Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 08/04/2017 (giờ Bắc Kinh), ngay sau khi cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc, trong tình hình hai bên Trung Quốc và Mỹ đều chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về cuộc gặp này, Thời báo Hoàn cầu đã nhanh chóng công bố bài xã luận dưới tiêu đề Hội đàm Tập Cận Bình – Trump tiếp thêm động lực cho mối quan hệ phức tạp Trung – Mỹ. Việc Trung Quốc sớm khẳng định mặt tích cực của sự kiện trên có thể nhằm tạo vị thế cho nhà lãnh đạo của họ và cảnh báo dư luận thế giới đừng trông chờ vào việc ông Trump sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Nguyên văn bài xã luận nói trên như sau: Continue reading “Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

Phân tích một số tình tiết vụ án Đoàn Thị Hương-Kim Chol

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân

Diễn biến và kết quả của Vụ án Đoàn Thị Hương sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Bài viết sau đây xem xét một số khía cạnh và giả thiết xung quanh vụ án hình sự – chính trị quốc tế đang thu hút nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế này.

Khái quát vụ việc

Ngày 13/2/2017, một công dân CHDCND Triều Tiên, tên trong hộ chiếu ngoại giao do CHDCND Triều Tiên cấp  là Kim Chol (nhưng lại được cho là Kim Jong-nam, anh trai của Kim Jong Un, lãnh đạo cao nhất của đất nước này, và là người đã thường trú lâu năm tại Macau – Trung Quốc), đã bị hai phụ nữ tiếp cận và bôi vào mặt một loại chất (sau này được nhận định là VX, một hóa chất cực độc đối với thần kinh con người, được coi là vũ khí hủy diệt hàng loạt và bị cấm theo Công ước vũ khí hóa học năm 1993) ở ngay tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur- Malaysia. “Nạn nhân” đã chết trên đường đến bệnh viện. Continue reading “Phân tích một số tình tiết vụ án Đoàn Thị Hương-Kim Chol”

Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Price of Empire,” Project Syndicate, 20/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Người Ấn Độ không hay nhắc lại quá khứ thuộc địa của đất nước mình. Dù là vì sức mạnh quốc gia hay là vì văn minh còn yếu, Ấn Độ lâu nay luôn không muốn lưu giữ sự oán hận nào đối với nước Anh về 200 năm nô dịch, bóc lột, và khai thác thực dân. Nhưng sự trầm tĩnh của người Ấn Độ về quá khứ không loại bỏ được những gì đã diễn ra.

Sự rút lui hỗn loạn của Anh khỏi Ấn Độ năm 1947, sau hai thế kỷ cai trị, kéo theo một cuộc chia cắt bạo lực và thù nghịch dẫn đến sự trỗi dậy của Pakistan. Nhưng điều đó xảy ra một cách lạ kỳ khi không hề có một sự oán giận nào với nước Anh. Ấn Độ đã chọn ở lại trong khối Thịnh vượng chung trong vai trò một nước cộng hòa thành viên và duy trì quan hệ thân mật với vị lãnh chúa cũ của mình. Continue reading “Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?”

Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Nguồn: Samuel Charap & Timothy J. Colton, “ The US Election and the Ukraine Connection”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng những nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử thì vẫn còn đó. Và một câu hỏi chính thường bị bỏ quên là: tại sao Putin lại làm như vậy?

Tất nhiên, không khó để đoán lý do tại sao Putin lại thích Trump làm đối thủ của mình hơn là cựu Ngoại trưởng Hilliary Clinton. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc hy vọng vào một kết quả (may rủi) với việc gắng sức và chấp nhận rủi ro để kết quả đó chắc chắn xảy ra. Theo quan điểm của chúng tôi, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, rằng thông qua việc giúp đỡ Trump, Kremlin đang thúc đẩy “mong muốn lâu dài của mình trong việc làm suy yếu trật tự dân chủ tự do do Mỹ dẫn đầu” là không hoàn toàn thuyết phục. Continue reading “Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?”

Món quà của Trump cho Trung Quốc

Nguồn: Kaushik Basu, “Trump’s Gift to China,” Project Syndicate, 09/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Những lời đe dọa mang màu sắc chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Nếu ông thực hiện lời hứa của mình và chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ hoặc áp mức thuế nhập khẩu cao hơn chẳng hạn thì những hệ quả ngắn hạn – bao gồm một cuộc chiến thương mại – có thể sẽ rất nghiêm trọng. Nhưng về dài hạn, việc Hoa Kỳ xoay theo chủ nghĩa bảo hộ cũng có thể là một điều trong cái rủi có cái may cho Trung Quốc.

Rõ ràng Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn phát triển khó khăn. Sau ba thập niên đạt mức tăng trưởng GDP hai con số – một thành tựu rất hiếm có trong lịch sử – tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Giá nhân công tăng kèm theo nhu cầu yếu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến mức tăng GDP hàng năm của nước này giảm xuống còn 6,9% năm 2015 và 6,7% trong năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc hiện giờ đã giảm mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016–2020 xuống mức 6,5 đến 7%. Continue reading “Món quà của Trump cho Trung Quốc”

‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?

Nguồn: Georgy Bulychev, “Kim Jong Nam’s assassination: a Pyongyang palace conspiracy?”, PACNet #19, 08/03/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhận định thông thường lập luận rằng các đặc vụ Bắc Triều Tiên đứng đằng sau vụ sát hại Kim Jong Nam ở Malaysia. Giả thuyết hiện hành cho rằng vụ ám sát là một hành động của chính phủ Triều Tiên. Cho phép tôi đưa ra một giả thuyết khác, trong đó lập luận rằng Nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un có thể không phải là người chịu trách nhiệm, mà thay vào đó có thể chỉ là một “nạn nhân” khác của cuộc tấn công mà thôi.

Hãy tưởng tượng rằng một nhóm các quan chức tình báo cấp cao của Triều Tiên không ưa thích gì Kim Jong Un và cảm thấy bị đe dọa. Họ cũng có thể cảm thấy rằng Kim Jong Un đang phản bội “sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” bằng cách thị trường hóa nền kinh tế, ảnh hưởng tới lợi ích của tầng lớp “quý tộc” cai trị. và làm tổn hại đất nước bằng cách kích động kẻ thù và các đồng minh của họ. (Những động cơ ý thức hệ này không nhất thiết phải là một phần của giả thuyết, mà chỉ một khả năng để giải thích cho việc tại sao “giới quý tộc” lại có thể nổi loạn chống lại “nhà vua” của mình). Continue reading “‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?”

Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?

Nguồn: Hans-Werner Sinn, “Why the EU must be generous to Britain”, Project Syndicate, 31/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã xác nhận điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vương quốc Anh sẽ rút ra khỏi Liên minh Châu Âu và đàm phán các hiệp ước thương mại mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là EU sẽ chấp thuận dạng hiệp ước nào.

Bà May đã nói rõ rằng nước Anh không muốn một dàn xếp giống như với Thụy Sĩ hay Na Uy, bởi vì điều đó đòi hỏi nước này phải từ bỏ một số quyền kiểm soát về chính sách nhập cư. Chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Công lý Châu Âu, cơ quan mà các nhà lãnh đạo Anh cáo buộc là đã đưa ra các phán quyết dựa trên các lợi ích tự thân, cũng là phương án không được chấp nhận. Continue reading “Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?”

Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Emergence of a Post-Fact World,” Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những diễn biến nổi bật nhất của năm 2016 và nền chính trị rất bất thường của năm là sự xuất hiện của một thế giới “hậu thực tế” (post-fact), nơi mà hầu hết các nguồn thông tin đáng tin cậy bị nghi ngờ và bị thách thức bởi những thực tế trái ngược có chất lượng và nguồn gốc mập mờ.

Sự trỗi dậy của Internet và World Wide Web vào thập niên 1990 được chào đón như một thời khắc của giải phóng và một điều có lợi cho nền dân chủ trên khắp thế giới. Thông tin là một dạng quyền lực, và nhờ thông tin trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn, các cộng đồng dân chủ có thể tham gia vào những lĩnh vực mà trước kia họ bị loại trừ. Continue reading “Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ”

Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương

Nguồn: Akhilesh Pillalamarri, “Trump, Putin, Xi and the return of Kingship”, The Diplomat, 19/01/2017.

Biên dịch: Lê Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã trích dẫn một số nguồn người Trung Quốc nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “tiếp tục (điều hành đất nước) sau năm 2022 và tìm hiểu về một hệ thống lãnh đạo như mô hình của Putin.”

Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump ở Mỹ và Rodrigo Duterte ở Philippines, và sự củng cố quyền lực của Recep Tayyip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ,  có thể thấy rõ một số cường quốc đang dần dần tiến tới hiện tượng chính trị được biết đến là “Chủ nghĩa Putin” (“Putinism”), đôi khi được gọi là “Chủ nghĩa Trump” (“Trumpism”). Hiện tượng này xảy ra ở Châu Á và các nước không thuộc Phương Tây khác, nơi mà dân chủ tự do có nguồn gốc còn non trẻ, lẫn ở cả Phương Tây. Continue reading “Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương”

Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Age of Hyper-Uncertainty”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 sẽ đánh dấu kỉ niệm 40 năm ngày xuất bản cuốn Kỷ nguyên Bt đnh (The Age of Uncertainty) của Kenneth Galbraith. Bốn mươi năm là một khoảng thời gian dài, nhưng đáng để nhìn lại xem Galbraith và những độc giả của ông đã thấy bất định như thế nào.

Năm 1977, khi Galbraith đang viết cuốn sách, thế giới vẫn đang chao đảo do ảnh hưởng của cú sốc giá dầu OPEC lần thứ nhất và lo ngại liệu có một cú sốc khác hay không (và đúng là như vậy). Nước Mỹ đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại kết hợp với lạm phát tăng nhanh, hay còn gọi là hiện tượng đình lạm (stagflation), một vấn đề mới đã đặt ra những câu hỏi về khả năng của các nhà hoạch định chính sách và sự thích hợp trong mô hình kinh tế của họ. Trong khi đó, những nỗ lực để tái lập hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods bị đổ vỡ, phủ bóng đen lên triển vọng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Continue reading “Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?”

Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương, tức ngày 21 giờ Bắc Kinh, Tổng thống thứ 45 nước Mỹ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn nhậm chức có màu sắc cá nhân rất mạnh. Bài diễn văn này nhất định sẽ gây ra sự đánh giá vô cùng phức tạp tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Trước mặt mấy vị Tổng thống tiền nhiệm, đầu tiên Trump công khai công kích chính sách đối nội đối ngoại trước đây của Mỹ, mô tả nước Mỹ trước đó mỗi ngày đều là sai lầm, ông điểm lại từng thất bại trong các lĩnh vực đời sống dân chúng. Ông tuyên bố: “Hôm nay không chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống tiền nhiệm sang Tổng thống kế nhiệm, từ một chính đảng này sang một chính đảng khác”, mà là “sự chuyển giao quyền lực từ Washington vào tay nhân dân Mỹ”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump”

Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Kremlin and the US Election ”, Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”

Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. Continue reading “Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?”

Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do

Nguồn: “How to make sense of 2016“, The Economist, 24/12/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những người theo chủ nghĩa tự do đã thua trong phần lớn các cuộc tranh luận trong năm 2016. Nhưng họ không nên nghĩ rằng mình thất bại mà họ phải nghĩ rằng họ được thêm sinh lực.

Đối với một số người theo chủ nghĩa tự do, năm 2016 có thể coi như là một lời khiển trách. Nếu bạn cũng như tờ The Economist tin vào các nền kinh tế và xã hội mở cửa, nơi việc tự do trao đổi hàng hóa, nguồn vốn, con người và tư tưởng được khuyến khích và nơi mà các quyền tự do phổ quát được bảo vệ khỏi những sai trái của nhà nước thông qua pháp quyền, thì năm nay là năm của sự thụt lùi. Continue reading “Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?

 trump-fotercom-cc-by-nc-n

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Taming of Trump”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khi Donald Trump bất ngờ đắc cử chức tổng thống Hoa Kỳ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cực đoan như trong chiến dịch của mình hay sẽ lựa chọn một cách tiếp cận thực dụng và hợp lý hơn.

Nếu Trump lãnh đạo theo đúng như chiến dịch đã giúp ông đắc cử, thì những gì sẽ diễn ra là nỗi sợ hãi của thị trường trên đất Mỹ và toàn thế giới, cũng như những tổn thất to lớn tiềm tàng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng Trump sẽ quản lý theo một cách rất khác. Continue reading “‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?”

Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới

trump-gl

Nguồn: Francis Fukuyama, “US against the world? Trump’s America and the new global order,” Financial Times, 11/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử vừa qua của Donald Trump trước Hillary Clinton đánh dấu một bước ngoặt không chỉ với nền chính trị Mỹ, mà còn với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta có vẻ sắp bước vào một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong đó trật tự tự do vốn chiếm thế áp đảo được xây dựng từ những năm 1950 sẽ bị tấn công bởi những nhóm đa số dân chủ giận dữ và mạnh mẽ. Nguy cơ rơi vào một thế giới của các loại chủ nghĩa dân tộc đều giận dữ và cạnh tranh lẫn nhau là rất lớn, và nếu xảy ra thì điều này sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng tương tự sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Continue reading “Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới”

Lý giải chiến thắng của Donald Trump

trump-gettyimages

Nguồn: Janine R. Wedel, “Donald Trump and a World of Distrust”, Project Syndicate, 07/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc khủng hoảng lòng tin của công chúng với các thể chế dân chủ – trong đó có chính phủ, cơ quan lập pháp, toà án và truyền thông – là nhân tố trung tâm dẫn đến sự thắng thế của Donald Trump và các nhân vật giống như ông trên toàn thế giới. Và chừng nào cuộc khủng hoảng này còn tiếp diễn thì các vị lãnh đạo như Trump vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cử tri, bất chấp các kết quả bầu cử chung cuộc.

Cuộc hủng hoảng lòng tin này không mới. Một nghiên cứu năm 2007, do một diễn đàn của Liên Hợp Quốc đặt hàng, đã cho thấy một mô hình mang tính “rộng khắp”: Trong 4 thập niên gần đây, gần như mọi nền dân chủ được coi là công nghiệp hóa và phát triển đều gặp phải sự suy giảm niềm tin của công chúng đối với chính phủ. Trong những năm 1990, ngay cả các đất nước từ lâu đã nổi tiếng về lòng tin công chúng như Thụy Điển và Na Uy, chỉ số lòng tin của người dân với chính phủ cũng suy giảm. Continue reading “Lý giải chiến thắng của Donald Trump”