Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin

Nguồn: Harold James, The Bitcoin Threat”, Project Syndicate, 02/02/2018.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính chất cực kỳ thiếu ổn định của đồng Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác đã trở thành mối đe dọa không chỉ với hệ thống tài chính quốc tế mà còn cả trật tự chính trị. Công nghệ chuỗi khối (blockchain) mà các đồng tiền ảo đang dựa vào hứa hẹn một giải pháp thanh toán tốt hơn và an toàn hơn các phương pháp trước đây, và một số người tin rằng tiền mã hóa sẽ thay thế tiền điện tử trong các tài khoản ngân hàng truyền thống, cũng giống như việc chuyển tiền điện tử thay thế tiền giấy, hay tiền giấy thay thế vàng và bạc trong giao dịch trước đây.

Tuy nhiên những người khác thể hiện sự nghi ngại khá hợp lý rằng công nghệ mới này có thể bị thao túng hoặc lạm dụng. Tiền là một phần trong cơ cấu xã hội. Trong hầu hết lịch sử văn minh nhân loại, nó đã mang lại nền tảng cho sự tin tưởng giữa người dân với các chính phủ, và giữa các cá nhân thông qua việc trao đổi mua bán. Nó cũng gần như là một biểu hiện của chủ quyền, và các đồng tiền do các cá nhân phát hành là cực kỳ hiếm. Continue reading “Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin”

Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?

Nguồn: Sebastian Buckup, “A New Course for Economic Liberalism”, Project Syndicate, 12/07/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.

Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại tăng trưởng nhanh gấp đôi GDP, đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Nhờ toàn cầu hoá về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực sang các lĩnh vực có năng suất và tiền lương cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào việc khuếch tán sức mạnh thị trường. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?”

Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm

Nguồn: Barry Eichengreen, “Asia’s Unhappy Anniversary”, Project Syndicate, 10/07/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 7 này kỷ niệm 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hay chính xác hơn, sự kiện đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng: sự kiện phá giá đồng baht Thái Lan. Trong khi những lễ kỷ niệm kiểu này không phải là một lý do tốt để ăn mừng, ít nhất chúng cũng mang lại một cơ hội để nhìn lại xem những gì đã thay đổi – và, không kém phần quan trọng, là những gì đã không thay đổi.

Các nguyên nhân của cuộc khủng khoảng đã gây nhiều tranh luận lúc đó và chúng vẫn còn được tranh luận đến ngày hôm nay. Các nhà quan sát phương Tây đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa các doanh nghiệp và các chính phủ Châu Á – cái mà họ gọi là “tư bản thân hữu.” Những nhà bình luận Châu Á, về phần mình, lại phê phán các quỹ đầu tư mạo hiểm vì đã gây mất ổn định các thị trường tài chính khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì đã kê một đơn thuốc vốn chút nữa đã giết chết bệnh nhân. Continue reading “Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm”

Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?

Nguồn: Gary Saul Morson & Morton Schapiro, “Economics With a Humanities Face,” Project Syndicate, 28/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc khảo sát năm 2006, giáo sư các trường đại học ở Mỹ được hỏi rằng sở hữu kiến thức trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu thì tốt hơn hay là nên sở hữu kiến thức chỉ trong một lĩnh vực. Trong số các giáo sư tâm lý học tham gia khảo sát, có 79% tỏ ra hứng thú với việc nghiên cứu liên ngành, giống như 73% các nhà xã hội học và 68% các sử gia. Những người ít nhiệt tình nhất? Các nhà kinh tế học: chỉ 42% người được khảo sát cho biết họ đồng ý với nhu cầu hiểu thế giới thông qua một ống kính đa ngành. Như một nhà quan sát đã nói một cách thẳng thừng: “Các nhà kinh tế nghĩ rằng họ không có gì để học hỏi từ bất cứ ai khác.”

Trên thực tế, các nhà kinh tế học sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu họ mở rộng trọng tâm của mình. Nghiên cứu với đối tượng con người, kinh tế học có nhiều điều để học hỏi từ các ngành nhân văn. Điều đó không chỉ khiến các mô hình kinh tế học có thể thực tế hơn và dự đoán của nó có thể chính xác hơn, mà các chính sách kinh tế còn có thể hiệu quả hơn và công bằng hơn. Continue reading “Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?”

Có nên đánh thuế robot?

Nguồn: Robert J. Shiller, “Robotization without taxation?”, Project Syndicate, 22/03/2017.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng đánh thuế robot được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái trong một bản báo cáo sơ bộ nộp cho Nghị viện Châu Âu do nghị sĩ Mady Delvaux soạn thảo. Nhấn mạnh vào việc robot có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập như thế nào, báo cáo cho rằng có thể “cần áp dụng các quy định bắt buộc các công ty báo cáo về mức độ và tỷ lệ đóng góp của robot và trí thông minh nhân tạo (AI) vào kết quả kinh doanh của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội.”

Phản ứng của công chúng với đề xuất của Delvaux là cực kỳ tiêu cực, trừ ngoại lệ đáng chú ý là Bill Gates, người ủng hộ nó. Nhưng chúng ta không nên vội vàng gạt bỏ ý kiến này. Chỉ trong năm qua, chúng ta đã thấy sự phát triển của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa) vốn có khả năng thay thế một số khía cạnh của quản lý công việc nhà. Tương tự, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy đã bắt đầu thay thế tài xế taxi. Và Doordash, sử dụng các thiết bị tự lái mini Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao vận của các nhà hàng. Continue reading “Có nên đánh thuế robot?”

Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ

Nguồn: J. Bradford Delong, “Where US Manufacturing Jobs Really Went,” Project Syndicate, 03/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên từ năm 1979 tới năm 1999, số việc làm trong ngành chế tạo tại Mỹ đã giảm nhẹ từ 19 triệu xuống còn 17 triệu việc làm. Nhưng trong một thập niên sau đó, từ năm 1999 tới năm 2009, con số này đã lao dốc xuống chỉ còn 12 triệu việc làm. Sự sụt giảm đáng báo động đó đã làm dấy lên suy nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ đã đột nhiên ngừng hoạt động vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ – ít nhất là với nhóm nam công nhân cổ cồn xanh.

Nhưng nói ngành chế tạo hoàn toàn suôn sẻ trước năm 1999 là sai lầm. Việc làm trong ngành chế tạo thực ra cũng đã bị phá hủy từ những thập niên trước đó. Nhưng công việc mất đi ở một vùng hay một lĩnh vực thường được thay thế bởi công việc mới ở một vùng hoặc một lĩnh vực khác – theo số lượng tuyệt đối, nếu không phải là theo tỷ lệ trong lực lượng lao động. Continue reading “Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ”

Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?

Nguồn: Maciej Kuziemski, “Democratizing Artificial Intelligence”, Project Syndicate, 02/05/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang là biên giới công nghệ cần chinh phục tiếp theo, nó có tiềm năng thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới. Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.

Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí. Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới. Continue reading “Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?”

Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ

Nguồn: Carmen Reinhart, “Addicted to Dollars”, Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải qua các mức sụt giảm liên tục về tỉ trọng của mình trong chiếc bánh toàn cầu. Nhưng bạn sẽ không biết được điều đó nếu nhìn vào hệ thống tiền tệ quốc tế.

Cũng trong giai đoạn đó, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP thế giới tăng gấp gần 4 lần, đạt khoảng 16% (chỉ sau Mỹ), và các thị trường mới nổi hiện chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, từ mức khoảng 40% trong những năm ngay sau Thế chiến. Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến vẫn ảm đạm, những xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn – ngay cả khi đang diễn ra sự giảm tốc rõ rệt ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Continue reading “Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ”

Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học

Nguồn: Paola Subacci, “Economic Crises and the Crisis of Economics”, Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có thật là ngành kinh tế học “đang gặp khủng hoảng”? Nhiều người làm chính sách, như là Andy Haldane, kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, tin rằng điều đó là sự thật. Thật vậy, một thập niên trước, các nhà kinh tế học đã không dự báo được một cơn bão lớn sắp xảy ra, cho đến khi nó trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất trong gần 80 năm. Gần đây hơn, họ đã nhận định sai về những ảnh hưởng tức thời mà cuộc trưng cầu Brexit sẽ gây ra cho nền kinh tế Anh.

Dĩ nhiên là những dự báo hậu Brexit không hẳn là sai hoàn toàn, nhưng với điều kiện là chúng ta nhìn vào ảnh hưởng dài hạn của cuộc trưng cầu Brexit. Đúng là một số nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế Anh sẽ sụp đổ trong sự hoảng loạn diễn ra sau kết quả trưng cầu, nhưng các hoạt động kinh tế đã chứng minh rằng nó tương đối vững vàng, với GDP tăng khoảng 2,1% trong năm 2016. Nhưng giờ đây khi Thủ tướng Anh Theresa May ngụ ý rằng bà muốn một Brexit “cứng”, tiên lượng dài hạn ảm đạm dường như là nhận định đúng. Continue reading “Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học”

Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?

Nguồn: Alexander Friedman, “Can global capitalism be saved?”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lo lắng về các vấn đề kinh tế trong tình hình chính trị hiện nay đã khiến cho các cử tri của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ rơi vào tay của những người theo chủ nghĩa dân tuý. Phải chi, như người ta vẫn thường nói, nền kinh tế có thể trở lại với một tốc độ tăng trưởng GDP và năng suất “bình thường”, cuộc sống sẽ cải thiện cho nhiều người hơn, sự chống đối chính phủ sẽ suy yếu dần, và chính trị cũng sẽ trở lại “bình thường”. Lúc đó, chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa, và dân chủ có thể tiếp tục tiến về phía trước.

Nhưng những suy nghĩ như vậy được ngoại suy từ một khoảng thời gian nhìn chung khác thường trong lịch sử. Quãng thời gian đó đã qua, và các thế lực duy trì thời kỳ đó khó có thể tập hợp lại được trong tương lai gần. Sự đổi mới công nghệ và nhân khẩu học là một cơn gió ngược, không phải là cơn gió xuôi giúp  thúc đẩy tăng trưởng, và những thủ thuật tài chính vẫn không thể cứu được tình trạng này. Continue reading “Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?”

Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội

social-democracy

Nguồn: Avner Offer, “Nobel Economics Versus Social Democracy,” Project Syndicate, 10/10/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong giới tinh hoa quản lý xã hội hiện đại, chỉ các nhà kinh tế học có giải Nobel, năm nay được trao cho Oliver Hart và Bengt Holmstrom. Dù lý do dẫn đến vị thế đặc biệt này của các nhà kinh tế học là gì đi nữa thì hào quang của giải Nobel có thể – và thường là đã – làm tăng uy tín cho các chính sách vốn làm hại đến lợi ích công, ví dụ như bằng cách thúc đẩy bất bình đẳng và làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính.

Nhưng nói về quản lý xã hội, kinh tế không phải là lĩnh vực duy nhất. Một quan điểm khác về thế giới đã dẫn dắt việc phân bổ khoảng 30% GDP – dành cho lao động, chăm sóc y tế, giáo dục, và lương hưu – ở các nước phát triển nhất. Quan điểm về cách quản lý xã hội này – còn gọi là dân chủ xã hội (social democracy) – không chỉ là một định hướng chính trị, mà còn là một phương thức quản trị. Continue reading “Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội”

Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?

state-capitalism-1

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Is State Capitalism Winning?,” Project Syndicate, 31/12/2012.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa tư bản nhà nước dường như đang thắng thế trong cuộc đua lâu đời giữa các mô hình tăng trưởng kinh tế. Các gương mặt đại diện của chủ nghĩa tư bản tự do như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong năm 2012, trong khi nhiều nước châu Á, vốn dựa trên các hình thức kinh tế có nhà nước định hướng khác nhau, thì không chỉ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều thập niên qua, mà còn vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây một cách ngoạn mục. Đã đến lúc chúng ta phải cập nhật sách giáo khoa kinh tế? Continue reading “Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?”

Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?

62-Why some economists want to get rid of cash

Nguồn:Why some economists want to get rid of cash“, The Economist, 16/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại; một sự cải tiến lớn nếu so với việc phải mang loanh quanh cừu hoặc các kiện cỏ khô (để đi đổi các hàng hóa khác). Mặc dù có sự phát triển của các hình thức thanh toán khác, tiền mặt vẫn giữ được những phẩm chất mà các phương thức khác không thể có được, trong đó có khả năng ẩn danh, thanh toán ngay lập tức, được chấp nhận rộng rãi và là một cơ chế tương đối không liên quan đến công nghệ. Nó có thể được sử dụng ngay cả khi lưới điện bị cắt hoặc các ngân hàng đều bị tấn công. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều nhà kinh tế kêu gọi loại bỏ tiền mặt. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?”

Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP

gdp

Nguồn: Philipp Lepenies, “Why GDP?”, Project Syndicate, 16/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là thước đo quyền lực nhất trong lịch sử. Bộ Thương mại Mỹ gọi đó là “một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20.” Nhưng sự hữu ích và bền vững của nó phản ánh các thực tế chính trị, chứ không phải những cân nhắc về mặt kinh tế.

Đa số chúng ta hiểu GDP là thước đo sản lượng kinh tế của một quốc gia, được thể hiện bằng một giá trị tiền tệ duy nhất. Nhưng không chỉ có vậy. GDP, và tốc độ tăng trưởng của nó, là chỉ số phổ quát về sự phát triển, an sinh, và sức mạnh địa chính trị. Tăng trưởng GDP dương là mục tiêu của mọi chính phủ. Continue reading “Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP”

Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu

inequality

Nguồn: J. Bradford Delong, “A Brief History of (In)equality”, Project Syndicate, 27/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Barry Eichengreen – nhà kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley mới đây đã có buổi nói chuyện tại thành phố Lisbon về bất bình đẳng. Buổi nói chuyện đã thể hiện một trong những giá trị của một nhà sử học kinh tế. Eichengreen, giống như tôi, thích tìm tòi sự phức tạp của mọi tình huống, luôn tránh việc đơn giản hóa thái quá khi theo đuổi sự rõ ràng về mặt khái niệm. Khuynh hướng này vẫn là nguồn động lực thúc đẩy để nỗ lực giải thích về thế giới nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể biết được qua một mô hình đơn giản.

Về phần mình, nếu xét về bất bình đẳng, Eichengreen đã xác định 6 quá trình cơ bản đã diễn ra trong 250 năm qua. Continue reading “Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu”