Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong suy nghĩ của mọi người, để dập tắt một cuộc đảo chính quân sự, hầu như bao giờ cũng phải sử dụng vũ lực, và do đó khó tránh khỏi đổ máu, tàn phá. Nhưng để dập tắt cuộc đảo chính năm 1961 của các tướng lĩnh cấp cao chỉ huy quân đội Pháp đóng tại Algeria, Tổng thống Pháp De Gaule (Đờ-Gôn) đã sử dụng một thứ “vũ khí” duy nhất là … những chiếc đài thu thanh bán dẫn! Continue reading “Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?”

Chính trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Giuseppe Paparella, “What US National (Dis)Unity Means for China Policy”, The Diplomat, 10/06/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Lịch sử cho thấy, mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc thường phản ánh các biến động của sự đoàn kết trong nước.

Trong các diễn ngôn chính trị gần đây, ngày càng có nhiều người Mỹ bày tỏ lo ngại rằng cuộc đấu đá chính trị nội bộ đang làm suy yếu các chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ đối với Trung Quốc. Một mặt, các vụ truy tố cựu Tổng thống Donald Trump và cuộc điều tra con trai Tổng thống Joe Biden có thể làm lung lay sự ổn định trong nước; mặt khác, chiến dịch tranh cử tổng thống sắp tới có thể khiến quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi. Với hơn 80% người dân Mỹ có quan điểm không tốt về Trung Quốc, cả hai đảng dự kiến sẽ củng cố các luận điệu chống Trung Quốc để chiếm sự ủng hộ của công chúng. Continue reading “Chính trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?”

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?

Tác giả: Hùng Nguyễn
 
Thời gian vừa qua, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Mới đây nhất, ngày 4/10, Trung Quốc đã triển khai tàu Hải cảnh ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế cho binh lính đồn trú trên Bãi Cỏ Mây bằng cách di chuyển cắt mũi tàu tuần tra BRP Sindangan của Philippines ở khoảng cách 4 mét, khiến tàu này buộc phải đảo chiều động cơ để tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Trước đó vào ngày 5/8, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành xịt vòi rồng vào tàu của Philippines để ngăn chặn hoạt động tiếp tế tại đây. Continue reading “Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?”

Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Cuộc chiến tại Ukraine đã phục vụ như một lời nhắc nhở đối với các nhà quan sát phương Tây rằng có một thế giới rộng lớn tồn tại bên ngoài các cường quốc và đồng minh cốt lõi của họ. Thế giới này, chủ yếu bao gồm các quốc gia Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, và Mỹ Latinh, đã tránh chọn phe rõ ràng trong cuộc xung đột này. Từ đó, cuộc chiến này đã có một hậu quả bất ngờ – làm nổi bật Phương Nam toàn cầu (Global South) như một nhân tố chính trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21. Bối cảnh địa chính trị ngày nay không chỉ được xác định bởi những căng thẳng giữa Mỹ và hai cường quốc đối thủ chính là Trung Quốc và Nga, mà còn bởi những quyết định của các cường quốc bậc trung như Việt Nam và Argentina, hay các tiểu cường như Serbia và Kenya. Continue reading “Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu”

Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức

Nguồn: Yong Xiong & Nectar Gan, “China’s ousted foreign minister had an affair with TV host, FT reports”, CNN, 27/09/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên, cho rằng cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) ngoại tình với một người dẫn chương trình truyền  hình nổi tiếng và cùng nhau có một đứa con thông qua dịch vụ sinh hộ, qua đó cung cấp thêm thông tin về những bí ẩn xung quanh vụ mất tích và cách chức không rõ nguyên nhân đối với ông Tần.

Financial Times trích dẫn sáu người thân cận với Phó và giới làm chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho rằng Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian), 40 tuổi, cựu người dẫn chương trình trò chuyện hàng đầu trên đài truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, đã có mối quan hệ tình ái với Tần, 57 tuổi. Continue reading “Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức”

Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan

Nguồn: Thái Đình Lan, “Thương Minh Kỷ Hiểm” [滄溟紀險]

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình từ Quảng Ngãi về Trung Quốc của Thái Đình Lan

Cuối mùa thu năm Ất Mùi Đạo Quang [1835], sau khi dự thi tại tỉnh [Phúc Kiến] tôi quay về nam đến Hạ Môn (còn có biệt hiệu là Lộ Đảo); gặp ngày sinh nhật của thầy tôi là Quan sát Chu Vân Cao (bấy giờ nhậm chức tại đạo Hưng Tuyền Vĩnh, trú tiết tại Hạ Môn), chúng tôi đến nâng ly chúc mừng thầy, yến hội mấy ngày. Sau đó qua Kim Môn (đảo phía đông Hạ Môn) thăm nhà thờ tổ (tổ tiên tôi trú tại Kim Môn), cùng đến tấn Liệu La (đông nam Kim Môn) tìm thuyền về Bành Hồ thăm mẹ già, rồi lập tức đến Đài Loan; ước tính trong 10 ngày có thể đạt được (năm này tôi làm Giảng viên tại thư viện Dẫn Tâm, quận Đài). Continue reading “Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan”

Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Tác giả: Chen Yang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở vật chất của cảng Odessa. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy” và một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25, CNN đưa tin: Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga. Đối mặt với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine phát động gần đây, con đường tương lai của Hạm đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm. Continue reading “Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?”

Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình qua các địa danh Việt Nam

Vừa mới rời ải Do, dân cư thưa thớt, đường sá gập ghềnh, thuộc loại núi rừng hoang vu. Đi 25 dặm,[1] nghĩ tại quán Văn Khẩu, trấn Hạ Thạch (có lính của sảnh Minh Giang trú phòng); chủ quán họ Tôn (tên Bồi Hùng, tự là Tử Tuấn, người đất Kim Quỹ, Giang Tô; dòng dõi Chế quân Tôn Bình Thúc) mời ăn. Lại đi 20 dặm đến trấn Thượng Thạch, trú tại công thự viên Tri châu người bản xứ họ Bế (tên Thành Tú; công thự cung cấp ăn uống cho người đi theo và binh lính). Continue reading “Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước”

Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”. Continue reading “Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ”

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi). Continue reading “Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Uyên

Tháng 7/2023, gấu trúc Yuan Meng – thế hệ gấu trúc đầu tiên sinh ra tại sở thú Baeuval, Pháp – đã trở về Tứ Xuyên, Trung Quốc theo thỏa thuận cho thuê giữa hai quốc gia năm 2012. Thỏa thuận cho thuê gấu nằm trong khuôn khổ triển khai chính sách ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc kể từ năm 2008. Hiện nay, ngoại giao gấu trúc đã trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao công chúng và gia tăng quyền lực mềm. Continue reading “Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị thượng đỉnh New Delhi của Nhóm G20 vừa bế mạc trong tình hình các bên bất đồng nghiêm trọng và thế giới bên ngoài không thuận lợi, cuối cùng đã thông qua bản tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về đoàn kết và hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn và gác lại một số bất đồng nghiêm trọng. Thế nhưng, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Biden sau khi rời New Delhi lại kéo mọi người về đến thực tế chính trị quốc tế phức tạp và thô ráp hơn. Ngày 10 tháng 9, Biden đến Hà Nội, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm ngắn ngủi đã được bàn tán ầm ĩ, người dưng nước lã cũng đều biết. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden”

Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 10/09/2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Hà Nội. Nếu như việc nâng cấp quan hệ vẫn là yêu cầu từ lâu của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam, đây là một diễn tiến ngoạn mục, bởi cho đến gần đây Hà Nội vẫn rất ngần ngại thắt chặt hơn nữa bang giao với Mỹ, vì sợ phản ứng từ Trung Quốc.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng thời điểm hiện nay là thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ mà không gặp trở ngại nào và cũng không gặp phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp. Continue reading “Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu

Nguồn: Craig Singleton, “中国的军事力量正走向全球”, The New York Times, 08/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Địa điểm các quan chức Mỹ suy đoán là tiền đồn quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp được xây dựng xong tại căn cứ hải quân Ream trên lãnh thổ Campuchia. Điều này thể hiện một diễn biến lớn trong chiến lược phòng thủ khu vực của Bắc Kinh. Ngoài việc tạo điều kiện cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, căn cứ địa mới này còn có thể cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một điểm tập kết, giám sát và tác động đến các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, nơi ước tính khoảng 40% hàng hoá thương mại của thế giới đi qua. Continue reading “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu”

Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 26 tháng Giêng [13/3/1836] đến tỉnh thành Thanh Hoa (cách Nghệ An 240 dặm) [1 dặm=0,576 km], trú tại nhà Thẩm Lượng (người đất Chiếu An) [Phúc Kiến]. Ngày hôm sau đến yết kiến quan Tổng đốc họ Nguyễn[1] (Thanh Hoa nhiều họ Nguyễn, tự cho là con nhà quyền quí khó trị, vì vậy phải chọn Tổng đốc người thân thuộc, để khống chế). Ông ta chỉ chỗ tại mặt tiền nhà, yêu cầu tôi đề câu đối, xem qua lòng rất hoan hỷ. Ông gọi các công tử ra gặp (trưởng công tử biết đánh đàn, giữ chức quan Phó vệ). Ông lại gửi giấy ra lệnh cho các đồn trên đường sắp đi, ban đêm lo phòng vệ. Kế đó gặp quan Bố chính họ Nguyễn[2] (tên Nhược Sơn, tổ tiên người Phúc Châu, Phúc Kiến; chú là Thượng thư bộ Lại, đã mất) được an ủi, biếu 1 lượng bạc và trà ngon; lại gửi thư đến Hà Nội dặn chuẩn bị thông dịch nói tiếng Triều Châu, Quảng Đông; bảo Phố trưởng thu góp tiền trợ giúp 10 [lạng?], tôi cảm động làm thơ tạ ơn. Continue reading “Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Trí tuệ nhân tạo và tương lai của xung đột vũ trang

Tác giả: Ngô Di Lân

Bản chất của trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần mềm vi tính được phát triển để mô phỏng các chức năng nhận thức của bộ não con người, ví dụ như: nhận diện khuôn mẫu, giải quyết vấn đề, và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.[1] “Lời hứa” của các phần mềm AI tiên tiến nhất hiện nay như ChatGPT hay AlphaFold là chúng có thể tăng năng suất làm việc của mỗi người lên nhiều lần và thậm chí giúp chúng ta giải được nhiều bài toán mà trước đây tưởng chừng như bất khả thi. Mặt khác, sự phát triển thần tốc của AI cũng sẽ đặt ra nhiều nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh quốc gia, thậm chí thay đổi một cách căn bản cách thức các quốc gia trong hệ thống quốc tế tương tác với nhau trong cả thời bình lẫn thời chiến. Bài viết này sẽ phân tích một số tác động lớn của AI đối với an ninh toàn cầu trong thời gian tới, cụ thể là mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và nguy cơ xung đột vũ trang trong tương lai. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo và tương lai của xung đột vũ trang”

Chuyên gia phương Tây: Putin thất bại lớn trong công tác tình báo

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Có thể bạn cho rằng việc Nga xâm chiếm Ukraine là một chiến dịch quân sự được lên kế hoạch công phu, là cơ hội để Tổng thống Putin thể hiện sự cứng rắn và trí tuệ của mình. Thế nhưng bạn đã nhầm rồi. Tờ “The Times” [Anh Quốc] có đăng bài của một chuyên gia gián điệp Anh, gọi việc Nga xâm lược Ukraine là “thất bại tình báo lớn nhất” của Putin và là một “thảm họa tình báo” đối với cơ quan tình báo của ông. Tác giả bài báo cũng tiết lộ rằng các hoạt động gián điệp của Nga ở châu Âu đã giảm bớt một nửa và nhiều điệp viên “bất hợp pháp”của Nga tại Brazil, Hy Lạp, Na Uy và các nước khác đã bị lộ. Continue reading “Chuyên gia phương Tây: Putin thất bại lớn trong công tác tình báo”

Thế giới hôm nay: 30/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng thương mại Mỹ Gina Raimondo đã gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Cường với mục tiêu cải thiện quan hệ thương mại và hợp tác ngày càng suy yếu giữa hai nước. Bà Raimondo nói Mỹ muốn hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo. Hôm thứ Hai, bà nhấn mạnh thương mại trong các ngành ít nhạy cảm có thể được thúc đẩy mà không cần có các thoả hiệp về an ninh quốc gia, vốn là trở ngại chính khiến hai bên dè dặt với nhau.

Joe Biden xác định 10 loại thuốc kê đơn đầu tiên sẽ được đàm phán giá giữa Medicare (bảo hiểm y tế chính phủ cho người Mỹ từ 65 tuổi trở lên) và các công ty dược phẩm. Danh sách này bao gồm thuốc làm loãng máu và thuốc trị tiểu đường. Theo Đạo luật Giảm Lạm phát, mức giá thương lượng — thực tế do nhà nước đặt ra — sẽ có hiệu lực từ năm 2026. Ông Biden nói có tới 9 triệu người sẽ được hưởng lợi từ giá thuốc giảm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2023”

Thế giới hôm nay: 29/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cổ phiếu của tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande giảm gần 90% ngay trong phiên giao dịch trở lại ở Hồng Kông sau lệnh cấm 17 tháng. Trước đó, công ty đã ghi nhận khoản lỗ 33 tỷ nhân dân tệ (4,5 tỷ USD) trong sáu tháng đầu năm 2023 – gần bằng một nửa số lỗ cùng kỳ năm ngoái. Evergrande bị ảnh hưởng nặng bởi khủng hoảng trong toàn ngành bất động sản ở Trung Quốc và đã vỡ nợ hồi năm 2021.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu, tổng cung tiền trong khu vực đồng euro đã giảm lần đầu kể từ năm 2010. Cung tiền giảm – bao gồm tiền mặt, tiền gửi và các khoản vay – là kết quả của tiến trình tăng lãi suất chống lạm phát. Lãi suất cao đã làm giảm hoạt động cho vay ở khu vực tư nhân và khiến tiền gửi ngắn hạn giảm sút. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/08/2023”

Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây thông báo rằng ông sẽ “sớm” thăm Việt Nam, có thể là trên đường về sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ ở Ấn Độ vào ngày 9-10/9. Dù chi tiết cụ thể của chuyến đi chưa được xác nhận, truyền thông quốc tế đã suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến việc nâng cấp quan hệ song phương. Các thông tin không chính thức cho thấy hai nước, vốn hiện đang ở mức “đối tác toàn diện”, có thể bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để chuyển thẳng lên cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?”