Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào?

Nguồn: Gideon Rachman, “How China broke the Asian model”, Financial Times, 21/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Ông thấy mô hình Trung Quốc có gì độc đáo?” Đó là câu hỏi mà một phóng viên truyền hình hỏi tôi trong chuyến thăm lần trước của tôi tới Bắc Kinh. Câu trả lời của tôi là tôi không nghĩ rằng có một mô hình kinh tế cụ thể nào của riêng Trung Quốc.

Có một mô hình phát triển Đông Á dựa trên công nghiệp hóa nhanh chóng và hướng vào xuất khẩu, được thực hiện tiên phong bởi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Những gì Trung Quốc đã làm là theo đuổi mô hình tương tự – nhưng trên quy mô lớn. Tôi nói thêm rằng một trong những đổi mới thực sự của Trung Quốc là đất nước này đã không tự do hóa về mặt chính trị dù đã trở nên giàu có hơn. Điều này khiến Trung Quốc trở nên khác biệt so với Hàn Quốc và Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào?”

Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ

Nguồn: Rumors of U.S. Secretly Harboring Top China Official Swirl”, Daily Beast, 17/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các phương tiện truyền thông và tài khoản Twitter chống cộng bằng tiếng Hoa tuần này đã gây xôn xao với tin đồn rằng Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Đổng Kinh Vỹ (Dong Jingwei) đã đào tẩu vào giữa tháng Hai vừa rồi, bay từ Hong Kong đến Hoa Kỳ cùng với con gái của ông, Đổng Dương (Dong Yang).

Đổng Kinh Vỹ được cho là đã cung cấp cho Hoa Kỳ thông tin về Viện Virus học Vũ Hán và làm thay đổi lập trường của chính quyền Biden về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Đổng là, hoặc từng là, một quan chức lâu năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), còn được gọi là Quốc An Bộ. Lý lịch công khai của ông cho thấy ông phụ trách các nỗ lực phản gián của Bộ, tức là bắt gián điệp, kể từ khi được thăng chức thứ trưởng vào tháng 4 năm 2018. Nếu những câu chuyện này là sự thật, Đổng sẽ là quan chức giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng đào tẩu. Continue reading “Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ”

‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh

Nguồn: Tsukasa Hadano, “‘Last G-7’: China revels in parody mocking US and allies”, Nikkei Asia, 16/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một con đại bàng đầu trắng ngồi ở giữa bàn đang biến giấy vệ sinh thành những tờ đô la trong khi một chú chó Akita không có ghế ngồi đang rót nước phóng xạ từ Fukushima cho những con thú khách mời khác uống.

Đây là một trong những chi tiết trong bức biếm họa dựa trên bức tranh nổi tiếng “Bữa tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci nhằm chế nhạo những nỗ lực của nhóm G7 và Hoa Kỳ trong việc xây dựng một liên minh chống lại Trung Quốc.

Với tựa đề “The Last G-7” (Hội nghị G-7 cuối cùng), tác phẩm này đã lan truyền ở Trung Quốc vào cuối tuần này sau khi nó được đăng trên trang Sina Weibo trong lúc hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 đang diễn ra ở Anh, nơi mà câu hỏi về cách đối phó với Bắc Kinh được đưa ra nhiều lần trong chương trình nghị sự. Continue reading “‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh”

Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi vừa xét nghiệm PCR lần đầu tại một bệnh viện gần nhà ở Bắc Kinh. Hôm thứ Tư (27/01/2021), một ngày trước khi đến Thiên Tân công tác, khách sạn tôi đặt trước đã gọi và cho biết là tôi sẽ chỉ được phép ở nếu có thể trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Tôi hoảng hốt chạy đến bệnh viện. Đến lượt tôi sau khoảng 10 phút chờ đợi. Kỹ thuật viên nhét một que thử vào lỗ mũi tôi. Hơi đau nhưng nhanh chóng. Dịch vụ này có giá 120 nhân dân tệ (19 USD).

Sau đó lại một bất ngờ khác. Chính quyền thành phố Bắc Kinh yêu cầu tất cả mọi người đến thành phố từ thứ Năm (28/01/2021) sẽ phải làm xét nghiệm PCR ở điểm khởi hành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19”

Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Quang Thái

Tháng Chạp năm Quang Thái thứ 1 [1388], sau khi Đế Hiện bị truất ngôi, Quý Ly nói phao lên rằng sẽ lập Thái úy Trang định vương Ngạc, một người con của Thượng hoàng lên nối ngôi. Ngạc từ chối không nhận; nhân đấy Quý Ly nói với Thượng hoàng rằng:

Quan Thái uý biết chối từ không nhận ngôi Vua, là người có đức độ lớn’.

Thượng hoàng lấy làm phải; vì thế, nên mới có mệnh lệnh phong Ngạc làm Đại vương và lập người con út là Chiêu Định vương Ngung lên làm vua, tức Vua Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái. Continue reading “Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc

Nguồn: The graveyard of empires calls to China”, Financial Times, 16/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Quốc, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình.

Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ dần kết thúc trước ngày mang tính biểu tượng là 11 tháng 9 năm 2021, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang phải vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn nhau. Một mặt, Bắc Kinh luôn cảm thấy các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan là một phần của “Âm mưu vĩ đại” mới nhằm bao vây, kiềm chế và có khả năng gây bất ổn cho Trung Quốc, quốc gia có chung một dải biên giới nhỏ với nước này. Vì vậy, sự rút lui nhục nhã cuối cùng của Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban ở nước này được Trung Quốc hoan nghênh trên khía cạnh đó. Continue reading “Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc”

Quốc gia tầm trung với định hướng ngoại giao chuyên biệt: Một số gợi ý cho Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Đỗ Thị Thủy **

Tóm tắt: Ngoại giao chuyên biệt nhiều thập niên qua đã, đang là lựa chọn và định hướng chính sách đối ngoại quan trọng, phổ biến, phù hợp với thế và lực của các nước tầm trung trong một môi trường chiến lược biến động nhanh chóng, phức tạp nhưng cũng mở ra nhiều dư địa, cơ hội. Với thế và lực gia tăng ấn tượng sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế thành công cũng như với tầm nhìn, khát vọng phát triển đến năm 2045 được Đảng ta đề ra tại Đại hội XIII (tháng 1-2021), Việt Nam ngày càng có những đóng góp tích cực, chủ động, trách nhiệm vào hòa bình, an ninh, phát triển và thịnh vượng chung của khu vực, thế giới. Vì lẽ đó, ngoại giao chuyên biệt cần được xem là hướng đi, ưu tiên mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Continue reading “Quốc gia tầm trung với định hướng ngoại giao chuyên biệt: Một số gợi ý cho Việt Nam đến năm 2030”

Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?

Nguồn: Minxin Pei, “Putin’s Russia is a trap China should avoid”, Nikkei Asia, 13/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự hào về việc học được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt hàng các nghiên cứu của giới hàn lâm và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu xem chế độ Liên Xô hùng mạnh một thời đã sụp đổ như thế nào.

Đây hoàn toàn không phải là một việc làm vô ích. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô, chẳng hạn như sự dàn trải sức mạnh quá đà, chạy đua vũ trang tốn kém và kinh tế trì trệ, đã giúp ĐCSTQ hình thành chiến lược tồn tại của mình trong thời kỳ hậu khủng hoảng Thiên An Môn. Nhìn chung, đảng đã được hưởng lợi từ những bài học này – cho đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một chiến lược hoàn toàn mới sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Continue reading “Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?”

Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam hiện đang phải đối phó với đợt dịch Covid thứ tư dữ dội hơn những đợt dịch trước. Đợt dịch lần này gây lo ngại cho chính quyền lẫn người dân, nhất là vì chiến dịch chích ngừa Covid-19 ở Việt Nam còn quá chậm, với chỉ hơn khoảng hơn 1 triệu người được tiêm chủng, tính đến ngày 07/06, tức là mới khoảng 1,3% tổng dân số gần 100 triệu người, mức thấp nhất Đông Nam Á, thua xa Cam Bốt (16%).

Chính phủ Việt Nam nay đề ra mục tiêu chích ngừa cho 75% dân số, để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam đang ráo riết tìm mua vac-xin, chứ không thể chỉ trông chờ vào cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới WHO viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước nghèo. Continue reading “Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?”

Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam

Tác giả: Giang Nguyễn p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đang cấp bách triển khai chương trình tiêm chủng đại trà, đồng thời nỗ lực tìm nguồn cung vắc-xin trên thị trường và phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 trong nước. Chương trình tiêm chủng đại trà sẽ gặp những khó khăn gì? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) đã trao đổi với phóng viên Giang Nguyễn về những khó khăn và rủi ro trước mắt.

Giang Nguyễn: Kính chào Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp. Trong bài bình luận trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak (ISEAS) đăng ngày 8 tháng 6 vừa qua Tiến sĩ đã nhận định rằng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam quá chậm trễ. Việt Nam trước đây được thế giới khen ngợi là một trong những nước xử lý sự lây lan của dịch xuất sắc nhất. Vì sao có sự chậm trễ trong chiến dịch phòng ngừa? Continue reading “Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam”

Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?

Nguồn: Why Belarus is called Europe’s last dictatorship”, The Economist, 25/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quyết định của tổng thống Belarus Alexander Lukashenko buộc một chuyến bay chở khách từ Hy Lạp đến Litva phải hạ cánh ở Minsk, thủ đô Belarus, để bắt giữ một nhà báo trên máy bay đã gây sốc cho thế giới. Nhưng có lẽ mức độ gây sốc sẽ không nhiều như khi bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào khác làm như vậy. Sự sẵn sàng đàn áp người dân trong khi không sẵn lòng từ bỏ quyền lực của Lukashenko đã khiến ông nổi tiếng là nhà độc tài cuối cùng của châu Âu. Năm ngoái, ông đã “đánh cắp” một cuộc bầu cử và đàn áp các cuộc biểu tình lớn sau đó. Lukashenko đã cai trị Belarus trong 26 năm qua như thế nào?

Lukashenko được bầu làm tổng thống Belarus vào năm 1994, ba năm sau khi đất nước tuyên bố độc lập khi Liên Xô giải thể. Không giống như các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, ông đã bảo tồn các di tích của chủ nghĩa cộng sản. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười năm 1917 vẫn là một ngày lễ quốc gia, và các nhà máy quốc doanh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của ông. Sự tiến bộ của nền dân chủ và thị trường tự do đã rất chậm chạp. Continue reading “Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?”

Mấy vấn đề xung quanh Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân

Mấy ngày nay dư luận rộ lên bàn tán xung quanh sự việc công ty tư vấn Pháp ACT được nhà nước Việt Nam thuê khảo sát, đánh giá chất lượng của công trình dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, và đã công bố kết quả.

Dư luận băn khoăn vì sao Công ty tư vấn Pháp ACT ngày 29/4/2021 một mặt đã xác nhận và cấp Chứng nhận Công trình đạt điều kiện an toàn hệ thống cho công trình của Dự án, nhưng, mặt khác, lại vẫn “thòng” thêm 16 Khuyến cáo rằng công trình của Dự án chưa đạt tiêu chuẩn châu Âu theo các nhóm hạng mục khác nhau, và rằng nếu đưa vào sử dụng thì chủ dự án phải chấp nhận khả năng xảy ra rủi ro, tai nạn… (?!).

Trong khi đó, thông tin chính thức từ Bộ GTVT cho biết Dự án Cát Linh – Hà Đông sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của Trung Quốc. Continue reading “Mấy vấn đề xung quanh Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông”

Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bắc Kinh đang thay đổi nhanh chóng, tôi thầm nghĩ khi lái xe ngang qua Đức Thắng Môn ở phía bắc thành phố vào cuối tuần qua. Tại ngã tư, tôi không còn thấy tấm biển “Trụ sở Viện Khổng Tử” trên một tòa nhà nữa.

Tôi chắc chắn nó có ở đó vào lần cuối tôi đi qua vào tháng 10. Thay vào đó, tôi thấy một tấm biển từ tiếng Trung nghĩa là “ngôn ngữ” cùng với các chữ cái “CLEC”.

Tôi ra khỏi xe và hỏi một nhân viên bảo vệ đang đứng trước tòa nhà đó. “Mới thay gần đây thôi”, người này cho biết. “Tôi nghĩ là cách đây chưa đầy một tháng.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử”

Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay

Giới thiệu: Việt Hải

Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Nội dung cụ thể của tọa đàm được đăng tải trên website Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung – Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.

Nội dung bài phát biểu của ông Giả Khánh Quốc như sau: Continue reading “Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay”

Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc

Tác giả: Dư Thu Vũ | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

1. Các đặc tính của văn hóa Trung Quốc

Rất nhiều học giả đã phát biểu về đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Tôi không tán thành phần lớn các ý kiến của họ. Nguyên nhân chỉ có một: những “đặc tính” họ tìm ra thì không có gì khác với các tính đặc thù thực sự của các nền văn hóa khác.

Ví dụ: “mạnh mẽ, đầy triển vọng”, “vươn lên không biết mệt mỏi”, “nội dung bao la mênh mông”, “tôn sư trọng giáo”, “khoan dung nhường nhịn”, “hậu đức tải vật”,[1] những thành ngữ này luôn được thay nhau dùng để khái quát các đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Thoạt xem dường như không có gì sai cả, nhưng một khi dịch ra tiếng nước ngoài thì rắc rối, vì trong những sách kinh điển của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có cách nói tương tự, chẳng qua chúng ta trình bày bằng văn ngôn của Hán ngữ mà thôi. Continue reading “Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc”

Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?

Nguồn: Deborah Elms, “The CPTPP expands”, Asian Trade Center, 03/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership, CPTPP) đã chính thức chấp nhận việc Vương quốc Anh khởi động tiến trình gia nhập hiệp định.

Dù đây là lần đầu tiên thỏa thuận thương mại này được mở rộng kể từ khi nó có hiệu lực, trước đó đã từng có thành viên gia nhập trong quá trình đàm phán hiệp định. Vào năm 2006, CPTPP khởi đầu chỉ với bốn thành viên (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore). Tính đến thời điểm đạt được thỏa thuận, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) có 12 thành viên: 4 thành viên ban đầu cộng thêm Australia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ và Việt Nam.

Bất ngờ bị suy yếu sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định vào đầu năm 2017, TPP đã được chuyển đổi thành CPTPP, và gần hai năm sau đó, đã chính thức có hiệu lực đối với bảy thành viên. Continue reading “Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?”

Tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu

Chương trình bình luận Toàn cảnh thế giới trên VTV 1 ngày 06/06/2021 về tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu. Chương trình có sự tham gia bình luận của BTV Phương Huyền và TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore.

Continue reading “Tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu”

Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu vào cuối tháng 4, là đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất tại Việt Nam cho đến nay. Tổng cộng đã có 5.758 ca nhiễm tính đến trưa ngày 7/6, chiếm khoảng hai phần ba tổng số ca nhiễm tại Việt Nam từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm ngoái. Quan trọng hơn, nó đã lan tới các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, gây gián đoạn hoạt động của nhiều nhà máy tại hai trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng này. Đợt bùng phát này càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng Covid-19 vốn đang được Việt Nam nỗ lực tăng tốc sau một khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng.

Việt Nam bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 vào ngày 8 tháng 3 năm 2021, tập trung vào các nhân viên tuyến đầu. Tính đến ngày 5 tháng 6 năm 2021, số người được tiêm ít nhất một liều vắc xin là 1,24 triệu người, chỉ chiếm 1,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong số mười nước thành viên ASEAN. Continue reading “Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức”

Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Why Biden should pursue “Minilateralsim” with ASEAN, Asia Maritime Transparency Initiative, 26/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Joseph Biden đã tiến hành phục hồi cam kết ngoại giao đa phương của Mỹ. Trong tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, ban lãnh đạo mới của Mỹ đã bắt tay vào một cuộc “tấn công quyến rũ” toàn cầu nhằm khôi phục các mối quan hệ quốc tế đã rạn nứt sau bốn năm theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương của Trump.

Trong vòng một tuần, Tổng thống Biden đã tổ chức các cuộc hội đàm quan trọng với những người đồng cấp tại hội nghị thượng đỉnh G7 gồm các nhà lãnh đạo thế giới, trong khi đó Ngoại trưởng Antony Blinken đã tổ chức các cuộc gặp trực tuyến với những người đồng cấp thuộc nhóm cường quốc châu Âu “E3” gồm Pháp, Đức và Vương quốc Anh cũng như với các cường quốc thuộc Bộ Tứ (Đối thoại An ninh Tứ giác) gồm cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chưa kể, Tổng thống Biden đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Quad lần đầu tiên chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, ngay sau đó là cuộc họp “hai cộng hai” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ với những người đồng cấp của họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?”