Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chính phủ Anh Quốc chính thức xin lỗi thiên tài

Alan Turing (1912-1954) là nhà khoa học Anh Quốc lừng danh và là người anh hùng từng lập công lớn hàng đầu trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức nhưng lại bị chính quyền đối xử tàn nhẫn trong suốt mấy năm cuối đời. Tình trạng ấy khiến dân chúng nước Anh phẫn nộ. Cuối tháng 8/2009, nhà khoa học máy tính John Graham-Cumming và sinh viên Cameron Buckner phát trên mạng hai bản thỉnh nguyện yêu cầu Chính phủ Anh chính thức xin lỗi Alan Turing. Hai bản thỉnh nguyện này đã thu được chữ ký của hàng chục nghìn người, trong đó có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins, nhân sĩ đấu tranh bảo vệ quyền của người đồng tính Peter Tatchell…

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày mở đầu Thế chiến II và thể theo nguyện vọng của công chúng, ngày 10/9/2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt Chính phủ nói lời xin lỗi Alan Turing. Bản tuyên bố này phát trên website number10.gov.uk của Phủ Thủ tướng Anh. Continue reading “Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học”

Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 3/2018, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng chương trình có tên “Tin tưởng Trung Quốc” (Trust in China), một show diễn lớn được quảng cáo ầm ỹ về quá trình chuẩn bị lâu tới 12 tháng, về chuyện mời được dàn văn nghệ sĩ và MC ngôi sao có giá trị phòng vé (box-office value) tới 50 tỷ Nhân dân tệ tham gia biểu diễn…

Tác phẩm xuất phát từ ý tưởng sáng tạo mới: trình diễn dưới hình thức nghệ thuật nghe-nhìn những bức thư gửi người thân do các đảng viên cộng sản TQ viết để chứng minh họ có “tính người”, họ thật đáng yêu, dễ gần chứ không hề khô khan thiếu tình cảm. Theo giới thiệu, đây là những đảng viên được coi là anh hùng dân tộc, xuất hiện sau ngày thành lập Đảng CSTQ (1/7/1921). Continue reading “Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông”

Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo New York ngày 3/4/2018 đăng bài viết dưới tiêu đề “Anna Chennault, thế lực đứng sau sân khấu chính trị ở Washington, đã qua đời ở tuổi 94”. Bài báo hé lộ một vài góc khuất trong cuộc đời đầy ắp sự kiện của bà Anna Chennault, tên chữ Hán là Trần Hương Mai (Chen Xiangmei), vợ góa của Trung tướng Không quân Mỹ Claire Chennault, vị chỉ huy phi đội Hổ Bay từng lập công lớn trong cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc.

Trần Hương Mai là nhân vật chống cộng nổi tiếng, nhất là trong thế giới người Mỹ gốc Hoa, từng bỏ nhiều công sức ủng hộ Quốc dân đảng Trung Quốc, Đảng Cộng hòa Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong bộ ảnh lưu niệm của bà có những bức ảnh chụp chung với các Tổng thống Mỹ Kennedy, Nixon, Ford [và Reagan], với Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang (FBI) J. Edgar Hoover, với Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam Westmoreland, và với Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ… Continue reading “Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ”

Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Đức chiếm kỷ lục về giết đồng loại: ứng với mỗi chữ trong tự truyện của Hitler Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) – bản tuyên ngôn của phát xít Đức – có 125 người bị chúng giết, ứng với mỗi chương sách này có 1,2 triệu người chết. Trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng chống phát xít, một nhà lãnh đạo Chính phủ CHLB Đức nói: Đó không phải là chiến tranh, mà là một cuộc tàn sát!

Đầu sỏ tội phạm lớn nhất gây ra cuộc đại tàn sát đó là trùm phát xít Adolf Hitler. Có thể nói không có Hitler thì không có chủ nghĩa phát xít Đức. Cho nên trước hết hãy xem xét con người Hitler. Continue reading “Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới

Tác giả: Tâm Chánh

Từ một chuyên gia cải tạo XHCN đến nhà lãnh đạo đổi mới, Tổng bí thư Đỗ Mười là một trường hợp độc đáo, vị trí chính trị của bản thân ông hầu như đối nghịch với công trạng của ông trước đó.

Người cộng sản chính thống

Thuộc thế hệ những nhà hoạt động tiền khởi nghĩa, xuất thân nông dân, gia nhập đảng cộng sản rồi trở thành lãnh đạo cao nhất ông Đỗ Mười là một hình mẫu về một người cộng sản chính thống.

Là một người tù Hoả Lò nổi tiếng, là lãnh đạo kháng chiến ở vùng đồng bằng sông Hồng, ông bước vào hàng ngũ lãnh đạo trung ương như một nhân tố đỏ đầy năng lượng.
Từ đó cuộc đời cách mạng của Đỗ Mười gần như chỉ làm hai đại sự cải tạo quan hệ sản xuất và đổi mới. Continue reading “Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới”

Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ  (the most trusted man in America) là danh hiệu cao quý nhất mà dân nước này tặng cho phát thanh viên truyền hình Walter Cronkite. Trong 20 năm, hàng triệu người Mỹ tối nào cũng mở ti-vi xem “Chương trình thời sự buổi tối của CBS” để nghe Cronkite tường thuật các sự kiện chính trong ngày. Chương trình này luôn được xếp hạng cao nhất từ năm 1969 cho đến khi Cronkite nghỉ hưu năm 1981. Buổi phát hình cuối cùng của Cronkite “CBS Evening News with Walter Cronkite” vào tối ngày 6/3/1981 được thông báo trước cho khán-thính giả, đã trở thành sự kiện được tất cả người Mỹ quan tâm. Sau 46 năm làm nghề nhà báo, khi về hưu ở tuổi 65  Walter Cronkite được tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, vinh dự cao nhất của một người Mỹ không phải là quân nhân. Continue reading “Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ”

Friedrich Engels và hai mối tình ở Manchester

Tác giả: Nguyễn Giang

Friedrich Engels trở thành người cộng sản vào năm 1842 và thực trạng giới cần lao ở Manchester, Anh Quốc đã hình thành quan điểm của ông.

Sinh ra tại Đức nhưng Engels đã đến sống ở Manchester 30 năm liền và gắn bó với thành phố này tới mức để lại hai mối tình tại đây.

Đời Engels (1820-1895), nhân vật thứ nhì chỉ sau Karl Marx trong giới cộng sản tiền bối, luôn có hai mặt: vừa hưởng thụ và kiếm tiền, vừa theo đuổi lý tưởng.

Ngay khi còn ở Đức, ông đã đăng lính trong lúc vẫn mang quan điểm ‘phản chiến’. Continue reading “Friedrich Engels và hai mối tình ở Manchester”

Maxim Gorky là ai?

Biên dịch: Ngân Xuyên

Lời người dịch: Câu hỏi đặt ra nghe có vẻ lạ lùng. Ở Việt Nam những ai yêu thích văn học lại không biết Maxim Gorky (Макси́м Го́рький, 1868 – 1936) là nhà văn xô viết nổi tiếng, chủ soái của nền văn học cách mạng ở Liên Xô, có tác phẩm nổi tiếng là tiểu thuyết “Người mẹ”. Nhưng ông không đơn giản và một chiều là vậy. Maxim Gorky trước hết là một nhà văn Nga, cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông nằm trong dòng chảy của nền văn chương Nga vĩ đại. Ngày 28/3/2018 nhân kỷ niệm 150 năm sinh của Maxim Gorky, nước Nga đã có dịp nhìn lại rõ hơn về một nhà văn của mình từng trước đây bị mặc định một chiều. Tiếc là ở Việt Nam dịp này lại không có thông tin gì về Maxim Gorky và gần như là “chôn vùi” luôn một nhà văn lớn mà có thời ta đã tụng ca không hết lời là nhà văn cách mạng vĩ đại, bạn của Lenin. Thói thường người đời là thế, và như là người Việt thì càng thế. Vì thế, tôi muốn cập nhật một số thông tin trên báo chí Nga về Maxim Gorky trong dịp này cho những ai quan tâm được biết.

Continue reading “Maxim Gorky là ai?”

Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh

Tác giả: Trần Văn Chánh

Trong lịch sử cận-hiện đại của Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 nói riêng, trường hợp nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (1916-2001) có lẽ khá đặc biệt, và không ít người đã coi ông là một vị  tướng lãnh “có vấn đề”. Ông sống nói chung trong sạch, bề ngoài có vẻ luôn khiêm tốn hiền lành nhưng toàn tham gia những đại sự quân chính có tác dụng đảo chuyển hướng đi của lịch sử.

Vào thời kỳ đầu của Việt Nam Cộng Hòa, dưới thời Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh đã từng được coi là anh hùng trong thành tích đánh dẹp lực lượng Bình Xuyên (năm 1954) ở khu Rừng Sác (ngoại vi Sài Gòn) và dẹp tan quân đội của giáo phái Hòa Hảo (năm 1956), được thăng chức Trung tướng (5.1.1956). Hai đại sự khác trong đời ông là việc năm 1963 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng ông cầm đầu nhóm tướng lãnh đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và việc năm 1975 với tư cách Tổng thống đã quyết định đầu hàng không điều kiện “đối phương” miền Bắc để kết thúc gọn nhẹ cuộc chiến tranh thảm khốc 30 năm, lập lại hòa bình cho dân tộc Việt. Continue reading “Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh”

Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “How Mao Molded Communism to Create a New China“, The New York Times, 23/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong thời khắc cuối đời, khi đang hấp hối vì căn bệnh xơ cứng teo cơ (bệnh Lou Gehrig), Mao Trạch Đông tuyên bố hai thành tựu của mình là gồm đưa cách mạng cộng sản đi đến chiến thắng và phát động Cách mạng Văn hoá. Bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn này, ông cũng nhấn mạnh mâu thuẫn suốt đời trong thái độ của ông đối với cách mạng và quyền lực nhà nước.

Mao định hình chủ nghĩa cộng sản cho phù hợp với hai khía cạnh tính cách của mình. Nói như người Trung Quốc, ông vừa là một vị vua hổ, vừa là một hầu vương.

Continue reading “Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông”

MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nhật trong lịch sử từng hai lần được mở cửa với thế giới phương Tây, nhờ đó nhanh chóng trở thành cường quốc thế giới. Và như một định mệnh, cả hai lần mở cửa ấy đều do người Mỹ chủ động thực hiện.

Nhân vật đầu tiên mở toang cánh cổng mấy nghìn năm đóng kín nước Nhật phong kiến bảo thủ là Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry (1794-1858). Ngày 14/7/1853 hạm đội do ông chỉ huy cặp bến Kurihama (nay là Yokosuka) ở vịnh Tokyo, chuyển tới chính quyền Nhật thư của Tổng thống Mỹ Millard Fillmore yêu cầu Nhật mở cửa thông thương với Mỹ. Chín tháng sau, khi hạm đội Perry quay lại Tokyo, chính quyền Nhật chấp nhận mở cửa, từ đó nước Nhật sang trang lịch sử mới, bắt đầu bước lên con đường hiện đại hóa, nhanh chóng trở thành một cường quốc. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử ấy, năm 1901 người Nhật khánh thành Công viên Perry cùng tượng đài kỷ niệm ông tại chính địa điểm Perry lên bờ lần đầu. Nhưng cuối cùng sự nghiệp hiện đại hóa vẻ vang ấy đã bị thế lực quân phiệt Nhật chôn vùi trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do họ gây ra. Continue reading “MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai”

Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn

Tác giả: Mai Hiên

Ông hơn tôi gần hai chục tuổi. Chúng tôi gặp nhau lần đầu, qua giới thiệu của một người thân có mặt trong buổi tiễn đưa Thiếu tướng Nguyễn Sơn “trở về” Trung Quốc lần cuối cùng vào một buổi chiều tháng 4-1950. Tuy là sơ kiến nhưng câu chuyện đã khá mặn mà về đủ thứ quanh sự sống thường ngày. Con người mang hai dòng máu này có duyên phận gắn với một thời quan hệ Việt – Trung. Ông khoái bài “Danh tướng đào hoa” của Mạnh Việt đăng trên Tiền phong chủ nhật số Tết nói về những chuyện tình vô tiền khoáng hậu của cha đẻ ông – Thiếu tướng Nguyễn Sơn – mà suốt mấy mươi năm ông đâu có biết; và về mẹ đẻ ông – cụ Trần Kiếm Qua năm nay 81 tuổi – cũng chẳng đả động trừ bi kịch tình yêu của bà với viên sĩ quan Hồng Thủy (tên Trung Quốc của Nguyễn Sơn). Continue reading “Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn”

Mata Hari: Vũ nữ hay điệp viên quyến rũ nhất thời đại?

Nguồn: 

Biên dịch: BBC Tiếng Việt

Nàng vũ nữ chuyển sang làm điệp viên bí mật – dù cho 100 năm đã trôi qua sau khi bị xử tử – cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Cô đem đến cho chúng ta một khái niệm mới: điệp viên quyến rũ, mà sau này ta được thấy trong nhân vật 007, Nicholas Barber viết.

Đã tròn một thế kỷ trôi qua kể từ khi Mata Hari bị đội xử bắn Pháp hành hình với tội làm gián điệp cho Đức. Nói theo cách khác, thì đã tròn một thế kỷ kể từ khi vũ nữ đồng thời là gái điếm cao cấp người Hà Lan tái sinh và trở thành huyền thoại.

Cuốn tiểu sử đầu tiên về bà được xuất bản năm 1917, chỉ vài tuần sau khi bà chết, và kể từ đó, bà đã trở thành chủ đề cho 250 cuốn tiểu sử, tiểu thuyết, bên cạnh rất nhiều các vở kịch, các loạt phim truyền hình và các phim truyện, mà đáng chú ý nhất là phim ra hồi 1931 do Greta Garbo đóng. Continue reading “Mata Hari: Vũ nữ hay điệp viên quyến rũ nhất thời đại?”

Vương Hỗ Ninh: Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc

Nguồn: Ryan Mitchell, “China’s Crown Theorist”, Foreign Affairs, 04/12/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Ngày 25/10/2017 khi bảy người mặc âu phục đen bước lên sân khấu đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh để ra mắt các thành viên ủy ban thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có một khuôn mặt gây ngạc nhiên. Đó là Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) – một lý thuyết gia lâu năm của đảng, một cựu giáo sư về chính trị quốc tế trường đại học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải. Ít người dự đoán được ông Vương sẽ thăng tiến tới tầng cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng bây giờ, vị học giả có thời ẩn dật, có tiếng trầm lặng và thận trọng, sẽ có uy quyền về ý thức hệ chỉ sau chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Vương Hỗ Ninh: Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc”

Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?

Nguồn: David Hoffman, “How Gorbachev evolved into a radical proponent of change”, The Washington Post, 08/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những trang cuối cuốn sách mới đây của William Taubman viết về tiểu sử Mikhail Gorbachev, ông mô tả cựu Tổng thống Nga và phu nhân Raisa đi dạo ven bờ biển tại khu nghỉ mát Foros – phía nam bán đảo Crimea trong kỳ nghỉ, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đảo chính thất bại năm 1991. Như thói quen sau nhiều năm, những buổi đi dạo của Gorbachev và phu nhân thường là những cuộc trò chuyện sôi nổi. Họ tranh luận: Các nhà lãnh đạo được định hình bởi nhân cách hay hoàn cảnh nhiều hơn? Và họ cho rằng các nhà lãnh đạo coi việc trải qua lịch sử như cưỡi trên lưng một con cọp và điều này tạo ra những nhà lãnh đạo xuất sắc. Theo Taubman, Gorbachev và phu nhân kết luận: “Hoàn cảnh nâng tầm các nhà lãnh đạo, thường biến những thứ được coi là điểm yếu thành điểm mạnh”. Continue reading “Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?”

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà. Continue reading “Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ”

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Perry Link, “The Passion of Liu Xiaobo,” The New York Review of Books, July 13, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên đấu tố thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2010, người bị kết án 11 năm tù vì “kích động lật đổ” chính phủ Trung Quốc vừa qua đời hôm thứ Năm (13/07/2017), đã thể hiện một con đường khác. Ông Lưu, sinh năm 1955, mới 11 tuổi khi các trường học đóng cửa, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách, ở bất cứ đâu ông tìm được. Không có giáo viên dạy ông về việc chính phủ muốn ông nghĩ về cái mình đọc như thế nào, ông bắt đầu tự mình suy nghĩ—và ông thích điều đó. Mao vô tình đã dạy cho ông một bài học đi ngược lại chính mục đích của Mao là biến trẻ em thành “hồng tiểu binh.” Continue reading “Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba”

Tại sao George Soros là kẻ thù của nhiều quốc gia?

Biên dịch: Thu Hương

Ở Romania, Ba Lan và đặc biệt là Macedonia, nơi đang ở trong 1 cuộc khủng hoảng chính trị, phong trào “Stop Operation Soros” chống lại Soros đã được phát động.

Trong cuốn sách “Masquerade: The Incredible True Story of How George Soros’ Father Outsmarted the Gestapo” (tạm dịch: Giả trang: Câu chuyện thực đáng kinh ngạc về người cha của George Soros đã làm thế nào để đánh lừa quân Đức quốc xã), Tivadar Soros đã giãi bày những hồi ức về việc ông làm giả giấy tờ tùy thân cho những người Do Thái, trong đó có cậu con trai lúc đó mới 14 tuổi. Khi mà mỗi ngày trôi qua đều là một canh bạc về sự sống chết, cha của Soros đã nói: “Nếu không có rủi ro, sẽ chẳng có sự sống”. Continue reading “Tại sao George Soros là kẻ thù của nhiều quốc gia?”

Một chân dung khác về Lenin

Nguồn: Graeme Gill, “The Other Lenin,” Inside Story, 21/03/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây là bài điểm cuốn Lenin the Dictator: An Intimate Portrait (Weidenfeld & Nicolson, 2017) của Victor Sebestyen.

Trong cuốn tiểu sử mới nhất về Vladimir Lenin này, mọi đặc điểm nổi bật của cuộc đời nhà cách mạng Nga đều được nói đến: vụ hành hình người anh cả của Lenin khiến ông bị cấp tiến hóa như thế nào, tranh luận về những luận điểm lý thuyết cách mạng khó hiểu trong những năm dài ông lưu vong, việc trở lại Nga năm 1917 với sự giúp đỡ của Đức, sự thâu tóm quyền lực cũng trong năm đó, và những năm đầu chế độ Xô-viết. Nhưng cuốn tiểu sử này rất khác so với những tiểu sử chúng ta từng biết.

Có thể nhận ra sự khác biệt này trong nhan đề nhỏ của cuốn sách (“An Intimate Portrait”: Một chân dung gần gũi). Victor Sebestyen tập trung vào con người Lenin, đặc biệt chú ý đến mối quan hệ của Lenin với hai người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời ông và những đau đớn thể xác mà ông phải chịu. Dựa một phần vào tài liệu tìm thấy trong văn khố Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, Sebestyen tìm cách dựng nên một bức tranh về Lenin tập trung vào đời sống cá nhân hơn là sự nghiệp cách mạng. Continue reading “Một chân dung khác về Lenin”