Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?

Nguồn:Why did the Russian and Ukrainian Orthodox churches split?”, The Economist, 06/01/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 7 tháng Giêng, những người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, cùng những nơi khác, đã tổ chức mừng lễ Giáng sinh. Hầu hết các nhánh của Chính thống giáo đều tiếp tục sử dụng lịch Julian, tiền thân của lịch Gregory hiện được sử dụng ở hầu hết các nước,[1] vốn xác định lễ Giáng sinh rơi vào ngày 25 tháng 12. Trong những năm gần đây, trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc tổ chức ngày lễ này đã có thêm một ý nghĩa mới. Trong nhiều thập niên, chi nhánh Chính thống giáo trực thuộc Nga là chi nhánh duy nhất ở Ukraine được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo công nhận. Nhưng vào ngày 5 tháng 1 năm 2019, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (the Orthodox Church of Ukraine), một giáo hội riêng biệt không có quan hệ với Nga, đã được người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) cấp quy chế tự quản. Điều gì đã gây ra sự chia rẽ này và nó ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng giữa hai nước hiện nay? Continue reading “Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?”

Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?

Nguồn: Changing the clocks is unpopular. Why do it?”, The Economist, 04/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Mặc dù có diện tích rộng lớn, nhưng cả nước Trung Quốc đều vận hành theo giờ Bắc Kinh – một quyết định do Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 nhằm tăng cường đoàn kết quốc gia. (Tội nghiệp cho những người dân Tân Cương ở vùng viễn tây của Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời vẫn chưa mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong gần ba năm, cho đến năm 2018, Triều Tiên duy trì một múi giờ riêng của mình, chậm hơn nửa giờ so với Hàn Quốc, điều phù hợp với khuynh hướng “ẩn dật” của nước này. Tuy nhiên, các quốc gia thường điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do thực tế. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Savings Time) trong những tháng mùa hè. Hầu hết các bang ở Mỹ (trừ Arizona và Hawaii) sẽ vặn ngược đồng hồ trở lại một lần nữa vào cuối tuần này (7/11). Nhưng liệu điều đó có cần thiết không? Continue reading “Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?”

Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?

Nguồn: How the LDP dominates Japan’s politics”, The Economist, 28/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng đã nắm quyền gần như liên tục kể từ năm 1955. Điều đó không có nghĩa là cử tri hạnh phúc.

Từ ngày thành lập năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật đã thống trị nền chính trị của đất nước này. Đảng đã cầm quyền liên tục, trừ hai nhiệm kỳ ngắn ngủi vào các năm 1993-1994 và 2009-2012. Kể từ khi giành lại quyền lực vào năm 2012, LDP và đối tác liên minh nhỏ hơn của mình, Đảng Komeito (Đảng Công minh), đã thắng sáu cuộc bầu cử quốc gia liên tiếp. Khi cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 31 tháng 10 này, LDP có khả năng lại về đầu. Điều này xảy ra không phải trong một hệ thống chuyên quyền, mà trong một nền dân chủ với các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Làm thế nào mà LDP có thể giữ được quyền lực vững chắc như vậy? Continue reading “Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?”

Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?

Nguồn: Why has China’s president, Xi Jinping, visited Tibet?”, The Economist, 23/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lời giải thích rõ ràng nhất cho việc tại sao Tập Cận Bình trong tuần này lại chọn thăm Tây Tạng lần đầu tiên trên tư cách là chủ tịch Trung Quốc cũng có thể áp dụng cho chuyến thăm Tây Tạng 10 năm trước của ông, khi còn là phó chủ tịch nước. Cả hai chuyến thăm đều đánh dấu những lần kỷ niệm chẵn sự kiện mà Trung Quốc gọi là “giải phóng hòa bình Tây Tạng” vào năm 1951. Đó là năm ký kết “thỏa thuận 17 điểm”. Theo thỏa thuận này, một vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi — lúc đó là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của Tây Tạng — đã nhượng chủ quyền đối với Tây Tạng cho Trung Quốc, đổi lấy lời hứa về quyền tự trị. Nhưng thỏa thuận này, vốn chưa bao giờ được Trung Quốc tôn trọng, và được đàm phán với vị Đạt Lai Lạt Ma, người mà Trung Quốc thường xuyên phỉ báng, không được đề cập tới trong hầu hết các bản tin chính thức của Trung Quốc về chuyến thăm Tây Tạng của ông Tập. Trung Quốc cũng không đề cập đến một hiệp ước tương tự, một tuyên bố chung về tương lai của Hồng Kông, mà họ đã ký với Anh vào năm 1984. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?”

Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?

Nguồn: What is Juneteenth, America’s newest national holiday?”, The Economist, 18/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nhà hoạt động quyền dân sự ở Hoa Kỳ từ lâu đã thúc đẩy việc biến ngày “Juneteenth” (từ ghép của June và 19th, tức ngày 19/6) trở thành ngày lễ quốc gia. Mong ước của họ đã trở thành hiện thực trong tuần này khi Tổng thống Joe Biden ký một dự luật đưa “Ngày Độc lập Quốc gia 19 tháng 6” trở thành ngày nghỉ lễ ở cấp liên bang. Nhiều dịch vụ không thiết yếu sẽ đóng cửa và nhân viên chính phủ sẽ được nghỉ lễ có trả lương. Các thị trường chứng khoán cũng thường ngừng giao dịch vào các ngày lễ, nhưng vì ngày 19/6 năm nay rơi vào thứ Bảy nên dù sao thì các sàn cũng sẽ đóng cửa. Ông Biden gọi sự công nhận này là một trong những vinh dự lớn nhất mà ông có được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhưng việc này vẫn gặp phải các chỉ trích. Đạo luật đã được Thượng viện nhất trí thông qua, nhưng 14 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại. Và nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ bởi quan điểm về chủng tộc. Vậy, ý nghĩa của Juneteenth chính xác là gì? Continue reading “Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?”

Trái đất có bốn hay năm đại dương?

Nguồn: How many oceans are there?”, The Economist, 21/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một đại dương mới đã xuất hiện trên bản đồ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia, một tổ chức nghiên cứu và bảo tồn của Mỹ. Nam Đại Dương (Southern Ocean), bao quanh Nam Cực, từ nay sẽ có cùng địa vị như Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhưng tất nhiên Nam Đại Dương không thực sự mới. Khối nước này không những đã tồn tại ở đó khoảng 30 triệu năm, kể từ khi Nam Cực và Nam Mỹ tách rời nhau, mà việc gọi nó là gì cũng được nghiên cứu và tranh cãi nhiều lần trước đó. Vậy có bao nhiêu đại dương? Và việc xác định các đại dương được quyết định như thế nào? Continue reading “Trái đất có bốn hay năm đại dương?”

Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?

Nguồn: Why Belarus is called Europe’s last dictatorship”, The Economist, 25/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quyết định của tổng thống Belarus Alexander Lukashenko buộc một chuyến bay chở khách từ Hy Lạp đến Litva phải hạ cánh ở Minsk, thủ đô Belarus, để bắt giữ một nhà báo trên máy bay đã gây sốc cho thế giới. Nhưng có lẽ mức độ gây sốc sẽ không nhiều như khi bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào khác làm như vậy. Sự sẵn sàng đàn áp người dân trong khi không sẵn lòng từ bỏ quyền lực của Lukashenko đã khiến ông nổi tiếng là nhà độc tài cuối cùng của châu Âu. Năm ngoái, ông đã “đánh cắp” một cuộc bầu cử và đàn áp các cuộc biểu tình lớn sau đó. Lukashenko đã cai trị Belarus trong 26 năm qua như thế nào?

Lukashenko được bầu làm tổng thống Belarus vào năm 1994, ba năm sau khi đất nước tuyên bố độc lập khi Liên Xô giải thể. Không giống như các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, ông đã bảo tồn các di tích của chủ nghĩa cộng sản. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười năm 1917 vẫn là một ngày lễ quốc gia, và các nhà máy quốc doanh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của ông. Sự tiến bộ của nền dân chủ và thị trường tự do đã rất chậm chạp. Continue reading “Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?”

Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?

Nguồn: Who will run Cuba after the Castros?”, The Economist, 16/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Theo hiến pháp Cuba, Đảng Cộng sản là “lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội và nhà nước.” Điều này có nghĩa là Đảng có thể thiết lập các chính sách quốc gia. Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba – vị trí do hai anh em nhà Castro (Fidel, sau đó là Raúl) liên tiếp nắm giữ trong sáu thập niên qua – chính thức là vị trí chính trị quyền lực lớn nhất tại đảo quốc này. Tại Đại hội lần thứ tám của Đảng, khai mạc ngày 16 tháng 4, Miguel Díaz-Canel, hiện là chủ tịch nước và nguyên thủ quốc gia của Cuba, có thể sẽ thay thế Raúl Castro làm bí thư thứ nhất và lãnh đạo đảng. Đó có phải là sự kết thúc của một kỷ nguyên? Continue reading “Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?”

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?

Nguồn: What is a SPAC, Grab’s path to a $40bn listing?”, The Economist, 12/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (special-purpose acquisition companies, hay SPAC), một loại hình công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ gây tranh cãi, ngày càng bùng nổ lên một tầm cao mới. Vào ngày 13 tháng 4, một kỷ lục mới đã được thiết lập khi Grab, công ty Đông Nam Á có hoạt động giống Uber cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số, đồng ý sáp nhập với một SPAC do công ty quản lý đầu tư của Mỹ Altimeter thành lập trong một thỏa thuận định giá Grab vào khoảng 40 tỷ đô la. Điều này giúp Grab có một lối tắt để được niêm yết trên sàn Nasdaq và là giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch tương tự (Lucid, một nhà sản xuất ô tô điện, là một ví dụ đáng chú ý khác). Continue reading “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?”

Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?

Nguồn: How does a direct listing differ from an IPO?”, The Economist, 02/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những doanh nhân nào muốn biến công ty thành công ty đại chúng, và có thể tạo ra một gia tài khổng lồ cho mình trong quá trình này, đều thường nghĩ về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Mặc dù đây là con đường phổ biến nhất để biến một công ty thành công ty đại chúng có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, đó không phải là con đường duy nhất. “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt” (special-purpose acquisition company, hay SPAC) là một trong những lựa chọn thay thế ngày càng phổ biến. Hay “niêm yết trực tiếp” là một lựa chọn khác. Coinbase, một công ty khởi nghiệp tiền điện tử của Mỹ, đang lên kế hoạch niêm yết trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở New York trong tháng này, và Roblox, một nền tảng trò chơi điện tử, đã lên sàn giao dịch chứng khoán New York theo cách tương tự vào tháng trước. Nhưng chính xác thì niêm yết trực tiếp là gì và tại sao nó ngày càng phổ biến? Continue reading “Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?”

Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?

Nguồn: Why the Suez Canal and other choke-points face growing pressure”, The Economist, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tuần này, Shoei Kisen Kaisha, một công ty Nhật Bản, đã phải đưa ra thông cáo báo chí xin lỗi sau khi con tàu của họ, Ever Given, bị mắc kẹt trên kênh đào Suez. Gió lớn được cho là đã làm con tàu chệch hướng vào thứ Ba, ngăn các tàu khác đi qua con kênh. Việc Ever Given bị mắc kẹt kéo dài đã dẫn tới sự hình thành hàng nghìn tranh ảnh biếm họa, nhưng thiệt hại về kinh tế không phải chuyện đùa. Kênh đào này chuyên chở 12% khối lượng thương mại toàn cầu và chỉ có một tuyến đường thay thế giữa châu Á và châu Âu là đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, vốn làm hành trình kéo dài thêm hơn một tuần. Kênh đào Suez là một trong nhiều tuyến đường biển hẹp mà giao thương hàng hải quốc tế phải dựa vào. Các tuyến khác còn có Kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và eo biển Hormuz nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman. Ngay cả khi không có tàu nào dài cỡ Tòa nhà Empire State chắn ngang, những tuyến đường biển này cũng đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Continue reading “Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?”

Liên minh Trà Sữa là gì?

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào? Continue reading “Liên minh Trà Sữa là gì?”

Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?

Nguồn: Why is the Grand Ethiopian Renaissance Dam contentious?”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các con đập có một số công dụng. Chúng tạo ra điện, trữ nước để tưới tiêu và ngăn lũ lụt. Chúng cũng có thể gây ra tranh chấp và những sự đau lòng — ví dụ như về thiệt hại đối với môi trường hoặc việc di dời những người dân bị mất nhà vì xây đập. Việc xây dựng một con đập trên sông Nile đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa Ai Cập, Ethiopia và Sudan. Đập Grand Ethiopia Renaissance Dam (Đập Đại Phục hưng Ethiopia – GERD), trị giá 5 tỷ đô la, sẽ là dự án thủy điện lớn nhất châu Phi sau khi đi vào hoạt động đầy đủ vào cuối thập niên này. Nằm trên sông Nile Xanh ở phía bắc Ethiopia, tức phía thượng nguồn so với Ai Cập và Sudan, con đập sẽ sản xuất 6.000 megawatt điện, gấp đôi so với toàn bộ sản lượng điện hiện tại của Ethiopia. Mặc dù con đập có thể mang lại cho khu vực một sự thúc đẩy kinh tế lớn, các quan chức của ba nước đã không đạt được thỏa thuận về cách vận hành con đập. Và chính phủ Ai Cập thậm chí đã tính đến việc ném bom nó. Vào tháng Giêng, một vòng đàm phán trực tuyến khác đã thất bại. Vậy tại sao GERD lại gây tranh cãi như vậy? Continue reading “Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?”

Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?

Nguồn:How do different vaccines work?”, The Economist, 09/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mặc dù phong tỏa có thể ngăn chặn coronavirus, nhưng tiêm chủng mang lại con đường bền vững hơn để thoát khỏi đại dịch. Hơn 60 loại vắc xin đang được phát triển hoặc đang được sử dụng để chống lại SARS-CoV-2. Tất cả những vắc-xin đang sử dụng đều có cùng một kết quả cuối cùng – đó là nâng cao khả năng của cơ thể trong việc chống lại sự tấn công của virus – nhưng cơ chế mà chúng sử dụng khác nhau đáng kể.

Khi cơ thể bị nhiễm một loại virus mà nó chưa từng gặp trước đây, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu quá trình sản sinh ra các tế bào tấn công có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập. Quá trình này cần cả thời gian và năng lượng, vì nó liên quan đến việc “thử – sai” đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong nhiều ngày sau khi bị nhiễm virus mới. Nếu cơ thể chiến thắng, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ chiến lược thành công của nó, để các “trận chiến” trong tương lai mất ít thời gian hơn và các triệu chứng nhẹ hơn, hoặc thậm chí không tồn tại. Continue reading “Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?”

Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?

Nguồn: Why has the dollar weakened during the pandemic?”, The Economist, 04/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kể  từ khi lên đỉnh cao nhất vào tháng 3 năm 2020, đồng đô la Mỹ đã mất hơn một phần mười giá trị so với đồng euro, cũng như giảm giá so với các đồng tiền nổi bật khác (như đồng yên Nhật và bảng Anh). Điều gì giải thích cho sự sụt giảm này trong khi các tài sản khác của Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu, đã hoạt động rất tốt?

Giá trị của đồng đô la được quan tâm bên ngoài Hoa Kỳ vì nó vẫn là đồng tiền thống trị thế giới. Khoảng một nửa hàng hóa xuất khẩu của thế giới được lập hóa đơn bằng đồng đô la Mỹ mặc dù Mỹ chỉ chiếm một phần mười thương mại quốc tế. Các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ hơn 60% dự trữ ngoại hối của họ bằng đô la Mỹ. Quan trọng hơn, khoảng một nửa số khoản vay ngân hàng xuyên biên giới và một phần tương tự trái phiếu quốc tế được định danh bằng đồng đô la. Continue reading “Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?”

‘Chủ nghĩa dân tộc da trắng’ là gì?

Nguồn: What is “White Nationalism”?, The Economist, 14/08/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Trong năm nay, sự gia tăng các cuộc tấn công khủng bố của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng bao gồm các vụ thảm sát ở thành phố Christchurch (51 người chết) và El Paso (22 người chết). Thông thường, những kẻ giết người viện dẫn nỗi sợ hãi về việc người da trắng bị “thay thế” và lấy cảm hứng từ những hành vi tàn bạo tương tự khác, đặc biệt là cuộc thảm sát 77 người ở Oslo và một hòn đảo gần đó của Anders Breivik vào năm 2011. Nhưng chủ nghĩa dân tộc da trắng là gì, và nó đến từ đâu? Continue reading “‘Chủ nghĩa dân tộc da trắng’ là gì?”

Các Ủy viên Ủy ban châu Âu được bổ nhiệm như thế nào?

Nguồn: How European Commissioners are appointed, The Economist, 13/09/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nghị viện châu Âu, cơ quan lập pháp dân cử của Liên minh châu Âu, rất thích tiến hành các cuộc chất vấn. Vì vậy, cơ quan này chắc chắn trông chờ các phiên điều trần đối với một nhóm các ủy viên được công bố bởi tân Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, vào ngày 10 tháng 09.

Những sửa đổi liên tiếp đối với các hiệp ước của EU đã làm gia tăng sức mạnh của Nghị viện Châu Âu trong việc bổ nhiệm các ủy viên, tạo ra một vẻ ngoài của sự chính danh dân chủ cho một quá trình thường bị chỉ trích là thiếu dân chủ. Mỗi quốc gia thành viên đề cử một ứng viên cho vị trí ủy viên phục vụ một nhiệm kỳ năm năm. (Vì bà von der Leyen là người Đức, Đức không đề cử thêm ủy viên nào. Anh không đề cử, nhưng có thể sẽ phải làm điều này nếu thời hạn Brexit được gia hạn một lần nữa.) Continue reading “Các Ủy viên Ủy ban châu Âu được bổ nhiệm như thế nào?”

Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ

Nguồn: The nuclear deal fuelling tensions between Iran and America, The Economist, 23/07/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Tổng thống Barack Obama gọi đó là “thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân chặt chẽ nhất từng được đàm phán”. Tổng thống Donald Trump đã chế giễu nó là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước tới nay”. Giờ đây, Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) – tên gọi rắc rối được đặt cho thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia được ký giữa Iran và sáu cường quốc thế giới năm 2015 – đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại của mình. Ông Trump đã giáng một đòn chí mạng vào thỏa thuận này vào năm ngoái bằng cách rút Mỹ ra khỏi hiệp định. Và Iran đã gây ra thêm nhiều rạn nứt hơn vào tháng 7 năm nay bằng cách vi phạm một số giới hạn đã thỏa thuận, về quy mô dự trữ uranium độ giàu thấp và về nồng độ vật liệu phân hạch. Khi căng thẳng gia tăng ở vùng Vịnh, Mỹ và Iran dường như cũng đang trong quá tiến tới xung đột với nhau. Vậy, chính xác JCPOA là gì? Continue reading “Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ”

Tại sao Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển F-35?

Nguồn: Turkey’s row with America over Russian military hardware”, The Economist, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quốc gia có đội quân lớn nhất trong khối NATO một lần nữa lại mâu thuẫn với nhau. Vào ngày 17 tháng 7, Nhà Trắng đã chính thức hủy việc bán 100 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này được đưa ra để đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ mua một hệ thống phòng không và tên lửa của Nga, được gọi là S-400. Hệ thống này đi kèm với radar, trung tâm chỉ huy và bệ phóng tên lửa riêng, được giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 12 tháng 7. Mỹ lo ngại rằng radar của hệ thống có thể được Nga sử dụng để do thám bất kỳ máy bay chiến đấu nào mà Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Tại sao Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển F-35?”

Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche

Nguồn: The risks to migrants of crossing the English ChannelThe Economist, 23/04/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đứng trên bờ phía nam nước Anh nhìn về phía Pháp, bạn sẽ nhìn thấy tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Hơn 600 tàu chở hàng đi qua Eo biển Manche (English Channel) mỗi ngày. Nhiều tàu đi và đến từ London hoặc Rotterdam, được phân tách bởi một khoảng cách gần bằng với một dải phân cách đường cao tốc mà họ không được vượt qua (xem hình ảnh). Bên cạnh lưu lượng vận tải là hơn 60 phà dịch vụ qua eo biển hàng ngày, cũng như các tàu ngư dân và tàu giải trí tư nhân có thể lên tới hàng ngàn chiếc vào dịp cuối tuần mùa hè. Cho đến nay, chỉ có một số lượng nhỏ người di cư đã cố gắng đến Anh theo cách này, nhưng con số đó đang tăng lên: 539 người di cư đã cố gắng thực hiện hành trình này vào năm ngoái, theo số liệu từ Văn phòng Di trú, nhưng khoảng 80% những nỗ lực này đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng cuối năm 2018. Những rủi ro và phần thưởng khi thực hiện hành trình vượt eo biển này là gì? Continue reading “Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche”