Sự khác biệt giữa hợp pháp hóa và phi hình sự hóa?

11-legalisation-1

Nguồn:The difference between legalization and decriminalisation“, The Economist, 18/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến chống lại cần sa dường như đang dần dần đi đến hồi kết. Ngày 26/02/2014, việc sở hữu và trồng một lượng nhỏ cần sa trở nên hợp pháp ở Washington DC. Hai ngày trước đó, việc sở hữu cần sa đã trở nên hợp pháp tại Alaska. Hiện tại, bốn tiểu bang, cũng như thủ đô Hoa Kỳ, đã bỏ phiếu để hợp pháp hóa việc sử dụng nhằm mục đích giải trí của cần sa, và hơn 19 bang đã hợp pháp hóa cần sa cho mục đích y tế (thuật ngữ này thường được giải thích khá rộng). Uruguay cũng đã hợp pháp hóa loại ma túy này. Những nơi khác thì đưa ra một cách tiếp cận khác, phi hình sự hóa chứ không hợp pháp hóa. Continue reading “Sự khác biệt giữa hợp pháp hóa và phi hình sự hóa?”

Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?

20130713_blp511

Nguồn: “What is the difference between common and civil law, The Economist, 16/07/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2013, những người Anh theo phái bảo hoàng nóng lòng chờ đón đứa con đầu lòng của vợ chồng Công tước xứ Cambridge (tức Hoàng tử William) chào đời. Nếu con đầu của họ là một công chúa, thay vì một  Hoàng tử George xinh xắn nào đó, cô bé sẽ là công chúa đầu tiên thừa kế ngai vàng Hoàng gia trước cả những người em trai là hoàng tử của mình. Điều đó có thể xảy ra là nhờ một đạo luât được ban hành vào năm 2011, làm thay đổi việc thừa kế ngôi báu Hoàng gia tại Anh quốc. Luật trước đó vốn quy định các hoàng tử được ưu tiên thừa kế ngôi báu, chứ không phải các công chúa chị của họ, chưa bao giờ được ghi thành văn bản chính thức, song đó là một phần của thông luật Anh, nền tảng của hệ thống pháp luật nước này. Vậy thông luật (common law) là gì, và nó khác biệt thế nào so với hệ thống dân luật (civil law) đang được áp dụng ở các nước khác? Continue reading “Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?”

Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?

childrights

Nguồn: “Why won’t America ratify the UN Convention on Children’s rights?”, The Economist, 06/10/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, tại trụ sở ở New York, Liên Hợp Quốc tổ chức Sự kiện Công ước (Treaty Event) thường niên, với mục đích thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia thành viên ký kết bất kỳ công ước nào trong số hơn 550 công ước của Liên Hợp Quốc. Năm nay, tiêu điểm của Sự kiện là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em – Công ước đã được tuyệt đại đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ. Somalia hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia cách đây 2 năm. Vậy điều gì đã cản trở Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước này? Continue reading “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?”

Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện

plp laywer at pca

Tác giả: Quách Thị Huyền

Philippines đã kết thúc một tuần tranh tụng về nội dung thực chất và các vấn đề còn lại về thẩm quyền trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ ngày 24 – 30/11 tại La Haye, Hà Lan. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự khéo léo, Philippines đã đưa ra các đòn tấn công trực diện trong hiệp hai của cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục trốn tránh

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện này. Trước đó, tháng 12/2014, Trung Quốc đã ra văn bản thể hiện quan điểm của mình rằng PCA không có đủ thẩm quyền để xét xử, vì theo Trung Quốc những gì mà Philippines kiện không thể được phân xử mà không xét đến chủ quyền của các nước, điều mà theo Trung Quốc là PCA không có quyền làm.Tuy nhiên, tháng 10/2015, PCA đã đưa ra phán quyết tiếp tục xét xử vụ này và lắng nghe phần trình bày của phía Philippines. Continue reading “Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện”

Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo

9e637066-cf71

Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Minh

Mở đầu

Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật đã xuất hiện từ lâu gắn liền với những phán quyết của Trọng tài quốc tế, Tòa án thường trực Công lý quốc tế và Tòa án Công lý quốc tế. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Nguyên nhân của tranh chấp chủ quyền biển đảo là do quan điểm chủ quyền của các quốc gia khác xa nhau, đồng thời do tham vọng địa chiến lược, địa quân sự, địa chính trị và địa kinh tế của một số quốc gia. Có những vụ việc đã được các bên tham gia tranh chấp đệ trình lên các cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và phân xử một cách công bằng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật là phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đôi khi những phán quyết của các thẩm phán đã trở thành những án lệ kinh điển trong lịch sử giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp luật mà các thế hệ sau không thể không viện dẫn để phân xử tranh chấp. Continue reading “Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo”

Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung

cn_philippines_anti_china_protest_640x360_afp

Tác giả: TS. Dương Danh Huy

Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015. Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.

Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không. Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.

Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này. Continue reading “Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung”

Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố

PAKISTAN_-_sangue_peshawar

Nguồn: Bogdan Aurescu & José García-Margallo y Marfil, “The War on Terror Begins Anew,” Project Syndicate, 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố trên khắp Paris đêm 13 tháng 11 khiến ít nhất 120 người chết là lời nhắc nhở bi thảm về sự phổ biến của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Riêng trong năm nay, các phần tử cực đoan bạo lực đã nhân danh tôn giáo hay chính trị để giết hại những người vô tội ở Pháp, Tunisia, Kenya, Israel, Nigeria, và dĩ nhiên ở cả Syria và Iraq – và đây mới chỉ là một số ít quốc gia. Cũng như bệnh dịch hạch đen ở châu Âu thời trung cổ, chủ nghĩa khủng bố đang rình rập thế giới hiện đại, và xóa bỏ nó đã trở thành một điều cấp thiết trên toàn cầu.

Cộng đồng quốc tế từ lâu đã lo ngại về mối đe dọa mà chủ nghĩa khủng bố đem lại. Nhiều nước đã ban hành đạo luật an ninh, thành lập các đơn vị tình báo và cảnh sát đặc nhiệm để ngăn chặn các phần tử khủng bố và phòng ngừa các cuộc tấn công, đồng thời bổ sung những nỗ lực này bằng cách tham gia các điều ước quốc tế và khu vực, cũng như các thỏa thuận song phương. Continue reading “Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố”

Vai trò của Luật nhân đạo quốc tế trong xung đột

international-humanitarian-law

Nguồn: Olivier Bailly, “Même la guerre a ses lois”, Le Monde diplomatic, 10/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh

Trước khi ngồi lại với nhau ở Cuba để tìm kiếm con đường hòa bình, các lực lượng nổi dậy và chính phủ Colombia đã trải qua một thời kỳ xung đột lâu dài. Ngay cả trong thời kỳ nội chiến cũng tồn tại những luật lệ để bảo vệ thường dân: đó là luật nhân đạo quốc tế. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi “cuộc chiến chống khủng bố”, luật nhân đạo quốc tế vẫn ngăn không cho các bên hành động tùy ý đối với kẻ thù của mình.

Buổi sáng một ngày tháng giêng năm 2013, trong một khu dân cư tại thành phố nhỏ của Colombia là Saravena, Pedro đậu xe bên vệ đường và thả Sylvia xuống dưới tán cây. Cậu trêu cô: “Này, đừng có tra tấn các cậu bé đấy nhé”. Sylvia là y tá, hôm nay cô tới để tiêm vắc xin cho trẻ em trong khu phố này. Pedro đã định lái xe đi luôn, nhưng lại nhìn thấy 4 cảnh sát đi mô tô tới. Hôm nay cậu quên không đội mũ bảo hiểm. Nếu bị bắt, cậu sẽ phải nộp phạt nặng, vì thế Pedro muốn chờ đội cảnh sát đi qua rồi mới lái xe rời đi. Nhưng đến lúc viên cảnh sát thứ ba đi qua thì một tiếng nổ vang lên, một quả bom do quân nổi dậy đặt ngay trong cái cây nơi Pedro đứng phát nổ. Máu và bụi hòa lẫn với nhau, Sylvia ngã xuống. Pedro vẫn đứng đó, mắt phải bị phá hủy và cột sống bị chấn thương. Continue reading “Vai trò của Luật nhân đạo quốc tế trong xung đột”

Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?

678e9ac35b4160eec2b2c85e0b120019

Nguồn: Andrew Chubb, “Should the US patrol around China’s artificial islands?”, East Asia Forum, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kế hoạch mang tính khiêu khích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về việc khẳng định quyền tự do hàng hải bằng cách tuần tra gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông dường như đã bị đình trệ. Nhưng nếu Mỹ từ bỏ chính sách này, nó sẽ bỏ qua một cơ hội quan trọng giúp ổn định các vùng biển tranh chấp ở châu Á.

Trong tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter được đưa tin là đã yêu cầu quân đội Mỹ phát triển các kế hoạch gửi máy bay và tàu vào trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc – phạm vi bán kính vùng lãnh hải và không phận theo luật quốc tế đối với các cấu trúc lãnh thổ hợp pháp. Continue reading “Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?”

Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin

Putin

Nguồn: Paul R.Gregory, “Putin in the Dock”, Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chỉ đọc tin trên những trang truyền thông quốc tế, ai đó có thể nghĩ rằng hai năm vừa qua là hai năm tốt đẹp đối với tổng thống Nga Vladimir Putin. Chiến dịch của ông tại Ukraine hầu như đã đạt được mục đích chính; Nga đã giành được quyền kiểm soát Crimea và làm bất ổn phần lớn các khu vực còn lại của đất nước này. Giá dầu sụt giảm có thể đã tàn phá nền tài chính của Nga, nhưng cho đến nay uy tín (trong nước) của Putin dường như vẫn không hề bị ảnh hưởng.

Thế nhưng hàng loạt những vụ thua kiện ít được bình luận đến có thể tác động đáng kể đến vận mệnh của Putin. Ví dụ, vào năm 2014, Tòa án Nhân quyền Châu Âu ( ECHR) đã đưa ra 129 cáo buộc chống lại Nga, và vào tháng Giêng, Hội đồng Châu Âu đã tước quyền bỏ phiếu của Nga vì sự vi phạm luật pháp quốc tế của nước này. Khi những phán quyết ngày càng chồng chất, chúng bắt đầu đe dọa vị thế trên trường quốc tế của Nga, tình hình tài chính của đất nước và cả bản thân Putin. Continue reading “Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin”

Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?

Philippines-vs-China

Nguồn: Mark Valencia, “What China can do to build its case in  South China Sea territorial claims”, South China Morning Post, 09/08/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Mark Valencia tin rằng Trung Quốc có thể củng cố các yêu sách về chính trị và pháp lý của mình trên Biển Đông.

Với các chính sách và động thái trên Biển Đông, Trung Quốc đã bị cáo buộc là có thái độ hung hăng; bắt nạt các quốc gia có tranh chấp khác; vi phạm các Hiệp ước đã ký, Luật quốc tế và quy chuẩn quốc tế; quân sự hóa các thực thể; thay đổi nguyên trạng; gây mất ổn định; hủy hoại môi trường và đe dọa tự do hàng hải. Rắc rối hơn về mặt chính trị là việc Philippines nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Continue reading “Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?”

Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Nguồn: Nong Hong, “The Post-Hearing Reality in the South China Sea Arbitration Case”, Asia Maritime Transparency Initiative, 15/07/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện về tranh chấp Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague đã kết thúc vào ngày 13/07 sau một tuần diễn ra mà không có sự tham gia từ phía Trung Quốc. Phiên điều trần là đề tài nóng của giới truyền thông, chính phủ các nước và các học giả trong suốt tuần qua. Các vấn đề được đặt ra là liệu Tòa Trọng tài có đưa ra quyết định về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện hay không, quyết định sẽ theo hướng có lợi cho bên nào, phạm vi thẩm quyền của Tòa Trọng tài đến đâu, phản ứng của Trung Quốc và Philippines ra sao, cũng như các nước quan sát như Maylaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản được hưởng những lợi ích bên lề nào. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài”

#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền

timthumb

Nguồn: Alan E. Boyle* (1997), “Dispute Settlement and the Law of the Sea Convention: Problems of Fragmentation and Jurisdiction”, International and Comparative Law Quarterly, Vol. 46, No. 1, pp 37-54.

Biên dịch & Hiệu đính: Đinh Ngân Hà

  1. Giới thiệu

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (“UNCLOS”) có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 có thể được xem là một bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế kể từ khi Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế được thông qua. Công ước không chỉ thiết lập nên một tòa án quốc tế mới, Tòa án Luật biển Quốc tế (“ITLOS”), mà còn xác lập các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc liên quan đến các Quốc gia, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương (“ISBA”), các đối tác hợp đồng khai khoáng ở đáy đại dương, và có thể cả nhiều bên khác. Việc thực hiện Công ước đã tạo ra một loạt các tranh chấp mới giữa các Quốc gia, chưa kể đến các vụ việc đang được Tòa án Quốc tế thụ lý. Việc thiết lập Tòa ITLOS không chỉ mở ra khả năng mới cho việc giải quyết các tranh chấp này mà còn có tác động đến vai trò tương lai của Tòa án Quốc tế và các tòa trọng tài tạm thời (ad hoc) trong lĩnh vực luật biển và luật pháp quốc tế nói chung. Continue reading “#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

Diệt chủng (Genocide)

Rwanda-genocide-atrocities-social-entrepreneurship-kigali-memorial

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: Continue reading “Diệt chủng (Genocide)”

Chủ quyền (Sovereignty)

passport-- shutterstock-body

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) gắn liền với các quốc gia – dân tộc được coi là có nguồn gốc từ Hòa ước Westphalia năm 1648, khi các chính phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tôn giáo chống lại các nhà nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách không can thiệp vào biên giới lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó. Cùng với sự phát triển của luật pháp quốc tế, chủ quyền dần được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà không gì có thể so sánh được trên bình diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau với những mục đích khác nhau khái niệm chủ quyền quốc gia được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Continue reading “Chủ quyền (Sovereignty)”

Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia

338DF03A-1E2B-415D-9DC5-DCBABAE76117_w640_r1_s

Nguồn: Madeleine Willis, “Truth and deception in Cambodian courtroom,” East Asia Forum, 14/2/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mâu thuẫn bên trong và xung quanh phòng xử án không phải là điều gì mới. Nhưng những sự việc hiện thời tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) cho thấy bên biện hộ sẽ còn phải thất vọng nhiều tại tòa án hỗn hợp[1] này. Với nhiều người, điểm khó khăn nhất chính là việc vừa phải cân bằng những thực tế về thể chế và chính trị nguy hiểm, vừa phải đảm bảo tòa án vẫn mang lại một số lợi ích cho xã hội Campuchia. Theo quan điểm của bên biện hộ, cách tiếp cận này đã dẫn đến tình trạng ngầm chấp nhận những sai phạm trong quá trình xét xử.

Vì vậy mà trong khi bản án hồi tháng 8/2014 đối với hai thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan vì tội ác chống lại loài người được công nhận rộng rãi là một thành công tới trễ của ECCC, thì ghi dấu trong quá trình xét xử lại là những nỗ lực không ngừng của bên biện hộ nhằm truất quyền tham gia xét xử của các thẩm phán vì cáo buộc thiên vị pháp lý và can thiệp chính trị nhiều lần. Tháng 12/2014, bên bị đã nộp đơn kháng cáo, và những vấn đề này chắc chắn sẽ tái xuất trong Vụ số 002/02.[2]  Continue reading “Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia”

#246 – Hợp tác ở Địa Trung Hải và Caribê: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Biển Đông

 creatures-montage

Nguồn: Shih-Ming Kao (2014). “Regional Cooperation in the Mediterranean and the Caribbean Seas: Lessons Learned and Possible Alternatives to the South China Sea Disputes, Coastal Management, Vol. 42, No. 3, pp. 263-279.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Tóm tắt

Trong khi triển vọng giải quyết hiệu quả các tranh chấp trên Biển Đông còn xa vời thì có nhiều việc cần thiết mà các bên liên quan vẫn có thể cùng nhau giải quyết. Các ví dụ về hợp tác khu vực từ những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là từ những khu vực tương tự như Biển Đông, sẽ cung cấp những bài học có giá trị về vấn đề này. Bài viết này có mục đích tìm hiểu xem việc hợp tác khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biển, được thực hiện ở biển Địa Trung Hải và vùng biển Caribê như thế nào và thấy rằng cả hai khu vực đã thiết lập cơ chế hợp tác khu vực trên hầu hết các vấn đề. Tuy nhiên các cơ chế hợp tác có sự khác biệt đáng kể về hình thức, nguồn gốc, khuôn khổ pháp lý, và thể chế. Bài học có thể áp dụng được cho Biển Đông là nên có một quy chế có tính ràng buộc pháp lý để quản lý các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường biển; nên có một tổ chức quản lý nghề cá khu vực để quản lý tài nguyên sinh vật biển; một số vấn đề chỉ nên có sự tham gia của các quốc gia có biên giới trên Biển Đông trong khi các quốc gia ngoài khu vực chỉ nên có tư cách quan sát viên; và hợp tác nên được bắt đầu từ các lĩnh vực ít nhạy cảm chính trị. Cũng như tại các khu vực có tranh chấp khác, ý chí chính trị từ tất cả các bên trong khu vực là tối quan trọng cho sự thành công của bất kỳ cơ chế nào trong các cơ chế đã nói ở trên. Continue reading “#246 – Hợp tác ở Địa Trung Hải và Caribê: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Biển Đông”

Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603

Andries-van-Eertvelt-xx-Dutch-Ships-Running-Down-Onto-a-Rocky-Shore

Nguồn: Navin Rajagobal, “Roots of international law in 1603 incident off Changi,” The Straits Times, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi muốn nhân cơ hội này để nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng với những hậu quả toàn cầu lâu dài diễn ra rất gần hòn đảo của chúng ta. Rất ít người dân Singapore nhận thức được sự kiện này, và tôi không trách cứ gì họ, bởi nó diễn ra năm 1603. Thứ Tư này, 25 tháng 2, đánh dấu 412 năm sự kiện diễn ra.

Sự kiện tôi đang đề cập đến diễn ra gần bờ biển phía Đông của Singapore, gần Changi. Santa Catarina, con tàu buôn Bồ Đào Nha với thuyền trưởng Sebastian Serrao, đã bị một tàu nhỏ hơn do Jacob van Heemskerk đến từ Hà Lan tấn công và bắt giữ. Santa Catarina và hàng hóa quý giá của nó: lụa, đồ sứ, long não, và các chiến lợi phẩm khác nhanh chóng được lai dắt về Amsterdam. Khi bán đấu giá, số tiền thu được lên tới gần 300.000 bảng Anh, một khoản tiền lớn đối với Bắc Âu thế kỷ 17. Continue reading “Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603”

Sự xói mòn của luật pháp quốc tế

uluslararasi-hukuk

Nguồn: Ana Palacio, “The Erosion of Law,” Project Syndicate, 07/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong việc đánh giá các sự kiện và xu hướng toàn cầu năm 2014, những từ như “hỗn loạn,” “rối loạn,” và “phân mảnh” trở nên nổi bật. Nhưng chữ “mềm” cũng nên xuất hiện trong danh sách này. Thật vậy, năm 2014 được đặc trưng bởi sự gia tăng liên tục của các công cụ “mềm” trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu: cam kết, nghị định, tự điều chỉnh, kế hoạch hành động chung, và những thỏa thuận bắt tay. Liệu thời đại của việc tổ chức các mối quan hệ quốc tế dựa trên pháp luật truyền thống chính thức đã qua?

Chắc chắn, sự thay đổi theo hướng pháp luật “mềm” này cũng đang diễn ra trong bối cảnh trong nước. Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama đã sử dụng quyền lực hành pháp của mình để tránh né Quốc hội về cải cách nhập cư. Ở cấp độ siêu quốc gia, Ủy ban châu Âu mới đang theo đuổi mục tiêu “điều tiết tốt hơn,” hạn chế tối đa việc lập pháp chính thức, thay vào đó là tập trung vào các khuyến nghị, quy tắc ứng xử, và hướng dẫn. Continue reading “Sự xói mòn của luật pháp quốc tế”