Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ

Nguồn: Cheng Ting-Fang, Lauly Li, Tsubasa Suruga, và Shunsuke Tabeta, “China’s subsea cable drive defies U.S. sanctions,” Nikkei Asia, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay giữa ‘cuộc đua ngoại giao’ với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng một mạng lưới cáp ngầm toàn cầu của riêng mình.

Đối với nhà sản xuất cáp ngầm Trung Quốc, Wuhan FiberHome International Technologies, việc bị chính phủ Mỹ cấm vận chẳng có gì đáng lo ngại. Trên thực tế, điều đó còn có lợi cho hoạt động kinh doanh của họ.

“Chúng tôi không quan tâm đến việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen,” giám đốc điều hành họ Vũ của FiberHome nói với Nikkei Asia, đề cập đến việc bị Washington đưa vào “Danh sách Thực thể” thương mại năm 2020 như một phần của cuộc đàn áp sâu rộng nhắm vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Động thái này đã ngăn cản công ty mua lại công nghệ của Mỹ. Continue reading “Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ”

Tại sao ông Tập không vực dậy nổi nền kinh tế Trung Quốc?

Nguồn: Scott Kennedy, “Why Is Xi Not Fixing China’s Economy?”, Foreign Policy, 30/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời giải thích từ những người trong cuộc trải dài từ sự thiếu hiểu biết đến ý thức hệ.

Nền kinh tế Trung Quốc đang hoạt động rất tồi tệ. Sự phục hồi hậu đại dịch yếu hơn và ngắn hơn nhiều so với dự đoán của chính phủ Trung Quốc. Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng chính thức đáng nể, nhưng đã giảm xuống còn 5,2% vào năm 2023, thực tế có thể chậm hơn nhiều, với một số nhà phân tích ước tính mức tăng trưởng không quá 1-2%. Một số chỉ số cho thấy sự cải thiện khiêm tốn trong vài tháng đầu năm 2024, nhưng nền kinh tế dường như vẫn đang chững lại, với tăng trưởng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Continue reading “Tại sao ông Tập không vực dậy nổi nền kinh tế Trung Quốc?”

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á

Nguồn: “Chinese firms are expanding in South-East AsiaThe Economist, 25/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào năm 2021, những người sáng lập PalFish, một công ty công nghệ Trung Quốc chuyên kết nối giáo viên và học sinh tiếng Anh, đã nhận ra rằng tương lai của công ty sẽ nằm ở nước ngoài. Khi ấy chính phủ Trung Quốc vừa phát động một cuộc trấn áp đối với hoạt động dạy thêm, sau khi chủ tịch Tập Cận Bình cáo buộc ngành này đang lợi dụng những lo lắng về giáo dục của các bậc phụ huynh Trung Quốc. Công ty đã cân nhắc việc mở rộng sang Mỹ Latin, Trung Đông, hoặc Nga, nhưng rồi quyết định đổ bộ vào Đông Nam Á. Chỉ ba năm sau, giờ đây có 10 triệu học sinh Đông Nam Á sử dụng PalFish. Continue reading “Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á”

Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?

Nguồn: Trung Phi Đằng (钟飞腾), “如此重要的东南亚,我们为何突然陌生?”, Guancha, 20/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Nhắc đến Đông Nam Á, có lẽ đây là nơi mà người Trung Quốc quen thuộc nhất ngoài Đông Á (thường là Đông Bắc Á theo nghĩa hẹp). Bên cạnh việc giao thương rất phát triển với xứ Nam Dương từ thời cổ đại, người Trung Quốc cũng di cư đến Nam Dương với quy mô lớn trong thời cận đại và hình thành nên xã hội người Hoa ở Đông Nam Á, mối liên kết văn hóa tự nhiên này khiến Trung Quốc luôn cảm thấy Đông Nam Á không hề khó hiểu. Trong những năm gần đây, một lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đổ ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý gần gũi, đương nhiên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu. Continue reading “Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?”

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

Nguồn: Baijiahao, Baidu, ngày 16/0417/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tháng 5 năm ngoái, Campuchia đã đề nghị Trung Quốc tài trợ cho Dự án kênh đào Phù Nam Techo của nước này. Dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này có mức chi phí 1,7 tỷ USD và có tổng chiều dài 180 km. Mục đích chính của nó là cải thiện giao thông vận tải ở khu vực thủ đô Phnom Penh. Kênh đào này bắt đầu từ sông Basak (sông Hậu), một nhánh của sông Mê Kông, và kết thúc ở tỉnh Kampot ở phía Nam Campuchia. Nó đi qua bốn tỉnh của Campuchia gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, qua đó đem lại lợi ích cho khoảng 1,6 triệu người. Continue reading “Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?”

Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình

Nguồn: Liana Fix và Zongyuan Zoe Liu, “Europeans Need to Trump-Proof China Policy,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là một đồng minh khó đoán – nhưng Bắc Kinh không phải là lựa chọn tốt hơn.

Châu Âu và Trung Quốc đang tận hưởng mùa xuân ngoại giao sau một mùa đông dài vì Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vào tháng 4, một phái đoàn doanh nghiệp lớn đã tháp tùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến đi tới Trung Quốc, chuyến thăm thứ hai của ông kể từ khi nhậm chức, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã tới Paris, Budapest, và Belgrade vào đầu tháng 5. Continue reading “Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình”

Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?

Nguồn: Li Rongqian, Du Zhihang & Denise Jia, “U.S. takes aim at China shipbuilding, an industry it lost decades ago,” Caixin/Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc điều tra do các liên đoàn lao động Mỹ thúc đẩy nhắm vào các nhà máy đóng tàu Trung Quốc có khả năng sẽ dẫn đến trả đũa.

Tháng trước, Mỹ đã bắt đầu điều tra ngành công nghiệp đóng tàu do Trung Quốc thống trị, một động thái gây thêm áp lực cho Trung Quốc khi cuộc thương chiến giữa hai nước vượt ra ngoài công nghệ và lan sang lĩnh vực chế tạo. Continue reading “Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?”

Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’

Nguồn: Kentaro Takeda và Masaharu Ban, “More subsea cables bypass China as Sino-U.S. tensions grow,” Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sẽ không có dự án cáp ngầm mới nào kết nối đến Trung Quốc sau năm 2025 khi trọng tâm chuyển sang Đông Nam Á.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến dòng chảy dữ liệu toàn cầu, khi số lượng cáp ngầm mới nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.

Từng được quảng cáo là trung tâm tương lai của các mạng cáp ngầm dưới biển, vốn hình thành các huyết mạch liên lạc quốc tế quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ lắp đặt ba tuyến cáp sau năm nay – ít hơn một nửa số lượng cáp được lên kế hoạch cho Singapore. Việc thiếu các dự án cáp ngầm cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước. Continue reading “Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’”

Quên chip đi – thứ Trung Quốc đang muốn thống trị là ngành đóng tàu

Nguồn: Agathe Demarais, “Forget About Chips – China Is Coming for Ships,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hành động thâu tóm quyền bá chủ trong lĩnh vực then chốt của Bắc Kinh tuân theo một kịch bản quen thuộc.

Có bao nhiêu trong số hàng ngàn tàu cập cảng Mỹ mỗi ngày thực sự được đóng tại Mỹ?

Câu trả lời có thể gây ngạc nhiên: Các nhà máy đóng tàu của Mỹ chỉ sản xuất chưa đến 1% số tàu chở hàng đi biển toàn cầu. Hồi tháng 3, các liên đoàn lao động Mỹ đã quyết định rằng Washington cần thực hiện các biện pháp táo bạo hơn để hỗ trợ ngành đóng tàu trong nước và đệ đơn lên đại diện thương mại Mỹ, lập luận rằng tình trạng yếu kém của ngành này phần lớn đã phản ánh các hành vi cạnh tranh thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm các khoản trợ cấp khổng lồ. Các liên đoàn này đưa ra một đề xuất đơn giản: Các hãng tàu toàn cầu phải trả phí cập cảng Mỹ nếu họ sử dụng tàu do Trung Quốc sản xuất. Vào thứ Tư ngày 17/04/2024, chính quyền Biden đã phản ứng bằng cách chính thức mở một cuộc điều tra về các hoạt động của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu và hậu cần hàng hải. Continue reading “Quên chip đi – thứ Trung Quốc đang muốn thống trị là ngành đóng tàu”

Di sản độc hại của Cách mạng Xanh

Nguồn: Jayati Ghosh, “The Toxic Legacy of the Green Revolution”, Project Syndicate, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Trong khi việc đưa ra các loại hạt giống năng suất cao đã cứu hàng trăm triệu người khỏi nạn đói thì nó lại làm giảm chất lượng dinh dưỡng và làm tăng độc tính của các loại ngũ cốc thiết yếu. Để thiết lập một hệ thống thực phẩm bền vững và giàu dinh dưỡng, các quốc gia nên áp dụng các hình thức nông nghiệp sinh thái dựa trên hoạt động canh tác của các hộ nhỏ.

Có hơn 390.000 loài thực vật được xác định trên thế giới, nhưng chỉ có ba loài – lúa, ngô và lúa mì – chiếm khoảng 60% lượng calo từ thực vật trong chế độ ăn của chúng ta. Sự thống trị của ba loại ngũ cốc này phần lớn là kết quả của những đột phá lớn về công nghệ, đặc biệt là sự phát triển các giống lúa và lúa mì năng suất cao (HYV) trong cuộc Cách mạng Xanh những năm 1960. Continue reading “Di sản độc hại của Cách mạng Xanh”

Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Josh Felman & Arvind Subramanian, “Is India Really the Next China?,” Foreign Policy, 08/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng chính sách của chính phủ vẫn còn là rào cản.

Liệu Ấn Độ sẽ là Trung Quốc tiếp theo? Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống và dự đoán lạc quan về tăng trưởng của Ấn Độ xuất hiện khắp thế giới, câu hỏi đó không còn có thể bị xem là ảo tưởng hão huyền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vấn đề này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc – một phần bởi vì thế giới đã hành xử như thể Ấn Độ là một cường quốc. Continue reading “Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?”

Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình

Nguồn:Xi Jinping’s misguided plan to escape economic stagnationThe Economist, 04/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những tháng vừa qua là giai đoạn kinh tế khó khăn nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ khi cuộc cải cách sâu rộng của Đặng Tiểu Bình bắt đầu vào những năm 1990. Năm ngoái nước này ghi nhận mức tăng trưởng 5%, nhưng những trụ cột của phép màu kinh tế mấy thập niên nay đang lung lay. Lực lượng lao động nổi tiếng cần cù của nước này đang bị thu hẹp, cuộc bùng nổ bất động sản điên cuồng nhất trong lịch sử đã đi sang sườn bên kia, và hệ thống thương mại tự do toàn cầu mà Trung Quốc từng dựa vào để làm giàu đang tan rã. Như chúng tôi từng đưa tin, phản ứng của chủ tịch Tập Cận Bình là đẩy mạnh một kế hoạch táo bạo nhằm tái thiết nền kinh tế Trung Quốc. Pha trộn giữa chủ nghĩa công nghệ-không tưởng, kế hoạch hóa tập trung, và nỗi ám ảnh về an ninh, chương trình của ông Tập đặt ra tham vọng Trung Quốc thống trị các ngành công nghiệp tương lai. Nhưng những mâu thuẫn nội tại của gói chính sách sẽ chỉ làm cho người dân Trung Quốc thất vọng và chọc tức phần còn lại của thế giới. Continue reading “Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình”

Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy

Nguồn: Nicholas R. Lardy, “China Is Still Rising,” Foreign Affairs, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đừng đánh giá thấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong hơn hai thập niên, thành tích kinh tế phi thường của Trung Quốc đã gây ấn tượng và cũng gây lo ngại cho phần lớn thế giới, bao gồm cả Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Nhưng kể từ năm 2019, tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà quan sát kết luận rằng nước này đã đạt đến đỉnh cao của một cường quốc kinh tế. Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Joe Biden khẳng định trong Thông điệp Liên bang: “Suốt nhiều năm, tôi đã nghe nhiều người bạn từ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ nói rằng Trung Quốc đang trên đà phát triển và Mỹ đang tụt lại phía sau. Họ đã nói ngược rồi.”

Những người nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy thường viện dẫn mức chi tiêu hộ gia đình kém, đầu tư tư nhân giảm, và tình trạng giảm phát cố hữu. Họ lập luận rằng, trước khi vượt qua Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài, thậm chí có thể là một thập kỷ mất mát. Continue reading “Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy”

Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy

Nguồn: Martin Wolf, “China’s excess savings are a danger,” Financial Times, 05/03/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh phải dám chọn biện pháp triệt để để đối phó.

Trung Quốc là siêu cường tiết kiệm toàn cầu. Trong quá khứ, ở một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với những cơ hội đầu tư tuyệt vời, tỷ lệ tiết kiệm cao là một tài sản lớn. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những khó khăn đáng kể. Ngày nay, khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này đã trở thành một thách thức. Chính phủ Trung Quốc phải dám lựa chọn những giải pháp tương đối triệt để. Continue reading “Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy”

Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn

Nguồn: “How Trump and Biden have failed to cut ties with China”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump và Joe Biden bất đồng trên rất nhiều điểm, nhưng họ có cùng quan điểm về quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Cả hai người đều cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đơn giản là quá phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai. Do đó, các quan chức Mỹ đi khắp thế giới ca ngợi lợi ích của “friendshoring” – tức dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và đưa đến các thị trường ít rủi ro hơn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những tiếng nói ủng hộ, và nhìn chung thực sự lo lắng trước tình hình kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, cũng như tình hình chính trị khó đoán định của nước này. Số lượng đề cập đến “chuyển sản xuất về nước” (reshoring) trong các buổi họp online công bố thu nhập quý đã bùng nổ. Continue reading “Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn”

Những nghịch lý tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc

Nguồn: Marina Yue Zhang, “The Tale of 2 Economies: Navigating the Growth Paradox in China,” The Diplomat, 17/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chỉ số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn.

Trung Quốc là một minh chứng điển hình cho nghịch lý tăng trưởng, nơi các chỉ số kinh tế ấn tượng đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn. Một so sánh giữa các con số kinh tế ấn tượng của Trung Quốc và thực tế đời sống của doanh nghiệp và người dân nước này sẽ giải thích cách những mâu thuẫn này cùng tồn tại. Hiểu được những khác biệt này và tìm kiếm giải pháp để thu hẹp chúng sẽ mang lại tác động đáng kể đến quỹ đạo kinh tế và vị thế toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Những nghịch lý tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc”

Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài

Nguồn:, “China is quietly reducing its reliance on foreign chip technology.The Economist, 13/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ hàng gia dụng cho đến ô tô, Trung Quốc đã nhiều lần phô diễn khả năng sao chép công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhưng các vi mạch bán dẫn là đối tượng khó bắt chước hơn, gây ra nhiều lo lắng trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Trung Quốc những năm gần đây. Quyết định ngừng xuất khẩu chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc của Mỹ vào năm 2022 đã cho thấy thế dưới của Bắc Kinh trước các đối thủ địa chính trị về năng lực bán dẫn. Vào tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu của Trung Quốc đối với máy in thạch bản dùng để in mạch lên tấm silicon đã tăng 450% so với năm trước đó, khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc chạy đua mua bộ công cụ tiên tiến từ công ty ASML của Hà Lan, trước khi các hạn chế xuất khẩu của Hà Lan có hiệu lực từ tháng 1. Continue reading “Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước

Nguồn: Keith Johnson, “The Houthis’ Next Target May Be Underwater,” Foreign Policy, 07/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các tuyến cáp ngầm dưới biển bị cắt hoặc bị hỏng, liên lạc dữ liệu và tài chính giữa châu Âu và châu Á có thể bị gián đoạn.

Trong bối cảnh chiến dịch kéo dài 12 tuần của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nhằm phá vỡ hành lang vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, một mối lo ngại mới đang xuất hiện: đó là lực lượng Houthi có thể nhắm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm mang theo gần như toàn bộ dữ liệu và giao dịch tài chính giữa châu Âu và châu Á. Continue reading “Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước”