Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan

Nguồn: China faces fateful choices, especially involving Taiwan”, The Economist, 18/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò “nhà chinh phục” diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi chưa từng nghĩ cảnh sát sẽ xuất hiện khi tôi chuẩn bị bước vào Công viên Trung Sơn, ngay phía tây Thiên An Môn – hay Cổng Thiên Bình – ở Bắc Kinh.

Hôm thứ Bảy (10/10/2020), tôi mua một vé đã đặt từ hôm trước tại lối vào của công viên và tiến đến chốt kiểm tra an ninh, nơi tôi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi tôi xuất trình hộ chiếu, một cảnh sát đi tới.

“Anh làm nghề gì?” viên sĩ quan hỏi. Khi tôi trả lời: “Tôi là nhà báo”, anh ta bảo tôi đợi. “Tôi sẽ gọi cho cán bộ phụ trách,” người này nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn”

Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Nguồn: Robert C. O’Brien, “Statement from National Security Advisor Robert C. O’Brien”, The White House, 12/01/2021.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ hiện và sẽ luôn là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ những thương thuyền đầu tiên khởi hành đến Trung Quốc chỉ tám năm sau ngày Cách mạng Mỹ thành công, đến việc thiết lập sự hiện diện ngoại giao đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1794, sự tham gia của Hoa Kỳ trên nền tảng thương mại, hợp tác và sự hy sinh chung đã mang đến hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực ngày hôm nay.

Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Khung chiến lược) đóng vai trò như bản chỉ dẫn chiến lược tổng thể cho chính quyền Trump suốt 3 năm qua trong việc triển khai thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS) của Tổng thống tại khu vực đông dân và có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Continue reading “Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do”

Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”

Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?

Nguồn: Denny Roy, “Mongolians are Paranoid about China, and They Should Be”, PacNet #57,  16/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mông Cổ lo sợ Trung Quốc cuối cùng sẽ tiếp quản đất nước của họ. Và họ có lý do để lo lắng như vậy.

Mông Cổ dễ bị tổn thương về mặt địa lý. Đây là một vùng đất rộng lớn (gấp 4 lần diện tích của Đức) với dân số thưa thớt chỉ 3 triệu người. Mông Cổ được bao quanh hoàn toàn bởi hai quốc gia lớn hơn và đông dân hơn nhiều lần, những nước có thể dễ dàng chinh phục họ nếu muốn. Mông Cổ cũng có giá trị kinh tế đáng kể. Nước này rất giàu khoáng sản, bao gồm than đá, đồng và uranium. Trung Quốc là nước sử dụng rất nhiều than, nhập khẩu ròng đồng và cần nguồn uranium từ bên ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ngày càng nhiều của họ. Continue reading “Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?”

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Nguồn: John McCarthy,  “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp. Continue reading “Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?”

‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa

Nguồn: Chinese investment in Eurasia is not always smooth”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn “cao hơn cả dãy Himalaya”. Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên. Continue reading “Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”

Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?

Nguồn: William Pesek, “Taiwan’s strong GDP growth shows it does not need China to succeed”, Nikkei Asian Review, 30/01/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đài Loan đang được hưởng lợi rất nhiều từ thương chiến. Các dữ liệu sơ bộ vào tuần trước cho thấy tăng trưởng GDP đã tăng tốc trong quý 4 lên mức 3,4% so với 3% trong quý 3. Thêm vào đó, Tổng thống Thái Anh Văn vừa tái đắc cử với mức ủng hộ vượt trội, giúp bà có được sứ mệnh mạnh mẽ nhằm tái cân bằng nền kinh tế Đài Loan thoát khỏi Trung Quốc.

Nhưng điều này nói dễ hơn làm. Chính phủ của bà Thái vẫn cần phải lên một kế hoạch thuyết phục để tách khỏi quốc gia thương mại lớn nhất châu Á, một quốc gia kiên quyết đè bẹp phong trào ủng hộ độc lập của Đài Loan. Continue reading “Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?”

Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?

Nguồn: David Fickling, “Singapore’s Long-Awaited Moment May Have ArrivedBloomberg, 05/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu có nơi nào đã diễn tập cho thời khắc vượt mặt Hồng Kông trở thành trung tâm kinh tế của Châu Á, thì đó là Singapore.

Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, đã sử dụng Hồng Kông như là một mô hình trực tiếp trong nỗ lực xây dựng một tương lai ổn định cho Singapore sau khi họ bị trục xuất khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965. “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ học hỏi từ Hồng Kông, nơi bị cắt đứt khỏi đất liền, khỏi Trung Quốc đại lục,” ông Lý phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 1992.

Hai cựu thuộc địa với đa số người Hoa đã biến đổi nhiều so với thời điểm đó, nhưng cả hai thành phố vẫn lưu giữ những đặc điểm giống nhau: có mức thuế thấp, giàu có, cạnh tranh với nhau để thu hút nhân lực có kỹ năng cao từ khắp thế giới. Continue reading “Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?”

Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?

Nguồn: David Fickling, “Taipei’s Too Cool to Be China’s Banker”, Bloomberg, 04/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu ai đó muốn tái sử dụng công thức sản sinh ra Hồng Kong hiện đại, họ chỉ cần nhìn sang láng giềng gần trong khu vực Biển Đông.

Đài Loan, cũng giống như Hồng Kông trước khi được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, có lợi thế là một nơi theo văn hóa Trung Hoa nhưng không bị Trung Quốc cai trị. Các mối liên kết thương mại với đại lục cũng đã có từ lâu đời như ở Hồng Kông, với chiều sâu gần như tương tự. Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại chiếm gần một phần ba kim ngạch thương mại của Đài Loan. Continue reading “Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?”

Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông

Nguồn: David Fickling, “Tokyo’s Too Cautious to Take Hong Kong’s Mantle”, Bloomberg, 03/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Ba thập niên trước, sẽ là kỳ quặc khi hỏi “Thành phố nào sẽ trở thành trung tâm tài chính của châu Á?” Chắc chắn là Tokyo rồi. Hiện tại cũng như trong tương lai.

Thành phố lớn nhất thế giới cũng là thủ đô của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nơi tọa lạc các quỹ lương hưu lớn nhất thế giới sau Mỹ. Đồng yên Nhật là đồng tiền được trao đổi nhiều chỉ sau đô la Mỹ và đồng Euro, và Nhật là nguồn FDI lớn nhất thế giới năm 2018 với tổng kim ngạch đạt mức 143 tỉ đô la Mỹ. Các nhân viên ngân hàng cao cấp ở Hồng Kông vẫn thường được gọi là “giám đốc khu vực châu Á trừ Nhật,” như thể đất nước này quan trọng bằng phần còn lại của cả châu lục. Continue reading “Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông”

Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?

Nguồn: David Fickling, “Hong Kong’s Dimming Light Poses an Urgent QuestionBloomberg, 2/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo nên Hồng Kông hiện đại, và họ cũng có thể hủy hoại nó.

Vào năm 1940, chỉ có một ứng viên cho vai trò thủ phủ tài chính của châu Á, đó là Thượng Hải. Với tổng kim ngạch thương mại và đầu tư gấp 10 lần Hồng Kông, đó là một “trung tâm quốc tế lớn” so với “ngôi làng nhỏ ” ở phía nam, theo lời một nguyên thống đốc của cựu thuộc địa Anh này.

Những năm cuối đầy hỗn loạn của cuộc nội chiến Trung Quốc đã thay đổi mọi chuyện. Đến lúc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập vào năm 1949, chiến tranh và siêu lạm phát đã tạo nên một làn sóng 1,5 triệu người vượt qua sông Thâm Quyến. Họ đem theo nguồn vốn và chuyên môn để tạo nên sự tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế Hồng Kông hậu chiến tranh. Nhiều người trong số những tài phiệt nổi tiếng của thành phố, bao gồm ông Chen Yu-tung quá cố, và các đại gia bất động sản như Lee Shau Kee, Peter Woo và dòng họ Kwok đã đến thành phố này trong thời kỳ biến động đó. Continue reading “Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?”

Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?

Nguồn: Where do the Asian tiger economies go from here?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trong thời kỳ hoàng kim, các con hổ cũng gặp phải những kẻ gièm pha. Hai mươi lăm năm trước vào đúng tháng này, Paul Krugman, một nhà kinh tế, đã viết trên tờ Foreign Affairs, một tạp chí chính sách của Mỹ, một bài có tựa đề “Những hiểu lầm về Sự thần kỳ Châu Á”. Ông lập luận rằng khi nhìn kỹ lại, các nền kinh tế dường như năng động của Châu Á cho thấy “ít bằng chứng một cách đáng ngạc nhiên về sự cải thiện năng suất”. Thay vào đó, tăng trưởng của họ phụ thuộc vào việc gia tăng nhanh chóng đầu vào về lao động, vốn, vv…. Đó là một phép màu dựa trên “mồ hôi” (perspiration) chứ không phải sự “sáng tạo” (inspiration). Đặc biệt, Singapore “đã tăng trưởng thông qua việc huy động các nguồn lực có thể khiến Stalin cũng phải tự hào”, Krugman viết. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?”

Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?

Nguồn: Will age weaken the Asian tiger economies?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào lúc 4h30 sáng, hàng trăm người đã tràn ra đường bên ngoài ga Namguro ở Seoul. Họ không tới đây để đón tàu, vốn chỉ hoạt động sau một giờ nữa. Họ cũng không bị thu hút bởi các quán ăn sáng (bán xúc xích và bánh mỳ dẹt), các phòng hát trên lầu (cung cấp dịch vụ karaoke) hoặc các spa dưới tầng hầm (cung cấp những gì ai cũng biết). Thay vào đó, họ đến đây để cung cấp sức lao động của mình nhằm đổi lấy một ngày lương tại bất kỳ công trường xây dựng nào đang cần thêm lao động. Trong khi chờ được trả giá, họ hút thuốc, ngồi xổm và ho. Và họ không nói tiếng Hàn mà là tiếng Quan thoại.

Hàn Quốc từng là một nước xuất khẩu lao động ròng. Vào những năm 1970, các công nhân của các công ty nước này đã xây dựng những con đường ở Ả Rập Saudi, thường vào ban đêm dưới ánh đèn. Nhưng những người nhập cư, bao gồm cả những người Trung Quốc đang tập trung tại Namguro, hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong lực lượng lao động. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?

Nguồn: Does democracy hurt or help growth in the tiger economies of Asia?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Eo biển Đài Loan thường được mô tả là một điểm nóng tiềm tàng. Trên vùng biển hẹp này, Trung Quốc đang chỉa hàng ngàn tên lửa vào quốc gia mà họ coi là một tỉnh nổi loạn. Nhưng đối với những người làm việc tại Formosa 1, một trang trại điện gió ngoài khơi, eo biển này là một cái gì đó rất khác. “Đây là nơi có luồng gió tốt nhất thế giới.” Một kỹ sư cất lời, mắt nhìn vào một cụm tuabin trên mặt nước màu lam ngọc.

Khi bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi có quy mô thương mại đầu tiên của Châu Á bên ngoài Trung Quốc và là trang trại đầu tiên trong số nhiều trang trại tương tự được quy hoạch ở eo biển này. Việc Đài Loan đón nhận điện gió đi kèm với quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp lo ngại điều này sẽ khiến hòn đảo thiếu điện, đe dọa nền kinh tế. Cuộc tranh luận đã có lúc trở nên quá lố: các nhà lập pháp đã ẩu đả với nhau trong quốc hội. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó

Nguồn: Natasha Kassam, “China Has Lost Taiwan, and It Knows It”, The New York Times, 01/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

“Không thể nào thành công,” đó là nội dung tweet bằng tiếng Hoa của bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào ngày 5 tháng 11, sau khi chính phủ Trung Quốc công bố một loạt chính sách nhằm lôi kéo các công ty và người dân Đài Loan đến đại lục.

“26 biện pháp mới của Bắc Kinh là một phần của nỗ lực nhằm áp đặt hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan,” nội dung tweet của bà Thái viết, nhắc đến nguyên tắc mà Hồng Kông, một lãnh thổ khác mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoàn toàn kiểm soát trong tương lai, được cai trị lúc này, với sự tự trị được đảm bảo phần nào từ Bắc Kinh. “Tôi muốn nói rõ rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và ép buộc chúng ta phải chấp nhận ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không bao giờ thành công.” Những người biểu tình ở Hồng Kông trong nhiều tháng qua có thể xem là đã lên tiếng rằng nguyên tắc trên là một điều dối trá. Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó”