Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”

Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới

rmb_afp__153652162_cropped

Nguồn: David Chovanec, “Let the Global Race to the Bottom Begin”, Foreign Policy, 11/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại sao việc phá giá tiền tệ quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đối với Trung Quốc, Mỹ, và toàn thế giới.

Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.

Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại. Continue reading “Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?

20150801_blp529

Nguồn:Why long-term unemployment in the euro area is so high”, The Economist, 02/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những con số thống kê mới nhất của khu vực đồng euro được công bố vào ngày 31/7 cho chúng ta những tín hiệu tương đối khả quan. Nó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực đã giảm từ đỉnh điểm 12,1% trong tháng 4/2013 xuống còn 11,1%. Mặc cho những tin tức khả quan, một vấn đề khác đã xuất hiện trong khối đồng tiền có 19 thành viên này dưới hình thức tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thường được định nghĩa là không có việc làm trong hơn 12 tháng). Trong 19 triệu người châu Âu thất nghiệp, hơn một nửa không có việc trong năm qua. Và hơn 15% trong số đó đã không có việc trong hơn 4 năm. Không có gì bất ngờ khi vấn đề này trầm trọng nhất ở khu vực Nam Âu, nơi khủng hoảng kéo dài làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng như dài hạn. Nhưng khi số người tìm việc ở Mỹ giảm do nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bây giờ chỉ khoảng hơn 20% tổng số người thất nghiệp. Vậy tại sao người châu Âu lại khó có thể kiếm việc lại đến như vậy? Continue reading “Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?”

Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị

20111128-politics-economy-business

Nguồn: Dani Rodrik, “The Tyranny of Political Economy”, Project Syndicate, 08/02/2013

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có thời những nhà kinh tế học chúng ta tách rời khỏi chính trị. Chúng ta nhìn nhận công việc của mình là mô tả các nền kinh tế thị trường hoạt động ra sao, khi nào chúng sụp đổ, và các chính sách được thiết kế cẩn thận có thể tăng cường hiệu quả nền kinh tế như thế nào. Chúng ta phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau (ví dụ như sự bình đẳng và hiệu quả kinh tế), và các chính sách được thiết kế nhằm đạt những kết quả kinh tế mong đợi, bao gồm việc tái phân phối tài sản. Nó sẽ phụ thuộc vào việc các chính trị gia có sử dụng những lời khuyên của chúng ta và các quan chức có thực hiện chúng hay không. Continue reading “Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị”

Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?

Philippines-vs-China

Nguồn: Mark Valencia, “What China can do to build its case in  South China Sea territorial claims”, South China Morning Post, 09/08/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Mark Valencia tin rằng Trung Quốc có thể củng cố các yêu sách về chính trị và pháp lý của mình trên Biển Đông.

Với các chính sách và động thái trên Biển Đông, Trung Quốc đã bị cáo buộc là có thái độ hung hăng; bắt nạt các quốc gia có tranh chấp khác; vi phạm các Hiệp ước đã ký, Luật quốc tế và quy chuẩn quốc tế; quân sự hóa các thực thể; thay đổi nguyên trạng; gây mất ổn định; hủy hoại môi trường và đe dọa tự do hàng hải. Rắc rối hơn về mặt chính trị là việc Philippines nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Continue reading “Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?”

Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu

Treasury-Market-Manipulation

Nguồn: Stephen S. Roach, “Market Manipulation Goes Global”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thao túng thị trường đã trở thành quy trình vận hành tiêu chuẩn trong chính sách trên toàn thế giới. Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc, đất nước đang phải nỗ lực đối phó với nguy cơ vỡ bong bóng cổ phiếu. Nhưng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc dường như không phải là độc nhất. Và các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây cũng đang làm những điều tương tự – chỉ là mặc một “bộ áo” khác cho sự thao túng của họ.

Hãy xem xét phương pháp nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000, sau đó là ở Hoa Kỳ sau năm 2008, rồi lại tiếp tục được áp dụng ở Nhật Bản một lần nữa vào năm 2013, và bây giờ là ở châu Âu. Trong tất cả các trường hợp này, nới lỏng định lượng cơ bản là một nỗ lực nhằm thao túng giá tài sản. Nó hoạt động chủ yếu là nhờ ngân hàng trung ương trực tiếp mua chứng khoán chính phủ dài hạn, qua đó làm giảm lãi suất dài hạn, khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Continue reading “Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”

Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo

Corruption_Biology

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Fighting Corruption Won’t End Poverty,” Project Syndicate, 24/07/2015.

Biên dịch: Vũ Đình Khanh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quốc gia nghèo khó là bởi chính phủ của họ tham nhũng. Và, trừ khi những nước này đảm bảo được rằng tài nguyên quốc gia không bị đánh cắp, và quyền lực công không bị sử dụng cho mục đích cá nhân, thì họ sẽ còn nghèo mãi, đúng không?

Quả là một ý tưởng hấp dẫn để chúng ta tin vào. Suy cho cùng, đây là dòng quan điểm cho rằng triển vọng về sự thịnh vượng cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh chống lại bất công. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một chuyến thăm châu Mỹ Latinh gần đây: “tham nhũng là sâu mọt, là chứng hoại tử của loài người.” Những kẻ tham nhũng xứng đáng bị “buộc vào đá rồi ném xuống biển.”

Có lẽ họ đáng bị thế thật. Nhưng điều đó không nhất thiết giúp các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn. Continue reading “Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo”

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt

a4630_s4.reutersmedia.net

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Có ít nhất ba điểm khiến các can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào thị trường chứng khoán (TTCK) của nước này trở nên khác thường. TTCK sẽ tác động như thế nào đến triển vọng kinh tế Trung Quốc?

TTCK Trung Quốc đã trải qua một năm biến động kỳ lạ. Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục giảm tốc tăng trưởng, khó có thể lí giải vì sao đột nhiên TTCK nước này lại đột ngột lên cơn sốt.

Chỉ trong vòng một năm, chỉ số Shanghai Composite chạm đỉnh vào giữa tháng 6 ở mức 5.166,35 điểm, tăng khoảng 150%. Một con số này đủ làm rùng mình tất cả những ai e ngại rủi ro, bởi nếu nhớ lại, trước khi cuộc khủng hoảng dotcom xảy ra ở Mỹ, chỉ số Nasdaq Composite cũng chỉ tăng trưởng với tốc độ 86%. Sau đó, lần đầu tiên các nhà đầu tư tại TTCK Trung Quốc được trải nghiệm cảm giác hoảng loạn của “thị trường con gấu”. Chỉ trong vòng ba tuần, 30% giá trị vốn hóa của TTCK Trung Quốc – ước đạt gần 3.500 tỉ đô la Mỹ – đã bốc hơi. Continue reading “Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt”

Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?

rich-traveler-istock_0

Nguồn: Dani Rodrik, “A Class of its Own”, Project Syndicate, 10/07/2014.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

F.Scott Fitzgerald từng viết câu nổi tiếng: những người siêu giàu “rất khác bạn và tôi”. Sự giàu có của họ khiến họ “hoài nghi về những thứ chúng ta tin tưởng”, và khiến họ nghĩ “họ giỏi hơn chúng ta”. Nếu những lời đó đúng với ngày nay thì có thể là vì khi chúng được viết, vào năm 1926, bất bình đẳng ở Mỹ đã đạt tới mức độ tương tự như ngày nay.

Trong phần lớn giai đoạn từ đó tới nay, cụ thể là từ cuối Thế chiến II tới những năm 1980, bất bình đẳng ở các nước tiên tiến đã dịu đi. Khoảng cách giữa những người siêu giàu và phần còn lại của xã hội dường như nhỏ hơn – không chỉ về mặt thu nhập và của cải, mà còn về khía cạnh gắn bó và mục đích xã hội. Tất nhiên người giàu có nhiều tiền hơn nhưng họ dường như vẫn là một phần của cùng một xã hội như người nghèo, và họ công nhận rằng lý do địa lí và việc cùng quốc tịch khiến họ phải chia sẻ một số phận chung. Continue reading “Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?”

Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?

China stockmarket

Nguồn: Marie Charrel, “Les gagnants et les perdants du ralentissement chinois”, Le Monde, 03/08/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh

Trong tháng 7, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Chỉ số tổng hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 15%, bất chấp sự can thiệp liên tiếp của chính phủ trong nỗ lực bình ổn thị trường. Theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm này có thể tiếp diễn trong tháng 8 tới. Vào hôm thứ hai vừa qua (3/8), các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến kết thúc ngày giao dịch với mức giảm tương ứng là 1,11% và 2,72%.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều đáng lo ngại nhất. Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán chỉ là một trong những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế Trung Quốc. “Bắc Kinh đang lo sốt vó vì các biện pháp đã triển khai cho đến nay nhằm phục hồi tăng trưởng không còn tác dụng”, Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu thuộc Ngân hàng Natixis cho biết. Continue reading “Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?”

Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza

Tsipras_Larisa

Nguồn: Nikolaos Papadogiannis, “Syriza’s German Fixation?”, Project Syndicate, 08/07/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Hy Lạp đã nói lên tiếng nói của mình. Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, họ đã quyết định bác bỏ thỏa thuận được các chủ nợ của Hy Lạp đưa ra. Tuy vậy, trong nội bộ của Đảng Syriza cầm quyền, mọi thứ không thực sự rõ ràng đến vậy.

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1, Đảng Syriza đã cố gắng cân bằng nhu cầu phải đi tới một thỏa thuận về các khoản nợ của Hy Lạp với lời cam kết được đưa ra trong cuộc vận động tranh cử rằng không ký bất cứ một thỏa thuận nào đẩy Hy Lạp lún sâu vào tình trạng suy thoái. Quyết định của thủ tướng Alexis Tsipras nhằm thúc đẩy cử tri Hy Lạp bỏ phiếu “chống” trong cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất được các chủ nợ đưa ra gần đây nhất đã cho thấy rằng yếu tố thứ hai được ưu tiên. Động thái này tất yếu đã gặp phải sự chế giễu đầy giận dữ của các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro khác. Continue reading “Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza”

Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF

IMF-Get-Out

Nguồn: Ngaire Woods, “The IMF’s Euro Crisis”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vài thập niên vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã học được 6 bài học quan trọng về phương pháp giải quyết khủng hoảng nợ công. Nhưng những bài học ấy đã bị lãng quên trong quá trình Quỹ giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Việc tham gia vào quá trình giải cứu khu vực Eurozone của IMF có thể đã làm tăng ảnh hưởng và giúp Quỹ nhận được sự ủng hộ ở châu Âu. Nhưng việc Quỹ và các cổ đông châu Âu không tuân theo các tiêu chuẩn hành vi tốt nhất của mình đến một ngày sẽ cho thấy đó là một bước đi sai lầm chết người.

Một bài học quan trọng bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp là khi việc cứu trợ trở nên cần thiết thì chỉ được thực hiện một lần và phải thật dứt khoát. Quỹ IMF học được bài học này vào năm 1997, khi gói cứu trợ cho Hàn Quốc bị thiếu hụt và điều này dẫn đến vòng đàm phán thứ hai. Tại Hy Lạp vấn đề còn tệ hơn nữa, vì gói cứu trợ trị giá 86 tỉ Euro đang được bàn bạc đến diễn ra sau một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro vào năm 2010 và một gói khác trị giá 130 tỉ Euro năm 2012. Continue reading “Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF”

Tại sao giá vàng lại giảm?

20150725_blp501

Nguồn: “Why the gold price is falling”, The Economist, 20/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá vàng, chạm đáy thấp nhất trong vòng 5 năm vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, phản ánh thực tế cung và cầu hiện tại và kỳ vọng về tương lai. Kim loại màu vàng này phục vụ hai mục đích: nó là một loại hàng hóa (ví dụ như sử dụng trong đồ điện tử, nữ trang và nha khoa) và là nơi tích trữ giá trị – đặc biệt như một loại bảo hiểm đề phòng các biến động chính trị. Nhưng vàng không giống như những tài sản khác: nó không đem lại thu nhập, và phải mất chi phí để tích trữ nó. Vào thời điểm hiện tại, thứ kim loại ánh vàng này và những nhà đầu tư trung thành với nó đang gặp rắc rối. Giá vàng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, nhưng chạm đỉnh vào năm 2011 và kể từ đó liên tục giảm. Một số người tin rằng giá vàng có thể xuống dưới mức 1.000 đô-la Mỹ một ounce trong năm nay. Continue reading “Tại sao giá vàng lại giảm?”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương

container_2244981b

Nguồn: Dani Rodrik, “The New Mercantilist Challenge,” Project Syndicate, 09/01/2013.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Lịch sử kinh tế học phần lớn là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái tư tưởng đối lập là “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa trọng thương.” Chủ nghĩa tự do kinh tế mà trọng tâm là kinh tế tư nhân và thị trường tự do là học thuyết thống trị ngày nay. Nhưng chiến thắng về mặt trí tuệ của nó đã làm chúng ta không nhận ra sự hấp dẫn tuyệt vời – và thành công thường xuyên – của những tập quán theo phái trọng thương. Trên thực tế, chủ nghĩa trọng thương vẫn sống khỏe, và xung đột không dứt của nó với chủ nghĩa tự do nhiều khả năng sẽ là lực lượng chính định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương thường bị coi là một hệ thống tư tưởng lạc hậu và hiển nhiên sai lầm về chính sách kinh tế. Trong những ngày hoàng kim của mình, phái trọng thương đã bảo vệ một số khái niệm kỳ quặc, mà chủ đạo là quan điểm cho rằng chính sách quốc gia phải nhằm hướng tới sự tích lũy các kim loại quý – vàng và bạc. Continue reading “So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương”

Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine

ukraine-1

Nguồn: Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nền kinh tế của Ukraine có thể không còn rơi tự do nhưng vẫn đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm 6,8% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tiếp tục giảm 9% trong năm nay – tổng thiệt hại tương đương khoảng 16% trong hơn hai năm. Dù mọi thứ dường như đang được bình ổn ở một mức độ nhất định – đồng hryvnia (đồng tiền của Ukraine – NHĐ) xuống giá đã loại bỏ thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này và sự điều chỉnh tài khóa quy mô lớn đã giúp ngân sách Ukraine có được dòng tiền mặt cân bằng trong quý hai năm nay – nhưng tình hình vẫn còn bấp bênh.

Những thách thức kinh tế hàng đầu của Ukraine không nảy sinh từ chính trong nước mà là kết quả từ sự gây hấn của Nga. Người láng giềng phía Đông hiếu chiến của quốc gia này đã sáp nhập Crimea, tài trợ cho những cuộc nổi loạn ở miền Đông Ukraine, theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại, liên tục cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, và đang đe dọa tấn công tài chính (nhằm vào Ukraine). Cho đến nay, Ukraine đã xoay sở một cách phi thường để trụ vững trước những đòn tấn công trên với ít sự hỗ trợ quốc tế – nhưng nó đang rất cần được giúp đỡ. Continue reading “Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine”

Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?

b428c__1x_1

Tác giả: Thanh Hương

Sự bùng nổ nhu cầu nguyên liệu đã đem lại may mắn cho nước Úc nhưng đồng thời cũng khiến nước này tăng nợ để đầu tư vào khai thác sản xuất. Nay tốc độ tăng trưởng và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc giảm, đẩy nước Úc vào giai đoạn khó khăn.

Quặng sắt và nước Úc

Tháng trước, Gina Rinehart, người phụ nữ giàu nhất Úc, người đứng đầu đế chế mỏ Hancock của Perth đã gây sốc cho công nhân của bà ở vùng Tây Úc với tuyên bố: họ phải chấp thuận bị cắt khoảng 10% lương hoặc đối mặt với nguy cơ bị giảm biên chế.

Bà Rinehart, mà gia đình vốn làm giàu từ nguồn lợi khổng lồ từ khai thác quặng sắt, đã chứng kiến tài sản của mình teo tóp lại từ khi giá nguyên liệu thô bắt đầu tuột dốc vào năm ngoái. Tài sản của bà trùm khai thác mỏ nước Úc này ước tính rớt xuống còn khoảng 11 tỉ đô la từ khoảng 30 tỉ đô la chỉ ba năm trước, theo The Telegraph. Continue reading “Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”