Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Kevin Boylan, “Why Vietnam Was Unwinnable”, The New York Times, 22/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu những năm 2000, khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc, các cựu binh bị thương trên chiến trường Iraq và Afghanistan thường xuyên đi xe buýt đến Bệnh viện Walter Reed ở Đông Bắc Washington, D.C., để nhận huy chương. Thật đau lòng khi phải chứng kiến những người đàn ông và phụ nữ trẻ này, nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn mất đi mắt, tay, chân hoặc thậm chí tứ chi, được đẩy trên những chiếc xe lăn trong tòa nhà.

Là một nhà sử học quân sự được đào tạo chuyên về Chiến tranh Việt Nam, tôi không thể không nghĩ về cuộc chiến ấy khi nhìn các cựu binh từ từ đi xuống dọc hành lang Lầu Năm Góc. Và tôi không phải là người duy nhất. Nhiều cái tên nổi bật trong chính phủ, quân đội và truyền thông đã đem những cuộc chiến mới này so sánh với Chiến tranh Việt Nam, và thật ngạc nhiên khi có nhiều người cho rằng bài học thuở xưa chứa đựng hy vọng về một chiến thắng ở Iraq. Continue reading “Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?”

Ảnh hưởng gia tăng của Quân đội trong chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), kết thúc vào đầu tháng 2/2021, đã dẫn đến một số sắp xếp nhân sự bất ngờ. Một trong số đó là việc bầu Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) kiêm Thứ trưởng Quốc phòng, và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, vào Bộ Chính trị. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm hai đại diện của Quân đội cùng được bầu vào Bộ Chính trị. Ngoài ra, số lượng đại biểu quân đội trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng tăng từ 20 lên 23, củng cố thêm vị trí khối bỏ phiếu lớn nhất trong Trung ương Đảng của các đại biểu quân đội.

Điều gì giải thích cho việc Quân đội tăng cường đại diện trong các cấp lãnh đạo hàng đầu của ĐCSVN và theo đó là ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội? Xu hướng này có ý nghĩa như thế nào đối với triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam? Continue reading “Ảnh hưởng gia tăng của Quân đội trong chính trị Việt Nam”

‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: How TSMC has mastered the geopolitics of chipmaking”, The Economist, 26/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ của các nhà sản xuất chip có vẻ kỳ diệu. Họ sử dụng ánh sáng để dập các thiết kế phức tạp trên một đĩa silicon tinh thể có kích thước bằng đĩa ăn tối, tạo thành các bảng mạch điện. Sau khi được cắt ra khỏi đĩa, từng mảng nhỏ được gọi là một con chip. Công việc của chip là vận chuyển các electron theo một cơ chế toán học do mã máy tính quy định. Chúng làm các phép toán giúp vận hành thế giới kỹ thuật số, từ Twitter và TikTok cho đến đồ chơi và xe tăng. Nếu không có chúng, toàn bộ ngành công nghiệp không thể hoạt động bình thường, như các nhà sản xuất ô tô nhận thấy khi họ hiện đang phải tạm dừng sản xuất do thiếu chip.

Công ty quan trọng nhất trong lĩnh vực này là Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Công ty này kiểm soát 84% thị phần của những chip có bảng mạch nhỏ nhất, hiệu quả nhất mà các thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, từ Apple ở Mỹ đến Alibaba ở Trung Quốc, dựa vào đó để làm cho các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn của họ trở nên khả thi. Khi nhu cầu về những con chip tiên tiến nhất tăng cao nhờ sự mở rộng của các mạng thông tin nhanh và điện toán đám mây, TSMC đang đổ thêm một khoản tiền lớn vào việc mở rộng sự thống trị của mình. Continue reading “‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuyện gì đã xảy ra cách đây 36 năm vào ngày 19 tháng 12? Ấn tượng của tôi là rất ít người Trung Quốc có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi này. Vào ngày đó năm 1984, Trung Quốc và Anh ký tuyên bố chung mở đường cho việc bàn giao Hồng Kông về cho đại lục.

Thủ tướng Anh vào thời điểm đó, Margaret Thatcher, đã cùng tham dự lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh với người đồng cấp Trung Quốc Triệu Tử Dương. Ngoài ra còn có lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã dẫn đầu chính sách khai phóng và rất mong muốn lấy lại thuộc địa này từ tay Anh.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 quy định hệ thống tư bản hiện tại và lối sống của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm sau chuyển giao năm 1997 – tức là cho đến 2047. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông”

Học giả Trung Quốc: Quan hệ Mỹ – Nga bước vào thời kỳ ‘tối như hũ nút’

Tác giả: Ngô Đại Huy (Trung Quốc)* | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây, Mỹ và các nước châu Âu ngày càng tăng cường gây sức ép chính trị và trừng phạt kinh tế lên Nga. Việc Mỹ dẫn đầu gây ra vụ trục xuất các quan chức ngoại giao Nga đã dẫn đến tình trạng phương Tây và Nga trục xuất lẫn nhau các quan chức ngoại giao của mỗi bên. Điều đó làm cho thế giới cảm nhận được mùi vị bầu không khí của cuộc chiến trục xuất với quy mô lớn các nhà ngoại giao giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Một ngày trước đó, Sứ quán Mỹ tại Nga tuyên bố rằng Đại sứ Sullivan sẽ không rời Nga [để về Mỹ báo cáo tình hình], thế nhưng ngày 20 giờ địa phương, Sứ quán Mỹ bất ngờ ra thông báo cho biết ông Sullivan sẽ về Mỹ trong tuần này để trực tiếp trao đổi về mối quan hệ Mỹ – Nga với các lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Biden. Cho đến nay, đại sứ của hai bên đều đã về tới nước mình. Continue reading “Học giả Trung Quốc: Quan hệ Mỹ – Nga bước vào thời kỳ ‘tối như hũ nút’”

Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tiếp theo loạt bài Dự báo Chính sách Đối ngoại của chính quyền Biden (31/12-3/1/2021) và Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0 (29/3/2021) trên trang Nghiên cứu Quốc tế, bài này cập nhật tiếp về các bước triển khai chính sách đối ngoại của chính quyền Biden với Trung Quốc và khu vực Indo-Pacific.

Ngay khi còn đang tranh cử, Joe Biden đã chú trọng đến vấn đề nhân sự. Chiến dịch của ông đã tập hợp được hàng ngàn chuyên gia giỏi, được bố trí vào các tiểu ban như “túi càn khôn”. Tuy Joe Biden đã 78 tuổi, đi lại hay vấp cầu thang, và có tật nói lắp nên rất ít khi họp báo, nhưng ông là một chính trị gia lão luyện. Với hơn ba thập niên hoạt động nghị trường, tám năm làm phó tổng thống thời Obama, và bốn năm quan sát chính quyền Trump, nay ngồi vào ghế tổng thống thứ 46 của Mỹ, chắc ông thừa biết phải làm gì và làm như thế nào. Continue reading “Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden”

Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Khánh: 1370-1372

Tháng 11 năm Thiệu Khánh thứ nhất [19/11-18/12/1370] (Minh Hồng Vũ năm thứ 3). Cung định vương Phủ lên ngôi Vua tại phủ Kiến Hưng [Nam Định], miếu hiệu là Nghệ Tông, mang quân về thành Thăng Long, vào thành bái yết nhà Thái miếu, nhà vua nói:

Việc ngày nay thật vượt ngoài ý tôi định liệu. Chỉ vì cớ nghĩ đến xã tắc, nên không thể từ chối được. Xét mình lỗi đạo hiếu trung, lòng những hãi hùng hổ thẹn. Vậy xin giảm bỏ sự cao sang để gọi là đáp lại sơ tâm đôi chút“. Cương Mục, Chính Biên, quyển 10.

Vua bèn ra lệnh: phàm các xe kiệu và đồ dùng đều sơn đen, không được trang sức bằng vàng son, châu báu và màu đỏ. Nhà vua lại dụ bảo quần thần rằng: Continue reading “Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông”

Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore

Nguồn: Aristyo Darmawan, “Resolving Indonesia and Singapore’s UNCLOS dispute”, East Asia Forum, 07/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong mấy năm qua, Indonesia và Singapore đã có tranh chấp về cách diễn giải Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) – cụ thể là việc Singapore có hay không quyền truyền thống để tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong vùng nước quần đảo của Indonesia.

Điều 51 quy định rằng “Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được  ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo”. Singapore lập luận rằng quyền tập trận quân sự truyền thống được bao hàm trong thuật ngữ “những hoạt động chính đáng” và Indonesia có nghĩa vụ cho Singapore quyền được tiến hành các hoạt động này. Continue reading “Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore”

Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hồi đầu tháng này, Nhật vui mừng đón tàu thăm dò tiểu hành tinh Hayabusa2 trở về, còn tàu vũ trụ Thường Nga-5 trở thành tâm điểm ở Trung Quốc.

Khoang của con tàu này vừa hạ cánh xuống khu vực Tứ Tử Vương Kỳ ở Khu Tự trị Nội Mông vào khoảng 2 giờ sáng giờ Bắc Kinh hôm thứ Năm. Nó mang về khoảng 2 kg vật chất lấy từ bề mặt mặt trăng.

Sứ mệnh này đưa các mẫu vật đất đá và không khí trở lại Trái đất để phân tích trong phòng thí nghiệm, điều đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do đó Trung Quốc chỉ mới là nước thứ ba lấy được các mẫu vật mặt trăng sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, những nước đã thực hiện sứ mệnh tương tự cách đây 44 năm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc”

Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?

Tác giả: Hoàn Cầu Thời báo | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mỹ đang lôi kéo các nước bè bạn ở châu Âu phát động một vòng mới trong chiến dịch trục xuất quan chức ngoại giao Nga và gây sức ép dư luận đối với Nga. Ngoài tình hình [căng thẳng] ở miền đông Ukraine, tin đồn về việc lãnh tụ đối lập Nga Navalny tuyệt thực trong tù gây “nguy hiểm tính mạng” cũng trở thành trọng điểm mới nhất để Mỹ và đồng minh dựa vào đó gây sức ép với Nga.

Điều đáng chú ý là trong gần một tháng qua, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Ukraine, Bulgaria cũng đứng vào hàng ngũ các nước trục xuất quan chức ngoại giao Nga, phần lớn là với lý do các quan chức này đã tiến hành các “hoạt động không phù hợp với vai trò của họ”—đây là một lý do trục xuất có tính co giãn rất cao. Hiện nay các nước này thường xuyên hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, đứng vào tuyến đầu chống Nga. Continue reading “Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?”

Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam

Tác giả: Trần Ngọc Bích

Tin Chủ tịch Raúl Castro từ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Cuba, lần đầu tiên sau gần 60 năm đất nước được lãnh đạo bởi người không thuộc gia đình Castro được nhiều người chú ý.

Câu hỏi là liệu việc này có làm le lói một số tia hy vọng cho đảo quốc xinh đẹp ở Tây Bán Cầu?

Tôi nhớ tới chuyến du lịch tới Cuba cách đây hai năm và xin kể ra đây để chia sẻ một số cảm xúc, suy nghĩ về quốc gia ‘vừa lạ vừa quen’ này.

Chuyến bay từ thành phố Ft Lauderdale, Florida đến Havana mất một giờ hai lăm phút với chỉ khoảng mười phần trăm là khách du lịch, còn lại là người Cuba sống ở Mỹ mà tôi vẫn gọi vui là dân Cu Kiều.

Continue reading “Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam”

Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chương trình Cho vay-Cho thuê (Lend-Lease Program, sau đây viết là Chương trình Vay-Thuê) nhằm cung cấp vật tư thiết bị quân sự của Mỹ cho các nước Đồng minh trong Thế chiến II là một chủ trương đối ngoại sáng suốt do Chính phủ của Tổng thống F. D. Roosevelt đề xuất và thực hiện, từng góp phần quan trọng giúp phe Dân chủ đánh thắng phe Phát xít, đồng thời nâng cao đáng kể vị thế của nước Mỹ trên chính trường thế giới trong và sau Thế chiến II.

Ý tưởng của Chương trình Vay-Thuê ra đời trong hoàn cảnh rất khó khăn, khi đa số dân Mỹ hồi ấy tán thành quan điểm cho rằng chớ bao giờ để nước mình bị lôi cuốn vào các tranh chấp địa chính trị ở bên ngoài Tây bán cầu. Dưới sức ép của các nghị sĩ theo chủ nghĩa biệt lập được đông đảo cử tri hậu thuẫn, Quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua 3 Đạo luật Trung lập (Neutrality Acts) vào các năm 1935, 1936 và 1937, bất chấp một thực tế là trong thời kỳ đó ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu do chủ nghĩa phát xít nhen nhóm đang bốc lên ngày một cao. Continue reading “Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II”

Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar

Nguồn: Russell Goldman, “Myanmar’s Coup and Violence, Explained”, The New York Times, 12/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Bất ổn đang bao trùm Myanmar. Những cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ trên đường phố hay phong trào tổng đình công đã dần nhường chỗ cho các hoạt động bán quân sự chống lại những hành vi tàn bạo của quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.

Giới tướng lĩnh ban đầu đã kiềm chế trước làn sóng đầu tiên của các cuộc biểu tình, bất tuân dân sự và tổng đình công, nhưng rồi họ phản ứng lại ngày càng mạnh tay và cuối cùng leo thang thành một nỗ lực thô bạo nhằm dập tắt phong trào chống đối khiến hơn 600 người chết và hàng nghìn người bị thương tính đến thời điểm này. Continue reading “Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar”

Tìm hiểu logic của cưỡng ép kinh tế trong quan hệ quốc tế

Nguồn: Youngseok Park, “Understanding economic coercion”, East Asia Forum, 10/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng 12 năm 2020, Trung Quốc đã chặn nhập khẩu than đá của Australia sau cuộc đối đầu chính trị ngày càng căng thẳng giữa hai nước. Hồi tháng 8 năm 2019, Nhật Bản cũng đã tăng cường các hạn chế đối với xuất khẩu sang Hàn Quốc sau phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc về các vấn đề lịch sử tranh cãi giữa hai nước. Sự cưỡng ép kinh tế như vậy gây hại cho cả hai bên vì nó làm gián đoạn trao đổi kinh tế.

Các biện pháp của Trung Quốc chống lại Úc tạo ra sự bất định và làm tăng chi phí kinh doanh. Các biện pháp hạn chế của Nhật phần lớn phản tác dụng sau khi các công ty Nhật chuyển hoạt động sản xuất sang Hàn Quốc và Châu Âu để cung cấp cho thị trường Hàn Quốc. Việc triển khai các biện pháp cưỡng ép kinh tế có thể không thực tế khi đối mặt với những chi phí này. Continue reading “Tìm hiểu logic của cưỡng ép kinh tế trong quan hệ quốc tế”

Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: Andrew Selth, “Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?”, The Interpreter, 12/12/2019.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới … một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người”, đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.

Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “hành động càn quét” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017. Ví dụ, vào năm 2018, một phái bộ điều tra độc lập của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo dài 444 trang mô tả chi tiết hàng loạt vụ việc kinh hoàng bao gồm giết người, tra tấn, tấn công tình dục và phá hủy tài sản do lực lượng vũ trang Myanmar (Tatmadaw) và cảnh sát tiến hành. Continue reading “Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc”

Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ nhật (13/12/2020) đánh dấu kỷ niệm 83 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, sự kiện trong đó Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tàn sát một số lượng khủng khiếp người dân Trung Quốc.

Có thể vì lý do cân nhắc quan hệ với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu thành viên khác của Thường vụ Bộ Chính trị đã không đến dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, trong năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, hồi năm 2014, chính phủ đã chọn ngày 13 tháng 12 là ngày quốc tang cho các nạn nhân, và các lễ tưởng niệm được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Một sự kiện có liên quan vừa được tổ chức hồi cuối tuần tại Bảo tàng Nhân dân Trung Hoa Kháng chiến Chống quân Xâm lược Nhật Bản, gần Lư Câu Kiều ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ”

Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vì lý do lịch sử, chính trị Việt Nam rất nhạy cảm với khía cạnh vùng miền. Quả thật, chia rẽ vùng miền là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam trong bốn thế kỷ qua.

Đối mặt với áp lực của các chúa Trịnh ở phía Bắc vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã dẫn một đội quân Nam tiến, cuối cùng giúp Việt Nam thiết lập chủ quyền tại hầu hết các lãnh thổ phía nam đất nước hiện nay. Nhưng một cuộc nội chiến kéo dài giữa hai dòng họ sau đó đã khiến đất nước bị chia cắt trong hơn 150 năm.

Việt Nam được thống nhất dưới thời Tây Sơn vào năm 1778 và sau đó là nhà Nguyễn vào năm 1802, nhưng lại tiếp tục bị chia cắt bởi người Pháp, khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1862, trong khi Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau đó lần lượt trở thành các xứ bảo hộ của Pháp. Continue reading “Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?”

Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?

Tác giả: Hứa Tiểu Niên (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Có thể coi đây là “oan sai” lớn nhất trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Trong suốt hai nghìn năm từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời Tuyên Thống Đế nhà Thanh, xã hội Trung Quốc rõ ràng được đặt dưới bộ máy triều đình chuyên chế, nhưng đã bị “ép uổng” trở thành xã hội phong kiến và sự nhầm lẫn tai hại này cho tới nay vẫn đang lan truyền khắp thế giới. Việc sửa chữa sai lầm này đúng lúc và nhận định bản chất của hai nghìn năm này một cách chính xác không chỉ giúp làm rõ nguyên do khiến xã hội Trung Quốc phát triển trì trệ trong một thời gian dài, mà còn đóng góp một lối tư duy hoàn toàn mới cho sự chuyển đổi nghiên cứu từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.

Vậy “phong kiến” là gì? Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Britannica, thuật ngữ “chế độ phong kiến” (Feudalism) xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và được dùng để miêu tả xã hội Tây Âu thời Trung cổ. Trong nhiều tác phẩm và nghiên cứu khác nhau, nghĩa của từ này không hoàn toàn tương đồng. Nghĩa rộng nhất của nó bao hàm tất cả quan hệ kinh tế, luật pháp, chính trị và xã hội ở Tây Âu trong thời Trung cổ, trong khi nghĩa hẹp nhất được dùng để chỉ mối quan hệ khế ước giữa các lãnh chúa (Lords) và chư hầu (Vassals). Continue reading “Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hôm 08/04/2021, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn việc bổ nhiệm hai phó thủ tướng và 12 bộ trưởng mới trong nội các của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các ứng viên được bổ nhiệm phù hợp với những tin đồn đã được lan truyền từ sau Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết thúc cách đây hai tháng, trừ trường hợp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Việc ông Diên được chọn làm người đứng đầu Bộ Công Thương là điều gây bất ngờ. Cho đến gần đây, ứng viên hàng đầu cho vị trí này được cho là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC). Nền tảng giáo dục và chuyên môn của ông Anh khiến ông trở thành ứng viên phù hợp cho vị trí này do ông được đào tạo về kinh tế và trước đây từng làm việc tại một công ty thương mại ở thành phố Hải Phòng. Tại CMSC, ông giám sát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp từng do Bộ Công Thương quản lý trước khi chuyển giao cho ủy ban. Continue reading “Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý?”