Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết

Nguồn: Robert A. Manning, “The Risk of Another Korean War Is Higher Than Ever,” Foreign Policy, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Tháng Giêng năm nay, hai nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chuẩn bị cho chiến tranh. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở. Tôi đã làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên ở cả trong và ngoài chính phủ suốt 30 năm qua, và hiện tại, Bán đảo Triều Tiên dường như nguy hiểm và bất ổn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1950. Continue reading “Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết”

Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh

Nguồn: Seth G. Jones, “China Is Ready for War,” Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng với một cơ sở công nghiệp quốc phòng đang sụp đổ, nước Mỹ lại chưa sẵn sàng.

Trong bối cảnh lưỡng đảng ngày càng nhất trí rằng Mỹ cần phải làm nhiều hơn để kiềm chế Trung Quốc, phần lớn cuộc tranh luận chính sách tại Washington tập trung vào sức mạnh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Hiện nay, xét đến các vấn đề kinh tế của Trung Quốc – tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, thị trường bất động sản gặp khó khăn, nợ công tăng, xã hội già hóa, và tăng trưởng thấp hơn dự kiến – một số học giả và nhà hoạch định chính sách dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ buộc phải hạn chế chi tiêu quốc phòng. Những người khác thậm chí còn nói rằng quân đội Trung Quốc được đánh giá quá cao, tin rằng họ sẽ không thể thách thức sự thống trị của Mỹ trong thời gian tới. Continue reading “Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh”

Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru

Nguồn: Trần Cương, 陈刚:窜访台湾、建立亚洲版北约,日本真要“石破”天惊了?, Guancha, 28/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Năm nay là lần thứ 5 Ishiba Shigeru (67 tuổi) tham gia cuộc bầu cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bốn lần trước, ông đều thất bại và lần này là một trận sống mái.

Mặc dù công chúng đặt nhiều kỳ vọng vào Ishiba nhưng có một khoảng cách lớn giữa ý kiến ​​của công chúng với 368 nghị viên LDP trong Quốc hội và 1,05 triệu đảng viên của LDP. Một ngày trước cuộc bầu cử, truyền thông Nhật Bản đưa tin về thái độ của Aso Taro, vị chính khách 84 tuổi được mệnh danh là “kẻ lập vua” (kingmaker) của đảng này: Continue reading “Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru”

Thời khắc đen tối nhất của Ukraine

Nguồn: Ben Hall, Christopher Miller, và Henry Foy, “Ukraine faces its darkest hour,” Financial Times, 01/ 10/ 2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trở về nhà từ Mỹ, Zelenskyy phải đối mặt với bước tiến của quân Nga, một xã hội kiệt quệ, và viễn cảnh thiếu hụt năng lượng vào mùa đông

Tại một sở chỉ huy gần thành phố Pokrovsk đang giao tranh ở miền đông Ukraine, những người lính thuộc Lữ đoàn Tổng thống Ukraine (Separate Presidential Brigade) đã than thở về việc Washington do dự cho phép Kyiv sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Continue reading “Thời khắc đen tối nhất của Ukraine”

Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping has Shigeru Ishiba walking a diplomatic tightrope,” Nikkei Asia, 03/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức trong bối cảnh các doanh nghiệp lo ngại về an toàn ở Trung Quốc.

Một sự kiện đã xảy ra vào đêm trước cuộc bầu cử để tìm ra lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản vào ngày 27/09, khi Shigeru Ishiba giành chiến thắng ngoạn mục.

Sự kiện này diễn ra tại buổi tiệc chiêu đãi do Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức tại một khách sạn ở Tokyo để kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Continue reading “Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao”

Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công

Nguồn: Daniel Mattingly, “China’s Soft Sell of Autocracy Is Working,” Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Còn những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy nền dân chủ lại đang thất bại.

Hàng chục năm qua, người Mỹ đã thúc đẩy nền dân chủ trên toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, một câu hỏi đã nảy sinh: Liệu Bắc Kinh có đang cố gắng xuất khẩu hệ thống chính trị chuyên chế của mình theo cách tương tự hay không? Không, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố. “Chúng tôi không tìm cách ‘xuất khẩu’ mô hình Trung Quốc,” ông nói với một hội đồng các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2017, “chúng tôi cũng không muốn các quốc gia khác ‘sao chép’ cách làm việc của chúng tôi.” Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Bắc Kinh không tìm cách định hình dư luận toàn cầu có lợi cho hệ thống chính trị của Trung Quốc. Những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy chế độ chuyên chế đơn giản là không rõ ràng như những nỗ lực bán hàng cứng (hard sell) của Mỹ nhằm xuất khẩu dân chủ; thay vào đó, ĐCSTQ đang bán hàng mềm (soft sell) để quảng bá chế độ chuyên chế. Continue reading “Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công”

Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?

Nguồn:  Alexander Vindman, “What the U.S. Election Means for Ukraine”, Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến thắng của Trump sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng cho Kyiv – nhưng không có nghĩa Ukraine sẽ chắc chắn thua.

Có một chiến lược – một học thuyết chiến thắng – là điều cần thiết để giành chiến thắng trong chiến tranh. Vào năm 2022, kế hoạch ban đầu của Nga nhằm chiếm Kyiv và loại bỏ giới lãnh đạo Ukraine đã thất bại, và cách tiếp cận hiện tại của họ là làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine thông qua chiến tranh tiêu hao cũng không có khả năng thành công. Trong khi đó, Ukraine đã khéo léo triển khai các chiến thuật phòng thủ để đẩy lùi quân Nga khỏi các khu vực Kyiv và Kharkiv, cũng như phần lớn Kherson, vào năm 2022. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine vào năm 2023 thiếu binh sĩ, tài nguyên và chiến thuật cần thiết để giành chiến thắng quyết định trên chiến trường trước Nga, và mặc dù cuộc tấn công thọc sâu của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga vào mùa hè này đã khiến lực lượng Moscow rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhưng điều đó sẽ không dẫn Kyiv đến chiến thắng. Continue reading “Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?”

Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?

Nguồn: Bertrand Badie, Tào Nhiên, 为什么弱者最终会战胜强权?, China News Weekly số 1157, 23/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vừa ngồi vào ghế sofa, Bertrand Badie đã đùa rằng: “Tôi hy vọng cuộc phỏng vấn này sẽ được công bố càng sớm càng tốt, nếu không chẳng ai biết tình hình quốc tế sẽ lại xảy ra những thay đổi lớn thế nào.”

Từ cuộc khủng hoảng Ukraine đến cuộc khủng hoảng Gaza, cho đến những thăng trầm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, sự khó lường của tình hình quốc tế đã khiến nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế phải đau đầu. Tuy nhiên đối với Badie, người lúc này 74 tuổi, đây chỉ là một khúc quanh của tiến trình toàn cầu hóa mà ông được chứng kiến sau khi đã đích thân trải qua những cuộc khủng hoảng như Phong trào Mai 68, Chiến tranh Lạnh hay Chiến tranh vùng Vịnh. Continue reading “Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?”

Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Israel dreams of a new order in the Middle East,” Financial Times, 29/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng việc leo thang xung đột sẽ chỉ dẫn đến hỗn loạn khu vực.

Vụ ám sát Hassan Nasrallah đã diễn ra chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm một năm ngày Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10. Với việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, chính phủ Israel hy vọng rằng họ cuối cùng đã nắm được thế chủ động trong cuộc chiến với kẻ thù khu vực. Continue reading “Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông”

Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông

Nguồn:Hassan Nasrallah’s death will reshape Lebanon and the Middle East”, The Economist, 28/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự im lặng thật đáng sợ. Đến giữa chiều ngày 28 tháng 9, đã gần 24 giờ trôi qua kể từ khi Israel cố gắng ám sát Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah, một nhóm dân quân người Shia của Lebanon. Quân đội Israel tuyên bố Hassan Nasrallah đã chết vào sáng hôm đó. Nhưng Hezbollah không đính chính gì, cả về số phận của Nasrallah lẫn về cuộc tấn công lớn vào trụ sở của nhóm này ở ngoại ô phía nam Beirut. Ngay cả các phương tiện truyền thông của họ, thường là một nhóm hiếu chiến, cũng bị sốc không nói nên lời. Cuối cùng, nhóm này đã xác nhận cái chết của Nasrallah vào khoảng 2:30 chiều. Continue reading “Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông”

Cộng đồng lưu vong không thể cứu nước Nga

Nguồn: Michael Kimmage và Maria Lipman, “Exiles Cannot Save Russia,” Foreign Affairs, 18/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng phương Tây có thể học hỏi – và nên ủng hộ – những người đã chạy trốn khỏi Putin.

Cuối năm 2022, một tòa án ở Moscow đã tuyên án nhà phê bình Điện Kremlin Ilya Yashin tám năm rưỡi tù giam. Ông là một thành viên nổi bật và thẳng thắn của phe đối lập Nga, đồng thời là đồng minh của Boris Nemtsov và Alexei Navalny, những nhân vật đối lập hàng đầu, hiện đều đã qua đời. Nếu ông không được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân với Mỹ hồi tháng trước, có lẽ Yashin cũng đã chết. Giờ đây, khi sống lưu vong ở Berlin, ông có thể thực hiện công việc chính trị của mình mà không bị cản trở. Continue reading “Cộng đồng lưu vong không thể cứu nước Nga”

Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?

Nguồn: Omar M. Dajani và Limor Yehuda, “A Two-State Solution That Can Work,” Foreign Affairs, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 7 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để thảo luận về cuộc chiến ở Gaza và tương lai của Trung Đông. Sau đó, Harris nhấn mạnh cam kết của bà đối với giải pháp hai nhà nước cho người Israel và người Palestine – nói rằng nó là “con đường duy nhất đảm bảo Israel vẫn là một nhà nước Do Thái và dân chủ an toàn, và con đường đảm bảo người Palestine cuối cùng có thể được hưởng tự do, an ninh, và thịnh vượng mà họ xứng đáng được hưởng.” Harris không phải là người duy nhất có quan điểm này. Trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo tiếp tục cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước, lập luận rằng giải pháp này cung cấp định hướng và động lực cho các nỗ lực chấm dứt chiến tranh và cuối cùng là tái thiết Gaza. Trong một nghị quyết ngừng bắn được mong đợi từ lâu, được thông qua vào tháng 6, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một lần nữa cam kết với “tầm nhìn về giải pháp hai nhà nước, trong đó hai quốc gia dân chủ, Israel và Palestine, chung sống hòa bình bên cạnh nhau, với các đường biên giới an toàn và được công nhận.” Continue reading “Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?”

Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?

Nguồn: Hanin Ghaddar, “Will Hezbollah Choose to Keep Its Word – or Its Arsenal?,” Foreign Policy, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhóm chiến binh này phải quyết định giữa việc rút lại mối đe dọa đối với miền bắc Israel hoặc chấp nhận rủi ro mất đi kho tên lửa tiên tiến.

Trong vòng chưa đầy một tuần, Israel đã làm suy yếu đáng kể năng lực quân sự, hệ thống thông tin liên lạc, và chuỗi chỉ huy của Hezbollah. Đầu tiên, việc một loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đã làm suy yếu khả năng liên lạc của nhóm. Sau đó, vào ngày 20/09, vụ ám sát Ibrahim Aqil – cùng với 14 chỉ huy cấp cao khác của Lực lượng Radwan – trở thành thất bại lớn đối với đơn vị chỉ huy và ban lãnh đạo cấp cao nhất của nhóm chiến binh Lebanon, Hội đồng Jihad. Trong số những thành viên sáng lập cơ cấu quân sự của Hezbollah, giờ chỉ còn một mình Ali Karaki sống sót. Continue reading “Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?”

Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine

Nguồn: Gideon Rachman, “Germany, political extremism and the risks to Ukraine,” Financial Times, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ chính trị ở Cộng hòa Liên bang Đức đe dọa sự thống nhất của phương Tây và sự ủng hộ dành cho Kyiv.

Tác động tiềm tàng của Donald Trump đối với cuộc chiến ở Ukraine và liên minh phương Tây đã được hiểu rõ. Nhưng những gì xảy ra ở Đức có thể cũng quan trọng không kém.

Đức là nước viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ, và còn là thành viên chủ chốt trong cả EU và NATO. Nhưng các đảng dân túy có thiện cảm với Nga lại đang nổi lên ở Đức. Continue reading “Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine”

NATO cần phải đổi mới nhiều và nhanh hơn

Nguồn: Mircea Geoana, “NATO Needs to Innovate More and Faster”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sau khi nỗ lực để đạt được khả năng phối hợp giữa các quân đội quốc gia, NATO hiện cần phải làm điều tương tự với khu vực tư nhân.

Bị đe dọa bởi các giá trị cốt lõi của liên minh NATO và được chia sẻ bởi Ukraine và nhiều quốc gia khác trên thế giới, Điện Kremlin đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 với ý định xóa sổ đất nước này, đàn áp tự do và làm suy yếu nền dân chủ. Trong quá trình này, Nga nhận được sự hỗ trợ đáng kể, bao gồm cả việc cung cấp công nghệ tiên tiến, từ các đồng minh độc tài của mình, đặc biệt là Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Không chỉ sự tồn vong của Ukraine, mà an ninh của cả châu Âu đang bị đe dọa. Trong khi một cuộc chiến toàn cầu đang diễn ra trên chiến trường Ukraine, các công nghệ tiên tiến đang được triển khai với tốc độ chưa từng có. Continue reading “NATO cần phải đổi mới nhiều và nhanh hơn”

Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ

Nguồn:  Carter Malkasian, “America’s Crisis of Deterrence”, Foreign Affairs, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mỹ và các đồng minh đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về khả năng răn đe. Trung Quốc đe dọa các tàu Philippines ở Biển Đông và có thể chuẩn bị quân đội để xâm lược Đài Loan. Nga không có dấu hiệu từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine. Ở Trung Đông, Iran đang đe dọa trả đũa Israel vì vụ ám sát lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran, Hezbollah đang tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel, và Houthi tiếp tục tấn công – và đôi khi đánh chìm – các tàu thương mại ở Biển Đỏ. Những rủi ro ngày càng tăng về khả năng tên lửa Iran có thể giết chết quân nhân Mỹ, một cuộc tấn công của Houthi vào một tàu Hải quân Mỹ hoặc một vụ đánh chìm tàu thương mại sẽ tăng theo thời gian. Bất kỳ sự kiện nào trong số này sẽ buộc Washington phải tham gia vào một cuộc chiến lớn hơn hoặc lùi bước. Lựa chọn nào cũng sẽ phản ánh sự thất bại về khả năng răn đe. Continue reading “Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ”

Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?

Nguồn: Why the U.S. Presidential Election Matters for Europe,” Council on Foreign Relations, 03/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp đến sẽ có tác động lớn đến châu Âu. Việc tái đắc cử của tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ đánh dấu sự trở lại với các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trái lại, việc phó tổng thống Harris đắc cử có thể đánh dấu một bước chuyển mình của nền chính trị nước Mỹ, đồng thời có khả năng thay đổi trọng tâm của các chính sách đối ngoại, chuyển hướng ra khỏi châu Âu. Bài viết này là bản tổng hợp các góc nhìn mang tính toàn cầu, bao gồm bốn phân tích về lý do tại sao kết quả bầu cử ở Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu. Continue reading “Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?”

Mối đe dọa kép của Trung Quốc đối với Châu Âu

Nguồn:  Liana Fix và Heidi Crebo-Rediker, “China’s Double Threat to Europe”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách Bắc Kinh ủng hộ Moscow, cùng với tham vọng thống trị thị trường xe điện, đang gây xói mòn an ninh của châu Âu.

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với bộ máy chiến tranh của Nga đã khiến Mỹ và NATO lo lắng. Bắc Kinh không chỉ giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Mà Trung Quốc còn, thông qua việc cung cấp hàng hóa lưỡng dụng như chip máy tính và phụ tùng máy móc, cung cấp một phần lớn nguồn lực đầu vào mà Putin cần để duy trì lực lượng của mình. Vào thời điểm Ukraine đang phải vật lộn để xây dựng nguồn lực quân sự của riêng mình, hoạt động thương mại này gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với các nước châu Âu kề cạnh Ukraine. Continue reading “Mối đe dọa kép của Trung Quốc đối với Châu Âu”

Israel và cuộc chiến trường kỳ sắp tới

Nguồn:  Assaf Orion, “Israel and the Coming Long War”, Foreign Affairs, 12/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong những tuần kể từ cuối tháng 7, khi lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Tehran và chỉ huy cấp cao của Hezbollah Fuad Shukr bị giết ở Beirut, đã có nhiều suy đoán về sự bùng nổ của một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông. Theo quan điểm này, nếu Iran và Hezbollah chọn trả đũa thông qua các cuộc tấn công trực tiếp lớn vào Israel, họ có thể biến chiến dịch hiện tại của Israel ở Gaza thành một cuộc chiến tranh khu vực. Trong kịch bản này, các lực lượng Israel sau đó sẽ tham gia vào các cuộc giao tranh cường độ cao trên nhiều mặt trận chống lại nhiều nhóm vũ trang, dân quân khủng bố và quân đội của một quốc gia có ngưỡng hạt nhân được trang bị một kho vũ khí khổng lồ gồm tên lửa tầm xa và drone. Continue reading “Israel và cuộc chiến trường kỳ sắp tới”

Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Ngô Di Lân

Vào tháng 4 năm 2017, Lầu Năm Góc công bố Dự án Maven (Project Maven), một nỗ lực nhằm tận dụng sức mạnh của AI để phân tích lượng lớn dữ liệu do máy bay không người lái thu thập.[1] Sự ra đời của dự án này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc ứng dụng AI vào lĩnh vực quân sự, đồng thời cũng trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận gay gắt xoay quanh tác động của công nghệ đối với tương lai của xung đột vũ trang.[2] Tuy nhiên, Dự án Maven chỉ là một trong nhiều ví dụ minh họa cho xu hướng ngày càng gia tăng của việc tích hợp AI vào các ứng dụng quốc phòng trên toàn cầu. Từ Mỹ đến Trung Quốc, từ Nga đến Israel, các cường quốc quân sự đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển và triển khai các hệ thống AI trong lĩnh vực quốc phòng. Cuộc chạy đua này không chỉ giới hạn ở các siêu cường, mà còn lan rộng đến cả các nước tầm trung, thậm chí cả các nước nhỏ, tạo ra một cục diện quân sự toàn cầu phức tạp, khó đoán định. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”