Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến

A girl of Myanmar heritage holds a placard during a pro-democracy rally in New Delhi

Nguồn: Larry Diamond (2012). “China and East Asian Democracy: The Coming Wave”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 1, pp. 5-13.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một làn sóng lớn mới đối với triển vọng dân chủ toàn cầu trong thập kỷ này, thì khu vực khởi nguồn rất có thể là Đông Á.

Với sự bùng nổ của hàng loạt phong trào thay đổi mang tính chất dân chủ trên khắp thế giới Ả Rập trong năm 2011, những nhà phân tích đầy hy vọng về triển vọng dân chủ toàn cầu đã tập trung sự chú ý vào khu vực Trung Đông. Ba chế độ Ả Rập chuyên quyền (Tunisia, Ai Cập và Libya) đã sụp đổ trong năm vừa qua. Ít nhất thì hai chế độ chuyên quyền nữa (Yemen và Syria) dường như cũng không thể tránh khỏi sự chấm dứt sớm. Các áp lực thay đổi dân chủ thực sự xuất hiện ngày càng nhiều ở Marốc, Jordan, Chính quyền Palestine và có thể là Kuwait. Các áp lực này cũng tồn tại dai dẳng ở cả Bahrain. Continue reading “#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến”

Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”

POL POT

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: #159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp?  Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me? Continue reading “Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng””

Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

thaiking

Tác giả: David Eimer | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một cuốn sách mới khẳng định giới tinh hoa Thái Lan từ lâu đã thao túng hoàng gia vì lợi ích riêng của họ, để mặc người dân trong giá lạnh.

Thái Lan đã bị cuốn vào vòng xoáy của hết cơn khủng hoảng chính trị này đến cơn khủng hoảng chính trị khác trong suốt tám năm qua. Thủ tướng bị lật đổ bởi các tòa án, các cuộc biểu tình chống lại chính quyền không qua bầu cử dẫn đến bạo lực đẫm máu kéo dài nhiều tuần trên đường phố Bangkok trong năm 2010, và đã có hai cuộc đảo chính quân sự, với cuộc đảo chính gần đây nhất diễn ra vào tháng Năm. Continue reading “Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?”

Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Gary Collinson & Christopher B. Roberts, “The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment”, National Security College Occasional Paper, No. 5, September 2013, pp. pp.34-39

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Chính sách ngoại giao thời gian gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở thành chủ đề tâm điểm quan trọng của quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thống nhất trong ASEAN cũng như tiềm năng cho một biện pháp xử lý hiệu quả, chúng ta cần phải phân tích chính sách ngoại giao dài hạn của khối về vấn đề này.

Vì vậy, bài viết này sẽ được chia thành hai phần. Phần đầu tiên sẽ nghiên cứu cơ sở lịch sử dẫn đến một lập trường thống nhất tương đối của ASEAN trong vấn đề Biển Đông vào giai đoạn những năm 1990. Continue reading “Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông”

Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn

Thailand_2218936b

Tác giả: Pavida Pananond | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh

Sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 ở Thái Lan, có vẻ như kinh doanh và chính trị đã gặp nhau ở một điểm. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực đều thở phào nhẹ nhõm khi quân đội lên nắm quyền, chấm dứt 6 tháng tuần hành đường phố chống chính phủ liên miên và gây suy yếu. Nhưng bất chấp sự lạc quan bước đầu của giới kinh doanh sau cuộc đảo chính cũng như hi vọng rằng thương mại sẽ bùng nổ, cuộc đảo chính mới đây của Thái Lan vẫn có thể gây nên những khó khăn về dài hạn. Continue reading “Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn”

Sam Rainsy là ai?

0,,16929217_303,00

Tác giả: David Chandler | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sam Rainsy là một lãnh đạo chính trị đối lập được giáo dục tại Pháp. Đối thủ của ông không ai khác chính là Hun Sen, một nhà độc tài tự xưng vốn là Thủ tướng của Campuchia kể từ năm 1984 ngoại trừ giai đoạn chuyển tiếp 2 năm ở thập kỷ 1990. Cuốn tự truyện này được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp, nơi Rainsy đã sống lưu vong từ năm 2010 cho tới giữa năm 2013. Đó là thời điểm trước các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7 năm 2013 tại Campuchia được tổ chức ngay sau khi Rainsy trở lại Phnom Penh. Trong các cuộc bầu cử đó, đảng đối lập đã bất ngờ giành được 55 ghế trong Quốc hội. Continue reading “Sam Rainsy là ai?”

Sự chia rẽ của giới tinh hoa Singapore

ST_20120919_LLCPIB19_3304804e

Tác giả: Michael Barr | Biên dịch: Trần Thị Thục Huyền

Những khó khăn của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) trong cuộc bầu cử đầy kịch tính năm 2011 ở Singapore đã dẫn đến suy đoán về khả năng một đảng đối lập giành được chiến thắng trong tương lai. Một dòng tư tưởng mới xuất hiện bên phe đối lập cho rằng sự thay đổi như vậy rất có thể sẽ diễn ra theo sau một sự chia rẽ trầm trọng trong Nội các. Theo đó, một phe đối lập được củng cố trong Quốc hội sẽ liên kết với một nhóm chống đối trong Nội các. Sự thay đổi này, nếu diễn ra, sẽ giống với “Mô hình Đài Loan” – theo đó dân chủ và sự thay đổi chính phủ đã xảy ra sau khi Chủ tịch Quốc Dân Đảng Lý Đăng Huy đã ủng hộ trên thực tế phe đối lập là Dân Tiến Đảng, làm cho Quốc Dân Đảng chia làm hai phe trong nội bộ và chia làm ba phe khi bỏ phiếu bầu cử. Continue reading “Sự chia rẽ của giới tinh hoa Singapore”

Sự tê liệt của ASEAN giúp Trung Quốc rảnh tay trên Biển Đông

5.WSA6701

Tác giả: Bertil Lintner | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Lời kêu gọi “đóng băng” các hành động khiêu khích trên Biển Đông của Mỹ nhận được một phản ứng lạnh nhạt tại diễn đàn khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng Tám vừa qua với sự tham gia của nhiều bên đối thoại tại Naypyidaw, thủ đô của Myanmar. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mong đợi đạt được nhiều hơn từ cuộc họp với ASEAN vốn có cả sự góp mặt của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng các nhà ngoại giao đến từ một loạt các quốc gia chủ chốt khác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Sự tê liệt của ASEAN giúp Trung Quốc rảnh tay trên Biển Đông”

Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử

Thailand Coup Leader-3

Tác giả: Puangthong Pawakapan | Biên dịch: Vũ Trọng Toàn

Vào ngày 22/7/2014, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự, quân đội Thái Lan ban hành một bản Hiến pháp tạm thời được ký bởi nhà vua Bhumibol Adulyadej. Với quyền lực tối thượng được đặt trong tay tướng Prayuth Chan-Ocha, người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), lời mở đầu của bản hiến pháp tạm thời hứa hẹn sẽ nhổ tận rễ nạn tham nhũng, mang đến “cải cách” và sau đó là “nền dân chủ thực sự” cho xã hội Thái Lan. Continue reading “Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử”

#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Nguồn: Richard Robison (1996). “The politics of ‘Asian values’”, The Pacific Review, Vol. 9, No. 3, pp. 309-327.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này lập luận rằng một loạt các tư tưởng chính trị chuyên chế và bảo thủ đã được những người châu Á ủng hộ coi như là một cấu thành văn hóa trong xã hội Á châu. Thông qua đó, họ cố bảo vệ quan điểm của mình trước giới phê bình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những giá trị về hệ thống trung ương tập quyền ẩn chứa trong các “giá trị châu Á” phải hứng chịu sức ép khi mà chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm chuyển đổi xã hội châu Á và các nền kinh tế khu vực trở nên quốc tế hóa. Trớ trêu thay, các giá trị châu Á được các nhà tân bảo thủ theo định hướng thị trường ở phương Tây mô tả như là mô hình cho tương lai. Các giá trị này kết hợp với nhautrong phức hợp giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội với các chính sách nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế. Continue reading “#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á”

#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Population”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 217-227.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Nếu tôi phụ trách Singapore ngày nay, tôi sẽ áp dụng chương trình thưởng sinh nở tương đương với 2 năm lương trung bình của một người Singapore. Tổng số tiền sẽ đủ để nuôi đứa bé tới khi nó bắt đầu vào tiểu học là ít. Tôi có kỳ vọng số lượng trẻ em sẽ tăng lên đáng kể không? Không. Tôi tin rằng thậm chí cả những khoản khuyến khích bằng tiền hậu hĩnh cũng sẽ chỉ có tác động nhỏ lên tỉ lệ sinh nở. Nhưng tôi vẫn sẽ hành động và đưa ra chương trình thưởng, ít nhất 1 năm, chỉ để chứng minh rằng tỉ lệ sinh nở thấp của chúng ta chẳng liên quan gì tới những nhân tố kinh tế hay tài chính, như chi phí sống đắt đỏ hay thiếu hụt trợ giúp của chính phủ cho các bậc cha mẹ. Thực ra đây là kết quả của phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi. Continue reading “#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore”

#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: The Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 228-237.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi chúng ta tách khỏi Malaysia, chúng ta đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, chúng ta không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Chúng ta thịnh vượng đi lên từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới sau Thế chiến thứ hai. Ngày nay, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ lệ thương mại trên GDP của chúng ta (416%) vượt xa con số của láng giềng Malaysia (167%) và Indonesia (47%) cũng như những nền kinh tế Châu Á khác vốn cùng theo đuổi chính sách hướng tới xuất khẩu trong nỗ lực hiện đại hoá, như Đài Loan (135%), Hàn Quốc (107%), và Thái Lan (138%). Chỉ có Hồng Kông (393%) là có nền kinh tế mở như của Singapore – và đó là nếu tính cả việc kinh doanh với Trung Quốc là ngoại thương. Continue reading “#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore”

Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia

Indonesia

Tác giả:  Vũ Lê Thái Hoàng – Lê Linh Lan*

Tóm tắt: Với mục tiêu tìm hiểu về định nghĩa, tiêu chí phân loại và kiểu chính sách/hành vi đặc thù của nhóm các nước “tầm trung” trong quan hệ quốc tế, bài viết nghiên cứu mảng lý thuyết về các nước nhỏ/yếu (vốn được chú ý ít hơn mảng lý thuyết về các nước lớn) trong chủ nghĩa Tân Hiện thực và Thể chế Tân Tự do bởi đây là nền tảng khơi nguồn cho lý thuyết về các nước tầm trung. Qua đó, các tác giả nhận thấy chính sách ưu tiên ngoại giao đa phương và kiểu hành vi đối với các thể chế quốc tế, khu vực tạo nên một trong những đặc thù cơ bản nhất của các nước tầm trung nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu những rủi ro của chính sách cân bằng, phù thịnh hay trung lập trong quan hệ với các nước lớn. Bài viết cũng vận dụng khuôn khổ lý thuyết trên để hiểu rõ hơn về chính sách “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia tầm trung In-đô-nê-xi-a dưới thời Tổng thống Xu-xi-lô Giút-đô-dô-nô, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia tầm trung ở khu vực trong một môi trường chiến lược đang có nhiều biến chuyển nhanh chóng, phức tạp.

Continue reading “Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia”

#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Politics”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 205-216.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Một kết quả tổng tuyển cử như vào tháng 5/2011 sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party – PAP) giành được trung bình 60,1% số phiếu trên toàn quốc và mất sáu ghế – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Singapore giành độc lập năm 1965. Sự thống trị gần như áp đảo của PAP trong các cuộc bầu cử trước đó đã không thể duy trì được về lâu dài. Nó từng xảy ra do thế hệ lớn lên cùng nền độc lập của Singapore đã chứng kiến tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể từ một mức thấp. Continue reading “#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore”

Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan

Tác giả: Patrick Jory | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Dù cuộc đảo chính quân sự gần đây tại Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới do chính quyền quân sự mới nắm quyền đã ra lệnh ngừng một số quyền dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nó cũng mang những ý nghĩa địa chính trị sâu rộng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu một cách trực diện bất thường khi nói về tình hình ở Thái Lan, kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng kiểm duyệt truyền thông và “nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử”. Lời bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi lãnh đạo cuộc đảo chính là Tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra một kế hoạch cải cách chính trị, trong đó xác định sẽ tổ chức bầu cử “trong vòng 15 tháng”. Continue reading “Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia

Author: Ramses Amer 

Source: Asia Paper, June 2014.

Abstract:
The main purpose of this study is to analyse the impact of government policies and foreign relations on ethnic minorities. This is done through two case studies from East Asia. The cases are: 1) the ethnic Chinese in Vietnam and Sino-Vietnamese relations, and 2) the ethnic Vietnamese in Cambodia and Cambodia-Vietnam relations. Both cases display that inter-state relations can have considerable impact on the situation of ethnic minorities in neighbouring countries. The two cases also display that deteriorating inter-state relations can influence government policies toward ethnic minorities. In both cases deteriorating inter-state relations combined with government policies have caused large-scale migrations, in particular in the 1970s. The empirical evidence provided by the two cases and the lessons drawn from them are used to analyse the relationship between government policies and inter-state relations both in relation to the two cases and more broadly. The two cases display the relevance of studying the triangular relationship between host country, country of origin, and ethnic minority. In both cases the minorities can be seen as diasporas in countries bordering on their country of origin. The case of the ethnic Chinese in Vietnam displays a case when the minority comes under pressure for a period of time due to a deterioration of relations between host country and country of origin. The case of the ethnic Vietnamese in Cambodia display a similar pattern of development coupled with a domestic situation in which the ethnic Vietnamese are facing negative repercussions due to the domestic political situation. Thus, the basic difference between the two cases is that the ethnic Chinese in Vietnam have been reintegrated into Vietnamese society while the ethnic Vietnamese in Cambodia have not. Continue reading “Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia”

Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN

Tác giả: René L. Pattiradjawane | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam phải hết sức vất vả để duy trì một mối quan hệ bình đẳng với người hàng xóm khổng lồ. Chiếc bóng quá lớn của Vương quốc Trung tâm ở phương Bắc sẽ luôn làm suy yếu mọi nỗ lực chính trị của Hà Nội trong việc tìm kiếm các biện pháp chính trị và an ninh khả dĩ cho các yêu sách chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông. Continue reading “Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”