Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?

Tổng hợp và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Một nghiên cứu mới đây cho thấy hơn 800 triệu người đang sống thời nay đều là hậu duệ của 11 cụ tổ, trong đó có Genghis Khan, tức Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), vị hoàng đế tàn bạo của Mông Cổ.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học di truyền ở Đại học Leicester nước Anh. Họ đã phát hiện 11 trình tự [sequence] độc đáo trong nhiễm sắc thể Y (đoạn DNA chỉ có ở nam giới) hiện vẫn tồn tại trong cơ thể người châu Á hiện đại. Qua phân tích một cách hệ thống DNA của hơn 5000 nam giới, nhóm nghiên cứu đã truy ngược dòng phụ hệ [huyết thống nam giới – male lineages] đến những tổ tiên gần nhau của họ. Continue reading “Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?”

Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga

Nguồn: Agnia Grigas, “Russia’s Passport Expansionism”, Project Syndicate, 07/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 24 tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rằng hộ chiếu sẽ được cấp cho người dân ở các khu vực thuộc vùng đông Donetsk và Luhansk của Ukraine hiện đang do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Điện Kremlin tuyên bố đây là một cử chỉ hoàn toàn nhân đạo. Nhưng nó thực tế là một phần trong một chiến lược dài hạn nhằm củng cố sự kiểm soát miền đông Ukraine – và, nếu xét thông báo của Nga rằng họ đang tìm cách “đơn giản hóa thủ tục cấp quốc tịch” cho tất cả người dân Ukraine, tác động từ động thái này có khả năng còn lớn hơn nữa.

Nga từ lâu đã sử dụng quyền công dân và hộ chiếu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Như tôi mô tả trong cuốn Beyond Crimea: The New Russian Empire (Không chỉ là Crimea: Đế chế Nga mới), quá trình này thường bắt đầu bằng việc thúc đẩy sức mạnh mềm và sự can dự nhân đạo. Sau đó, nó tiến tới các chính sách kiều bào nhằm hỗ trợ và “Nga hóa” những người nói tiếng Nga ở nước ngoài, đồng thời  tiến hành chiến tranh thông tin. “Hộ chiếu hóa” là bước thứ năm trong quy trình này, tiếp theo sau là bảo vệ công dân và cuối cùng là sáp nhập lãnh thổ. Continue reading “Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga”

Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?

Nguồn: Raghuram G. Rajan, “Why Capitalism Needs Populism”, Project Syndicate, 06/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tập đoàn lớn đang bị công kích mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Amazon đã hủy bỏ kế hoạch mua trụ sở mới tại quận Queen của thành phố New York do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Nam Carolina, đã nêu quan ngại về vị thế thị trường áp đảo của Facebook, trong khi đồng nghiệp phía đảng Dân chủ của ông, bà Elizabeth Warren đại diện cho bang Massachusetts, đã kêu gọi chia nhỏ công ty. Warren cũng đã đưa ra các dự luật quy định dành 40% số ghế trong hội đồng quản trị các công ty cho người lao động. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?”

Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái

Nguồn: Yaelle Azagury & Anouar Majid, “The Moroccan Exception in the Arab World”, The New York Times, 09/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Vào một buổi chiều xuân êm dịu gần đây, một nhóm sinh viên Ma-rốc người Hồi giáo đến thăm đền thờ Rabbi Akiba, một đền thờ Do Thái tráng lệ tọa lạc dọc một con đường có vòm che ở khu Siaghine của Tangier. Được xây vào giữa thế kỷ 19, đền thờ được trùng tu một cách kỹ lưỡng và gần đây được mở cửa lại với vài trò là một bảo tàng.

Các sinh viên nhìn xuống sàn đá cẩm thạch bóng loáng và xem một bản đồ được vẽ bằng tay đã sờn rách miêu tả các đền thờ Do Thái trong khu vực. Chuyến thăm đền Rabbi Akiba chỉ là một trong nhiều cách mà các sinh viên Hồi giáo ở Ma-rốc có thể học hỏi về di sản Do Thái của đất nước họ. Continue reading “Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái”

Những ai sẽ vào ‘tứ trụ’ tại Đại hội Đảng 2021?

Tác giả: Trương Xuân Danh

Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức Năm năm một lần, nó được ví như một ngọn hải đăng của hệ thống chính trị một Đảng tại Việt Nam. Mỗi lần Đại hội, Đảng lại nỗ lực “trình làng” một thế hệ lãnh đạo mới chất lượng mang đậm hàm ý “đổi mới”. Kể từ những ngày đầu năm trước Đại Hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi “chốt” các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Có thể còn quá sớm để đưa ra các nhận định hay dự đoán về giàn lãnh đạo chủ chốt mới tại Đại hội Đảng XIII, (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021). Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể dựa trên các dữ liệu “cứng” như các quy định “thành văn” được Đảng ban hành về lựa chọn nhân sự, cấu trúc hệ thống lựa chọn từ trên xuống theo truyền thống vẫn còn ổn định, và cuối cùng là các quy ước “bất thành văn” để đưa ra những phân tích, phán đoán cơ bản. Continue reading “Những ai sẽ vào ‘tứ trụ’ tại Đại hội Đảng 2021?”

Ngô Quyền củng cố nền độc lập (939-944)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngô Quyền người xã Đường Lâm tỉnh Sơn Tây [theo An Nam Kỷ Yếu, quê tại  châu Ái, Thanh Hóa], là tướng giỏi của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, nên được Tiết độ sứ gả con gái cho; rồi cho giữ Ái Châu. Sau khi phản tướng Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ [937], Ngô Quyền mang quân từ châu Ái ra Bắc, đánh Kiều Công Tiễn; Công Tiễn không chống nổi bèn mang của cải đút lót cho vua Nam Hán để xin cứu viện.

Đối phó với thù trong giặc ngoài, Ngô Quyền ra tay diệt tan bè lũ Kiều Công Tiễn trước, rồi chuẩn bị chiến trận chống Nam Hán. Vua Nam Hán muốn nhân loạn chiếm nước Việt, bèn sai con là Vạn vương Hoằng Thao mang thủy quân sang đánh, riêng Vua Hán đóng quân tại cửa biển để làm thế yểm trợ. Hậu quả Hoằng Thao chết trận, quân tan, vua Hán khóc ròng, rút quân trở về nước, Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang chép về sự kiện này như sau: Continue reading “Ngô Quyền củng cố nền độc lập (939-944)”

Tại sao Việt Nam tránh sử dụng công nghệ 5G của Huawei?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 25 tháng 4 năm 2019, Viettel – nhà mạng di động lớn nhất của Việt Nam – tuyên bố đã hoàn thành thử nghiệm một trạm phát sóng thế hệ thứ năm (5G) tại Hà Nội với tốc độ 600 – 700Mbps, ngang với tốc độ của mạng 5G của Verizon ở Mỹ. Viettel cũng sẽ tiến hành thử nghiệm mạng 5G vào tháng 5/2019. Nếu thành công, công ty có thể sớm bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G trong thời gian tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực vận hành mạng 5G. Continue reading “Tại sao Việt Nam tránh sử dụng công nghệ 5G của Huawei?”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Cuộc đời Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha rẽ ngoặt kể từ khi nơi ông tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên bắt đầu phát động phong trào Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp long trời lở đất chưa từng thấy ở nước ta, có sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc theo đường lối giáo điều không thích hợp với tình hình Việt Nam. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đạo Phật cho rằng bất cứ sinh linh nào chịu khó tu hành tập luyện thì cũng có thể đắc đạo và thành Phật, tức Bậc Giác Ngộ. Vì thế không ai có thể biết xưa nay từng có bao nhiêu vị Phật cùng các chức vị của họ. Có lẽ Bồ Tát là những vị Phật gần dân nhất, “con người” nhất, như Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát. Còn có giải thích: Bồ Tát là người đã đắc đạo có thể lên ngôi Phật nhưng tự nguyện không nhập Niết Bàn, không lên cõi Tây phương cực lạc hưởng thú vui nhàn hạ mà nán lại hạ giới để cứu giúp chúng sinh chưa giác ngộ đang còn mê hoặc chìm đắm trong bể khổ.

Từ Bồ Tát thường được dùng để gọi những người có lòng nhân ái vị tha như trời biển. Dân ta có câu tục ngữ “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc”. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)”

Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?

Nguồn: What the change of emperor means for Japan”, The Economist, 29/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 30/04/2019, Hoàng đế Nhật Bản Akihito (trong ảnh, bên phải) sẽ thoái vị sau 30 năm cai trị. Quyết định của vị hoàng đế 85 tuổi xảy đến như một cú sốc vì đây là lần đầu tiên một hoàng đế Nhật Bản thoái vị kể từ năm 1817. Con trai cả của Akihito, Thái tử Naruhito (trong ảnh, bên trái), sẽ trở thành hoàng đế thứ 126 của chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới, mà theo huyền thoại Nhật Bản có nguồn gốc trực tiếp từ nữ thần mặt trời Amaterasu trong Thần đạo (Shinto). Sự thay đổi ngôi vị hoàng đế có ý nghĩa như thế nào đối với Nhật Bản? Continue reading “Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?”

Phân tích tình hình đảo chính Venezuela

Nguồn: Juan Guaidó makes another dramatic attempt to oust Venezuela’s regime”, The Economist, 30/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Juan Guaidó, người được hầu hết các nền dân chủ phương Tây và Mỹ Latinh công nhận là tổng thống lâm thời Venezuela, dường như đã quyết định giành quyền lực thực sự, bây giờ hoặc không bao giờ. Vào sáng sớm ngày 30/04/2019, ông đứng bên ngoài căn cứ không quân La Carlota ở thủ đô Caracas, tuyên bố rằng Operación Libertad, hay Chiến dịch Tự do, cuộc nổi dậy cuối cùng để giải thoát Venezuela khỏi chế độ độc tài của Nicolás Maduro, đã bắt đầu.

Một vài dấu hiệu cho thấy ông Guaidó, người nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người Venezuela đang chịu đói khát và nhiều khó khăn khác do chế độ hiện tại gây nên, có thể có được sự hậu thuẫn cần thiết để loại bỏ nó. Một video cho thấy ông được bao quanh bởi một nhóm nhỏ những người lính đeo băng tay màu xanh, báo hiệu sự ủng hộ dành cho phong trào của ông. Một số xe bọc thép đang đậu phía sau họ. Continue reading “Phân tích tình hình đảo chính Venezuela”

Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?

Nguồn: Taiwan’s richest man says his run for president is divinely inspired”, The Economist, 27/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu các doanh nhân giàu có mang lại cả sức mạnh và gánh nặng chính trị, thì Terry Gou (Quách Đài Minh, sinh năm 1950) là người mang lại cả hai thứ đó ở quy mô lớn. Ông là người giàu nhất Đài Loan, với khối tài sản ước tính lên tới 7 tỷ đô la, vì vậy ông sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống mà ông tuyên bố tuần trước. Hơn thế nữa, rất ít người trên thế giới có thể tuyên bố đã tạo ra được nhiều việc làm hơn ông: bắt đầu từ một khoản vay nhỏ từ mẹ mình, ông đã xây dựng nên công ty sản xuất theo hợp đồng lớn nhất trong ngành điện tử, Foxconn, công ty sản xuất iPhone cho Apple, bên cạnh những thứ khác. Công ty sử dụng gần 1 triệu lao động. Trước những cử tri thất vọng về thành tích kinh tế dưới thời tổng thống đương nhiệm Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn), ông Gou sẽ không gặp khó khăn trong việc quảng bá mình như là giải pháp cho vấn đề của họ. Continue reading “Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?”

Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biên dịch: Nguyễn Phương HoàiHiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Tóm tắt: Cuộc xung đột đang diễn ra chậm rãi trên Biển Đông từng được coi là không đáng được quan tâm. Trung Quốc yêu sách toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông theo đường chín đoạn, giá trị pháp lý của yêu sách trên bị cơ quan tài phán quốc tế phản bác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thay đổi thực tế kiểm soát trên Biển Đông qua việc xây nhiều đảo nhân tạo kiên cố trên quần đảo Trường Sa và những nơi khác. Mỹ né tránh đấu tranh với các hành vi của Trung Quốc (dưới thời chính quyền Obama) hoặc phản ứng một cách thiếu nhất quán (dưới thời của chính quyền Trump). Bài nghiên cứu này đánh giá tác động hành vi của Trung Quốc đối với các bên liên quan, lợi ích của Mỹ, và hệ thống thế giới tự do. Continue reading “Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông”

Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc

Tác giả: Mustafa Izzudin | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China–Malaysia Relations and Foreign Policy. Tác giả: Abdul Razak Baginda. Abingdon, Oxon. Nhà xuất bản: Routledge, 2016. Bìa cứng: 255 trang.

Cuốn Quan hệ Trung-Mã và Chính sách Đối ngoại kết hợp lý thuyết với lịch sử để phân tích quá trình hoạch định chính sách dẫn đến bình thường hóa quan hệ Trung-Mã ngày 31 tháng 5 năm 1974, cũng như ảnh hưởng của đột phá này đến quan hệ song phương về sau. Là một nghiên cứu về chính sách đối ngoại của các nước đang phát triển, cuốn sách được phát triển từ luận án tiến sĩ của Baginda sử dụng phân tích nhiều tầng biến số – cấp độ cá nhân, quốc gia và hệ thống quốc tế – và kết hợp với khái niệm chính trị tương quan (linkage po litics) – các biến quốc tế ảnh hưởng đến chính trị trong nước và biến trong nước ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại như thế nào – để hiểu rõ hơn quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc của Malaysia. Continue reading “Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc”

Tầm nhìn đa tầng về lịch sử Đại Việt thời Lý-Trần

Tác giả: Momoki Shiro

Lời giới thiệu: Suốt hơn ba mươi năm nay, tôi say mê nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nhất là giai đoạn Lý-Trần. Nhưng tài liệu nghiên cứu về thời Lý-Trần không thể nói là phong phú. Cho nên, một mặt tôi đã cố gắng đọc lại thật kỹ nguyên văn của các tài liệu quen thuộc (Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược…) song song với việc khai thác tài liệu mới (tài liệu khảo cổ và văn khắc cũng như tài liệu nước ngoài, nhất là của Trung Quốc), mặt khác, tôi đã tìm mọi cách học tập và áp dụng những lý luận và tầm nhìn mới như khu vực học và sử học toàn cầu. Dưới đây tôi xin nêu lên một số vấn đề đáng chú ý về lịch sử thời Lý-Trần khi phân tích dưới quan điểm Sử học toàn cầu (như đã giới thiệu trong kỳ trước [Tia Sáng, số 6 năm 2019]). Continue reading “Tầm nhìn đa tầng về lịch sử Đại Việt thời Lý-Trần”

Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen

Nguồn: Sam Rainsy, “The Rising Cost of Strongman Rule in Cambodia”, Project Syndicate, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 04/04/2019, một nhóm các hiệp hội nhà mua hàng quốc tế thuộc các ngành may mặc, giày dép, hàng thể thao và du lịch đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen để bày tỏ lo ngại về các hành vi bóc lột lao động và vi phạm nhân quyền. Trước đó, quyền tiếp cận miễn thuế vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) rộng lớn của Campuchia, được cấp theo chương trình “All But Arms” (ABE – Mọi thứ trừ vũ khí) của EU, đã có nguy cơ bị đình chỉ vì những vi phạm đó. Các hiệp hội này cảnh báo rằng nếu Campuchia bị loại vĩnh viễn ra khỏi chương trình EBA và các thỏa thuận thương mại ưu đãi khác, các ngành hàng của họ cũng như toàn bộ nền kinh tế Campuchia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Continue reading “Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen”

Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng[1] – Đỗ Thị Thủy[2]

Tóm tắt: Ngoại giao trung gian, hòa giải ngày càng được nhiều quốc gia tầm trung ưu tiên triển khai. Đây được xem là một lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp, khả thi với thế và lực của quốc gia tầm trung, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực, thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mức độ, hình thức tham gia trung gian, hòa giải có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, chủ yếu xoay quanh ba dạng: trung gian, hòa giải, và trung gian-hòa giải. Việt Nam đã xác định trung gian-hòa giải là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược đối ngoại đa phương và đang hội đủ các lợi thế, điều kiện để đảm nhận hiệu quả hơn vai trò này, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc tế của đất nước. Continue reading “Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam”

Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?

Nguồn: Lobbying in Donald Trump’s Washington”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống, người ta nhận thấy các doanh nghiệp lớn đã hoạt động rầm rộ ở Washington, DC. Các tổng giám đốc điều hành đã lấp đầy nội các của ông cùng các đồng nghiệp giàu có, các giám đốc điều hành, cũng như các nhà vận động hành lang. Một người từng đại diện cho ngành than nay điều hành Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Vì có nguy cơ gặp phải rất nhiều xung đột lợi ích do trước đây từng tham gia vận động hành lang cho các công ty năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nên Quyền Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt thường phải mang theo một thẻ liệt kê tất cả 22 ngành nghề trong số đó. Năm ngoái, các doanh nghiệp đã chi hơn 3,4 tỷ đô la để vận động hành lang cho lợi ích của họ tại các cơ quan công quyền, nhiều hơn 8,5% so với trước khi vị tổng thống phong cách CEO lên nắm quyền (xem biểu đồ 1). Các ngành như chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghiệp đều đã chi hơn 500 triệu đô la mỗi ngành. Continue reading “Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?”

Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị. Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức cùng đóng góp của ông trong lĩnh vực này chưa được công luận xem xét tương xứng. Continue reading “Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà”

Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình

Nguồn: Minxin Pei, “The Closing of the Chinese Mind”, Project Syndicate, 16/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lou Jiwei (Lâu Kế Vĩ) có thể không phải là một cái tên quen thuộc ở phương Tây, nhưng cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc này rất nổi tiếng và được kính trọng trong giới tài chính và các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố cho thôi chức chủ tịch quỹ an sinh xã hội quốc gia của ông Lou. Động thái này phản ánh một sự thay đổi trong cách tiếp cận của lãnh đạo Trung Quốc đối với quản trị có khả năng gây ra những tác động sâu sắc tới tương lai đất nước.

Việc loại bỏ ông Lou khỏi chức vụ của ông thể hiện một sự từ bỏ tiền lệ: ba người tiền nhiệm của ông đều phục vụ trung bình 4,5 năm, và tất cả đều nghỉ hưu ở tuối 69. Ông Lou, 68 tuổi, mới chỉ đảm nhiệm chức vụ này hơn hai năm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra lý do sa thải ông Lou, nhưng có một lời giải thích khả dĩ hơn cả. Lou gần đây đã nổi lên như một nhà phê bình thẳng thắn về chính sách công nghiệp đầy tham vọng của Trung Quốc, có tên “Made in China 2025”, gọi nó là một sự lãng phí tiền công. Continue reading “Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình”