Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?

In-the-East-or-West-Turkey-and-the-Rest-of-the-World

Nguồn: Martti Ahtisaari, Emma Bonino & Albert Rohan, “An EU- Turkey Reset”, Project Syndicate, 13/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2015, cuộc họp thường niên lần thứ mười của nguyên thủ các quốc gia G20 . Sự nổi bật của nước này trên trường quốc tế lại diễn ra vào một thời điểm kỳ lạ, khi họ nhận ra mình bị bao vây bởi một vòng cung bất ổn đang mở rộng.

Thật vậy, hai trật tự địa chính trị đang dần đổ vỡ ở những nước lân cận của Thổ Nhĩ Kỳ: Tình trạng hòa dịu thời Hậu Chiến tranh Lạnh với Nga, và các đường biên giới quốc gia ở Trung Đông được xác định bởi Hiệp định Sykes-Picot 1916 và Hòa ước Versailles 1919. Chưa bao giờ Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ lại cần nhau như lúc này, nhưng cũng hiếm khi họ lại xa cách như thế. Continue reading “Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)

china-anti-satellite-missile-test-cartoon

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Giữa tháng ba, Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã đưa ra một báo cáo cho thấy Trung Quốc đã vượt Pháp để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nga. Thông tin này gây nhiều chú ý không đơn thuần về vấn đề thứ hạng, mà còn về những tác động lớn hơn trong tương lai đối với thị trường vũ khí và môi trường an ninh toàn cầu.

Từ trước tới nay, Trung Quốc nổi tiếng là nhà cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ hàng đầu (chủ yếu là các loại súng và pháo). Tuy nhiên nước này, và cả Ấn Độ, đang nổi lên như là những cường quốc xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới, bao gồm cả các hệ thống vũ khí hạng nặng, kỹ thuật cao. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)”

Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu

_81195609_020914365afp

Nguồn:In quotes: Lee Kuan Yew“, BBC, 22/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Lý Quang Diệu là chính khách nổi tiếng đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Ông cho rằng người dân nên được uốn nắn bởi chính phủ để thành các quốc gia (hiệu quả) – và ông cũng không hối hận về những chính sách mà mình đã đề ra cho mục tiêu này.

Tách ra khỏi Malaysia

Trích từ một buổi họp báo đầy xúc cảm vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau khi Malaysia bỏ phiếu trục xuất Singapore: Continue reading “Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu”

#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?

0,,16690831_303,00

Nguồn:  David Miliband, “The Deadth Toll of a Dying Order”, Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng tại Ukraine không nên ngăn chúng ta nhận ra nghịch lý chính của tình hình quan hệ quốc tế ngày nay: trong khi thế giới trở nên hòa bình hơn so với 300 năm trở lại đây nếu tính theo số lượng chiến tranh giữa các nước, thì mức độ rối loạn lại ngày càng tăng cao. Trên thực tế, tình trạng vô chính phủ ngày càng tăng tại các điểm nóng trên thế giới.

Xu hướng này có thể thấy không chỉ qua sự sụp đổ của Syria và tình trạng xung đột, di tản và sự thống khổ quy mô lớn của người dân lan tràn sang các nước láng giềng. Tại Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, có ít nhất 2.500 dân thường đã bị giết hại bởi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram riêng một tháng vừa qua. Ước chừng 1,5 triệu người đã phải di tản từ các bang phía đông bắc Yobe, Borno và Adamawa, và bạo lực đã lan sang nước láng giềng Niger và Chad. Continue reading “Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?”

#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)

ChinaNavy_180773703-676x450

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Liên minh các lực lượng biển Hoa Kỳ (American’s Sea Services – bao gồm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và Bảo vệ bờ biển) ngày 13 tháng 3 vừa công bố một báo cáo mới mang tên “Forward, Engaged, Ready: A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower”. Báo cáo tiếp nối phiên bản năm 2007, cập nhật thêm các thay đổi trong môi trường an ninh và tài khoá, cũng như cập nhật mới các chiến lược hải dương có liên quan. Đây là một báo cáo quan trọng, do nó chỉ ra đường hướng chiến lược trong những năm sắp tới của các lực lượng biển Hoa Kỳ, cường quốc hải dương hàng đầu thế giới. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)”

Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển

1024px-thumbnail

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quá trình chuyển biến nhận thức về chiến lược biển của người Trung Quốc

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.” Continue reading “Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển”

Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc

china-silk-road

Ngun: Brahma Chellaney, “A Silk Glove for China’s Iron Fist,” Project Syndicate, 04/3/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách bao vây Nam Á bằng một “Chuỗi ngọc trai”: một mạng lưới cảng biển nối liền bờ biển phía Đông của Trung Quốc với Trung Đông nhằm tăng cường ảnh hưởng chiến lược và khả năng tiếp cận biển của nước này. Không ngạc nhiên khi Ấn Độ cũng như các quốc gia khác đều rất quan tâm đến tiến trình này.

Tuy nhiên, giờ đây Trung Quốc đang cố gắng che giấu chiến lược của mình, tuyên bố rằng họ muốn tạo ra một Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21 nhằm thúc đẩy trao đổi văn hóa và thương mại. Nhưng lối nói hoa mỹ cũng khó có thể xoa dịu những lo ngại ở châu Á và xa hơn nữa là che giấu mục tiêu chiến lược của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực. Continue reading “Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc”

Bài toán khí đốt của Putin

pipeline29

Nguồn: Paul R. Gregory, “Putin’s Gas Problem”, Project Syndicate, 26/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà quan sát Nga hiện đang tập trung vào thỏa thuận ngừng bắn mới nhất ở Ukraine, nhằm tìm cách mổ xẻ những ý định của Tổng thống Vladimir Putin tại đây. Nhưng họ cũng không nên bỏ qua một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra – điều sẽ gây nên những hậu quả lâu dài sâu sắc cho châu Âu và cho khả năng gây áp lực lên lục địa này của Putin.

Cuối tháng 12 vừa qua, công ty khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và một công ty đường ống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ nhằm xây dựng một đường ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” mới này là sự thay thế cho “Dòng chảy phương Nam” – đường ống từ Nga sang Bulgaria qua Biển Đen – một dự án mà Điện Kremlin đã hủy bỏ cũng trong tháng 12 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của EU sau sự kiện Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea. Continue reading “Bài toán khí đốt của Putin”

Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia

338DF03A-1E2B-415D-9DC5-DCBABAE76117_w640_r1_s

Nguồn: Madeleine Willis, “Truth and deception in Cambodian courtroom,” East Asia Forum, 14/2/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mâu thuẫn bên trong và xung quanh phòng xử án không phải là điều gì mới. Nhưng những sự việc hiện thời tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) cho thấy bên biện hộ sẽ còn phải thất vọng nhiều tại tòa án hỗn hợp[1] này. Với nhiều người, điểm khó khăn nhất chính là việc vừa phải cân bằng những thực tế về thể chế và chính trị nguy hiểm, vừa phải đảm bảo tòa án vẫn mang lại một số lợi ích cho xã hội Campuchia. Theo quan điểm của bên biện hộ, cách tiếp cận này đã dẫn đến tình trạng ngầm chấp nhận những sai phạm trong quá trình xét xử.

Vì vậy mà trong khi bản án hồi tháng 8/2014 đối với hai thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan vì tội ác chống lại loài người được công nhận rộng rãi là một thành công tới trễ của ECCC, thì ghi dấu trong quá trình xét xử lại là những nỗ lực không ngừng của bên biện hộ nhằm truất quyền tham gia xét xử của các thẩm phán vì cáo buộc thiên vị pháp lý và can thiệp chính trị nhiều lần. Tháng 12/2014, bên bị đã nộp đơn kháng cáo, và những vấn đề này chắc chắn sẽ tái xuất trong Vụ số 002/02.[2]  Continue reading “Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia”

Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine

v2-ukraine-10

Nguồn: Stephen Holmes & Ivan Krastev, “The Ukrainian School of War,” Project Syndicate, 25/2/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Ukraine thường được so sánh với cuộc khủng hoảng Nam Tư đầu những năm 1990, và quả thật, giữa chúng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, đến khi hiểu được tại sao cuộc xung đột giữa chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai do Nga hậu thuẫn vẫn cứ dai dẳng và tại sao, sau một năm chiến sự ngày càng tàn bạo, một giải pháp hòa bình dường như là quá xa vời thì sẽ nhận ra rằng sự khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng là quan trọng hơn nhiều.

Chiến thuật của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine cũng giống như chiến thuật của Tổng thống Serbia Slobodan Milošević trong sự tan rã của Nam Tư. Việc nhắc lại Thế chiến II một cách lạm dụng của Tổng thống Putin trong công tác tuyên truyền, nhằm thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga mãnh liệt, thường được ví như bản sao “cắt và dán” của chiến dịch thông tin sai của Tổng thống Milošević hồi đầu những năm 1990 từng làm dấy lên tư tưởng bài người Croatia trong lòng người Serbia. Continue reading “Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/03/2015)

Tau_do_bo_hai_quan_viet_nam_05

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Việc Trung Quốc tuyên bố gia tăng ngân sách quốc phòng của mình lên thêm 10% trong năm 2015 có lẽ là tin tức quốc phòng đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua. Với những ai chuyên theo dõi về quốc phòng Trung Quốc, điều này không mấy ngạc nhiên. Ngân sách dành cho quốc phòng của nước này luôn tăng xung quanh con số 10% trong vòng một thập kỷ vừa qua. Không những thế còn tăng với con số năm sau đều cao hơn năm trước. Kết quả là Trung Quốc đã bắt đầu tạo dựng được một đội quân bắt đầu có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ tại khu vực phía tây Thái Bình Dương. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/03/2015)”

Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?

_73140347_8fe9854e-c7a2-49d4-83bd-422317f6182c

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Can Minsk 2.0 Save Ukraine?”, Project Syndicate, 19/02/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một thỏa thuận ngừng bắn mới cho Ukraine vừa được kí tại Minsk gần đúng một năm sau ngày các binh lính Nga – mặt che kín và quân hiệu bị tháo bỏ – tiến vào xâm lược bán đảo Crimea. Trong quãng thời gian đó, hàng ngàn người Ukraine đã bị sát hại, hàng trăm ngàn người khác đã trở thành người tị nạn ngay trên đất nước mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người quyết tâm khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng trước đây của đế chế Nga/Xô-viết bằng vũ lực, đã xé tan các quy tắc từng đảm bảo hòa bình ở châu Âu – hay đúng hơn là trên phần lớn thế giới – trong ba thế hệ qua.

Khi Nga bắt đầu tìm cách thu phục Ukraine thì tôi đang ở trong tù với rất ít hy vọng giành lại được tự do cho mình. Chế độ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã hoàn toàn làm theo ý của Kremlin và việc giam giữ tôi chỉ kết thúc nhờ sự dũng cảm của hàng triệu người Ukraine đòi lật đổ chế độ đó. Tuy nhiên, sự tự do của tôi đã có một dư vị cay đắng vì tôi có được tự do khi cuộc chiến tranh chống lại đất nước tôi bắt đầu. Continue reading “Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?”

Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?

full_1184032

Nguồn: Mohammed bin Rashid Al Maktoum, “Renovate or Stagnate”, Project Syndicate, 04/02/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty, cũng như con người, đều già đi. Chúng khởi đầu với quy mô nhỏ và muốn sống sót, được tiếp sức bởi nguồn năng lượng tuổi trẻ và những ý tưởng mới lạ. Chúng cạnh tranh, mở rộng, trưởng thành, và – trừ một vài ngoại lệ – đều lùi vào lãng quên. Điều này cũng đúng với các chính phủ: Họ cũng có thể làm mất sự khao khát và tham vọng của tuổi trẻ và tự hài lòng với chính mình.

Hãy suy nghĩ về việc này: Chỉ 11% những công ty trong danh sách Fortune 500 của năm 1955 vẫn còn tồn tại ngày nay. Thời gian trung bình mà các công ty nằm trong danh sách top 500 đã giảm từ 75 xuống 15 năm. Trong thời đại đầy biến đổi này, những ai tụt hậu sẽ bị gạt sang một bên – chỉ trong chốc lát. Những quốc gia mà chính phủ trở nên già cỗi phải đối mặt với số phận chung với những công ty già cỗi. Lựa chọn quả họ là đơn giản: đổi mới hay thụt lùi. Continue reading “Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?”

Chính sách mới để giải cứu Ukraine

Ukraine Minsk meeting February 2015

Nguồn: George Soros, “A New Policy to Rescue Ukraine,” The New York Review of Books, 05/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga sau khi nước này can thiệp vào Ukraine đã phát huy tác dụng nhanh và gây nhiều thiệt hại hơn cho nền kinh tế Nga so với dự đoán. Các biện pháp trừng phạt này có mục đích ngăn các ngân hàng và công ty Nga tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Thiệt hại đối với Nga tăng lên chủ yếu là do giá dầu giảm mạnh, nếu không thì các biện pháp trừng phạt kể trên sẽ kém hiệu quả hơn nhiều. Nga cần giá dầu duy trì quanh mức 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. (Giá dầu hiện nay đang ở mức 55 USD/thùng.)  Giá dầu giảm cộng thêm các biện pháp trừng phạt đã đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng tài chính mà phần nào đó tương tự như cuộc khủng hoảng năm 1998. Continue reading “Chính sách mới để giải cứu Ukraine”