Chuyển động Quốc Phòng (4/11 – 10/11/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (4/11 – 10/11/2022)”

“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”

Nguồn: Russlands Reserven reichen real nur noch für ein Jahr Krieg“, WELT, 15/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.

Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin. Continue reading ““Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh””

Chuyển động Quốc Phòng (28/10 – 3/11/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga-Ukraine

Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?

Nguồn: Robert D. Kaplan, “The Downside of Imperial Collapse,” Foreign Affairs, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi một đế chế hoặc một cường quốc sụp đổ, hỗn loạn và chiến tranh sẽ lên ngôi.

Chiến tranh là “thời khắc bản lề” của lịch sử. Và những cuộc chiến không được chuẩn bị kỹ càng, khi đóng vai trò là điểm khởi đầu cho sự suy tàn của một quốc gia, có thể trở thành một đòn chí mạng. Điều này đặc biệt đúng đối với các đế chế. Nếu không thất bại trong Thế chiến I, Đế chế Habsburg, vốn đã cai trị Trung Âu suốt hàng trăm năm, hẳn đã có thể tiếp tục tồn tại bất chấp nhiều thập niên suy tàn. Có thể kết luận tương tự với Đế chế Ottoman, nơi mà từ giữa thế kỷ 19 đã được ví von là “bệnh nhân của châu Âu.” Đế chế Ottoman, giống như Đế chế Habsburg, có thể đã sống sót thêm hàng chục năm nữa, và thậm chí tái cấu trúc lại, nếu họ không phải là bên thua cuộc trong Thế chiến I. Continue reading “Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?”

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước. Continue reading “Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’”

Chuyển động Quốc Phòng (Tuần 21/10 – 27/10/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng, ThS. Trần Hà My[1]

Tình hình thế giới, khu vực những năm gần đây chứng kiến nhiều biến chuyển sâu sắc, mau lẹ. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song các nhân tố khó lường kèm theo nguy cơ, thách thức cũng gia tăng, đặc biệt là những hệ quả bất lợi, đa chiều từ xu hướng cạnh tranh, kiềm chế phức tạp giữa các nước lớn. Để ứng phó với tình hình mới, các nước dù lớn hay nhỏ hiện nay đề cập nhiều hơn tới khái niệm “tự chủ chiến lược”, thậm chí xác định đây là phương châm chủ đạo, lâu dài trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu về cách tiếp cận mới của các nước về khái niệm tự chủ chiến lược, đặc biệt là của các nước nhỏ, nước tầm trung có thể mở ra nhiều gợi ý để thực hiện hiệu quả hơn nữa các mục tiêu đối ngoại mà Đại hội XIII đã đề ra. Continue reading “Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay”

Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine

Nguồn: Trương Cẩm, Liễu Ngọc Bằng, Trương Nhất Phàm, “俄乌战况值得关注的三个新动向”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 19/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 10, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích vào “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine và đánh vào các cơ sở năng lượng cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine trong hai ngày liên tiếp. Một đặc điểm lớn trong hai đợt không kích này là quân đội Nga sử dụng bom bay [loitering munition] làm vũ khí tấn công. Điều này làm nên sự khác biệt so với các cuộc không kích Ukraine trước đây. Tiến triển nói trên của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã hé lộ những xu hướng biến động mới nào? Ngày 18/10, phóng viên Thời báo Hoàn cầu đã phỏng vấn nhiều chuyên gia quân sự về vấn đề này. Continue reading “Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Continue reading “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.

Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm. Continue reading “Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại”

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine

Tác giả: Nguyễn Văn Lịch & Bế Thanh Xuân

Tóm tắt: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu, đồng thời gợi ra sự liên tưởng tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung rơi vào trình trạng căng thẳng đỉnh điểm từ năm 2017 tới nay, vấn đề Đài Loan là hòn đá tảng khiến xung đột giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về bản chất của chiến tranh tại Ukraine và cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan, từ đó có những đánh giá sự kiện và bàn về những kịch bản có thể diễn ra về cuộc tấn công Đài Loan, đồng thời phân tích mức độ can thiệp của Mỹ về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine”

Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai

Nguồn: Stephen M. Walt, “Which NATO Do We Need?,” Foreign Policy, 14/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bốn tương lai khả dĩ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Trong một thế giới liên tục thay đổi, sự bền vững của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương quả là điều đáng chú ý. NATO còn “lớn tuổi” hơn tôi, dù tôi không còn trẻ nữa. Nó đã tồn tại lâu hơn cả triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II ở Anh. Lý do tồn tại ban đầu của nó – “loại trừ Liên Xô, giữ chân Mỹ, và kiềm chế Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in, and the Germans down”) – đã không còn hợp thời như trước (bất chấp cuộc chiến của Nga ở Ukraine), nhưng nó vẫn tạo ra sự tôn trọng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nếu bạn là một chính khách đầy tham vọng đang mong muốn để lại dấu ấn của mình ở Washington, Berlin, Paris, London, học cách ca ngợi những đặc điểm bền bỉ của NATO vẫn là một nước cờ có ích cho sự nghiệp. Continue reading “Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai”

Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Next Move in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ra lệnh động viên, rút lui, hay còn một phương án khác?

Lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với viễn cảnh thua cuộc. Những thất bại ban đầu xung quanh Kyiv và Chernigov đã được bù đắp nhờ chiến thắng của Nga ở miền nam và miền đông Ukraine. Những thất bại đó cũng có thể được coi là quyết định rút lui chiến thuật và do đó là sự lựa chọn của người Nga, bất kể chúng có thực sự là vậy hay không. Ngược lại, thất bại của binh lính Nga ở khu vực Kharkiv vào ngày 10/09 mới đây – và thành công của lực lượng Ukraine khi nhanh chóng chiếm lại lãnh thổ trải dài khoảng 2.000 dặm vuông ở miền nam và miền đông – cho thấy rõ ràng rằng Ukraine đang thắng thế, còn quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục thất thế. Chiến dịch Kharkiv của Ukraine đã phá tan ảo tưởng về sự bất khả chiến bại của Nga. Nó cũng báo trước một giai đoạn mới trong kỳ vọng của phương Tây. Đột nhiên, các nhà lãnh đạo và chiến lược gia phương Tây có thể tin rằng Ukraine đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến này. Sự thay đổi quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra một động lực hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Lập luận rằng Ukraine nên đầu hàng vì hòa bình, thay vì tiếp tục chiến đấu, nay đã bị bác bỏ. Continue reading “Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?”

Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nguồn: “社评:在核战争问题上,没有任何后悔药可吃”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phải chăng “Bóng ma chiến tranh hạt nhân” đang lúc ẩn lúc hiện? Cùng với sự leo thang của cuộc xung đột Ukraine, cảm giác nguy cơ chiến tranh hạt nhân của cộng đồng quốc tế ngày càng mạnh lên. Hôm qua [21/9/2022], Tổng thống Nga Putin nói các quan chức cấp cao của NATO từng lên tiếng đe dọa Nga, nhưng Nga “có rất nhiều vũ khí có thể đánh trả”. Ông còn nhấn mạnh, đây không phải là hư trương thanh thế. Ngoài ra, tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Guterres cũng cảnh báo “nguy cơ hạt nhân ở vào điểm cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân”

Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II

Nguồn: 柳玉鹏, 张 锦, 白云怡, 赵觉珵 “ 二战后俄首个军事动员令意味着什么?”,

环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 21/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 21/9, Tổng thống Nga Putin tuyên bố ký Lệnh động viên quân sự từng phần, bắt đầu thực hiện công tác động viên liên quan. Tin này đã gây ra sự quan tâm cao độ của dư luận. Được hãng tin Reuters gọi là lần động viên quân sự từng phần “đầu tiên sau Thế chiến II”, đợt động viên này sẽ huy động những người nào và tài nguyên quân sự nào của nước Nga? Nó sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu rộng nào đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine? Phát biểu hôm 21/9 của Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hé lộ nhiều thông tin quan trọng về vấn đề này. Continue reading “Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II”

Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine

Nguồn: Dann wäre ein russischer Atomwaffeneinsatz denkbar“, WELT, 19/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Sai lầm về chiến thuật, quân đội nhụt ý chí chiến đấu và những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần. Quân đội Nga ở Ukraine đang phải vật lộn với những khó khăn lớn. Liệu đây có phải là lý do để Điện Kremlin đi đến các biện pháp cực đoan trong tương lai gần? Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhìn nhận hai kịch bản để Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hỏi: Thưa ông Gressel, quân đội Nga đã suy sụp trong vòng vài ngày sau cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kharkov. Quân Nga dường như hoàn toàn bị bất ngờ. Ông có nghĩ rằng công tác tình báo của Nga trước đó đã hoàn toàn thất bại hay không? Continue reading “Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine”

Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Has a New Opposition—and It’s Furious at Defeat in Ukraine,” Foreign Policy, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc đang truyền bá câu chuyện về “kẻ đâm sau lưng” để giải thích cho thất bại của Nga.

Một phong trào đối lập mới đang dần thành hình ở Nga, nhưng nó không ủng hộ dân chủ, cũng không phải phong trào phản chiến. Thay vào đó, nó là hình thái cực đoan nhất của nhóm ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, những người đang ngày càng trở nên phẫn nộ với thảm họa quân sự của Nga sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine. Họ muốn Putin leo thang chiến tranh, sử dụng các loại vũ khí tàn khốc hơn, và tấn công thường dân Ukraine theo những cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Họ đã công khai chỉ trích giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga vì đã kiềm chế, không sử dụng toàn bộ sức mạnh của Nga – dù rằng họ hiếm khi nhắc tên Putin. Continue reading “Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine

Nguồn:社评:中国从未骑在俄乌冲突的“虎背”上”, 环球时报, 13/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tuần qua, tình hình chiến trường cuộc xung đột Nga-Ukraine đã có những chuyển biến phức tạp. Hôm thứ Hai 12/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: kể từ cuộc “phản công” vào đầu tháng 9, các lực lượng Ukraine đã tái chiếm 6.000 km vuông lãnh thổ. Lời giải thích công khai của phía Nga là quân đội Nga đã tự nguyện rút lui về “giải phóng Donbass” để tái tập hợp quân. Tình hình thực tế vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới truyền thông Mỹ và phương Tây nóng lòng ăn mừng “chiến thắng vĩ đại trong cuộc phản công” của Ukraine. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine”