Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?

saudi-us

Nguồn: Matt Schiavenza, “Why the US is stuck with Saudi Arabia”, The Atlantic, 24/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thủy Tiên | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Sự ra đi của Đức Vua Ảrập Saudi Abdullah (ngày 23/1/2015) do biến chứng nhiễm trùng phổi đã khơi dậy một làn sóng những lời ca tụng hoa mỹ từ các nhà lãnh đạo Mỹ. Trong bài phát biểu chính thức của mình, Tổng thống Obama đã ngợi ca “sự đóng góp không ngừng nghỉ của Đức Vua trong công cuộc tìm kiếm hòa bình” tại Trung Đông. Ngoại trưởng John Kerry thì gọi ông là “con người của sự thông tuệ và tầm nhìn”. Trong khi đó, Phó tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ đến Ảrập Saudi để trực tiếp viếng Đức Vua.

Những lời ca tụng nồng nhiệt dành cho Đức Vua Abdullah 90 tuổi không gây nhiều ngạc nhiên. Ảrập Saudi và Mỹ đã là đồng minh thân cận trong nhiều thập niên. Nhưng phản ứng có phần thái quá trước sự ra đi của Đức Vua đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu về mối quan hệ giữa ông và Washington. Continue reading “Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?”

Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh đến đâu?

???????????

Nguồn: Justin Yifu Lin, “How Fast Will China Grow?”, Project Syndicate, 29/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 35 năm kể từ khi công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Trung Quốc bắt đầu, nước này đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 9,8% – một mức tăng bùng nổ chưa từng có. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy phép lạ của Trung Quốc đang dần đến hồi kết thúc – hay ít nhất là tăng trưởng kinh tế nước này đang chậm lại. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm kể từ quý đầu tiên của năm 2010. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tương đối yếu, đạt 7,4%.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều trong năm nay, ít nhất là nếu so với thập niên trước. Khi các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch năm năm lần thứ 13 của đất nước, họ sẽ phải vật lộn với một câu hỏi căn bản: Trung Quốc mong đợi tăng trưởng nhanh đến đâu? Continue reading “Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh đến đâu?”

Phát triển kinh tế thúc đẩy dân chủ nhưng có ngoại lệ

_76109186_1a9aa7f2-100c-492a-800f-c80750996928

Nguồn: Daniel Treisman, “Economic development promotes democracy, but there’s a catch”, The Washington Post, 29/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Trang | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Liệu phát triển kinh tế có làm cho các quốc gia trở nên dân chủ hơn không? Rất nhiều tài liệu đã cho là có. Chỉ trừ một vài nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu nằm ở khu vực vịnh Ba Tư, còn lại hầu hết các nước giàu có nhất đều có chính phủ có trách nhiệm giải trình và phản ứng tốt (với đòi hỏi của người dân).

Tuy nhiên, cứ khi sắp có sự đồng thuận về vấn đề này thì những ý kiến trái chiều lại xuất hiện. Những người phản đối quan điểm này và có ảnh hưởng lớn đã chỉ ra nhiều trường hợp ngoại lệ và đề xuất các lý thuyết thay thế. Có lẽ các yếu tố khác đã khiến một số nước có thể vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và vừa hình thành nên được các thể chế dân chủ, trong đó không có quan hệ nhân quả giữa hai vấn đề này. Và chúng ta lý giải thế nào về trường hợp các quốc gia đã tăng trưởng [kinh tế] trong suốt nhiều năm, mặc dù không có dấu hiệu nào của tự do chính trị? Trường hợp Tây Ban Nha dưới thời Tướng Franco, Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto, và Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin thì sao? Continue reading “Phát triển kinh tế thúc đẩy dân chủ nhưng có ngoại lệ”

Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!

_75248928_022512139-2

Nguồn: John Mearsheimer, “Don’t arm Ukraine”, The New York Times, 8/2/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã kéo dài được gần một năm và hiện giờ Nga đang trên đà chiến thắng. Quân ly khai tại miền đông Ukraine đang giành lợi thế, và Tổng thống Nga Vladimir V. Putin vẫn không hề tỏ dấu hiệu lùi bước trước những đòn cấm vận kinh tế của phương Tây.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều tiếng nói tại Hoa Kỳ đang đồng thanh yêu cầu cung cấp vũ khí cho Ukraine. Một bản báo cáo được ba viện nghiên cứu chính sách (think tank) hàng đầu nước Mỹ đưa ra gần đây đã kêu gọi cung cấp cho Ukraine những vũ khí cao cấp, và ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Quốc phòng của Nhà Trắng là Ashton B. Carter[1] đã phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng Viện Mỹ vào tuần trước rằng “tôi rất thiên về hướng đó”. Continue reading “Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!”

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu

flag_2987636b

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “In Defence of the Jews, Again”, Project Syndicate, 2/2/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Toàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp ấn tượng được tạo ra bởi những cuộc mít-tinh thống nhất đông đảo trên khắp nước Pháp, cuộc tấn công gần đây đối với tạp chí châm biếm Charlie Hebdo không có nghĩa là tự do ngôn luận đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Tây Âu. Điều này cũng không biểu thị rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bằng cách nào đó sắp nhấn chìm hoặc biến đổi xã hội phương Tây. Mối đe dọa thực sự mà cuộc tấn công làm nổi bật lại là một vấn đề ít được công khai: sự hồi sinh của nạn phân biệt đối xử và bạo lực đối với người Do Thái ở châu Âu.

Charlie Hebdo – vết tích cuối cùng của trào lưu tranh biếm họa tục tĩu và có phần độc ác (savage) đối với các nhân vật chính trị và tôn giáo ở Pháp vào thế kỷ 19 – có thể là một biểu tượng hoàn hảo của sự tự do ngôn luận. Những người châu Âu đã nổi dậy để bảo vệ những nguyên tắc cơ bản, và sự tự do ngôn luận dù có ương ngạnh đến mấy vẫn có một chỗ đứng ở bất kỳ một nền dân chủ nào. Continue reading “Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu”

“Rửa tiền” và toàn cầu hoá

yTg3ic

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Theo định nghĩa, “rửa tiền” là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy.  (Đúng hơn, nếu dịch từ tiếng Anh “money laundering” thì phải là “giặt tiền” thay vì “rửa tiền”, lý do là các tổ chức tội phạm ở Mỹ vào những năm 1920 dùng các tiệm giặt – laundry − để biến tiền phi pháp thành hợp pháp, vì nhà nước không thể đòi hỏi các tiệm này cung cấp danh sách khách hàng.)

Vì bản chất tiền bẩn là tài sản giấu diếm, và “bẩn” thì cũng có nhiều mức độ (từ “thật bẩn” đến “hơi bẩn”), không ai biết được chính xác tổng số tiền này.  Tuy nhiên, để có sơ một ý niệm: theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) thì độ 640 tỉ đến 1,6 ngàn tỉ USD, tức là khoảng 2-5% GDP toàn cầu, hàng năm, là tiền bẩn.  Phân nửa số này là từ các nước ngoài tây phương chảy vào tây phương, một phần tư là giữa các nước tây phương.  Khoảng 250 tỉ USD tiền bẩn này đi vào Mỹ. Continue reading ““Rửa tiền” và toàn cầu hoá”

Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới

zbigniew-brzezinski

Nguồn: Zbigniew Brzezinski, “America’s Global Balancing Act”, Project Syndicate, 21/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea, biên giới giữa Iraq và Syria bị phá vỡ và Trung Quốc ngày càng hành động xác quyết hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh có vẻ như đã kết thúc trong năm 2014. Liệu điều này có đúng?

Kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh không thực sự là một “kỷ nguyên”, nó giống với một giai đoạn chuyển tiếp từng bước từ trật tự hai cực thời Chiến tranh Lạnh sang một trật tự quốc tế phức tạp hơn mà bản chất là vẫn tiếp tục xoay quanh hai siêu cường thế giới. Nói ngắn gọn, trục cốt lõi của trật tự thế giới mới ngày càng xoay quanh Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh hai thực tế quan trọng, khiến nó tách biệt với sự ganh đua thời Chiến tranh Lạnh: không bên nào mang nặng tư tưởng ý thức hệ trong phương hướng hành động, và cả hai bên đều nhận thấy họ cần phải chung sống hòa thuận với nhau. Continue reading “Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới”

Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân

Meiji.Genro

Tác giả: Trần Văn Thọ

Trước khúc ngoặt của lich sử, vận mệnh đất nước và dân tộc tất nhiên tùy thuộc vào hành động của nhũng người có trách nhiệm. Dĩ nhiên tiên đề là phải có tinh thần yêu nước, có ý chí, có ý thức trách nhiệm, nhưng nếu không đủ trí tuệ, không có đầu óc linh hoạt cảm nhận ngay được cái mới để từ bỏ nhanh những tư tưởng lỗi thời thì sẽ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc bỏ mất thời cơ.

Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Thế rồi chiến thuyền Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở vịnh Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Nhưng chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Ý chí, trí tuệ và sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với một tốc độ có thể nói là kỳ diệu. Continue reading “Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân”

Những kẻ cuồng tín, ba hoa, và các nhà kinh tế

religion-and-science-beyond-fundamentalism-and-relativism-e1345940520529-640x360

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Fanatics, Charlatans, and Economists,” Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bản chất của quyền lực quốc gia

Dường như trên khắp thế giới, khủng hoảng đang kìm chặt nền chính trị các quốc gia. Từ cuộc bầu cử này tới cuộc bầu cử khác, tỉ lệ cử tri đi bầu đạt mức thấp nhất trong lịch sử. Các chính trị gia bị chửi rủa mọi nơi. Các đảng chủ đạo, tuyệt vọng tìm cách giữ tính chính danh, đang hành động vô lối, buộc phải lựa chọn giữa việc nối giáo cho chủ nghĩa cực đoan và nguy cơ bị các phong trào dân túy, kháng chính thống[1] áp đảo.

Trong khi đó, tiền bạc chưa bao giờ lại đóng một vai trò quan trọng như vậy trong nền chính trị kể từ sau Thế chiến II, át đi sức mạnh của các ý tưởng. Chẳng hạn như ở Mỹ, âm thanh của hàng tỉ đô la rót vào ngân quỹ của các chiến dịch bầu cử át đi tiếng nói của các cử tri. Ở những nơi trên thế giới mà nền pháp quyền quá yếu đuối, tham nhũng và các mạng lưới tội phạm đang thế chỗ cho các tiến trình dân chủ. Tóm lại, việc theo đuổi những lợi ích tập thể trông lạ lẫm đến đáng buồn. Continue reading “Những kẻ cuồng tín, ba hoa, và các nhà kinh tế”

Vì sao người Trung Quốc thích Putin?

0019b91ecaeb1463cb4d0a

Biên dịch: Nguyên Hải

Lời giới thiệu: Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/5 có đăng bài dưới tiêu đề “Vương Nguyên Phong: Nỗi lòng Putin của người Trung Quốc”. Xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo và qua đó biết tâm lý hung hăng hiếu chiến của một số dân mạng Trung Quốc được hình thành, phát triển như thế nào và chịu ảnh hưởng ra sao từ các nhân tố bên ngoài.

Cho dù Putin không được hoan nghênh ở phương Tây nhưng ông lại vô cùng có duyên ở Trung Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc hết lòng ưa thích nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng phương Bắc này. Trong trò chuyện riêng tư, rất nhiều người bày tỏ tình cảm ca ngợi Putin. Trong quần thể bạn bè vi tín[1] do người Trung Quốc gần đây tạo dựng nên, có không ít người chuyển phát những câu như “Cánh đàn ông hãy kính chào ngài Putin!”; trên mạng lại càng nhiều, chẳng hạn “Lời Putin từng nói, quy tắc đàn ông của Putin” được lưu truyền bằng những “cách ngôn” nói theo giọng của Putin. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Putin?”

Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?

002564baec4813efb5c90e

Nguồn: Yao Yang, “Can China Avoid Deflation?”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 tại Davos, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều mạnh mẽ. Năm 2014, tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc chỉ đạt 7,4% – mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, để ổn định tăng trưởng kinh tế, ông đã cam kết Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi một chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng.”

Tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc là hậu quả của những chính sách trước đó. Trong hai năm qua, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, với hy vọng bù đắp những tác động tiêu cực sau khi triển khai gói kích cầu lớn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bài phát biểu của ông Lý tại Davos báo hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép tốc độ tăng trưởng trượt dốc hơn nữa. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?”

Những bóng ma cũ của một châu Âu mới

FRANCE-MAY1-PROTEST-LABOUR-FN

Nguồn: Mark Mazower, “New Europe’s Old Ghosts”, Project Syndicate, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong |Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Quá khứ đã rình rập châu Âu trong năm 2014. Ngay từ đầu năm, sự kiện đánh dấu một trăm năm bùng nổ Thế chiến I đã thu hút rất nhiều hoạt động kỷ niệm. Nhưng cùng với sự tiến triển của thời gian đã xuất hiện những nét tương đồng đáng lo ngại – không phải với năm 1914, mà là với một số đặc trưng tồi tệ hơn thế của những năm giữa hai cuộc thế chiến.

Từ Scotland và Catalonia đến miền biên giới của Ukraine, chủ nghĩa dân tộc bùng lên trong lúc nền kinh tế châu Âu rơi vào đình đốn, gợi lại nỗi ám ảnh lạm phát Đức năm 1923. Và, khi sang năm 2014, một cuộc kéo co địa chính trị mới giữa hai người khổng lồ đầu thế kỷ XX của lục địa này là Đức và Nga đã trở nên rõ ràng, trong khi giới chóp bu vốn mau quên (lịch sử) của châu Âu dường như đang phải dò dẫm từ mặt trận này sang mặt trận khác. Continue reading “Những bóng ma cũ của một châu Âu mới”

Chiến thuật cầm quyền của Putin

Putin-Chairs-Cabinet-Meet-004

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Putin Scare Tactics”, Project Syndicate, 16/01/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

“Mỗi  quốc gia đều có một chính phủ mà nó đáng phải nhận”, đó là nhận xét của Joseph de Maistre, phái viên ngoại giao của vương quốc Sardinia tại Đế chế Nga cách đây khoảng 200 năm. Lúc đó ông đang nói về sự thờ ơ chính trị ăn sâu trong người Nga, một đặc điểm vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Tất nhiên, Nga không còn là một chế độ quân chủ tuyệt đối như trong thời kì của Maistre. Nó cũng không phải là một chế độ độc tài cộng sản, với những người như Joseph Stalin vốn sử dụng việc đe dọa tống vào trại Gulag (trại cải tạo lao động của Liên Xô – ND) để kìm hãm những phát biểu mang tính chính trị. Tuy nhiên, Tổng thống  Vladimir Putin đã học được rất nhiều từ chiến thuật độc đoán của những người tiền nhiệm của mình, trong khi người dân Nga dường như không học được gì. Continue reading “Chiến thuật cầm quyền của Putin”

Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay

great_wall_china_photo_gov

Nguồn: Michael D. Swaine, “China: The Influence of History”, The Diplomat, 14/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Lịch sử tác động đến suy nghĩ và cách hành xử của người Trung Quốc ngày nay như thế nào?

Với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở châu Á và các khu vực khác, nhiều nhà phân tích tìm đến lịch sử Trung Quốc để tìm hiểu xem một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ hành xử và nhìn nhận thế giới như thế nào trong tương lai. Nhiều nỗ lực áp dụng lăng kính lịch sử ấy đã mắc phải lỗi đơn giản hóa quá mức và diễn giải sai lệch mối liên hệ với hiện tại và ý nghĩa của lịch sử hàng trăm năm tư tưởng và cách hành xử của người Trung Quốc. Continue reading “Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay”

Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc

SF__Central-624x419

Nguồn: Zhang Xiaotong & Marlen Belgibayev, “China’s Eurasian Pivot“, The Asan Forum, 1/12/2014.

Biên dịch: Trần Quang

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc tích cực xoay trục sang những dải đất rộng lớn của Âu-Á, đặc biệt là được phản ánh trong việc tăng cường sự can dự của của Bắc Kinh với các nước láng giềng trên biên giới phía Tây nước này. Một trong những thành phần quan trọng nhất của sự xoay trục Âu-Á của Trung Quốc là một nỗ lực xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB), mà với nó Bắc Kinh có ý định ràng buộc hơn 40 nước ở Trung và Nam Á, Trung Đông, Đông và Tây Âu bằng các hành lang vận tải khoảng cách xa. Continue reading “Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc”

Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Do Economic Sanctions Work?Project Syndicate, 02/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

Khi tin tức về các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang áp đặt lên Nga, Iran và Cuba đang tràn ngập các mặt báo, đã đến lúc chúng ta nên bàn về tính hiệu quả của những biện pháp này. Câu trả lời ngắn gọn là các biện pháp trừng phạt kinh tế thường chỉ có kết quả khiêm tốn, ngay cả khi chúng có thể là phương tiện thiết yếu để thể hiện tinh thần quyết tâm. Nếu muốn các biện pháp trừng phạt kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao ở thế kỷ 21, chúng ta nên đánh giá lại hiệu quả của chúng trong quá khứ.

Như Gary Hufbauer và Jeffrey Schott đã viết trong cuốn sách kinh điển của họ về đề tài này, lịch sử của các biện pháp trừng phạt kinh tế bắt đầu ít nhất là từ năm 432 TCN khi vị chính khách và tướng lĩnh Hy Lạp cổ đại Pericles ban hành “sắc lệnh Megar” nhằm trả đũa vụ bắt cóc 3 người hầu của Aspasia (người tình của Pericles – NHĐ). Continue reading “Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?”

Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến

_73321074_getty

Nguồn: George Soros, “Europe at War”, Project Syndicate, 12/1/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bằng việc xâm lược Ukraine vào năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra một thách thức cơ bản cho những giá trị và nguyên tắc nền tảng của việc hình thành Liên minh Châu Âu cũng như hệ thống luật lệ đã duy trì nền hòa bình tại châu Âu từ sau năm 1945. Cả những nhà lãnh đạo và công dân châu Âu đều không nhận thức được đầy đủ tầm vóc của thách thức này, chứ chưa nói đến cách để xử lý nó.

Chế độ của Putin dựa trên việc cai trị bằng vũ lực, biểu hiện bằng sự đàn áp ở trong nước và sự hung hăng ở nước ngoài. Nhưng điều đó đã giúp nước này chiếm được một lợi thế về mặt chiến thuật, ít nhất là trong ngắn hạn, so với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, vốn quyết tâm tránh đối đầu quân sự trực diện (với Nga – NBT). Continue reading “Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến”

Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015

iraq-30.si

Nguồn: Rajni Bakshi & Sameer Patil, ”War and Peace”, Eurasiareview, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hành vi bạo lực của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tràn ngập các tiêu đề tin tức năm 2014, làm lu mờ các sáng kiến phi bạo lực quan trọng trên thế giới. Song, những nỗ lực cho các giải pháp hòa bình đang phát triển mạnh. Và Ấn Độ, với di sản đấu tranh bất bạo động vì tự do, phải đóng góp vào quá trình này như một đối trọng chống lại những kẻ ủng hộ bạo lực.

Năm 2014, những hình ảnh bạo lực hung ác nổi bật trên truyền thông và trong ký ức của công chúng, thật trớ trêu khi đây là năm đánh dấu một thế kỷ kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tưởng như được thực hiện để chấm dứt các cuộc xung đột toàn cầu. Continue reading “Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015”

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai

soviet_aron_84927222

Nguồn: Leon Aron, “Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh (Kremlin) đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật cùng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý với nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần. Continue reading “Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai”

“Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình

china-navy_2300875b

Nguồn: Ryan Martinson, “Jinglue Haiyang: The Naval Implications of Xi Jinping’s New Strategic Concept“, China Brief, Volume 15, Issue, 1, 9/1/2015.

Biên dịch: Quang Vũ | Hiệu đính: Kim Minh

Khi nghiên cứu về sự bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển gần ở Đông Á, người ta hầu như bỏ qua hoàn toàn khái niệm kinh lược hải dương (jinglue haiyang), khái niệm mà gần đây đã được Đảng-Nhà nước xác nhận là một khía cạnh đặc biệt trong chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Kinh lược (Jinglue) không phải là một thuật ngữ thông dụng; cụ thể, hầu hết các từ điển đều không định nghĩa cụm từ này. Đây là một động từ được cấu thành bởi từ kinh (jing), nghĩa là quản lý hay quản trị, với từ lược (lue), nghĩa là chiến lược hay mưu lược. Theo Từ điển Từ Hải (Cihai) ấn bản năm 1979, thuật ngữ này có nghĩa là “giải quyết vấn đề trên cơ sở lên kế hoạch từ trước”. Chúng ta có thể tạm dịch cụm từ này là “quản lý chiến lược”, và cụm từ kinh lược hải dươngsẽ được dịch là “quản lý chiến lược vùng biển”. Continue reading ““Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình”