Bên trong kênh liên lạc bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: Demetri Sevastopulo, “The inside story of the secret backchannel between the US and China,” Financial Times, 25/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hai quan chức hàng đầu Jake Sullivan và Vương Nghị đã lặng lẽ gặp nhau để ổn định quan hệ Mỹ-Trung tại các hội nghị thượng đỉnh ‘âm thầm và kín đáo’ trên khắp thế giới.

Ba tháng sau khi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Mỹ, khiến quan hệ với Bắc Kinh rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1979, Jake Sullivan đã bắt đầu nhiệm vụ bí mật của riêng mình. Continue reading “Bên trong kênh liên lạc bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc”

Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất

Nguồn: Dư Đông Huy, 中评关注:中美最新战略沟通之同与不同, CRNTT, 29/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 27 đến 28 tháng 8, ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Vương Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã tiến hành một vòng trao đổi chiến lược mới với Jake Sullivan – Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.

Đánh giá từ báo cáo cuộc họp được hai bên công bố, lập trường của hai bên có những điểm tương đồng và đã đạt được một số đồng thuận mới. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn nhiều khác biệt và bất đồng sâu sắc. Continue reading “Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất”

Trung Quốc lại hạn chế xuất khẩu một loại khoáng sản quan trọng khác

Nguồn: Christina Lu, “China Tightens Its Grip on Yet Another Critical Mineral,” Foreign Policy, 23/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và hiện tại, Mỹ không còn nhiều lựa chọn thay thế.

Hơn một năm sau khi Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại khi áp lệnh kiểm soát xuất khẩu gallium và germanium, hai nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất chip, trong tháng này, Bắc Kinh lại một lần nữa thể hiện sức mạnh của mình  bằng cách tuyên bố hạn chế một kim loại quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khác: antimony. Continue reading “Trung Quốc lại hạn chế xuất khẩu một loại khoáng sản quan trọng khác”

Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine has crossed Moscow’s and Washington’s red lines,” Financial Times, 26/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Zelenskyy sẵn sàng bỏ qua lời đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng chính quyền Biden vẫn cảnh giác với việc leo thang chiến tranh.

Bằng cuộc tấn công vào Kursk, Ukraine không chỉ vượt qua biên giới Nga mà còn vượt qua cả những lằn ranh đỏ được Washington đặt ra.

Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ và tồn tại như một quốc gia có chủ quyền. Bất kỳ gợi ý nào cho rằng cuộc chiến có thể diễn ra trên đất Nga đều bị xem là nguy hiểm. Continue reading “Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington”

So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại

Nguồn: The 2024 Candidates on Foreign Policy,” Council on Foreign Relations, 26/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tài liệu này điểm qua mười lĩnh vực chủ chốt trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Phó Tổng thống Kamala Harris đang tranh cử tổng thống trong khi chính quyền Biden – Harris đang đối mặt với nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và Dải Gaza, tình trạng di cư gia tăng, và căng thẳng với Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tranh cử để có thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông, đánh dấu một sự khác biệt rõ rệt với các chính quyền tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước đây. Continue reading “So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại”

Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân

Nguồn: Chu Ba, “The U.S. and China Can Lead the Way on Nuclear Threat Reduction,” Foreign Policy, 20/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính sách “không sử dụng trước tiên” là hình mẫu cho các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vai trò của vũ khí hạt nhân đã dần được nâng cao. Các kho vũ khí hạt nhân đang được tăng cường trên khắp thế giới, với nhiều quốc gia hạt nhân tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí của họ. Hồi tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết liên minh này đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân, đưa chúng ra khỏi kho và đặt chúng ở chế độ chờ. Robert C. O’Brien, cựu cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã thúc giục ông tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân nếu ông giành được nhiệm kỳ mới, lập luận rằng điều đó sẽ giúp Mỹ “duy trì ưu thế về kỹ thuật và số lượng so với tổng dự trữ hạt nhân của Trung Quốc và Nga.” Continue reading “Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân”

Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Dangerous Decline in Israeli Strategy,” Foreign Policy, 16/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều thập kỷ, dự án Phục quốc Do Thái đang dần thất bại trong việc tự bảo vệ mình.

Israel đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Người dân nước này đang bị chia rẽ sâu sắc và tình trạng này khó có thể cải thiện. Họ cũng đang sa lầy vào một cuộc chiến bất phân thắng bại ở Gaza, với quân đội bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, và một cuộc chiến rộng lớn hơn với Hezbollah hoặc Iran vẫn có khả năng xảy ra. Nền kinh tế Israel đang gặp khó khăn nặng nề, và tờ Times of Israel gần đây đưa tin rằng có tới 60.000 doanh nghiệp có thể phải đóng cửa trong năm nay. Continue reading “Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel”

“Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức

Nguồn: Daniel R. DePetris và Jennifer Kavanagh, “The ‘Axis of Evil’ Is Overhyped,” Foreign Policy, 14/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đối thủ lớn nhất của Mỹ không phải là một mối đe dọa thống nhất.

Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen vào tháng 7, John McLaughlin, một quan chức tình báo lâu năm của Mỹ, đã mô tả mối đe dọa từ Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, và Nga là “đặc điểm nổi bật của thế giới chúng ta hiện nay.” McLaughlin, người từng giữ quyền giám đốc CIA, còn cảnh báo rằng các đối thủ của Mỹ đã “thành lập một nhóm” và ngày càng hợp tác để chống lại Washington và các đồng minh. Continue reading ““Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức”

Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “China’s Real Economic Crisis,” Foreign Affairs, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh không chịu từ bỏ một mô hình thất bại?

Nền kinh tế Trung Quốc đang bế tắc. Sau quyết định của Bắc Kinh – đột ngột chấm dứt chính sách “zero COVID” hà khắc vào cuối năm 2022, nhiều nhà quan sát cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ nhanh chóng quay trở lại. Sau nhiều năm phong tỏa vì đại dịch khiến một số lĩnh vực kinh tế gần như đình trệ, việc đất nước mở cửa trở lại được cho là sẽ châm ngòi cho một sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng thay vào đó, sự phục hồi đã chững lại, với GDP tăng trưởng chậm chạp, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm, xung đột ngày càng gay gắt với phương Tây, và giá bất động sản lao dốc khiến một số công ty lớn nhất nước vỡ nợ. Vào tháng 7/2024, dữ liệu chính thức của Trung Quốc tiết lộ rằng tăng trưởng GDP đang tụt lại sau mục tiêu của chính phủ, khoảng 5%. Chính phủ cuối cùng đã cho phép người dân Trung Quốc rời khỏi nhà, nhưng họ không thể ra lệnh cho nền kinh tế trở lại sức mạnh trước đây. Continue reading “Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?”

Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

Nguồn: Wang Jisi, Hu Ran, và Zhao Jianwei, “Does China Prefer Harris or Trump,” Foreign Affairs, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vì sao các chiến lược gia Trung Quốc lại cho rằng ít có sự khác biệt giữa hai ứng cử viên

Trong những tuần gần đây, các biến động trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay từ trước mùa hè, các nước đã tính toán đến những hệ quả từ việc cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, hoặc ngược lại, những gì mà một nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Joe Biden có thể mang đến. Với nhiều nước, hai kịch bản này mở ra những viễn cảnh hoàn toàn khác nhau về địa chính trị và vai trò tương lai của nước Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?”

Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ

Nguồn: Phòng Ninh, 房宁:社会结构演变深刻影响美国政治, Aisixiang, 13/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong xã hội hậu hiện đại, cơ cấu xã hội, các nhóm xã hội và bản sắc chính trị của con người ở các nước phát triển phương Tây đã nảy sinh những biến đổi mang tính lịch sử. Trong đó, lập trường chính trị của cử tri Mỹ đã không còn đơn thuần dựa trên kinh tế, mà đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như sắc tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác… Sắc tộc là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong số này. Điều này phản ánh tính đa nguyên và phức tạp được cấu thành bởi bản sắc chính trị và các nhóm chính trị trong xã hội hậu hiện đại. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết sâu sắc hơn về logic nội tại của nền chính trị Mỹ, nhằm đáp ứng những xu thế mới trong bầu cử. Continue reading “Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ”

Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: Jakub Grygiel, “The Right Way to Quickly End the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 25/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vì từ bỏ Kyiv, Washington nên cung cấp công cụ để Ukraine giành chiến thắng.

Người Mỹ đã rơi vào bế tắc ở Ukraine. Cách tiếp cận từng bước của Tổng thống Joe Biden không hiệu quả. Thay vào đó, nó đã dẫn đến một cuộc chiến tiêu hao kéo dài và bi thảm. Thành tích chững lại của Ukraine trong năm qua đã làm dấy lên viễn cảnh nghiệt ngã về một chiến thắng của Nga, khiến Kyiv sụp đổ trước đế chế của Moscow. Continue reading “Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine”

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc

Nguồn: Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan, “The Limits of the China Chip Ban,” Foreign Affairs, 24/07/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington rốt cuộc lại có thể có lợi cho Bắc Kinh

Vào năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị để sản xuất chúng tại Trung Quốc. Mục tiêu công khai của các biện pháp hạn chế này là nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc phát triển được các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sử dụng để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường khác. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định rằng các biện pháp kiểm soát này “tập trung hết sức” vào việc ngăn chặn khả năng phát triển quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có thể bảo vệ lợi thế công nghệ và kinh tế của Mỹ so với Trung Quốc. Mặc dù việc dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không được chính thức nêu rõ là một mục tiêu của các biện pháp hạn chế, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Raimondo và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã thường xuyên khẳng định đây là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh kinh tế của quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Continue reading “Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc”

Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Harris and a fear-filled campaign?,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tiết lộ ứng viên nào khiến cử tri sợ hãi nhất.

Mỗi khi nhắc đến kịch tính chính trị, người Mỹ vẫn là nhà vô địch thế giới không thể chối cãi. Joe Biden đã công bố quyết định không tái tranh cử tổng thống chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt của Donald Trump.

Dù những tình tiết bất ngờ trong cuộc bầu cử vẫn tiếp tục gây sốc và bối rối, nhưng những khía cạnh khác của cuộc đua tổng thống năm nay lại diễn ra theo một kịch bản có thể đoán trước được. Từ trước khi Biden chấp nhận điều không thể tránh khỏi và từ chức, rõ ràng là cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều sẽ tiến hành các chiến dịch dựa trên nỗi sợ. Continue reading “Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ”

Di sản đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng: Định hình chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Sự ra đi của Tổng Bí thư (TBT) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng đã để lại một khoảng trống lãnh đạo khó lấp đầy, không chỉ vì di sản chính trị mà ông để lại mà còn  vì sự nhạy bén ngoại giao của ông. Lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng, ông đã khéo léo thực hiện việc “xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước lớn”.

TBT Trọng nhậm chức vào năm 2011, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông. Trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Trung Quốc năm đó, hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, bao gồm cả tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa. Động thái này thể hiện phương châm của TBT Trọng và Việt Nam trong việc tách biệt vấn đề Biển Đông khỏi các lĩnh vực hợp tác khác với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn xung đột trên biển, đồng thời xây dựng quan hệ song phương ổn định. Continue reading “Di sản đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng: Định hình chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam”

Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?

Nguồn: Mathieu Droin, Kelly A. Grieco, và Happymon Jacob, “Why NATO Should Stay Out of Asia,” Foreign Affairs, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hiện diện của liên minh sẽ chỉ khiến khu vực này trở nên kém an toàn hơn, chứ không phải an toàn hơn.

Cách đây vài tuần, khi viết trên tạp chí Foreign Affairs, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã nhắm vào Bắc Kinh, lên án sự ủng hộ của nước này đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tuyên bố rằng NATO đã bước vào một kỷ nguyên mới của “cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc.” Tình hình này “cho thấy rằng trong thế giới ngày nay, an ninh không phải là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu,” ông viết, đồng thời cho biết thêm rằng “an ninh của châu Âu ảnh hưởng đến châu Á và an ninh của châu Á ảnh hưởng đến châu Âu.” Thật ra đây không phải là một ý kiến mới. Stoltenberg từ lâu đã ủng hộ một vai trò lớn hơn của NATO trong việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Mọi thứ đều đan xen vào nhau,” ông nói vào tháng 6, đề cập đến an ninh châu Âu và châu Á tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, “và do đó, chúng ta cần cùng nhau giải quyết những thách thức này.” Continue reading “Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?”

Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó

Nguồn: Timothy Snyder, “The Republican blueprint for power contains the seeds of its own demise,” Financial Times, 20/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn chưa quá muộn để ngăn chặn trật tự chính trị Mỹ trượt vào hố sâu chuyên chế, đầu sỏ, hoặc vô chính phủ.

Tuần trước, Đảng Cộng hòa đã nhắc nhở chúng ta về các lựa chọn thay thế cho một nền cộng hòa khi tổ chức một đại hội trong đó cho thấy nước Mỹ có thể bị hạ bệ như thế nào. Họ đã trở thành minh chứng cho ba hình thức của sụp đổ: chuyên chế, đầu sỏ, và vô chính phủ. Continue reading “Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó”

Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris

Nguồn: Edward Luce, “Joe Biden’s historic decision puts Kamala Harris in uncharted territory,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng Dân chủ giờ đây phải quyết định giữa việc đề cử bà Kamala Harris làm ứng viên tranh cử tổng thống hay một đại hội gây chia rẽ.

Joe Biden đã làm nên lịch sử. Tổng thống lớn tuổi nhất nước Mỹ đã trở thành người đầu tiên tự nguyện từ bỏ quyền lực kể từ Lyndon Johnson năm 1968 và trước đó là George Washington năm 1796. Quyết định rút khỏi cuộc tranh cử của ông – được đưa ra sau nhiều tuần tranh luận căng thẳng giữa các đảng viên Dân chủ về khả năng nhận thức suy yếu của Tổng thống – nhiều khả năng sẽ còn dẫn đến những điều “đầu tiên” khác, mang tính lịch sử hơn. Việc Biden ủng hộ phó tổng thống của mình, Kamala Harris, sẽ mở đường để một phụ nữ không phải người da trắng lần đầu tiên được đề cử cho ghế tổng thống. Nếu bà giành chiến thắng trong đại hội đảng vào tháng tới, Harris sẽ bắt đầu cuộc tổng tuyển cử chính thức với một cơ hội tương đối để đánh bại Donald Trump. Continue reading “Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris”

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?

Nguồn: Ryan Hass, “Avoiding War in the South China Sea,” Foreign Affairs, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào Mỹ có thể hỗ trợ Philippines mà không cần tấn công Trung Quốc?

Trong năm nay, các quan chức Mỹ đã liên tục gửi tín hiệu riêng tư và công khai tới những người đồng cấp Trung Quốc, rằng Mỹ kiên định với các cam kết liên minh với Philippines. Thông điệp này nhằm mục đích cảnh báo Trung Quốc không nên vượt quá giới hạn của Mỹ bằng các nỗ lực cản trở tiếp cận Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm ở Biển Đông, nơi tàu Sierra Madre của Philippines đang đóng vai trò là tiền đồn cho binh lính Philippines. Hồi tháng 5, Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos, Jr., đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cảnh báo rằng nếu một công dân Philippines bị giết bởi một hành động cố ý, điều đó sẽ “rất, rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh,” theo đó có thể buộc Philippines phải viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Mỹ. Continue reading “Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?”

Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden’s Frailty Doesn’t Endanger America,” Foreign Policy, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao tình trạng thể chất suy yếu của tổng thống không làm cho nước Mỹ dễ bị tổn thương hơn?

Những ngày này, câu hỏi nhức nhối trên chính trường Mỹ là liệu Joe Biden có rút khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 hay không. Cho đến nay, ông đã phớt lờ những lời kêu gọi rút lui, nhưng không ai có thể đoán được ông (và Đảng Dân chủ) cuối cùng sẽ làm gì – hoặc điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Các chuyên gia chính trị là người hưởng lợi chính trong vụ ồn ào này, và các nhà bình luận trên khắp phổ chính trị đã liên tục đưa ra ý kiến kể từ cuộc tranh luận tai tiếng ngày 27/06. Continue reading “Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ”