Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?

Nguồn: Madhumita Murgia, Richard Waters, và Eleanor Olcott, “The global AI race: Is China catching up to the US?,” Financial Times, 01/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc DeepSeek phát hành mô hình AI mới đã làm lung lay những giả định về việc ai là người nắm quyền phát triển công nghệ này.

Vào thứ Hai ngày 27/01, thế giới đã chứng kiến cảnh 1 nghìn tỷ đô la bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán chỉ trong một ngày, một đám cháy khổng lồ được châm ngòi bởi một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo kém tiếng của Trung Quốc: DeepSeek.

Việc công ty này phát hành mô hình AI mới, được gọi là R1, đã đảo ngược hoàn toàn các giả định về sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI và làm dấy lên khả năng rằng người Trung Quốc đang học cách đánh bại Thung lũng Silicon trong chính trò chơi của họ. Continue reading “Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?”

Trung Quốc phản ứng thận trọng trước thuế quan của Trump

Nguồn: James Palmer, “China Responds to Trump’s Tariffs With Caution”,  Foreign Policy, 04/2/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh rốt cuộc là mục tiêu duy nhất của các mức thuế mới từ Mỹ cho đến thời điểm hiện tại.

Tiêu điểm tuần này: Mức thuế 10% áp lên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu có hiệu lực; Những động thái ban đầu của chính quyền Trump tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia mà Trung Quốc có thể lợi dụng; Vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh mô hình AI mới của công ty Trung Quốc DeepSeek. Continue reading “Trung Quốc phản ứng thận trọng trước thuế quan của Trump”

DeepSeek gây chia rẽ giữa giới cầm quyền và các ông trùm công nghệ Mỹ

Nguồn: Diêu Húc, Khâu Lệ, 美国观察|DeepSeek引发全球人工智能“技术-市场-政治”冲击波产生了何种影响?, fddi.fudan.edu.cn (Fudan Development Institute), 02/02/2025 (lược dịch).

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào đầu năm Ất Tỵ, công ty AI Trung Quốc DeepSeek với những đột phá về công nghệ và mô hình kinh doanh đổi mới đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu, thậm chí còn đưa hợp tác và cạnh tranh về AI giữa Trung Quốc và Mỹ lên một tầm cao mới.

Trong bài báo trang nhất được xuất bản vào ngày 31/1, SemiAnalysis, một tổ chức nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực bán dẫn và AI, cho rằng DeepSeek không phải là tin tức “mới” đối với những người quan tâm đến lĩnh vực này: “DeepSeek rất có năng lực, nhưng phần lớn công chúng Mỹ không mấy quan tâm. Khi thế giới cuối cùng đã chú ý đến nó, thì nó chỉ còn là sự cường điệu hóa và không phản ánh đúng thực tế.” Điều này thể hiện DeepSeek đã tìm kiếm danh tiếng từ lâu, đồng thời cũng phản ánh sức ảnh hưởng lớn lao đằng sau việc đột ngột trở nên nổi tiếng. Continue reading “DeepSeek gây chia rẽ giữa giới cầm quyền và các ông trùm công nghệ Mỹ”

“Cuộc đua thành tích chính trị” ở Mỹ đang dẫn thế giới đến một thảm họa?

Nguồn: Trình Á Văn, 程亚文:这群人看起来极有良心和正义感,却将世界引向又一次灾难, Guancha, 03/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sự trở lại của Trump, dù là tuyên bố phải giành lại Kênh đào Panama hay lời hứa xây dựng một đội quân hùng mạnh, đều cho thấy quyết tâm của nhà lãnh đạo mới trong việc đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Lịch sử từng mang đến cho nước Mỹ rất nhiều cơ hội như vậy. Bản thân Trump cũng từng có một cơ hội, nhưng liệu nước Mỹ đã vĩ đại trở lại chưa? Hay đang trên bước đường suy tàn?

Vào tháng 3/1991, sau khi chiến dịch Lá chắn sa mạc (Desert Shield) kết thúc và Iraq chấp nhận thất bại, Tổng thống Mỹ khi đó là George H. W. Bush đã quyết định rút 540.000 quân Mỹ khỏi Vịnh Ba Tư. Tại sao quân đội Mỹ, vốn có ưu thế tuyệt đối, lại không thuận thế lật đổ chính quyền Saddam Hussein? Continue reading ““Cuộc đua thành tích chính trị” ở Mỹ đang dẫn thế giới đến một thảm họa?”

Trump đang gieo mầm cho một liên minh chống Mỹ?

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump is sowing the seeds of an anti-American alliance,” Financial Times, 03/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bằng cách nhắm mục tiêu vào các đồng minh và láng giềng bằng thuế quan, Mỹ đang làm lợi cho Trung Quốc

“Chiến lược của chúng tôi về thuế quan sẽ là hành động trước rồi hỏi sau.” Đó là điều mà một trong những nhà hoạch định chính sách kinh tế chủ chốt của Donald Trump đã nói với tôi vào cuối năm ngoái.

