫn chỉ là lời nói suông ở Trung Quốc, nơi quyền lực chính trị hoàn toàn thuộc về nam giới kể từ năm 1949. Nhưng giờ đây đã xuất hiện một âm vang đặc biệt tại Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế mà Bắc Kinh luôn khao khát giành lại. Lần đầu tiên, một người phụ nữ, bà Thái Anh Văn, vươn tới đỉnh cao quyền lực chính trị. Đáng ngạc nhiên hơn, nữ tổng thống mới của hòn đảo 23 triệu người được bầu ra một cách dân chủ và giành chiến thắng áp đảo. Continue reading “Tân Tổng thống Đài Loan: Chiến thắng cho nữ quyền”

Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?

us-military-bans

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có một đặc điểm quan trọng là luôn luôn giữ được sự cảnh giác chiến lược cao độ đối với các thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này bắt đầu từ nhà lãnh đạo khai quốc công thần Washington.

Washington nói: phải luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu quỷ kế của nước ngoài

Trong diễn văn từ biệt năm 1796, Washington từng nhắc nhở nhân dân Mỹ như sau: “Nên xoá bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc từ lâu với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm tốt đẹp mạnh mẽ đối với các quốc gia khác, không có gì quan trọng hơn điều này …… Để đối phó với mọi âm mưu quỷ kế của các thế lực nước ngoài …… một dân tộc tự do nên luôn luôn giữ đầu óc cảnh giác.” Continue reading “Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?”

21/01/1924: Vladimir Lenin qua đời

Lenin

Nguồn:Vladimir Lenin dies,” History.com (truy cập ngày 20/01/2015)

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1924, Vladimir Lenin, kiến ​​trúc sư của cuộc cách mạng Bolshevik và nhà lãnh đạo đầu tiên của Liên Xô, qua đời vì xuất huyết não ở tuổi 54.

Trong đầu những năm 1890, Lenin từ bỏ nghề luật để dành thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Marx và thúc đẩy các hoạt động cách mạng trong giai cấp công nhân Nga. Bị bắt và lưu đày đến Siberia vào năm 1897, sau đó ông đến Tây Âu, nơi vào năm 1903, ông thành lập phe Bolshevik của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Bolshevik là đảng gồm các nhà cách mạng chuyên nghiệp chủ trương đấu tranh vũ trang lật đổ chính phủ sa hoàng và thành lập một chính phủ theo chủ nghĩa Marx. Continue reading “21/01/1924: Vladimir Lenin qua đời”

Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ

newyork

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm là tốc độ nhanh, chi phí thấp, trả giá nhỏ, nếu so với một số nước lớn trả giá đắt nhưng “trỗi mà không dậy được” thì có thể nói sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy ít tốn kém nhất.

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”. Continue reading “Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ”

Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?

20130928_blp510

Nguồn:How many people convert to Islam?”, The Economist, 29/09/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau vụ tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi (Kenya), có nhiều lời đồn đoán về khả năng liên quan đến cuộc tấn công của Samantha Leweithe, một phụ nữ người Anh đã cải sang đạo Hồi. Bà Samantha Lewthweite, được gọi là “góa phụ trắng”, kết hôn với Germaine Lindsay, một trong số những kẻ đánh bom ở Luân Đôn hôm 7/7 (2005), và bản thân cũng là một người đã cải sang đạo Hồi. Samantha Lewthweite đang bị Interpol và cảnh sát Kenya truy nã vì bị tình nghi có liên quan đến một vụ đánh bom khác. Lewthwaite, con gái của một quân nhân Anh quốc từng phục vụ ở Bắc Ai Len, lớn lên ở Anh quốc, và cải sang đạo Hồi khi còn ở tuổi niên thiếu. Việc cải sang đạo Hồi có phổ biến không? Và tại sao người ta lại gia nhập đạo Hồi? Continue reading “Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?”

Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên

8592475dd782bfce7a7360f58dc60b6a

Nguồn: Yuriko Koike, “The Ghosts of North Korea”, Project Syndicate, 30/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với nhiều người, năm mới là dịp nhìn lại những thứ đã làm được và những điều cần thay đổi. Người Triều Tiên không nằm trong số đó. Ở đất nước tăm tối này, “mục tiêu năm mới” không hẳn là một lựa chọn cho dân thường. Những gì xảy đến với họ hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, và đó thường là sự thiếu thốn và hoang tưởng nghiệt ngã.

Người Triều Tiên chịu đựng nhiều điều mà người ngoài chỉ có thể suy đoán. Hãy xem những “con thuyền ma” bí ẩn đi vào biển Nhật Bản mỗi mùa thu theo gió tây nam. Thuyền thô sơ, nhỏ (dài khoảng 10 mét), và chỉ có những ngư cụ cơ bản. Một vài thuyền trống, một số khác chở thi thể của người không rõ danh tính. Chỉ trong tháng qua, 13 thuyền và 26 thi thể (đa số đã gần như phân huỷ) được tìm thấy. Trong năm 2014, có khoảng 60 thuyền như vậy. Continue reading “Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên”

20/01/1981: Khủng hoảng con tin Iran chấm dứt

Iran hostage crisis

Nguồn:Iran Hostage Crisis ends,” History.com (truy cập ngày 19/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1981, ít phút sau khi Ronald Reagan nhậm chức tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương), 52 con tin người Mỹ bị giam giữ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Teheran, Iran, đã được thả, chấm dứt cuộc khủng hoảng con tin Iran kéo dài 444 ngày.

Ngày mùng 4 tháng 11 năm 1979, cuộc khủng hoảng bắt đầu khi một nhóm sinh viên Iran, tức giận trước việc chính phủ Mỹ cho phép nhà vua bị lật đổ của Iran tới thành phố New York để điều trị y tế, đã chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ ở Teheran. Continue reading “20/01/1981: Khủng hoảng con tin Iran chấm dứt”

Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?

20151128_blp522

Nguồn:Presidential pardons”, The Economist, 25/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi ông Barack Obama ngồi xuống dự bữa tiệc nhân lễ Tạ Ơn vào ngày 26 tháng 11 (2015), đó sẽ là lần gần cuối cùng ông thưởng thức bữa ăn trong cương vị Tổng thống Hoa Kì. Ngày hôm trước, ông đã ban lệnh “ân xá tổng thống” cho một con gà tây, tên là Abe, một truyền thống mà một số người cho là có từ thời John F. Kennedy (mặc dù George H. W. Bush mới là người đầu tiên phóng sinh cho một con gà tây). “Nước Mỹ trên hết là một đất nước của cơ hội thứ hai, và con gà này đã có được cơ hội thứ hai để sống phần còn lại của cuộc đời mình một cách thoải mái”, ông Obama nói về vận may của Abe. Đằng sau buổi lễ đầy hài hước này, việc thực thi nghiêm túc những lệnh ân xá của tổng thống lại bị sa lầy trong tranh cãi. Vậy lệnh ân xá của tổng thống ở Mỹ là gì và nó hoạt động như thế nào? Continue reading “Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?”

Tự do và chủ nghĩa xã hội

freedom

Tác giả: Vũ Ngọc Hoàng

Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN.

1. Các nhà tư tưởng, triết học đã bàn về tư do cách đây 500 năm, và từ đó đến nay liên tục bổ sung, hoàn thiện. Tự do là phạm trù thuộc về và gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Tự mình lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, đó là tự do, cũng chính là cuộc sống, đang sống, không phải đã chết. Sự tự do của con người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm. Continue reading “Tự do và chủ nghĩa xã hội”

Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

american-symbols-dale-jackson

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Trong số tất cả các nước lớn trỗi dậy, kinh nghiệm của Mỹ có ý nghĩa nhất đối với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm nhanh, thuận lợi, trả giá nhỏ, hiệu ích cao, là sự trỗi dậy thông minh nhất, trí tuệ nhất, nghệ thuật nhất, ly kỳ nhất. Sự trỗi dậy của nước Mỹ đứng trước tình trạng các đối thủ cạnh tranh vừa nhiều lại vừa hùng mạnh. Đức, Nhật, Liên Xô lần lượt tiến hành cạnh tranh chiến lược và đua tài với Mỹ, nhưng cuối cùng Mỹ thắng.

Kinh nghiệm trỗi dậy của Mỹ chủ yếu thể hiện trên ba mặt: một là Mỹ có kinh nghiệm vượt qua sự ngăn chặn, trỗi dậy thành công; hai là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn kẻ khác, bảo vệ bá quyền; ba là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn chia rẽ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia. Con đường nước Mỹ đi qua trên ba phương diện này đều là tài sản chiến lược quý giá Trung Quốc có thể tham khảo. Continue reading “Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ”

Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp

globaleconomy

Nguồn: Christine Lagarde, “The Transitions of 2016,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng |Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 tại Paris và dòng người tị nạn vào châu Âu chỉ là triệu chứng mới nhất của những căng thẳng chính trị và kinh tế ở Bắc Phi và Trung Đông. Và những sự kiện này không chỉ xảy ra tại những nơi đó. Xung đột cũng đang hoành hành ở những nơi khác, và có gần 60 triệu người đang phải đi tị nạn trên toàn thế giới.

Hơn nữa, năm 2015 đã được dự báo ​​là một trong những năm nóng kỷ lục, với hiện tượng El Niño diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, gây ra những thiên tai liên quan đến thời tiết ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Và việc Mỹ bình thường hóa lãi suất, cùng với sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, đã góp phần làm gia tăng sự bất ổn và biến động kinh tế trên toàn thế giới. Thật vậy, tăng trưởng thương mại toàn cầu đang giảm mạnh, với việc giá hàng hóa cơ bản sụt giảm đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nền kinh tế dựa vào tài nguyên. Continue reading “Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp”

Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan

20160123_blp902

Nguồn: “The formidable challenge facing Taiwan’s first female president”, The Economist, 17/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Đó là một chiến thắng vang dội sẽ thay đổi nền chính trị Đài Loan và cũng có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc. Thái Anh Văn, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập, được trông đợi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 16 tháng 1. Bà luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​trong vòng nhiều tháng nay. Nhưng quy mô chiến thắng của bà vẫn là một bất ngờ. Giành 56% số phiếu bầu, bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo này. Ấn tượng hơn, trong các cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức cùng ngày, được gọi là Viện Lập pháp Đài Loan, đảng của bà giành được 68 trong tổng số 113 ghế, so với con số chỉ 35 ghế của Quốc Dân Đảng (KMT) cầm quyền. Đây là lần đầu tiên Quốc Dân Đảng và các đồng minh mất quyền kiểm soát quốc hội kể từ khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan năm 1949. Điều này đã khiến mối quan hệ với Trung Quốc trở nên bất định: phía đại lục không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo 24 triệu dân này nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan”

Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do

1362728303_0

Nguồn: Andrés Velasco, “Two blows against illiberal democracy”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số chính phủ dân cử cạnh tranh cho danh hiệu tồi tệ nhất thế giới hiện đã giảm đi hai. Robert Mugabe của Zimbabwe vẫn nắm quyền, cũng như Viktor Orbán của Hungary. Ba Lan đang dần trở nên phi tự do, và các chế độ khắp từ Bắc Phi đến dãy Hindu Kush (ở Afghanistan) vẫn còn nằm trong danh sách các ứng cử viên đó.

Nhưng 12 năm chuyên quyền ngạo mạn dưới thời Néstor và Cristina Kirchner vừa kết thúc tại Argentina. Và một thất bại đáng kinh ngạc trong các cuộc bầu cử quốc hội chắc chắn sẽ đánh dấu khởi đầu của việc kết thúc 16 năm chủ nghĩa Chavez gây bất ổn ở Venezuela. Chừng đó là đủ lý do để ăn mừng. Continue reading “Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do”

18/01/1985: Mỹ phớt lờ Tòa án Công lý Quốc tế

contras troops

Nguồn:United States walks out of World Court case,” History.com (truy cập ngày 17/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên kể từ khi gia nhập Tòa án Công lý Quốc tế vào năm 1946, Mỹ đã rời bỏ một vụ kiện. Vụ kiện này có liên quan đến những hoạt động bán quân sự của Mỹ nhằm chống lại chính phủ Nicaragua.

Đối với chính quyền Reagan, những nỗ lực làm suy yếu chính phủ Sandinista ở Nicaragua là một yếu tố quyết định trong chính sách đối ngoại chống cộng của ông kể từ khi ông lên nắm quyền năm 1981. Những chính sách được thiết kế nhằm cô lập chính phủ Nicaragua về mặt kinh tế và ngoại giao được kết hợp với viện trợ bằng tiền và vật chất cho phe “Contras,” một lực lượng bán quân sự chống chính phủ đã thực hiện các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào phe Sandinista. Mặc dù một số nỗ lực của Mỹ trong số này được công khai, phần còn lại vẫn là bí mật và tiếp tục được che giấu trước công chúng. Continue reading “18/01/1985: Mỹ phớt lờ Tòa án Công lý Quốc tế”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình

Part-DEL-Del8397079-1-1-0

Nguồn: Taiwan Elects Its First Female President”, TIME magazine, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hôm thứ Bảy, người dân Đài Loan đã bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của họ – một nhà kỹ trị ham mê đọc sách cam kết sẽ đặt các vấn đề trong nước lên trên các mối quan hệ ngày một sâu sắc với Trung Quốc đại lục, điều ngày càng được xem như một chén thuốc độc.

Thái Anh Văn, một nhà khoa học được đào tạo tại Mỹ và Anh, và là người đứng đầu Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) luôn hoài nghi chính quyền Bắc Kinh, chỉ cần chưa đến 60% số phiếu bầu để chấm dứt tám năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng (Kuomintang hay KMT), thời kỳ gắn với tăng trưởng trì trệ và bất bình đẳng tăng cao. Continue reading “Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình”

Chính sách tị nạn của Đức từ góc độ chính trị và pháp lý

0,,18705980_303,00

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Khủng hoảng tỵ nạn là hậu quả của chính sách sai lầm của các cường quốc khi can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực trong suốt nhiều thập kỷ qua. Và nay châu Âu đang phải đối mặt với vấn đề đó ngay tại sân nhà. Nước Đức và châu Âu đang đứng trước nguy cơ bị chia rẽ sâu sắc.

Nước Đức chào đón người tị nạn

Sự việc bắt đầu bằng dòng người tỵ nạn từ Syria tràn ngập nhà ga trung tâm thủ đô Budapest của Hungari cuối tháng 8 năm 2015 đòi được đi tiếp sang Đức và Áo. Ban đầu chính quyền Badapest còn ngăn cản, cố giữ trật tự trong chừng mực có thể, nhưng rồi họ cũng “đầu hàng” trước sức ép của dòng người di cư lớn chưa từng có. Trong bối cảnh đó Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận những người này, chính thức kích hoạt cho dòng di cư từ các nước Bắc Phi và Trung Đông, đặc biệt là từ Syria, tràn vào Đức và châu Âu. Cho đến cuối năm 2015 đã có 1,1 triệu người tỵ nạn đến Đức, chưa kể số người không đăng ký, vượt xa số 800 ngàn mà chính quyền dự đoán trước đó. Continue reading “Chính sách tị nạn của Đức từ góc độ chính trị và pháp lý”