Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria

Tác giả: Sơ Nguyên

Hàng trăm loại vũ khí mới được Nga và phương Tây thử nghiệm trong cuộc chiến Syria. Dù chúng “thông minh”, “đẹp đẽ”, “mới mẻ” đến đâu cũng đều nhằm một mục đích: hủy diệt.

Thế kỷ 16, khi thực dân Châu Âu đặt chân đến Bắc Mỹ, họ rất ngạc nhiên khi thấy thổ dân da đỏ nơi đây sử dụng loại rìu đặc biệt tiện dụng mang tên Tomahawk. Chiếc rìu gọn nhẹ, vừa có thể làm dụng cụ dắt lưng, vừa có thể làm vũ khí sát thương cao bằng cách ném trực tiếp vào đối phương từ xa. Các đế quốc Châu Âu nhanh chóng học cách sử dụng loại rìu này để xây dựng thuộc địa và dần tiêu diệt các tộc người thổ dân da đỏ bản xứ.

Năm thế kỷ tiếp sau, nước Mỹ ra đời, vươn lên thành cường quốc số một thế giới, với niềm tự hào về công nghệ quân sự không ai bì kịp. Tomahawk được sử dụng để đặt tên cho loại tên lửa hành trình tầm xa vô cùng tinh vi. Giống chiếc rìu của người da đỏ, tên lửa Tomahawk có thể được lắp đặt ở bất cứ đâu, dù là trên bộ, trên tàu chiến hay từ tàu ngầm. Continue reading “Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria”

Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?

Tác giả: Ân Đặng

Rạng sáng ngày 14/04/2018, liên quân Mỹ – Anh – Pháp đã tiến hành không kích các mục tiêu tại Damascus và Homs mà họ cho là nơi Syria sản xuất vũ khí hóa học. Cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh quân đội Chính phủ Syria đang thắng thế tại nhiều mặt trận, với việc các lực lượng đối lập tại Douma phải đầu hàng chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này đã để lại cho giới quan sát quốc tế nhiều nhận định khác nhau.

Động cơ của Mỹ và các đồng minh

Có thể nhận thấy, Mỹ và đồng minh vừa chủ động vừa bị động trong việc ra quyết định tấn công Syria. Với những hình ảnh chưa được kiểm chứng về việc Douma bị tấn công hóa học trong khi Mỹ và đồng minh liên tục gây sức ép đã làm dấy lên nhiều nghi vấn rằng đây là một vụ việc được dàn dựng để Mỹ và đồng minh chủ động can thiệp vào Syria. Mỹ, Anh và Pháp buộc phải sử dụng biện pháp quân sự có giới hạn nhằm giữ uy tín trước cam kết sẽ tấn công Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học ngay cả khi hành động này chưa được phép của Liên Hợp Quốc, hay thậm chí diễn ra khi cuộc điều tra của Tổ chức chống vũ khí hóa học (OPCW) đang chuẩn bị bắt đầu. Continue reading “Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?”

Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “Asia after Trump”, Project Syndicate, 09/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Ủy ban Ba bên (Trilateral Commission) – một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nhân, nhà báo và học giả – gặp nhau tại Singapore gần đây, nhiều người bày tỏ quan ngại về sự suy giảm vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á giờ đây đều giao thương với Trung Quốc nhiều hơn với Hoa Kỳ, thường ở mức gấp đôi. Mối quan ngại đó càng trầm trọng hơn do việc Tổng thống Donald Trump gần đây áp đặt các mức thuế quan mới và biểu hiện sự khinh thường đối với các thể chế đa phương. Một câu hỏi thường được nghe ở Singapore là: Liệu vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở châu Á có thể sống sót qua nhiệm kỳ của Trump hay không?

Ở đây cần nhìn lại lịch sử một chút. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đơn phương áp đặt thuế quan lên các đồng minh của Hoa Kỳ mà không đưa ra cảnh báo trước, vi phạm khuôn khổ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và theo đuổi một cuộc chiến không được lòng dân ở Việt Nam. Nỗi sợ khủng bố cũng lan rộng, và các chuyên gia bày tỏ quan ngại về tương lai của dân chủ. Continue reading “Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á”

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên

Tháng 3 năm nay, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop tuyên bố “ASEAN là trái tim của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Sự đề cập nhiều lần khái niệm “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” cùng với những động thái chủ động tiếp cận ASEAN và các nước ASEAN cho thấy Canberra đang nỗ lực đẩy mạnh gia tăng cam kết của mình lên phía Bắc và nhằm biến tầm nhìn chiến lược này thành hiện thực.

Trong một diễn biến khác cũng trong tháng 3/2018, Tổng thống Indonesia khơi dậy những tranh luận lớn khi cho rằng “sẽ là điều tốt nếu Australia gia nhập ASEAN”. Continue reading “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược”

Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông đã nguội đi ít nhiều kể từ sau khủng hoảng giàn khoa HD-981 năm 2014 nhưng một số nguồn tin cho rằng trong hai năm gần đây phía Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực quân sự để buộc Việt Nam phải dừng các dự án hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông với công ty Repsol. Do đó bất chấp những tuyên bố của Bắc Kinh, chúng ta vẫn không thể loại trừ nguy cơ Trung Quốc chủ động sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Một khi Trung Quốc đủ tự tin, rất có thể Tập Cận Bình và các tướng lĩnh của mình sẽ quyết định dùng vũ lực để chiếm thêm đảo và mở rộng quyền kiểm soát của mình ở Biển Đông. Giống như năm 1974 và 1988, họ sẽ cố gắng tạo ra “sự đã rồi” (fait accompli) một cách chớp nhoáng, đẩy các nước láng giềng vào thế phải chọn giữa việc chấp nhận mất đất hoặc leo thang xung đột để chiếm lại vùng lãnh thổ đã mất. Để tránh lâm vào tình huống này các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines phải gửi đi tín hiệu răn đe rõ ràng và đáng tin đến Trung Quốc. Để có thể răn đe hữu hiệu ở Biển Đông các nước này buộc phải cho thấy họ có khả năng kiểm soát leo thang xung đột (conflict escalation) và rất có thể các máy bay không người lái (drones) sẽ là công cụ hữu hiệu nhất cho nhiệm vụ này. Continue reading “Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?

Nguồn: Benjamin A. Engel, “The Trump-Kim Summit Is No ‘Nixon to China’ Moment”, The Diplomat, 15/03/2018.

Biên dịch: Nhật Linh

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hai bên gặp gỡ và thảo luận về phi hạt nhân hóa và các biện pháp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một số người đã so sánh đây là cơ hội để chính quyền Trump lặp lại thành công như chuyến thăm của Richard Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, mở đường cho giai đoạn xoa dịu căng thẳng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chính quyền Trump thiếu công tác chuẩn bị và sự can dự cá nhân, điều đã khiến chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thành công. Những so sánh về cá nhân giữa hai vị tổng thống vừa tích cực lại vừa tiêu cực, với một bình luận nổi bật nhất là của Jeffrey Lewis rằng “chuyến thăm này giống như việc Richard Nixon đến Trung Quốc, nhưng đó là một Nixon có lớn mà không có khôn” Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?”

Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Richard A. Bitzinger, “Does Japan really want to go nuclear?”, RSIS Commentary, 17/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có một loạt những bài viết suy đoán rằng nếu Nhật Bản trở thành một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân thì đó có thể là một điều tốt cho an ninh khu vực. Học giả nổi tiếng Walter Russell Mead đã có một bài viết trên tờ Wall Street Journal nêu quan điểm rằng một “nước Mĩ rút khỏi Thái Bình Dương” – xuất phát từ sự dao động của chính quyền Trump với những cam kết suy yếu ở châu Á – có thể dẫn đến việc Nhật Bản kết luận rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân” có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho nước này. Gần đây hơn, trên tờ Washington Post Bilahari Kausikan viết rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân, và điều đó chỉ còn là vấn đề thời gian, chứ không phải là có xảy ra hay không. Continue reading “Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên

Nguồn: Joseph S. Nye, “Understanding the North Korea Threat”, Project Syndicate, 06/12/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mới đây, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, bay trong suốt 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km. Với quỹ đạo song song hơn so với mặt đất, tên lửa Hwasong-15 có thể mang lại cho chế dộ Kim Jong-un khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được khả năng tên lửa sống sót qua ma sát không khí khi rơi xuống lại khí quyển, nhưng Triều Tiên vẫn tuyên bố nước này đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân đầy đủ. Giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy giờ điều gì sẽ xảy ra? Continue reading “Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên”

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “The Trumping of Cambodian Democracy”, Project Syndicate, 01/12/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia. Continue reading “Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?”

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?

Tác giả: Hồng Thủy

30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.

Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.

Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?”

Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?

Nguồn: Zha Daojiong,  “When Trump and Kim Meet, What Will Xi Do?”, China File, 13/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp Kim – Trump mở ra một cơ hội cho cộng đồng quốc tế để giảm kỳ vọng của mình về việc Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm” đối với hành vi hạt nhân của Bắc Triều Tiên và yêu cầu Washington đóng một vai trò thỏa đáng hơn.

Dưới thời Trump, các quan chức Hoa Kỳ áp dụng một lập trường cực đoan hơn so với giới tinh hoa nghiên cứu an ninh Hoa Kỳ, những người đã nhiều thập niên nay lập luận rằng thành công gần đây của Trung Quốc được tạo ra ở Hoa Kỳ. Họ cho rằng Washington đã hỗ trợ Trung Quốc bằng cách cho phép nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và sử dụng Hải quân Hoa Kỳ để giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương luôn mở cho các hành trình hàng hải vào và ra các cảng Trung Quốc. Continue reading “Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?”

Trật tự mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Brahma Chellaney, “A New Order for the Indo-Pacific”, Project Syndicate, 09/03/2018.

Biên dịch: Trần Thanh Bình

Động lực an ninh đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực này không những bao gồm các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới mà còn là nơi chứng kiến sự gia tăng nhanh nhất các khoản chi tiêu quân sự và năng lực hải quân, sự cạnh tranh quyết liệt nhất đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như các điểm nóng chiến lược nguy hiểm nhất. Người ta thậm chí có thể nói rằng khu vực này giữ chìa khóa đối với an ninh toàn cầu.

Việc sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương” ngày càng nhiều – khái niệm để chỉ tất cả các nước nằm dọc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – chứ không phải là “Châu Á – Thái Bình Dương”, nhấn mạnh khía cạnh trên biển của các căng thẳng hiện nay. Các đại dương ở châu Á ngày càng trở thành một đấu trường cạnh tranh về nguồn lực và ảnh hưởng. Giờ đây có vẻ như các cuộc khủng hoảng khu vực trong tương lai sẽ được kích hoạt và/hoặc giải quyết trên biển. Continue reading “Trật tự mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim

Nguồn: Vũ Minh Khương, “Hanoi the ideal place for the Trump–Kim summit”, East Asia Forum, 12/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại một địa điểm và thời gian sẽ được xác định sau. Các phương tiện truyền thông dường như cùng chung nhận định rằng có hai nơi có thể xảy ra sự kiện đáng ngạc nhiên này: Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên hoặc Bắc Kinh.

Địa điểm của cuộc họp mang tính biểu tượng cao và do đó có thể là một động thái chiến lược có giá trị cho cả hai bên. Hà Nội là một lựa chọn lý tưởng, đáp ứng ba tiêu chí quan trọng để có được một kết quả thành công: Cuộc gặp ở Hà Nội sẽ thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đối với việc cải thiện cơ bản quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên; gửi một thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ đến cộng đồng thế giới tại nơi mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã hòa giải những xung đột đau thương trong quá khứ, và nó cũng chỉ ra các bước chuẩn bị mà Bắc Triều Tiên cần phải làm để tái gia nhập cộng đồng thế giới. Continue reading “Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim”

Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’

Nguồn: USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail”, Global Times, 06/03/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Tối ngày 6/3/2018, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu đăng xã luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson với tựa đề “USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail” (Chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson chẳng tác dụng gì). Nội dung bài viết như sau:

Tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng vào hôm thứ Hai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, tượng trưng cho sự nâng cấp trong hợp tác quân sự giữa Washington và Hà Nội. Các phương tiện truyền thông phương Tây đang suy đoán rằng chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn Trung Quốc. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’”

Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc

Nguồn: Ramesh Thakur, “China’s New World Order?”, Project Syndicate, 10/11/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tính đến nay, có hai xu thế địa chính trị chính trong thế kỷ 21: sự xuống dốc tương đối của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; và sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế sẽ là một nhân tố địa chính trị quan trọng trong những thập niên tới.

Trong tương lai, tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện giờ đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong bài phát biểu dài của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 vào ngày 18/10/2017, ông Tập tuyên bố về một kỷ nguyên mới của sức mạnh quốc gia, sự tự tin, và quyền lực toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc”

Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018 là một cột mốc quan trọng mới trong tiến trình tăng cường mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, và cùng với hai tàu chiến cùng 6.000 binh sĩ đi kèm, tạo nên sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ thời điểm đó.

Hồi năm 2010, khi hai nước tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã neo ngoài khơi Đà Nẵng và tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu bằng trực thăng từ đất liền. Do đó, chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Đà Nẵng lần này có thể được xem như là một bước đi quan trọng mà theo đúng nghĩa đen đã đưa hai cựu thù xích lại gần nhau hơn, đồng thời cho thấy một mức độ tin cậy lẫn nhau cao hơn giữa hai nước. Continue reading “Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson”

Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?

Nguồn: Raj Persaud & Peter Bruggen, How Women Shape Coups”, Project Syndicate, 20/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 11/2017, các tướng lĩnh của Zimbabwe đã bắt tạm giam Tổng thống Robert Mugabe trong một cuộc đảo chính thành công (mặc dù họ không thừa nhận đó là một cuộc đảo chính). Nhiều ngày sau, đảng cầm quyền của nước này, Mặt trận Yêu nước – Liên đoàn Quốc gia người Phi Zimbabwe (Zanu-PF), đã quyết định khai trừ vị Tổng thống 93 tuổi khỏi hàng ngũ của Đảng. Nhưng có lẽ không phải bản thân Mugabe, một cây đại thụ trong làng chính trị, là người đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy này, bất chấp sự tàn nhẫn đặc trưng cho giai đoạn cai trị gần bốn thập niên của ông. Ngược lại, người có khả năng kế nhiệm Mugabe – vợ ông, bà Grace, chính là nguồn cơn của vụ việc. Continue reading “Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?”

Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc

Tác giả: Ngô Di Lân

Làm sao để ngăn cản bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông? Đây có lẽ là một trong những bài toán hóc búa nhất đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trong khoảng mười năm trở lại đây. Theo GS. Michael Beckley – một trong những học giả trẻ hàng đầu về quan hệ Mỹ-Trung thì Mỹ nên tập trung giúp các nước láng giềng của Trung Quốc cải thiện khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để ngăn không cho Trung Quốc chiếm Đài Loan hay kiểm soát các vùng biển ở khu vực Đông Á. Tuy nâng cao năng lực A2/AD là một cách tiếp cận không tồi nhưng chiến lược này sẽ rất dễ bị hoá giải nếu Trung Quốc vận dụng chiến thuật “cắt lát salami” để từng bước mở rộng sự kiểm soát của mình ở Đông Á. Continue reading “Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc”

Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?

Nguồn:Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.

Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Continue reading “Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?”