Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Mohamed A. El-erian, “Shelter from the Storm in Europe”, Project Syndicate, 20/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.

Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng. Continue reading “Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay”

Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Nguồn: Nong Hong, “The Post-Hearing Reality in the South China Sea Arbitration Case”, Asia Maritime Transparency Initiative, 15/07/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện về tranh chấp Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague đã kết thúc vào ngày 13/07 sau một tuần diễn ra mà không có sự tham gia từ phía Trung Quốc. Phiên điều trần là đề tài nóng của giới truyền thông, chính phủ các nước và các học giả trong suốt tuần qua. Các vấn đề được đặt ra là liệu Tòa Trọng tài có đưa ra quyết định về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện hay không, quyết định sẽ theo hướng có lợi cho bên nào, phạm vi thẩm quyền của Tòa Trọng tài đến đâu, phản ứng của Trung Quốc và Philippines ra sao, cũng như các nước quan sát như Maylaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản được hưởng những lợi ích bên lề nào. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài”

Kinh tế qua hoạt hình: Nợ, thâm hụt, tâm lý “bầy đàn” và “bong bóng” tài sản

Nợ và thâm hụt

Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với những khoản nợ đau đầu.

Nợ quốc gia là tổng khoản vay của một chính phủ. Mặc dù thường được coi là gánh nặng, nợ cũng có cái hay của nó. Đây được xem là một thành tố quan trọng tạo nên tăng trưởng.

Nhờ vay nợ mà chính phủ có thể trang trải các khoản chi bất khả thi nếu không đi vay.

Nhưng nếu không được đầu tư hợp lý, nợ của một thế hệ có thể trở thành gánh nặng cho một thế hệ khác. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Nợ, thâm hụt, tâm lý “bầy đàn” và “bong bóng” tài sản”

#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền

timthumb

Nguồn: Alan E. Boyle* (1997), “Dispute Settlement and the Law of the Sea Convention: Problems of Fragmentation and Jurisdiction”, International and Comparative Law Quarterly, Vol. 46, No. 1, pp 37-54.

Biên dịch & Hiệu đính: Đinh Ngân Hà

  1. Giới thiệu

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (“UNCLOS”) có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 có thể được xem là một bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế kể từ khi Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế được thông qua. Công ước không chỉ thiết lập nên một tòa án quốc tế mới, Tòa án Luật biển Quốc tế (“ITLOS”), mà còn xác lập các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc liên quan đến các Quốc gia, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương (“ISBA”), các đối tác hợp đồng khai khoáng ở đáy đại dương, và có thể cả nhiều bên khác. Việc thực hiện Công ước đã tạo ra một loạt các tranh chấp mới giữa các Quốc gia, chưa kể đến các vụ việc đang được Tòa án Quốc tế thụ lý. Việc thiết lập Tòa ITLOS không chỉ mở ra khả năng mới cho việc giải quyết các tranh chấp này mà còn có tác động đến vai trò tương lai của Tòa án Quốc tế và các tòa trọng tài tạm thời (ad hoc) trong lĩnh vực luật biển và luật pháp quốc tế nói chung. Continue reading “#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền”

Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?

beijing

Nguồn: Yu Yongding, “Can China Beat Deflation?”, Project Syndicate, 26/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và nợ doanh nghiệp lên đến mức khổng lồ, một vòng xoáy giảm phát sẽ là ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc. Và nguy cơ điều này sẽ xảy ra ngày càng gia tăng. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã ở mức âm trong 39 tháng liên tục kể từ tháng 2/2012. Mức tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang dần sụt giảm từ 6,5% vào tháng 7/2011 xuống còn 1,2% vào tháng 5 này. Nếu các kinh nghiệm quá khứ là chỉ dấu cho tương lai, thì chỉ số CPI sẽ ở mức âm trong tương lai gần.

Trong đợt giảm phát kéo dài từ năm 1998 đến năm 2002 ở Trung Quốc, việc giá cả liên tục giảm là kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa được khởi động vào năm 1993, cộng với vấn đề các doanh nghiệp thất bại thiếu phương thức ra khỏi thị trường. Sau khi lên đỉnh 24% trong năm 1994, lạm phát bắt đầu giảm trong năm 1995. Nhưng tăng trưởng GDP cũng sớm sụt giảm nhanh chóng. Nhằm khởi động tăng trưởng trong môi trường kinh tế khó khăn và bảo vệ xuất khẩu khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính từ tháng 11/1997. Continue reading “Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?”

Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp

_81134789_81134788

Nguồn: Jeffrey D. Sachs,Down and Out in Athens and Brussels,” Project Syndicate, 11/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thảm họa tại Hy Lạp được thế giới chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đau khổ khi thấy một nền kinh tế sụp đổ ngay trước mắt, với những dòng người xếp hàng chờ cứu trợ và rút tiền vốn chưa từng xuất hiện kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Thứ hai, chúng ta hoảng sợ trước thất bại của vô số các nhà lãnh đạo và tổ chức – các chính trị gia, Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – trong việc ngăn chặn một tình trạng hỗn loạn đã chậm rãi diễn ra trong nhiều năm qua.

Nếu sự quản lý yếu kém này vẫn tiếp tục, không chỉ Hy Lạp mà còn cả khối châu Âu thống nhất sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Để cứu lấy Hy Lạp và châu Âu, gói cứu trợ tài chính mới phải bao gồm hai việc lớn nhưng chưa được thống nhất. Continue reading “Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Kinh tế qua hoạt hình: Thuế và thương mại tự do

1. Thuế

Hầu hết các xã hội hiện đại đều đánh thuế theo 1 cách nào đó. Nhưng không phải lúc nào thuế cũng liên quan đến tiền.

Người Trung Quốc cổ nộp thuế bằng các thỏi trà nén. Còn bộ tộc Jivaroan tại Brazil  thì nộp bằng sọ người. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Thuế và thương mại tự do”

Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?

20150620_blp502

Nguồn:How inequality affects growth”, The Economist, 15/06/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bất bình đẳng là một trong những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Vào hôm 14 tháng 6, bà Hillary Clinton, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ để kế nhiệm ông Barack Obama làm Tổng thống Hoa Kỳ, đã lấy sự bất bình đẳng làm trọng tâm của bài diễn văn tranh cử chính. Ngày 18 tháng 6, Giáo hoàng Francis sẽ truyền tải thông tri, một tuyên bố cấp cao của tòa thánh Vatican, dự kiến sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng toàn cầu cùng với một số vấn đề khác. Và vào ngày 15 tháng 6, các nhà kinh tế của IMF đã xuất bản một nghiên cứu đánh giá các nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng bất bình đẳng.

Các tác giả cho rằng trong các vấn đề gây ra bởi sự bất bình đẳng, các chính phủ cần quan tâm đặc biệt tới ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Họ ước tính rằng một điểm phần trăm tăng thêm trong phần thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất sẽ kéo tăng trưởng giảm 0,08 điểm phần trăm trong 5 năm, trong khi phần tăng trong thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất lại thực sự thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào? Continue reading “Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?”

Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?

america-tests-out-a-new-whining-offensive-in-asia-1426615286

Nguồn: Paolo Mauro, ‘Why America Should Join the AIIB’, Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ, cùng với Canada và Nhật Bản, đã vắng mặt khỏi các cuộc bàn thảo về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tổng cộng có 57 quốc gia – từ châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh – đã tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng với mục tiêu chi 100 tỷ USD vào các tuyến đường bộ, đường sắt, cầu cống, bến cảng trên khắp khu vực (châu Á). Nhưng chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn không sẵn lòng tham gia – phần nhiều do sự hoang mang, lo ngại về chính phủ Trung Quốc.

Việc tiếp tục giữ lập trường đó sẽ là một sai lầm. Mỹ có cơ hội để gây ảnh hưởng đến thiết kế của AIIB mà không trông có vẻ như là đang bơi ngược dòng. Để đổi lại việc tham gia vào định chế này, chính quyền Obama có thể và nên yêu cầu rằng AIIB cần tập trung vào cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng nào giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất. Continue reading “Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?”

Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?

0004b449-642

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why the Greek Bailout Failed”, Project Syndicate, 01/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiến triển, điều quan trọng là phải hiểu được rằng để có một chương trình điều chỉnh cơ cấu thành công thì quốc gia tiến hành điều chỉnh phải có sự làm chủ mạnh mẽ đối với chương trình đó. Ngay cả nếu như các nhà đàm phán vượt qua những nút thắt gần đây nhất, cũng sẽ rất khó để tin vào khả năng thực hiện nó nếu chính người Hy Lạp vẫn không cảm thấy bị thuyết phục. Cho đến hiện nay thì đây là kinh nghiệm thực tế. Và khi không có sự cải cách về mặt cơ cấu, sẽ có ít cơ hội để nền kinh tế Hy Lạp nhìn thấy sự ổn định và tăng tưởng bền vững – nhất là vì các chủ nợ chính thức không sẵn sàng tiếp tục trao cho một Hy Lạp không-cải-cách một khoản tiền nhiều hơn số tiền nước này cần để trả nợ. (Đây là trường hợp luôn gặp phải trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, ngay cả khi truyền thông quốc tế không đề cập đến thực tế này.) Continue reading “Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?”

Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản

 Close up of friends with circle of smart phones

Nguồn: Nicole M Aschoff, “The Smartphone Society”, Jacobin Magazine, 03/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như xe hơi đã định ra thế kỉ hai mươi, điện thoại thông minh đang tái định hình cách chúng ta sống và làm việc ngày nay.

Trong nhiều phương diện thì xe hơi là một món hàng quyết định của thế kỉ hai mươi. Tầm quan trọng của nó không bắt nguồn từ tính thục luyện kĩ nghệ hoặc độ phức tạp của dây chuyền sản xuất, mà thay vào đó bắt nguồn từ khả năng phản ánh và định hình xã hội. Những phương thức mà chúng ta sản xuất, tiêu dùng, sử dụng và điều tiết xe hơi chính là cửa sổ giúp chúng ta hiểu được chủ nghĩa tư bản của thế kỉ hai mươi – một cái nhìn sơ bộ về cách mà phần xã hội, chính trị và kinh tế giao cắt và đụng độ nhau.

Ngày nay, trong một giai đoạn mà đặc trưng là sự tài chính hóa và toàn cầu hóa, trong đó “thông tin” nằm ở ngôi vua, thì ý tưởng về bất kì món hàng nào định nên thời đại này trông có vẻ lạ kì. Nhưng hàng hóa ngày nay không kém phần quan trọng, và mối quan hệ của con người với chúng vẫn còn là điều trọng tâm để hiểu được xã hội. Nếu xe hơi là nền tảng để nắm bắt thế kỉ trước, thì điện thoại thông minh chính là món hàng quyết định nên thời đại chúng ta. Continue reading “Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản”

Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!

greece-nai-support_3366524b

Nguồn: Paul Krugman, “Ending Greece’s Bleeding”, New York Times, 5/7/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp.

Châu Âu đã tránh được một viên đạn vào ngày Chủ nhật vừa qua. Đi ngược lại nhiều dự đoán, các cử tri Hy Lạp ủng hộ mạnh mẽ việc chính phủ của họ từ chối những đòi hỏi của các chủ nợ. Và ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Liên minh Châu Âu cũng nên thở phào nhẹ nhõm.

Dĩ nhiên, các chủ nợ không muốn độc giả nhìn nhận sự việc như vậy. Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bản tin kinh doanh, cốt truyện của họ là việc thất bại trong nỗ lực buộc Hy Lạp chấp thuận các đòi hỏi là một chiến thắng của sự phi lý và vô trách nhiệm thay vì những lời khuyên có căn cứ. Continue reading “Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!”

Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS

BRICS_heads_of_state_and_government

Ngun: Shashi Tharoor, “Taking the BRICS Seriously”, Project Syndicate, 19/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Phạm Trang Nhung

Trên chiếc thuyền xuôi theo dòng sông Moscow vào một buổi tối mát mẻ đầu tháng này, tôi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (National People’s Congress hay Nhân Đại, tức Quốc hội Trung Quốc). Trong khi ấy, hai nghị sĩ đến từ Nam Phi và Brazil đang lắc lư theo điệu nhạc Nga và một hướng dẫn viên đang chỉ dẫn những điểm tham quan. Diễn đàn nghị viện đầu tiên của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới – Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã kết thúc trong không khí hoan hỉ.

Trước khi hội nghị diễn ra, nhiều người băn khoăn rằng liệu năm nghị viện này có thể tìm được lập trường chung hay không. Điều gì có thể là điểm chung giữa Lok Sabha (Hạ viện Ấn Độ) ồn ào và đầy chia rẽ với những cuộc tranh cãi kịch liệt và một Nhân Đại lịch thiệp, có tiếng là được kiểm soát nghiêm ngặt trong việc nhắc lại các quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Nhiều người tin rằng tư cách thành viên trong nhóm BRICS mới không phải một nền tảng đủ mạnh để hợp tác. Continue reading “Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS”

Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia

image-20150512-22539-1hivvcc

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Diaspora Goldmine,” Project Syndicate, 25/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nhiều quốc gia có lượng người di cư đáng kể nhưng không mấy nước tự hào về điều này. Nói cho cùng thì con người ta ít khi phải di cư khi đất nước họ tốt đẹp, do đó cộng đồng hải ngoại thường là lời nhắc về những thời khắc đen tối của một quốc gia.

Ví dụ, trong năm 2010, El Salvador, Nicaragua, và Cuba có hơn 10% dân số sống ở nước ngoài. Và con số này không bao gồm các thế hệ con cháu của những người di cư. Phần lớn những đợt di cư này diễn ra vào thời điểm xảy ra nội chiến hay cách mạng. Ở những nơi khác, di cư ra nước ngoài với số lượng lớn diễn ra trong bối cảnh có thay đổi chính trị, như khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở châu Âu.

Có nhiều sắc thái tình cảm trong mối quan hệ giữa những người di cư và quê hương, bao gồm sự mất lòng tin, oán giận, ghen tị, và thù hận. Nói theo cách thông tục thì di cư được mô tả như là giai đoạn mà một quốc gia “đánh mất” một phần dân số nhất định. Continue reading “Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia”

Kinh tế qua hoạt hình: Siêu lạm phát và bán phá giá

1. Siêu lạm phát

Năm 1993, tại nước Nam Tư cũ, giá cả tăng 20% mỗi ngày. Sau đó, vào tháng 7/2008, tỷ lệ lạm phát chính thức của Zimbabwe cán mốc kinh hoàng tại 231.000.000%.

Khi giá của hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh, người dân và doanh nghiệp trở thành nạn nhân. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Siêu lạm phát và bán phá giá”

Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc

download (1)

Nguồn: Adair Turner, “China’s Real Reform Challenge,” Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mức sống của các nền kinh tế mới nổi thường được cho là sẽ tương ứng với mức sống tại các nước phát triển. Tuy nhiên, ngoài những nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia – thành phố như Hồng Kông và Singapore thì chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan là đạt được mức GDP đầu người bằng ít nhất 70% mức trung bình của các nước phát triển trong 60 năm qua. Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được điều tương tự, nhưng nó đang phải đối mặt với một thách thức đặc biệt: quy mô lớn của đất nước.

Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đã áp dụng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu để đuổi kịp các nền kinh tế phát triển. Nhưng Trung Quốc – nơi sinh sống của gần 20% dân số thế giới và là nơi sản xuất 15% lượng hàng hóa toàn cầu – đơn giản là một quốc gia quá lớn nên không thể chỉ phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Để đạt được bước phát triển tiếp theo, Trung Quốc sẽ cần đẩy mạnh một con đường tăng trưởng khác, đòi hỏi nhiều cuộc cải cách khó khăn hơn những gì đang được chú trọng hiện nay. Continue reading “Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc”

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

Greece_2296452b

Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay. Continue reading “Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại

628x-1

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The Secret Corporate Takeover,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được quản trị, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. May mắn là “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận. Continue reading “Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại”

Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc

_fil102_47801363

Nguồn: Hu Angang, “Embracing China’s ‘New Normal’”, Foreign Affairs, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rõ ràng là giờ đây, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được xác định là sẽ chậm dần trong những năm sắp tới, mặc dù các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất về mức độ cũng như độ dài của quá trình này. Vào năm ngoái, tốc độ tăng trường GDP của nước này rớt xuống còn có 7,44%, mức thấp nhất trong vòng một phần tư thế kỷ qua, và nhiều người dự đoán rằng chỉ số này sẽ tiếp tục giảm sâu trong năm 2015.

Có hàng tá các quốc gia đang vật lộn để có thể đạt được mức tăng trưởng này, nhưng phần lớn trong số đó lại không buộc phải tạo ra hàng triệu việc làm mới trong vòng một thập kỷ tới như Trung Quốc. Vì vậy, thật dễ hiểu khi một số chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại về viễn cảnh tương lai của quốc gia này. Họ lập luận rằng, mô hình tăng trưởng dựa trên động lực sản xuất đã không còn đứng vững nữa và cảnh báo rằng, như cách mà kinh tế gia Paul Krugman phát biểu vào năm 2013, nước này “sẽ va đầu vào Vạn Lý Trường Thành”. Theo cách nhìn này, câu hỏi sẽ không phải là liệu nền kinh tế của Trung Quốc có sụp đổ hay không, mà là khi nào điều đó sẽ xảy ra. Continue reading “Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc”