Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Nguồn: Colm Quinn, “The U.S. Declared China’s South China Sea Claims ‘Unlawful.’ Now What?”, Foreign Policy, 14/07/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 26/06/2020, do Việt Nam tổ chức với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN, các nước Đông Nam Á đã tỏ lập trường cứng rắn hơn bao giờ hết đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Trong cuộc họp đó, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò chủ trì hội nghị, đã tuyên bố : « Trong khi toàn thế giới đang phải chống dịch, những hành động vô trách nhiệm và vi phạm luật quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra, tác động đến môi trường an ninh và ổn định của khu vực ». Tuy không nêu đích danh, nhưng tuyên bố này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Continue reading “Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN”

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2020 tuy có nhiều biến động khó lường, nhưng Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19 một cách đầy ấn tượng. Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN Đặc biệt về Covid-19 họp trực tuyến (14/4). Sau hai tháng bị hoãn, Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến (26/6). Dư luận đã đánh giá cao tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông, phản ánh đoàn kết cao hơn của ASEAN cũng như vai trò lớn hơn của Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Lập trường cứng rắn hơn của ASEAN   

Theo báo chí quốc tế, tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm 2020, “đã khẳng định nguyên tắc UNCLOS 1982 là cơ sở duy nhất để phán quyết về quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng tại các vùng biển”. (ASEAN finally pushes back on China’s sea claims, Richard Javad Heydarian, Asia Times, June 30, 2020). Continue reading “Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020”

Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Tác giả: Huỳnh Lộc

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật như mã nguồn, mọi dữ liệu nhạy cảm bậc nhất của tập đoàn Nortel đều được gửi đến Trung Quốc vào một ngày thứ 7, tháng 4/2004.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá hiện nay, chiếm hơn 35% giá trị thị trường chứng khoán Canada. Continue reading “Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?”

Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Hong Kong cannot be another Singapore”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, tôi có nói chuyện với một bộ trưởng trong chính phủ Singapore. Trong một khoảnh khắc thẳng thắn, ông thừa nhận rằng chính phủ của ông đã cố tình gây khó khăn cho các đối thủ chính trị – và sau đó cười khẽ: “Nhưng ở Singapore, chúng tôi sử dụng dụng cụ nha khoa. Ở Trung Quốc, họ dùng búa tạ”.

Tôi nhớ về cuộc trò chuyện đó khi Bắc Kinh tuần trước áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông. Trong giới tinh hoa của lãnh thổ này có nhiều người hy vọng rằng – một khi mọi người đã quen với đạo luật mới – Hồng Kông có thể trở lại vị thế là một trong những thành phố kinh doanh hàng đầu thế giới. Họ cho rằng một năm bất ổn và biểu tình đã khiến Hồng Kông tan nát trên bờ vực vô chính phủ. Lập luận ấy cho rằng bây giờ Bắc Kinh đã hành động để khôi phục trật tự và Hồng Kông có thể quay trở lại làm ăn. Continue reading “Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?”

Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: KB Teo, “China-India Galwan Conflict: The Perils of Nationalism”, RSIS Commentary, 02/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Từ năm 1949, quan hệ Trung – Ấn đã luôn chông gai, trắc trở. Trong những năm 1950, hai nước cùng nhau theo đuổi chính sách ngoại giao không liên kết. Mối quan hệ này trở nên xấu đi với chiến tranh Trung – Ấn vào tháng 10/1962. Mặc dù quan hệ song phương đã được cải thiện với các cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vào năm 2018 và 2019, tranh chấp lãnh thổ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn vẫn chưa được giải quyết.

Vào ngày 16/06/2020, ẩu đả đẩm máu đã nổ ra giữa lực lượng quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại cao nguyên Galwan, Ladakh, trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nơi đây cao 4.300 mét so với mặt nước biển với tuyết phủ trắng xoá các dãy núi.  Khu vực này nằm ngay cạnh Aksai Chin và sát tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Continue reading “Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc”

Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?

Tác giả: Robert Beckman | Giới thiệu: Hồng Quyên

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình hồ sơ riêng lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS) – một cơ quan được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và tầng đất cái trong khu vực bên ngoài phạm vi 200 hải lý (370km) thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở phía Nam Biển Đông. Việc làm này của Malaysia phù hợp với quy định của CLCS và diễn ra sau khi nước này cùng Việt Nam đệ trình hồ sơ chung và Việt Nam đệ trình hồ sơ riêng lên cơ quan này đều vào năm 2009. Continue reading “Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?”

Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết

Nguồn: Óscar Fernández & Javier Solana, “Averting a Cold War of Choice”, Project Syndicate, 18/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các xã hội phương Tây hiện đang bị ám ảnh bởi ý tưởng đáng ngại rằng chúng ta đang bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dòng quan điểm này bắt đầu trở nên nổi bật do tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, và bây giờ cuộc khủng hoảng COVID-19 càng đưa nó trở thành tâm điểm. Nhiều người cho rằng tốt hơn hết là nên chuẩn bị tâm thế để đối diện thay vì ngây thơ bỏ qua cuộc cạnh tranh bá quyền này, điều vốn định hình tình trạng “bình thường mới” của thế giới. Continue reading “Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết”

Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Hồng Quyên

Hôm 11 tháng 2, Philippines thông báo chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, đến ngày 2 tháng 6 nước này lại tuyên bố hoãn quyết định chấm dứt VFA. Điều gì uẩn khúc đằng sau sự thay đổi bất ngờ của Philppines?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là một nhân vật “tiền hậu bất nhất” khó đoán. Thế nhưng có một điều ông luôn tỏ ra kiên định trong suốt nhiều thập kỷ hoạt động chính trị, đó là sự giận dữ âm ỉ từ lâu đối với phương Tây, đặc biệt là ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines. Continue reading “Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?”

Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?

Nguồn: China’s next move in the South China Sea”, The Economist, 18/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lần cuối cùng mà ba tàu sân bay Mỹ cùng hoạt động trên Thái Bình Dương là vào năm 2017, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn Triều Tiên. Vào giữa tháng 6 năm nay, một bộ ba tàu sân bay đã trở lại, gồm tàu USS Ronald Reagan và tàu USS Theodore Roosevelt ở Biển Philippine và tàu USS Nimitz ở xa hơn về phía đông. Chúng cùng nhau mang theo nhiều máy bay chiến đấu hơn số máy bay của hầu hết các quốc gia ở châu Á. Các nhà bình luận Trung Quốc hầu như không nghi ngờ gì về vấn đề mục đích lần này: để cho Trung Quốc thấy rằng bất chấp Covid-19, Mỹ vẫn còn rất mạnh. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?”

Xung đột chết người tại biên giới Trung – Ấn: Điều gì đang xảy ra?

Nguồn: India and China have their first deadly clashes in 45 years”, The Economist, 16/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai đội quân đều có súng, pháo và xe tăng ở phía sau. Nhưng ở đằng trước, họ chỉ cầm gậy gộc và đá, khi màn đêm buông xuống vào ngày 15 tháng Sáu. Nhưng thế là đủ chết người. Khi cuộc ẩu đả kết thúc, và những tảng đá cuối cùng được ném đi, ít nhất 20 lính Ấn Độ nằm chết trong thung lũng Galwan đẹp như tranh vẽ trên núi Ladakh. Thương vong phía Trung Quốc vẫn chưa rõ bao nhiêu. Đây là những trường hợp tử vong do xung đột đầu tiên ở vùng biên giới nhiều đồi núi giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong 45 năm qua, chấm dứt kỷ nguyên mà trong đó hai cường quốc châu Á đã quản lý sự khác biệt giữa họ với nhau mà không phải đổ máu. Continue reading “Xung đột chết người tại biên giới Trung – Ấn: Điều gì đang xảy ra?”

Đại dịch và trật tự chính trị

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Pandemic and Political Order”, Foreign Affairs, Jul/Aug 2020.

Biên dịch: Mặc Lý

Ba yếu tố quan trọng trong việc đối phó hữu hiệu với đại dịch là khả năng của nhà nước, lòng tin của xã hội và lãnh đạo.

Cuộc khủng hoảng lớn nào cũng kèm theo những hệ quả lớn, thường là khó thấy trước được. Cuộc Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 đã kích thích chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít và Thế chiến 2 nhưng đồng thời cũng dẫn đến chính sách Kinh Tế Mới, sự trỗi dậy của nước Mỹ như một siêu cường thế giới và cuối cùng là việc phá bỏ chế độ thực dân trên toàn thế giới. Cuộc tấn công 9/11 đã gây ra hai cuộc chiến mà nước Mỹ đã can thiệp thất bại, sự trỗi dậy của Iran và những dạng Hồi Giáo cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm nổi lên phong trào dân túy chống lại những định chế cũ, làm thay đổi nhiều lãnh đạo trên thế giới. Các sử gia sau này sẽ truy ra những hệ quả to lớn từ đại dịch gây ra bởi virus corona chủng mới. Nhưng với chúng ta, thách thức là làm sao hình dung được những hệ quả này, ngay từ thời điểm này. Continue reading “Đại dịch và trật tự chính trị”

NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?

Nguồn: NATO sets its sights on China”, The Economist, 09/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng
Dù vẫn đang phải vật lộn với những rắc rối ngắn hạn, trong đó có cuộc cãi vã mới nổ ra giữa Mỹ và Đức, NATO vẫn đang bắt đầu lên kế hoạch cho mười năm tới: làm thế nào để thích nghi với sức mạnh đang lên của Trung Quốc? Tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó có thể rất quan trọng nếu liên minh muốn giữ được mục đích cho sự tồn tại của mình vào năm 2030.

Nguồn gốc của sự hỗn loạn mới nhất, như thường thấy trong những năm gần đây, là Tổng thống Donald Trump. Vào ngày 5 tháng 6, tờ Wall Street Journal  đưa tin rằng Trump đã quyết định rút 9.500 quân Mỹ ở Đức vào tháng 9, tức hơn một phần tư trong số 34.500 quân hiện đang đóng tại đây. Một bản ghi nhớ được ký bởi cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, Robert O’Brien, sẽ giới hạn số lượng lính Mỹ đóng tại Đức ở bất cứ thời điểm nào (có thể tạm tăng lên trong các cuộc tập trận hoặc luân chuyển) ở mức 25.000, so với giới hạn hiện tại là 52.500. Continue reading “NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?”

Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “The Shape of Asia’s New Cold War”, Project Syndicate, 10/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu nhìn lại, quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về việc áp đặt một luật an ninh mới lên Hồng Kông dường như đã được định trước. Trong lịch sử, các cường quốc đanglên luôn cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng địa chính trị của họ một khi họ vượt qua một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc sẽ xoá bỏ hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” và áp đặt luật pháp, quy tắc của mình lên Hồng Kông – một lãnh thổ mà họ coi là một thành phần không thể tách rời của tổ quốc.

Từ quan điểm của Trung Quốc, sự mục ruỗng và và suy tàn của Mỹ trong 12 năm qua – kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho tới nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump – đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội để tăng tốc sự bành trướng chiến lược. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ lâu đảm bảo với thế giới rằng Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, chính sách thực tế của ông thường cho thấy những điều khác. Ngoài quân sự hóa Biển Đông, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng nhằm mục đích biến Trung Quốc thành điểm nút trung tâm cho toàn bộ lục địa Á – Âu. Continue reading “Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á”

Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?

Nguồn: Jeremy Page & Chun Hang Wong, “Beyond Hong Kong, an Emboldened Xi Jinping Pushes the Boundaries”, The Wall Street Journal, 29/5/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chưa đầy bốn tháng trước, Tập Cận Bình đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình khi ông hứng chịu nhiều chỉ trích vì những phản ứng lúng túng ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Kể từ lúc đó, ông Tập đã đảo ngược tình thế một cách ngoạn mục khi khống chế được sự lây lan của virus theo như báo cáo của Bắc Kinh trong khi Hoa Kỳ và nhiều nền dân chủ khác vẫn đang vật lộn với nó. Ông Tập đã nắm bắt được thời cơ để thúc đẩy một số khía cạnh quan trọng đối với “giấc mộng Trung Hoa” của ông về một Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong tư cách một quốc gia thống nhất và hùng mạnh, sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ, trong khi gạt qua một bên những thiếu sót của chính quyền trong việc đối phó dịch bệnh. Continue reading “Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?”

Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

1. Ngạn ngữ Châu Phi có một câu rất hay: “Mỗi một buổi sáng ở châu Phi, khi con linh dương thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con báo nếu không sẽ bị con báo ăn thịt.

Mỗi buổi sáng khi con báo thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị chết đói.

Dù bạn là con linh dương hay con báo, mỗi khi mặt trời mọc thì bạn buộc phải chạy.”

Đây là câu ngạn ngữ rất hay và đã được Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” trích dẫn. Và ở trụ sở của Viettel (Hà Nội), câu này cũng được treo trang trọng ngay trước lối vào để nhắc nhở mỗi nhân viên có động lực phấn đấu đưa Viettel ngày một lớn mạnh hơn như hiện nay. Continue reading “Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử”

Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông

Nguồn: Joyu Wang, “Hong Kong’s Security Law: What China Is Planning, and Why Now”, The Wall Street Journal, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hồng Kông đã trở thành điểm nóng quan trọng trong một cuộc chiến tranh lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Bằng chứng là quyết định của Bắc Kinh về việc áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông mà không thông qua cơ quan lập pháp của thành phố này nhằm dập tắt phong trào biểu tình phản đối kéo dài một năm nay. Chính quyền Trump đã đe dọa trả đũa, cảnh báo rằng động thái này có nghĩa là Hồng Kông không còn đủ tự chủ trước Bắc Kinh để được hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và các biện pháp hợp tác khác. Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy?

Câu hỏi: Tại sao Trung Quốc lên kế hoạch thiết lập luật an ninh cho Hồng Kông? Continue reading “Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông”

Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng

Nguồn: Suyash Desai, “Flashpoints on the Periphery: Understanding China’s Neighborhood Opportunism”, The Diplomat, 28/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại như thế nào?

Căng thẳng ở vùng ngoại vi xung quanh Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh tăng cường sử dụng các công cụ quân sự và ngoại giao trong khu vực lân cận. Tần suất các sự kiện có liên quan các tác nhân Trung Quốc, đặc biệt vào nửa cuối tháng Ba, đã tăng lên khi tình trạng bình thường quay lại đại lục sau sự bùng phát COVID-19.

Điều này làm dấy lên một vài câu hỏi. Thứ nhất, phải chăng đây là bằng chứng về chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc khi Hoa Kỳ đang lúng túng duy trì sự hiện diện của mình tại các khu vực Đông và Đông Nam Á? Thứ hai, có phải Bắc Kinh đã theo đuổi một cách tiếp cận hung hăng hơn cho giai đoạn hậu đại dịch? Thứ ba, sự gia tăng đột biến các hoạt động gần đây có ảnh hưởng đến trật tự khu vực hay không? Continue reading “Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng”

Cái kết buồn của quan hệ Mỹ – Trung

Tác giả: Orville Schell | Giới thiệu: Minh Anh

Tám đời Tổng thống Mỹ kế tiếp nhau đã theo đuổi chính sách can dự với Trung Quốc, dù đôi lúc bị gián đoạn. Đây là một kỷ lục đáng kinh ngạc về tính tiếp nối chính sách. Cách tiếp cận này ra đời vào năm 1972, khi Tổng thống Mỹ khét tiếng chống Cộng Richard Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia của ông, Henry Kissinger, lên đường tới Bắc Kinh với một đề xuất có khả năng làm thay đổi cuộc chơi: Mỹ và Trung Quốc nên chấm dứt tình trạng thù địch kéo dài hàng thập kỷ của họ bằng việc liên minh với nhau chống lại Liên Xô. Như Nixon đã tuyên bố với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, người từng bị cựu Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles từ chối bắt tay tại hội nghị Geneva năm 1954: “Nếu hai dân tộc chúng ta là kẻ thù của nhau, thì tương lai của thế giới này quả thực sẽ rất tăm tối”. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng hai nước vẫn có lợi ích chung dù có nhiều khác biệt, và rằng trong khi không thể xóa bỏ khoảng cách tạo nên sự khác biệt đó thì hai nước vẫn có thể tìm cách thu hẹp nó, để có thể ngồi lại với nhau. Nixon đưa ra kết luận hùng hồn rằng thế giới sẽ theo dõi bước đi tiếp theo của hai nước. Continue reading “Cái kết buồn của quan hệ Mỹ – Trung”