Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh. Continue reading “Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ”

Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 25/5/2017, trong tham luận đọc tại diễn đàn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, giáo sư David Shambaugh thuộc Đại học George Washington, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức đã xoay 180 độ chính sách đối với Trung Quốc, đơn phương nhượng bộ nhiều khiến Trung Quốc thu lợi lớn trong thời gian qua.

GS Shambaugh nói: Những nhượng bộ của Trump đối với Trung Quốc trong tám tuần qua là cả một “bản danh sách khiến người ta ngạc nhiên”, Trump đã từ bỏ tất cả những lời dọa dẫm Chính phủ Trung Quốc ông từng đưa ra trong thời gian tranh cử, toàn diện chấp nhận tiếp xúc với Trung Quốc, khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh rất phấn khởi. Continue reading “Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?”

Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?

Nguồn: Nicholas Lyall, Will the South China Sea Become the New Crimea?“, The National Interest, 07/05/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Tập Cận Bình đã tránh được thành công hành động quá đà trên biển – nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. 

Tình bạn đang nảy nở giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời gian gần đây đã phản ánh những nét tương đồng trong phong cách lãnh đạo cá nhân của họ. Cả hai quốc gia đều được xác định bằng việc chú trọng vào người lãnh đạo cá nhân, ngược lại với thể chế, do đó tiêu biểu cho mô hình “thuyết nhân cách” trong đó các nhà lãnh đạo tự mô tả mình là những nhà cầm quyền mạnh mẽ và độc nhất mà số phận của toàn dân tộc phụ thuộc vào. Mô hình lãnh đạo này, vốn thường thúc đẩy các nhà lãnh đạo theo thuyết nhân cách tìm kiếm uy tín quốc gia cho đất nước của mình nhằm duy trì tiếng tăm trong nước, và cũng có thể dẫn đến sự quá đà về chính sách đối ngoại. Trong khi những nỗ lực nhằm đạt được uy tín quốc gia có thể dẫn đến việc các chế độ theo thuyết nhân cách giành được quyền lực ở bên ngoài, chúng cũng thường cũng dẫn đến việc hình thành các liên minh giữa các nước bị ảnh hưởng để chống lại chế độ theo chủ nghĩa phiêu lưu. Putin hiện đang gánh chịu những tác động của cái bẫy hành động quá đà này sau khi Nga sáp nhập Crimea. Continue reading “Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?”

Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga

Nguồn: Robert Skidelsky, “Russia’s Nonprofit Spies”, Project Syndicate, 29/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có gì chọc giận dư luận Phương Tây đối với nước Nga ngày nay bằng đạo luật về các cơ sở nước ngoài của nước này. Được ban hành hồi tháng 7 năm 2012, luật này yêu cầu tất cả các tổ chức phi thương mại (NCOs) tham gia vào những hoạt động chính trị (không được định nghĩa cụ thể) phải đăng ký với Bộ Tư pháp là “mang chức năng vận hành của một cơ sở nước ngoài” (foreign agent). Một biện pháp tiếp theo vào năm 2015, Luật Tổ chức Không mong muốn, yêu cầu bất kỳ NCO nào cũng phải tự công khai là “cơ sở nước ngoài”.

Cách gọi như vậy là khác thường và đáng chú ý. Suy cho cùng, những “chức năng của một cơ sở nước ngoài” theo cách hiểu chung sẽ là gì nếu không phải là để phục vụ lợi ích của một cường quốc nước ngoài? Continue reading “Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga”

Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.

Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ. Continue reading “Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn”

Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Kris Hartley

Suy giảm tăng trưởng vì sự thất bại của doanh nghiệp nhà nước là mối đe dọa đối với ổn định chính trị.

Chính quyền Việt Nam đã trung thành với đường lối cải cách kể từ Đổi mới năm 1986, tiến hành nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng sau một thập niên hậu chiến thất bại với chính sách kế hoạch hóa. Việc tự do hóa thị trường, giảm các rào cản mậu dịch, loại bỏ các chương trình phân bổ cứng nhắc và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam, giải phóng các tiềm năng sản xuất trong khu vực tư nhân. Do quy mô cải cách lớn, Việt Nam đã phải tiếp cận theo hướng từng bước, mà tư nhân hóa các doanh nghiệp  nhà nước (DNNN) là một ví dụ cho những cải cách ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, trong nỗ lực này, chính quyền Việt Nam gặp phải hai thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến cân bằng quyền lực chính trị. Đó là sự đánh đổi trong phân phối vật chất; và sự đánh đổi giữa tăng cường quản trị công ty và vị thế chính trị. Trong cả hai trường hợp, chính quyền phải chấp nhận lựa chọn giữa các kết quả không như ý, mà lựa chọn nào cũng có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị. Continue reading “Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa”

Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump

Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản. Continue reading “Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump”

Bill Gates dự đoán tương lai nhân loại

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bill Gates, năm nay 61 tuổi, là một trong những người giàu nhất thế giới. Ông có khả năng dự báo chính xác sự phát triển của nhiều sự vật. Cách đây 23 năm, ở tuổi 38, khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Playboy, ông đưa ra nhiều dự đoán về sau đã trở thành hiện thực. Báo Thế giới (Đức) ngày 07/05/2017 đăng bài “Bảy dự đoán về tương lai loài người của Bill Gates” nhắc lại việc năm 1994 B. Gates đã dự đoán chính xác mạng Internet sẽ được ngành truyền thông sử dụng để phát tin tức theo nhu cầu của cá nhân. B. Gates cũng dự đoán sẽ xuất hiện mạng xã hội để những người có cùng mối quan tâm có thể trao đổi với nhau. Năm 2004, Mark Zuckerberg lập công ty Facebook, Inc, thực hiện đúng điều B. Gates đã dự báo.

Bảy dự đoán mà ông đưa ra gần đây về những điều quan trọng sẽ làm thay đổi thế giới trong tương lai bao gồm: Continue reading “Bill Gates dự đoán tương lai nhân loại”

Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?

Nguồn: Sean Wilentz, “A Long Way from Comey to Watergate”, Project Syndicate, 11/05/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey của Tổng thống Donald J. Trump là vô tiền khoáng hậu, giống như phần lớn những gì mà Trump đã thực hiện trên cương vị Tổng thống. Dù lần này có nhiều điểm tương đồng với cuộc “Thảm sát Đêm Thứ bảy” tai tiếng của Tổng thống Richard M. Nixon diễn ra 44 năm trước trong bối cảnh vụ bê bối Watergate, nhưng hoàn cảnh chính trị của hai vụ việc là hoàn toàn khác nhau.

Vào tháng 10 năm 1973, chờ đến cuối tuần, Nixon đã ra lệnh sa thải một công tố viên đặc biệt mới được bổ nhiệm có tên Archibald Cox, người đã gửi một trát tòa yêu cầu Nixon bàn giao các băng ghi âm bí mật thu lại các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng, những tài liệu có tính chất gây tổn hại rõ ràng và mạnh mẽ tới vị Tổng thống. Continue reading “Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?”

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Strategic Significance of Vietnam – Japan Ties”, ISEAS Perspective, No. 23/2017, 11/04/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Mở đầu

Chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017 là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ song phương, vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nhật hoàng đến Việt Nam. Quan trọng hơn, chuyến thăm này diễn ra chỉ sáu tuần sau khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Hà Nội vào tháng 1/2017. Trong khi chuyến thăm của ông Abe tập trung vào việc xây dựng quan hệ song phương về thương mại, chính trị và chiến lược, chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito giúp thúc đẩy “quyền lực mềm” của Nhật ở Việt Nam và góp phần củng cố các mối liên kết xã hội và văn hóa giữa nhân dân hai nước. Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp của các chuyến thăm, với việc các quan chức Việt Nam gọi mối quan hệ song phương là “chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.” Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “Trump’s Diplomatic Deficit”, Project Syndicate, 26/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc xâu chuỗi các điểm chiến lược gồm Afghanistan, Syria và Triều Tiên đã trở thành một việc không thể không làm. Chỉ bằng cách đó thì thế giới mới bắt đầu nhận thức được điều gì đó giống như một cách tiếp cận mạch lạc, dù lệch hướng, về chính sách đối ngoại Mỹ của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hãy bắt đầu với cuộc tấn công quân sự vào sân bay của Syria, nơi mà chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Phải chăng loạt bắn các tên lửa Tomahawk chỉ đơn giản nhằm gửi đi một thông điệp như chính quyền Trump tuyên bố? Hành động này có hàm ý một cách tiếp cận mang tính can thiệp mạnh hơn vào cuộc nội chiến bế tắc ở Syria? Continue reading “Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump”

‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga

Nguồn: Brahma Chellaney, “From Russia with Unrequited Love”, Project Syndicate, 22/12/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe đã liên tục “ve vãn” Tổng thống Nga  Vladimir Putin, gặp gỡ với Putin hơn chục lần trong 4 năm qua. Trong tháng 12/2016, Abe đón Putin ở Tokyo và ở quê nhà của ông là thành phố Nagato (nổi tiểng về onsen, tức suối nước nóng). Nhưng sự ve vãn của Abe cho đến nay mới chỉ đem lại rất ít lợi ích cho Nhật Bản, nhưng lại mang về rất nhiều thứ cho nước Nga.

Chính sách ngoại giao cởi mở với Putin của Abe là trọng tâm của chiến lược rộng hơn nhằm định vị Nhật Bản như một đối trọng của Trung Quốc, và tái cân bằng quyền lực ở châu Á, nơi Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ hình thành một tứ giác chiến lược. Ông Abe đã xây dựng một mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ, và coi những tiến bộ trong quan hệ với Nga, đất nước mà Nhật Bản chưa bao giờ chính thức có hòa bình từ sau Thế chiến II, như mảnh ghép còn thiếu cho sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Continue reading “‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga”

Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “What I Tell My Non-American Friends,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi thường ra nước ngoài, và các bạn bè nước ngoài của tôi luôn hỏi, với những mức độ hoang mang khác nhau: Đất nước anh đang xảy ra chuyện gì thế? Đây là câu trả lời của tôi.

Thứ nhất, hãy đừng diễn giải sai cuộc bầu cử 2016. Trái với một số bình luận, hệ thống chính trị Mỹ vẫn chưa bị một làn sóng dân túy cuốn trôi. Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20. Continue reading “Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump”

So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ

Tác giả: Lê Thiên Hương

Pháp và Mỹ theo hai trường phái rất khác nhau liên quan đến chủ nghĩa thế tục – khởi nguồn cho vấn đề cấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống tại Pháp lần này, chủ đề khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo lại là vấn đề bàn cãi của các chính trị gia. Có nên mở rộng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo “rõ rệt” ở các trường học công tới đại học, hay tới nơi công cộng, đó là điều mà mọi ứng cử viên tổng thống từ cánh hữu đến cánh tả đều khai thác, tìm câu trả lời hợp lý nhất để lấy điểm trước người dân Pháp.

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ tỏ ra kinh ngạc trước hiện tượng này ở Pháp, cũng như đã từng ngạc nhiên khi mùa Hè vừa rồi, nhiều thành phố biển nước Pháp ra sắc lệnh cấm mặc “Burkini” (trang phục tắm biển che kín toàn cơ thể cho phụ nữ Hồi giáo). Trên các mặt báo Mỹ, không thiếu những bài bình luận chỉ trích gay gắt Pháp, cho rằng “tự do” bị hạn chế nặng nề bởi các lệnh cấm chống trang phục phụ nữ Hồi giáo, hay đơn giản kết luận rằng Pháp là nước “kỳ thị” cộng đồng người Hồi giáo. Tại sao hai cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới Pháp và Mỹ lại có quan điểm khác nhau đến thế? Continue reading “So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ”

Quá trễ để đền bù cho những ai thua thiệt vì toàn cầu hóa

Nguồn: Dani Rodrik, “Too Late to Compensate Free Trade’s Losers”, Project Syndicate, 11/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Quý An | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có vẻ như giới lãnh đạo kinh tế và chính trị thế giới ngày nay đã tìm ra được một sự đồng thuận về cách giải quyết xu hướng chống toàn cầu hoá, vốn đang bị những người theo chủ nghĩa dân tuý như Donald Trump tận dụng triệt để. Đã không còn những khẳng định mạnh mẽ rằng toàn cầu hoá mang lại lợi ích cho tất cả mọi người: giới tinh hoa giờ đây phải thừa nhận rằng toàn cầu hoá tạo ra kẻ thắng lẫn người thua. Nhưng đáp án thích hợp cho vấn đề này không phải là dừng lại hoặc đảo ngược xu thế toàn cầu hoá, mà là đảm bảo rằng những người thua thiệt được bù đắp.

Nouriel Roubini đã diễn tả một cách cô đọng xu hướng đồng thuận mới: sự chống đối xu thế toàn cầu hoá “có thể được kiềm chế và quản lý bằng các chính sách đền bù tổn thất cho những người bị thiệt hại”, ông lập luận. “Chỉ có như vậy họ mới có thể nghĩ tới việc dần dà gia nhập vào đội ngũ những người thắng cuộc”. Continue reading “Quá trễ để đền bù cho những ai thua thiệt vì toàn cầu hóa”

Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin

Nguồn: Karl Marlantes, “Vietnam: The War That Killed Trust”, The New York Times, 07/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một ngày đầu mùa xuân năm 1967, tôi đang tham gia một cuộc tranh luận sôi nổi lúc 2 giờ sáng với các bạn học tại Đại học Yale về Chiến tranh Việt Nam. Tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở Oregon, và đã từng tham gia Lực lượng dự bị Thủy quân lục chiến (Marine Corps Reserve). Còn bạn bè tôi chủ yếu đến từ các trường dự bị ở Bờ Đông. Một người trong số họ nói rằng Lyndon B. Johnson đã nói dối về cuộc chiến. Tôi thốt lên: “Nhưng … nhưng một Tổng thống Mỹ sẽ không nói dối người Mỹ!” Và tất cả họ đều bật cười.

Khi tôi kể câu chuyện đó cho các con tôi, chúng cũng cười phá lên. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng nói dối. Tất cả các chính trị gia đều nói dối. “Lạy Chúa, Bố đến từ hành tinh nào vậy?” Continue reading “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin”

Nỗi sợ nước Nga của các nước vùng Baltic

Nguồn: Imbi Paju, “Baltic Dread”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tin tức truyền thông gần đây tràn ngập những suy đoán về việc liệu có hay không hoặc khi nào thì Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phân chia thế giới với nhau. Người Estonia chúng tôi cũng như các nước Baltic khác lo sợ một lần nữa lại bị đưa vào vùng ảnh hưởng của Nga. Thật vậy, đối với nhiều người dân Baltic, những ký ức bị kìm nén về tra tấn, trục xuất, và tháo chạy – những trải nghiệm từ lịch sử gần đây thôi- một lần nữa lại bùng nổ trong tâm thức của chúng tôi.

Ở vùng Baltic này, chúng tôi hiểu rõ cảm giác đất nước mình trở thành quân cờ trong một trò chơi lớn toàn cầu nào đó về tiền bạc và sự thao túng là như thế nào. Chúng tôi chưa quên Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (Hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Liên Xô – ND) hay các nghị định thư bí mật đính kèm mà theo đó Joseph Stalin và Hitler vào năm 1939 đã thay đổi số phận của đất nước chúng tôi một cách chóng vánh. Làm sao chúng tôi có thể quên được cơ chứ? Ngay năm sau đó, cảnh sát mật của Liên Xô đã bắt đầu bắt giữ và giết hại ông bà, cha mẹ của chúng tôi. Continue reading “Nỗi sợ nước Nga của các nước vùng Baltic”

‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo

Nguồn: Hugh White, “China’s One Belt, One Road to challenge US-led order“, The Straits Time, 25/04/2017.

Biên dịch: Mỹ Anh

Vào tháng 5/2017, một hội nghị thượng đỉnh quốc tế có thể lớn nhất năm nay sẽ được nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận dự án tham vọng nhất thế giới. Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, với chi phí khoảng 1.000 tỷ USD, OBOR đã trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc, vượt xa Kế hoạch Marshall (nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) của Mỹ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế lớn nhất trong năm 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 14-15/5 tới để thảo luận về OBOR với sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới. Continue reading “‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo”

Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy

Nguồn: Ian Buruma, “War Against the West,” Project Syndicate, 13/03/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1938, Aurel Kolnai, triết gia người Hungary gốc Do Thái sống lưu vong, xuất bản cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, The War Against the West (Cuộc chiến chống phương Tây), một nghiên cứu về những ý tưởng nền móng của chủ nghĩa Quốc xã. Kolnai dường như đã đọc mọi khảo luận khoa trương – phần lớn được viết bởi các nhà tư tưởng hạng ba – ca tụng các đức tính anh dũng, quên mình, máu và đất của “vùng đất của các anh hùng,” và lên án các xã hội vật chất, dân chủ tự do, tư sản trong các “vùng đất của các thương gia” (tức phương Tây).

“Vùng đất của các anh hùng” đương nhiên là Đức Quốc xã, và phương Tây, tha hóa bởi đồng tiền Do Thái và chủ nghĩa toàn cầu độc hại, được đại diện bởi Hoa Kỳ và Anh Quốc. Bạn phải có chung dòng máu mới được thuộc về dân tộc Đức anh hùng, trong khi quyền công dân trong thế giới Anglo-Saxon được mở rộng cho những người di cư đồng ý tuân thủ pháp luật. Ý tưởng về hai hình mẫu quyền công dân khác biệt này xuất hiện ít nhất từ cuối thế kỷ 19, khi Hoàng đế Đức Wilhelm II xem thường Anh, Mỹ, và Pháp vì đó là những xã hội lai tạp, hay như lời ông nói là họ đã bị “Do Thái hóa.” Continue reading “Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy”