“Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn

corruption

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Impunity Trap”, Project Syndicate, 03/06/2015

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thế giới của chúng ta là một thế giới của sự không bị trừng phạt. Những cáo buộc tham nhũng đã đầy rẫy ở FIFA trong nhiều thập niên, mà đỉnh điểm là các lời buộc tội đối với các quan chức tại nhiệm và các cựu quan chức tuần trước. Tuy nhiên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã tái đắc cử bốn lần, bao gồm cả lần sau khi các lời buộc tội đã được đệ trình (lên cơ quan tố tụng). Đúng vậy, Blatter cuối cùng cũng từ chức, nhưng chỉ sau khi ông ta và hàng tá thành viên của liên đoàn một lần nữa tỏ rõ sự khinh thường đối với sự trung thực và luật pháp.

Chúng ta chứng kiến kiểu hành xử này trên khắp thế giới. Hãy xem xét trường hợp Phố Wall. Vào năm 2013 và 2014, JPMorgan Chase chi hơn 20 tỷ đôla tiền phạt cho các hành động tài chính phi pháp; tuy nhiên giám đốc điều hành đã mang về 20 triệu đô la tiền lương trong cả năm 2014 lẫn 2015. Hay hãy xem xét các vụ bê bối tham nhũng ở Brazil, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác, những nơi mà chính phủ vẫn nắm quyền kể cả sau khi tham nhũng cấp cao trong đảng cầm quyền bị phanh phui. Continue reading ““Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn”

Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản

0,,17808617_303,00

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan Stands Up”, Project Syndicate, 24/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định gia hạn kỳ họp hiện tại của Quốc hội đến ngày 27 tháng 9, nghĩa là thêm 95 ngày, biến đây trở thành kỳ họp liên tục dài nhất trong lịch sử quốc hội Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Lí do của việc này chính là quyết tâm của thủ tướng Abe muốn thông qua một loạt những dự luật mới về an ninh quốc gia nhằm diễn dịch lại Hiến pháp Nhật Bản, cho phép nâng cao vai trò của đất nước trong việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như thúc đẩy hòa bình thế giới.

Những động thái này của Thủ tướng Abe nối tiếp những gì ông đã thể hiện ở hội nghị G7 gần đây, khi ông đã phá vỡ phong cách truyền thống của Nhật Bản. Suốt 39 năm qua, những đại diện của Nhật Bản ở G7 thường chỉ tập trung sôi nổi vào các thảo luận kinh tế, còn khi những lãnh đạo của các quốc gia công nghiệp phát triển khác bàn về các điểm nóng chính trị an ninh thì họ thường giữ im lặng phần lớn thời gian, và chỉ đưa ra đề xuất về hành động hoặc, thông thường hơn, là không hành động. Continue reading “Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)

taubuom-2_dajt

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cội nguồn chiến lược A2/AD của Trung Quốc xuất phát từ chính nỗi sợ trong quá khứ của họ, Harry J. Kazianis – cựu biên tập của tờ The National Interest khẳng định trong bài viết của mình. Theo Kazianis, mục tiêu mà chiến lược A2/AD của Trung Quốc muốn nhắm tới là ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ tiến gần bờ biển, xuất phát từ những bài học trong quá khứ. Đô đốc Wu Shengli, cựu tư lệnh hải quân Trung Quốc đã từng nói: “Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các thế lực thực dân và đế quốc đã tiến hành hơn 470 cuộc xâm lược Trung Quốc, trong đó có 84 lần xâm lược lớn là đến từ biển”. Thêm vào đó, khi trực tiếp đụng độ với các nước phương Tây, người Trung Quốc thật sự bị sốc. Khoan nói về những yếu tố khác, nhưng chính sự vượt trội về công nghệ là điều khiến Trung Quốc lép vế trong cuộc đối đầu. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)”

Đã đến lúc G2 thay thế G7?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh G7 mới nhất đã diễn ra và kết thúc trong khung cảnh thơ mộng của vùng núi An-pơ, thuộc vùng Garmisch‑Partenkirchen nước Đức. Nhóm G8 không còn tồn tại nữa do nước Nga đã bị loại bỏ, diễn đàn nay chỉ bao gồm các cường quốc phương Tây cũ. Ở thời điểm mà việc xuất hiện của một số nền kinh tế lớn và đông dân như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang thách thức sự thống trị của các nước phương Tây, nhiều người tin rằng hệ thống quốc tế hiện tại đã đến lúc cần phải đại tu.

Thực tế, một trật tự thế giới mới gần như chắc chắn và sẽ sớm xuất hiện.  Hình hài của nó sẽ được quyết định bởi hai hiện tượng chính yếu là toàn cầu hóa và số hóa.

Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này. Continue reading “Đã đến lúc G2 thay thế G7?”

Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung

Lee Kuan Yew

Nguồn: Graham Allison & Robert D. Blackwill, Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations“, The Atlantic, 05/03/2013.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong trích đoạn này của cuốn sách, một trong những chính khách vĩ đại nhất của Châu Á cho rằng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không.

Rất ít cá nhân có vai trò hệ trọng trong lịch sử nước họ như Lý Quang Diệu, người thủ tướng đã khai sinh ra Singapore. Trong nhiệm kì dài hơn ba thập niên của mình, ông đã góp phần biến Singapore từ một thuộc địa nghèo khó, thiếu tài nguyên của Anh thành một trong những quốc gia giàu có và phát triển nhất Châu Á. Qua năm tháng, Ông Lý cũng trở thành một trong những nhà trí thức gần gũi với công chúng và xuất chúng nhất của châu Á, người có được những hiểu biết sâu sắc về những xu hướng của châu lục nhờ vào kinh nghiệm và góc nhìn độc đáo của mình.

Trong cuộc nói chuyện dưới đây, ông Lý tập trung vào vấn đề địa chính trị quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta: sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên cùng với Trung Quốc tạo ra một trật tự thế giới mới một cách xây dựng hơn thay vì tìm cách ngăn trở việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Continue reading “Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung”

Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh

Nguồn: Patrick Cronin, “Respond to the China Challenge by Cooperating Through Strength”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần cuối trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại bốn phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung QuốcMười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Một thách thức mang tính cấp bách cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là tìm ra phương pháp hiệu quả để đáp trả lại hành động gia tăng sức ép của Trung Quốc vốn không quan tâm đến các quy tắc hay các nước láng giềng. Điều cần thiết lúc này là một đánh giá rõ ràng về điều gì tạo ra các hành vi không thể chấp nhận được và việc phát triển một tập hợp các lựa chọn chính sách linh hoạt giúp áp đặt chi phí lên các hành động mang tính cưỡng ép và gây mất ổn định.

Trong khi chúng ta cần hiện diện quân sự tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, những thách thức từ “vùng xám” của Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn là những phương án có sẵn từ Bộ Quốc phòng. Thật vậy, một đánh giá chính sách liên cơ quan của chính phủ nên hài hoà với các hệ quả mang tính chiến lược của Hoa Kỳ: duy trì và thích ứng với một hệ thống hướng nội và dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ – Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh”

Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản

 Close up of friends with circle of smart phones

Nguồn: Nicole M Aschoff, “The Smartphone Society”, Jacobin Magazine, 03/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như xe hơi đã định ra thế kỉ hai mươi, điện thoại thông minh đang tái định hình cách chúng ta sống và làm việc ngày nay.

Trong nhiều phương diện thì xe hơi là một món hàng quyết định của thế kỉ hai mươi. Tầm quan trọng của nó không bắt nguồn từ tính thục luyện kĩ nghệ hoặc độ phức tạp của dây chuyền sản xuất, mà thay vào đó bắt nguồn từ khả năng phản ánh và định hình xã hội. Những phương thức mà chúng ta sản xuất, tiêu dùng, sử dụng và điều tiết xe hơi chính là cửa sổ giúp chúng ta hiểu được chủ nghĩa tư bản của thế kỉ hai mươi – một cái nhìn sơ bộ về cách mà phần xã hội, chính trị và kinh tế giao cắt và đụng độ nhau.

Ngày nay, trong một giai đoạn mà đặc trưng là sự tài chính hóa và toàn cầu hóa, trong đó “thông tin” nằm ở ngôi vua, thì ý tưởng về bất kì món hàng nào định nên thời đại này trông có vẻ lạ kì. Nhưng hàng hóa ngày nay không kém phần quan trọng, và mối quan hệ của con người với chúng vẫn còn là điều trọng tâm để hiểu được xã hội. Nếu xe hơi là nền tảng để nắm bắt thế kỉ trước, thì điện thoại thông minh chính là món hàng quyết định nên thời đại chúng ta. Continue reading “Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản”

Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu”

8BFDBBC6-36C6-4E92-99CA-3BC52DE92521_mw1024_s_n

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Sino – Russian Marriage”, Project Syndicate, 18/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc là những người ý thức sâu sắc về lịch sử nhất. Trong cuộc tranh giành quyền lực của mình, Mao Trạch Đông đã sử dụng binh pháp của Tôn Tử, người sống vào khoảng năm 500 trước Công nguyên; Nho giáo, cũng xuất hiện trong khoảng thời gian đó, hiện vẫn nắm giữ vị trí trung tâm trong tư duy xã hội Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực đầy tàn nhẫn của Mao Trạch Đông nhằm kiềm chế nó.

Vì vậy, khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” vào năm 2013, chẳng có ai ngạc nhiên bởi những viện dẫn lịch sử của họ. “Hơn hai ngàn năm trước,” Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc (NDRC) giải thích, “những người Á – Âu siêng năng và can đảm đã khám phá và mở ra một số tuyến đường giao lưu thương mại và văn hóa, nhờ đó đã liên kết các nền văn minh lớn của châu Á, châu Âu, và châu Phi, mà thế hệ sau này gọi chung là Con đường tơ lụa.” Ở Trung Quốc, sử cũ thường được viện dẫn để hỗ trợ cho học thuyết mới. Continue reading “Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu””

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc thông qua dự thảo Luật An ninh Quốc gia mới hôm thứ tư vừa rồi, nhiều khả năng bao gồm cả vấn đề biển Đông. Động thái có thể xem là sự thể hiện cho tham vọng lớn của Bắc Kinh. Luật mới chủ yếu đề cập đến các vấn đề không gian mạng, vũ trụ, đại dương và vùng cực, trong đó bao gồm cả biển Đông và xem đây là nơi Trung Quốc có quyền phòng vệ.

Zheng Shu’na – một đại diện của Ủy ban Lập pháp thuộc Quốc hội Trung Quốc đánh giá luật an ninh mới là điều kiện cho “sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” cũng như “sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội”. Zheng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh trong không gian địa lý, cụ thể là ở biển Đông. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)”

TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới

150704054730_nguyen_clinton_vietnam_624x351_reuters

Tác giả: Alexander L. Vuving

Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

Và nếu như cái bắt tay của Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm đó đã đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng trong nội địa Trung Quốc cả mấy chục năm về sau thì cái bắt tay giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama mùa hè này cũng sẽ đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Continue reading “TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới”

Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS

BRICS_heads_of_state_and_government

Ngun: Shashi Tharoor, “Taking the BRICS Seriously”, Project Syndicate, 19/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Phạm Trang Nhung

Trên chiếc thuyền xuôi theo dòng sông Moscow vào một buổi tối mát mẻ đầu tháng này, tôi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (National People’s Congress hay Nhân Đại, tức Quốc hội Trung Quốc). Trong khi ấy, hai nghị sĩ đến từ Nam Phi và Brazil đang lắc lư theo điệu nhạc Nga và một hướng dẫn viên đang chỉ dẫn những điểm tham quan. Diễn đàn nghị viện đầu tiên của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới – Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã kết thúc trong không khí hoan hỉ.

Trước khi hội nghị diễn ra, nhiều người băn khoăn rằng liệu năm nghị viện này có thể tìm được lập trường chung hay không. Điều gì có thể là điểm chung giữa Lok Sabha (Hạ viện Ấn Độ) ồn ào và đầy chia rẽ với những cuộc tranh cãi kịch liệt và một Nhân Đại lịch thiệp, có tiếng là được kiểm soát nghiêm ngặt trong việc nhắc lại các quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Nhiều người tin rằng tư cách thành viên trong nhóm BRICS mới không phải một nền tảng đủ mạnh để hợp tác. Continue reading “Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS”

Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

0,,17949911_303,00

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai.

Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương. Continue reading “Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ”

Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.

Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”

#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)

8585345251_3c6d58b922_o-620x372

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Thông tin và quyền lực giữa các quốc gia

Cuộc cách mạng thông tin đang làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bởi nó tăng cường quyền lực cho các chủ thể phi quốc gia, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời hạn chế khả năng kiểm soát của các chính phủ trung ương. Nó cũng làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới. Mỹ là nước được lợi nhiều nhất, trong khi rất nhiều quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại phía sau. Trong khi một số nước nghèo như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã phát triển đáng kể bằng việc gia nhập vào nền kinh tế thông tin, hơn một nửa số người sử dụng internet trên thế giới vào năm 2005 vẫn là người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong thời đại thông tin, thế giới vẫn bao gồm các nền kinh tế lấy nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ làm chủ đạo. Những xã hội và chính quyền hậu công nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời đại thông tin sẽ tiếp tục tồn tại song song và tương tác với những quốc gia ít bị tác động hơn bởi cuộc cách mạng thông tin này. Continue reading “#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “Pushing Back Against China’s Strategy: Ten Steps for the United States”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ tư trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại ba phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Trung Quốc vừa có chiến lược mới nhằm gia tăng lợi thế quân sự của mình trong khu vực. Mặc dù lớn tiếng về việc cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền với ổn định khu vực, đây là một chiến lược khôn khéo của Trung Quốc nhằm từ từ tiến tới bá quyền. Bằng việc nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chỉ là cường quốc lục địa mà còn là cường quốc trên biển, chiến lược mới đề cập tới việc dịch chuyển từ phòng thủ gần bờ sang phòng thủ ngoài biển khơi: đặt trọng tâm hướng đến khả năng tác chiến biển xanh, nghĩa là Hải Quân Trung Quốc có khả năng triển khai một cách tương xứng với Hải Quân Hoa Kỳ, ít nhất là trong những vùng biển gần và phần biển phía Tây Thái Bình Dương vốn mang vị trí yếu lược đối với Trung Quốc. Qua đó, Trung Quốc ngầm cảnh báo các nước lân cận rằng đừng tập hợp sức mạnh cũng như đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy, sẵn sàng giành lấy sứ mệnh lịch sử của mình. Dù tỏ rõ lập trường cứng rắn và không khoan nhượng, chiến lược thực sự của Trung Quốc không tập trung vào đối đầu trực tiếp hay gây ra xung đột, mà vẫn trong thế tìm kiếm một vị trí thuận lợi hơn cho mình. Continue reading “Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”

Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0

Russian President Vladimir Putin speaks during his visit to the Crimean port of Sevastopol on May 9, 2014. Putin's visit to Crimea, which was annexed by Moscow in March, is a "flagrant violation" of Ukraine's sovereignty, authorities in Kiev said today.AFP PHOTO/ YURI KADOBNOVYURI KADOBNOV/AFP/Getty Images

Nguồn:  Andrei Kolensnikov, “Totalitarianism 2.0”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyên luận năm 1970 Lối thoát, Tiếng nói, và Lòng trung thành của mình, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người ta có thể sử dụng để ứng phó với sự không hài lòng với các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà nước: họ có thể bỏ đi, đòi hỏi thay đổi, hoặc nhượng bộ. Trong 45 năm từ khi xuất bản cuốn sách của mình, khuôn khổ phân tích của Hirschman đã được áp dụng một cách hữu ích trong một loạt các bối cảnh vô cùng rộng lớn. Cũng như vậy, việc sử dụng nó để hiểu được nền chính trị Nga hiện nay đem lại những góc nhìn sâu sắc quan trọng.

Trong năm 2011-2012, nhiều người dân Nga có giáo dục tốt, và tương đối giàu có, đã xuống đường đòi được dân chủ thực sự, hy vọng sử dụng  “tiếng nói” của mình để thay đổi hệ thống từ bên trong. Nhưng Vladimir Putin, người từng nhận được lượng phiếu bầu lớn để trở lại nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, đã không lắng nghe; mà thay vào đó, ông gia tăng sự đàn áp. Continue reading “Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0”

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

Greece_2296452b

Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay. Continue reading “Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục là đề tài được đem ra mổ xẻ, phân tích. Taylor Fravel đến từ Viện Công nghệ Massachusetts khẳng định Bắc Kinh đã có một chiến lược quân sự mới, với tên gọi “Winning Informationalised Local Wars” (Chiến thắng cuộc chiến tranh thông tin hoá ở cấp độ khu vực). Đây là kết quả của quá trình so sánh và phân tích các ngôn từ được sử dụng trong Sách trắng. Trước đó, Nghị quyết Trung Ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 đã từng ám chỉ về việc Bắc Kinh nên có sự thay đổi trong chiến lược quân sự để phù hợp với bối cảnh mới.

Theo cách tiếp cận của Trung Quốc, một bản định hướng chiến lược quân sự cũng gần như là đại diện cho chiến lược quân sự quốc gia. Được định hình bởi Quân ủy Trung ương, bản định hướng là sự bao quát cấp ở cấp độ cao nhất về mọi khía cạnh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi lập quốc từ năm 1949 cho đến nay, Bắc Kinh đã 8 lần đưa ra các bản định hướng chiến lược. Sách trắng 2015 cho thấy sự thay đổi lần thứ 9 đã xảy ra, chuyển dịch từ mục tiêu “chiến thắng các cuộc chiến tranh khu vực dưới điều kiện thông tin hoá” (Winning Local Wars Under the Conditions of Informationization) sang “Winning Informationized Local Wars”. Như vậy, sự thay đổi lần này là một bước tiến hóa về chất chứ không phải là một sự đột phá mới hoàn toàn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)”