Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Nguồn: Trump, Biden and Taiwan”, The Wall Street Journal, 14/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông ngày càng trở nên mạnh tay hơn. Tuần này việc bắt những người ủng hộ dân chủ bao gồm nhà xuất bản Jimmy Lai là cuộc tấn công mới nhất vào thành phố một thời tự do, và những người theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh coi Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Với khả năng xảy ra một cuộc đối đầu tối hậu xoay quanh Đài Loan trong 4 năm tới, bản chất cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này phải được nhấn mạnh chứ không chỉ xuất hiện thoáng qua trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Tầm quan trọng của Đài Loan đối với các liên minh ở Thái Bình Dương của Mỹ đã được công nhận từ lâu. Nếu Hoa Kỳ cho phép Đài Bắc rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh – chính thức hay trên thực tế – các quốc gia như Việt Nam sẽ nghi ngờ cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của họ và xích lại gần Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh sau đó có thể thúc đẩy các đồng minh lâu đời như Nhật Bản rời xa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bước nhanh trên con đường trở thành bá chủ khu vực. Continue reading “Trump, Biden và vấn đề Đài Loan”

Ngoại giao số: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng*– Nguyễn Đức Huy**

Tóm tắt: Kỷ nguyên bùng nổ thông tin mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội. Các phương tiện truyền thông hiện đại trở thành những công cụ có sức mạnh to lớn, với khả năng truyền tải thông tin gần như tức thời, tính tương tác cao, phạm vi lan tỏa rộng, mức độ ảnh hưởng sâu sắc. Trong xu thế đó, việc chính phủ các nước đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, các phương tiện truyền thông mới, nhất là mạng xã hội trong quản trị quốc gia và toàn cầu đang trở thành một tất yếu khách quan. Công tác đối ngoại cũng không ngoại lệ. Kể từ đầu thế kỷ XXI, ngoại giao kỹ thuật số (digital diplomacy), thường được gọi tắt là ngoại giao số, đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong tổng thể chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia. Khủng hoảng đại dịch COVID-19 càng chứng minh rõ nét tầm quan trọng của ngoại giao số. Bài viết sẽ tiếp cận ngoại giao số từ cả góc độ lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia, từ đó gợi mở hàm ý chính sách cho phương thức ngoại giao số ở Việt Nam trong thời đại CMCN 4.0. Continue reading “Ngoại giao số: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với VN”

Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’

Nguồn: Slavoj Žižek, “Nobody has to be vile: The Philanthropic Enemy”, London Review of Books, 06/04/2006.

Người dịch: Lê Thành Trung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ năm 2001, Davos và Porto Alegre đã trở thành cặp thành phố sinh đôi của toàn cầu hóa: Davos, một khu nghỉ dưỡng xa hoa ở Thụy Sĩ, nơi giới tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực quản lý, chính trị và truyền thông góp mặt ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát, để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng toàn cầu hóa là phương thuốc tốt nhất; Porto Alegre, thành phố cận nhiệt đới ở Brazil, nơi nhóm người chống lại tầng lớp thượng lưu và phản đối toàn cầu hóa tụ họp để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng chủ nghĩa toàn cầu hóa tư bản không phải là định mệnh không thể tránh khỏi – như khẩu hiệu chính thức của họ rằng ‘một thế giới khác là điều có thể’. Tuy nhiên, dường như những buổi gặp mặt ở Porto Alegre không còn giữ được năng lượng vốn có – chúng ta dần nghe ít tin tức về họ hơn trong những năm qua. Những ngôi sao sáng của Porto Alegre nay đâu rồi? Continue reading “Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’”

Nhật ký Bắc Kinh (12/06/20): Về Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của TQ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hoa Xuân Oánh, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, giữ một vẻ mặt nghiêm nghị trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm.

Khi được yêu cầu bình luận về một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tôn giáo, bà nổi giận, chỉ đích danh Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Bà nói Washington nên “ngừng lấy vỏ bọc tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.”

Bà Hoa, người phát ngôn của Bộ từ năm 2012, nổi tiếng với biểu cảm lạnh lùng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/06/20): Về Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của TQ”

Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?

Nguồn: Joe Biden picks Kamala Harris as his running-mate”, The Economist, 11/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Gần 14 tháng trước, trước khi đại dịch chấm dứt các chiến dịch chính trị truyền thống, trước khi bất cứ ai nghe nói về Gordon Sondland hoặc Lev Parnas hay bất kỳ nhân vật phụ nào khác xuất hiện từ câu chuyện luận tội Donald Trump, Đảng Dân chủ đã có một vấn đề: làm thế nào để tổ chức một cuộc tranh luận tổng thống với 20 ứng cử viên. Họ giải quyết vấn đề bằng cách chia đôi: mười người sẽ tranh luận vào đêm đầu tiên, và mười người còn lại vào đêm thứ hai. Khoảnh khắc đáng nhớ duy nhất của cuộc tranh luận diễn ra vào đêm thứ hai, khi Kamala Harris chất vấn Joe Biden về sự phản đối của ông đối với việc bắt buộc đi xe bus đến các trường học đa chủng tộc, và điều mà bà cho là hồi ức quá tử tế của ông về hai vị thượng nghị sĩ ủng hộ việc cách ly chủng tộc. Continue reading “Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?”

Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đông kinh nghĩa thục (ĐKNT) nghĩa là “trường tư thục vì nghĩa (vì dân, không vì lợi ích riêng) ở Đông Kinh (tên thành Thăng Long thời nhà Hồ). ĐKNT mô phỏng hình mẫu Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku慶應義塾) của Fukuzawa Yukichi lập năm 1868 tại kinh đô Tolyo nước Nhật đầu thời Duy tân Minh Trị.

Sáng lập ĐKNT là cố gắng chung của nhiều sĩ phu yêu nước.[1] ĐKNT khai giảng tháng 3 năm 1907 tại Hà Nội. Tuy giấy phép mở trường có nói trường phải “theo phương châm khai hóa của chính phủ bảo hộ”, song thực ra ĐKNT chú trọng giáo dục quần chúng lòng yêu nước, các kiến thức phổ thông (chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật), truyền bá chữ quốc ngữ, tân học, lối sống mới và văn minh phương Tây. Continue reading “Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục”

Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đà tiến công trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Biểu tình sau cái chết của George Floyd, người đàn ông người Mỹ gốc Phi bị một sĩ quan cảnh sát quỳ lên cổ đến chết ở Minneapolis, đã lan rộng khắp đất nước, phủ bóng đen lên chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Đọc dòng tít “Biden dẫn trước”, tôi thấy thôi thúc phải đến nhà hàng Yaoji Chaogan gần Gulou – một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng”

Địa vị thống trị của đồng đô la Mỹ liệu có sụp đổ?

Nguồn: Dollar dominance is as secure as American global leadership”, The Economist, 08/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một mùa hè tồi tệ đối với nước Mỹ và đồng đô la. Đồng bạc xanh đã giảm hơn 4% so với rổ các ngoại tệ mạnh khác trong tháng 7, mức giảm hàng tháng lớn nhất trong một thập niên, khi giá trị của euro, vàng và thậm chí bitcoin đều tăng vọt. Trong một năm với những biến động thị trường khắc nghiệt, sự chao đảo của đồng đô la có vẻ không mấy đặc biệt. Tuy nhiên, khi các biến động này diễn ra trong bối cảnh rối loạn của nước Mỹ, chúng đã gây nên những lo ngại rằng nền kinh tế bá chủ thế giới có thể sắp đến ngày tàn. Một phản ứng yếu kém đối với đại dịch, tình trạng phục hồi kinh tế phập phồng và nợ tăng vọt dĩ nhiên đã đóng góp vào mối lo ngại về sức mạnh kinh tế của Mỹ. Nhưng nếu có lý do nào đó để nghi ngờ sự thống trị của đồng đô la, thì đó không phải là do nước Mỹ đang trở nên kém hùng mạnh hơn về kinh tế, mà là vì trật tự thế giới mà nước này xây dựng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Continue reading “Địa vị thống trị của đồng đô la Mỹ liệu có sụp đổ?”

Mỹ sẽ chiếm đảo nhân tạo của Trung Quốc nếu có xung đột Biển Đông?

Nguồn: David Axe, “China Is Counting On Island Outposts To Project Power, But U.S. Troops Could Capture Them”, Forbes, 09/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quân đội Mỹ có thể có đủ máy bay chiến đấu để giành được chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Những Mỹ thiếu các căn cứ không quân.

Nhưng có thể Mỹ sẽ “mượn” các căn cứ đó … từ Trung Quốc. Bằng cách thả lính dù hoặc Thủy quân lục chiến đổ bộ lên một số tiền đồn trên các đảo nhân tạo mới của Bắc Kinh.

Khoảng cách là cản trở lớn đối với sức mạnh không quân chiến thuật, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn. Hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại có thể bay và chiến đấu trong phạm vi chỉ 500 dặm (804 km)  từ các căn cứ của chúng. Các máy bay tiếp liệu có thể bổ sung thêm một vài trăm dặmbán kính hoạt động cho máy bay chiến đấu. Continue reading “Mỹ sẽ chiếm đảo nhân tạo của Trung Quốc nếu có xung đột Biển Đông?”

Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này sẽ điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các chính thể ở miền Trung Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, từ những quan điểm cho rằng Champa là một vương quốc theo kiểu tập quyền đến quan điểm coi đây là một liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, chúng tôi trình bày những công trình về thể chế liên bang Champa khi ý tưởng này đã được chấp thuận rộng rãi. Những nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa giúp chúng ta có những tiếp cận tham chiếu về nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời kỳ Chúa Nguyễn. Continue reading “Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa”

Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”

Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại một hội nghị vào tháng trước về Quy hoạch Điện VIII ( 2021-2030) do Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia Viện Năng lượng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển năng lượng ở Việt Nam, đã đề xuất đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của Việt Nam sau năm 2040. Cụ thể, Viện dự kiến ​​năng lượng hạt nhân sẽ đóng góp 1 gigawatt (GW) điện cho Việt Nam vào năm 2040 và 5 GW vào năm 2045.

Đến cuối năm 2019, tổng công suất phát điện lắp đặt của Việt Nam là 54,88 GW, bao gồm điện than (33,2%), thủy điện lớn (30,1%), dầu khí (14,8%), và thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo (20,3%). Việt Nam hiện đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 130 GW vào năm 2030. Trong một kịch bản được trình bày tại hội thảo, Viện Năng lượng dự kiến tổng công suất lắp đặt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng sau đó và có thểđạt mức 268 GW vào năm 2045. Continue reading “Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?”

Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “How Brexit may strengthen the west”, Financial Times, 03/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 là điều được mong chờ ở Moskva. Vladimir Putin tin rằng việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu liên minh phương Tây. Nhưng bây giờ có vẻ như tổng thống Nga đã nhầm.

Không những không làm suy yếu phương Tây, Brexit cuối cùng có thể giúp củng cố liên minh ấy. Khi Anh không còn là thành viên, EU một lần nữa tiến tới hình thành một liên minh ngày một chặt chẽ hơn. Và một EU mạnh hơn sẽ là đối tác hiệu quả hơn cho một nước Mỹ thời hậu Donald Trump. Continue reading “Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?”

Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, an ninh lại thắt chặt quanh địa điểm này ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng có một nơi khác chính quyền cũng phải canh gác hàng năm.

Cảnh sát mặc thường phục thường được triển khai đến khu vực xung quanh ngôi nhà cũ của cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương, người đã rơi khỏi trung tâm quyền lực sau khi thể hiện sự đồng cảm với phong trào dân chủ và phản đối việc đàn áp bằng vũ lực. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương”

Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Triều vua Trần Thái Tông với 8 năm thời Kiến Trung đã trình bày ở phần trước; xin khảo tiếp sự việc khoảng gần 20 năm dưới thời Thiên Ứng Chính Bình [1232-1250]. Bấy giờ đất nước tương đối thanh bình, nên triều đình chú trọng củng cố chính quyền, xây dựng, sắp xếp học hành thi cử, đắp đê ngăn lụt; lưu ý an ninh biên giới phía bắc, nhắm ngăn chặn đám du binh Nguyên Mông từ Vân Nam sang quấy phá tỉnh Quảng Tây, để có thể tiếp tục liên lạc ngoại giao với triều Tống tại miền đông bắc.

Nhắm củng cố chính quyền, nguồn nhân lực quan trọng đứng hàng đầu; tại Thanh Hóa, Nghệ An thời Kiến Trung [1225-1231] đã có lệnh xét duyệt về hộ tịch, đến nay lại giao cho các viên trọng thần như Phùng Tá Chu, Trần Thủ Độ duyệt lại; riêng toàn quốc thì đến các năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 11, 12 [1242-1243] mới làm. Sử gia Ngô Thì Sĩ có nhận xét rằng Nghệ An, Thanh Hóa là các vùng thuộc phía nam đất nước, các đời trước chưa có dịp làm công tác hộ tịch kỹ như tại miền bắc, nên đòi hỏi phải làm kỹ hơn: Continue reading “Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông”

Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người dân Trung Quốc gọi sự kiện Thiên An Môn là “64”, vì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nghiền nát phong trào dân chủ của sinh viên vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Năm nay, trước thềm kỷ niệm 31 năm sự kiện vào hôm thứ Năm, không khí ở Bắc Kinh có vẻ căng thẳng hơn bình thường.

Quảng trường Thiên An Môn đã bị đóng cửa vì một số lý do nào đó vào chiều thứ Ba. Mặc dù đợt bùng dịch coronavirus đã lắng xuống và du khách đã trở lại từ đầu tháng 5, nhưng quảng trường rộng lớn này vẫn im ắng lạ thường. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump”

Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?

Nguồn: Trump’s Spite-Germany Plan”, Wall Street Journal, 29/07/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Bên dưới những lời chỉ trích của giới truyền thông, khó có thể tách bạch được điều tốt điều xấu trong chính sách đối ngoại không chính thống của Tổng thống Trump. Một số sáng kiến ​​bị giới tinh hoa chính sách đối ngoại khinh miệt lại tỏ ra khôn ngoan, như rút ra khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí thất bại. Tuy nhiên, kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm rút gần 12.000 lính Mỹ khỏi Đức không đơn thuần là một bước đi của một thiên tài dân túy. Nó đã giáng một đòn mạnh vào các lợi ích của Mỹ trong khi không giành được mục tiêu tiết kiệm chi phí mà ông Trump tuyên bố. Continue reading “Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?”

Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc đang trên đà tấn công.

Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng ông sẽ có các biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc xoay quanh luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông. Hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngay lập tức đáp trả.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” ông nói. Ông thậm chí thêm nhạc nền hùng hồn vào video buổi họp báo đăng trên Twitter, như thể để thổi bùng lòng tự tôn dân tộc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’”

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Nguồn: Would a Biden administration be softer than Trump on China?”, The Economist, 29/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020. Continue reading “Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?”