Kiểu vênh váo nam tính đó hiện đang thịnh hành ở Washington. Nhưng chiến thuật nóng vội này của tổng thống Mỹ lại cực kỳ nguy hiểm – đối với chính nước Mỹ, cũng như các quốc gia mà ông nhắm đến bằng thuế quan. Continue reading “Trump đang gieo mầm cho một liên minh chống Mỹ?”

Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump

Nguồn: Ivo H. Daalder và James M. Lindsay, “The Price of Trump’s Power Politics,” Foreign Affairs, 30/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Trung Quốc và Nga có thể chiến thắng trong một thế giới nơi kẻ mạnh là kẻ đúng?

Pax Americana (nền hòa bình kiểu Mỹ) giờ đây đã không còn. Ra đời sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào ngày 07/12/1941, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Mỹ lãnh đạo đã chết sau lễ nhậm chức lần thứ hai của Donald J. Trump. Vị tổng thống từ lâu vẫn tin rằng trật tự này gây bất lợi cho Mỹ khi đặt lên vai nước này gánh nặng phải giám sát toàn cầu và cho phép các đồng minh lợi dụng nước này. “Trật tự toàn cầu thời hậu chiến không chỉ lỗi thời,” Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện. “Mà còn đang trở thành một vũ khí được sử dụng để chống lại chúng ta.” Continue reading “Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump”

Tình trạng sùng bái cá nhân Tập Cận Bình đang suy giảm?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s star wanes at key military gala,” Nikkei Asia, 30/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Truyền thông nhà nước đã tránh tập trung vào Tập Cận Bình khi sự sùng bái cá nhân của ông suy yếu.

Một sự kiện quân sự gần đây ở Trung Quốc đã mang lại góc nhìn hiếm hoi về những gì thực sự đang diễn ra đằng sau bức mành tre.

Vào ngày 17/01, Quân ủy Trung ương, cơ quan quân sự hàng đầu giám sát Quân đội Giải phóng Nhân dân, đã tổ chức một buổi dạ tiệc dành cho các bậc lão thành và cựu chiến binh trong quân đội tại Bắc Kinh. Như thường lệ, Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao 71 tuổi của Trung Quốc, cũng tham dự. Continue reading “Tình trạng sùng bái cá nhân Tập Cận Bình đang suy giảm?”

Tóm tắt tình hình Biển Đông năm 2024

Nguồn: Carl Thayer, “The State of the South China Sea: Coercion at Sea, Slow Progress on a Code of Conduct,” The Diplomat, 27/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những diễn biến lớn ở Biển Đông trong năm 2024 không báo hiệu điều tốt lành cho năm 2025.

Có bốn diễn biến chính định hình môi trường an ninh ở Biển Đông năm 2024: (1) Trung Quốc gia tăng hành vi cưỡng ép đối với tàu thuyền và máy bay của hải quân Philippines; (2) Philippines thông qua chiến lược phòng thủ biển mới; (3) Việt Nam tăng cường hoạt động xây dựng tại quần đảo Trường Sa; và (4) đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) tiến triển chậm chạp. Continue reading “Tóm tắt tình hình Biển Đông năm 2024”

Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Cold War Putin Wants,” Foreign Affairs, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Nga muốn thay đổi chứ không phải chấm dứt xung đột ở Ukraine?

Ba năm sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với một lựa chọn đáng lo ngại. Trước công chúng, ông tỏ ra lạc quan. Ông đã kéo đất nước mình trở lại từ vực thẳm, và bằng các biện pháp quân sự, ông đã bảo vệ chủ quyền của đất nước mình, hay đúng hơn là những thứ mà ông cho là thuộc chủ quyền của đất nước mình. Ông khẳng định rằng nếu không làm vậy, nước Nga sẽ không còn tồn tại. Trong khi đó, GDP của Nga đang tăng trưởng – tăng khoảng 4% vào năm 2024, theo số liệu chính thức – và tiền lương không chỉ tăng mà còn rõ ràng là theo kịp giá cả dù tỷ lệ lạm phát hàng năm hiện đang ở mức hơn 9%. Đằng sau lớp vỏ hào nhoáng này, ngân sách quân sự đã tăng gấp đôi sau ba năm và tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế quân sự; còn khu vực tiêu dùng, nơi lạm phát thậm chí còn cao hơn, lại đang trì trệ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn”

Nhà Thanh trả lại đất biên giới cho Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 2 năm Bính Ngọ, Bảo Thái thứ 7 [4/3-1/4/1726], tức năm Ung Chính thứ 4, cử hành lễ duyệt binh một cách trọng thể, có tế cờ đạo,[1] xong lễ lại cho lính về làm ruộng. Lúc ấy, lính mới tuyển ở các trấn tập hợp đến hơn vạn người, chúa Trịnh thấy hàng ngũ binh lính tề chỉnh, nên ban thưởng cho nhiều ít khác nhau. Từ đây về sau, mỗi năm cứ tháng hai cử hành lễ đại duyệt, việc này đặt thành lệ nhất định.

Tháng 8 [27/8-25/9/1726], bắt đầu đặt chức Tuần thủ ở các trấn. Bổ dụng Trung úy Nguyễn Khắc Xứng làm Tuần thủ trấn Sơn Nam. Còn các trấn Sơn Tây, Kinh Bắc và Hải Dương thì đều chọn một viên quan võ, người nào có thể làm nổi công việc bèn bổ dụng. Chức Tuần thủ lệ thuộc vào trấn ty, phân phối đi tuần địa điểm trọng yếu và kềm chế trộm cướp trong hạt, chức Tuần thủ được đặt ra bắt đầu từ đây. Continue reading “Nhà Thanh trả lại đất biên giới cho Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông”

DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “DeepSeek Doesn’t Signal an AI Space Race”,  Foreign Policy, 28/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Thành công của DeepSeek chưa hẳn là một lý do thuyết phục để chính phủ Trung Quốc phải đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực này.

Tiêu điểm tuần này: Startup AI Trung Quốc DeepSeek gây xáo trộn thị trường Mỹ với mô hình ngôn ngữ lớn mới; Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế nặng đối với chất bán dẫn của Đài Loan; Các bác sĩ đầu ngành ở Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về hiệu quả của thuốc generic nội địa. Continue reading “DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc”

Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu

Nguồn: Lưu Yến Đình, 刘燕婷: 三个女人,带领欧洲极右崛起, Guancha, 26/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Đối với phe cực hữu châu Âu, năm 2024 là một năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Ý, Pháp và Đức.

Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6/2024, số ghế cực hữu đã tăng từ 135 ghế vào năm 2019 (chiếm 18% tổng số ghế) lên 187 ghế (chiếm 26% tổng số ghế) vào năm 2024, trong đó bao gồm việc một số quốc gia đã không cử các nghị sĩ cực hữu tới Brussels vào năm 2019: Síp, Luxembourg, Bồ Đào Nha và Romania. Đảng Fratelli d’Italia (FdI) do Giorgia Meloni lãnh đạo đã tăng trưởng đáng kinh ngạc, với mức tăng từ 6,4% phiếu bầu vào năm 2019 lên 28,8% vào năm 2024. Continue reading “Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu”

Phương Nam toàn cầu đã hiểu sai về Trump?

Nguồn: Gideon Rachman, “What the global south gets wrong about Trump,” Financial Times, 27/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thế giới không có luật lệ là nơi kẻ mạnh đi săn kẻ yếu.

Giống như một “người theo chủ nghĩa toàn cầu” thực thụ, tôi đã xem bài phát biểu nhậm chức của Donald Trump trên điện thoại của mình trong lúc bị kẹt xe ở Davos. Một giám đốc châu Âu, người đi chung chuyến xe buýt đưa đón của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với tôi, đã vùi đầu vào tay mà than thở: “Tôi không thể tin điều này lại xảy ra.” Continue reading “Phương Nam toàn cầu đã hiểu sai về Trump?”

Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm Giáp Thìn vừa qua và năm Ất Tỵ đã tới. Tết đến, không khí càng ô nhiễm và giao thông càng ách tắc, chưa thấy giải pháp khả thi. Nhưng vấn nạn lãng phí và ách tắc về thể chế đang được tháo gỡ. Đó là quy luật “cùng tắc biến”. Muốn vươn mình trỗi dậy trong kỷ nguyên mới, phải tinh gọn bộ máy tổ chức. Muốn cất cánh phải thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và tư duy cũ “không chịu phát triển”. Đến lúc Việt Nam phải chuyển mình, tháo gỡ ách tắc về thể chế để phát triển trước khi quá muộn.

Nước Mỹ thời Trump 2.0 cũng đang thay đổi khó lường, ít nhất là bốn năm tới. Đó là một sự trùng hợp, chứng tỏ kỷ nguyên mới đòi hỏi phải thay đổi. Nhiều người Mỹ không thích Trump, nhưng cử tri Mỹ vẫn bầu cho ông, vì Trump khéo mỵ dân và hứa hẹn thay đổi. Không phải ngẫu nhiên mà Trump đã thắng cử. Người Mỹ cũng như người Việt không chấp nhận hiện trạng, và đang đòi hỏi thay đổi. Việt Nam phải từ bỏ chủ nghĩa đặc thù (exceptionalism) và chủ nghĩa tiệm tiến (gradualism) thì mới có thể bứt phá để cất cánh. Continue reading “Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức  “

Chào mừng đến với Weimar 2.0

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Welcome to Weimar 2.0,” Foreign Policy, 17/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc toàn cầu ngày nay đang trở thành một mô phỏng kỳ lạ của nền cộng hòa yếu kém và bất ổn từng cai trị nước Đức trước Thế chiến II.

Ngày nay, Trung Quốc, Nga, và Mỹ, chưa kể đến các cường quốc tầm trung và nhỏ hơn, đều đang trở thành một mô phỏng kỳ lạ về Cộng hòa Weimar: một chế độ chính trị yếu kém và bất ổn đã cai trị nước Đức trong 15 năm từ đống tro tàn của Thế chiến I cho đến khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Continue reading “Chào mừng đến với Weimar 2.0”

Trump mong đợi Tập giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Trump expects Xi to help end war in Ukraine,” Nikkei Asia, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự tham gia của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Donald Trump, người vừa tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ vào thứ Hai ngày 20/01, đã nhiều lần trao đổi quan điểm một cách nghiêm túc trong hơn hai tháng rưỡi qua, kể cả ở đằng sau hậu trường.

Cuộc trao đổi đã diễn ra bất chấp niềm tin phổ biến rằng cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ leo thang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump. Continue reading “Trump mong đợi Tập giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nào?”

Cuộc tranh luận về TikTok có thể gây ra xung đột trong Nhà Trắng

Nguồn: James Palmer, “TikTok Debate Could Stir White House Clash”,  Foreign Policy, 21/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Đề nghị còn mơ hồ về mặt pháp lý của Trump nhằm gia hạn thêm thời gian cho TikTok tìm người mua đã để quyền quyết định vào tay Bắc Kinh.

Tiêu điểm tuần này: Đề nghị gia hạn thời gian để TikTok tìm người mua mới của tổng thống Trump khiến tương lai của ứng dụng này phụ thuộc vào Trung Quốc; Đài Loan đối mặt với khủng hoảng hiến pháp sau ba dự luật gây tranh cãi được thông qua hồi tháng 12; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Cuộc tranh luận về TikTok có thể gây ra xung đột trong Nhà Trắng”

Mối đe dọa từ Trump đối với ngành tình báo Mỹ

Nguồn: Peter Schroeder, “Trump’s Threat to U.S. Intelligence,” Foreign Affairs, 17/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự gián đoạn và yêu cầu lòng trung thành sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia.

Vào ngày 21/01/2017, một ngày sau lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến thăm Trụ sở Cục Tình báo Trung ương (CIA) tại Langley, Virginia. Đây là một trong những sự kiện chính thức đầu tiên của ông trong tư cách là tổng thống và cũng là cơ hội để thiết lập lại quan hệ với cộng đồng tình báo. Chỉ mười ngày trước đó, ông đã cáo buộc các cơ quan tình báo làm rò rỉ một báo cáo tuyên bố rằng các điệp viên Nga có thông tin cá nhân và tài chính của ông. Continue reading “Mối đe dọa từ Trump đối với ngành tình báo Mỹ”

Trump và cuộc cạnh tranh giữa hai tầm nhìn về nền dân chủ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the contest between two visions of democracy,” Financial Times, 20/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trump trở lại nắm quyền được thúc đẩy bởi niềm tin của nhiều người Mỹ rằng hệ thống chính trị của họ đã thất bại.

“Lúc 2 giờ 24 phút chiều, khi đang ngồi một mình, ông Trump đã đăng một dòng tweet tấn công ông Pence và kích động bạo loạn… Một phút sau, Cơ quan Mật vụ Mỹ buộc phải sơ tán ông Pence đến một địa điểm an toàn tại Điện Capitol. Khi một cố vấn tại Nhà Trắng nghe tin này, ông đã vội vã đến phòng và thông báo cho ông Trump, người đã đáp lại, ‘Thì sao?’” Continue reading “Trump và cuộc cạnh tranh giữa hai tầm nhìn về nền dân chủ”

Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ

Nguồn: Sheena Chestnut Greitens và Isaac B. Kardon, “Vietnam Wants U.S. Help at Sea and Chinese Help at Home”,  Foreign Policy, 13/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Washington không nên đánh giá quá cao sức ảnh hưởng của mình đối với Hà Nội.

Trong bốn năm qua, chính quyền Biden đã đầu tư đáng kể nhằm mở rộng và làm sâu sắc mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Những nỗ lực này đã đạt đến một tầm cao mới khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội vào tháng 9 năm 2023.

Đối với Mỹ, thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một phương thức quan trọng để hiện thực hóa “lợi ích an ninh chung” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhất là để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này được nhấn mạnh rõ trong cuộc gặp giữa Biden và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại New York vào tháng 9 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc “hợp tác để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông”. Continue reading “Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ”