Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ

trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “The Trumping of US Foreign Policy”, Project Syndicate, 29/07/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, vốn đã kéo dài và ồn ào, chắc chắn sẽ càng trở nên kéo dài và ồn ào hơn trong những tháng tới, khi ứng cử viên được chọn của hai đảng đối mặt nhau trước cuộc bầu cử tháng 11. Tuy vậy, cử tri sẽ có lựa chọn dứt khoát đối với hai ứng viên, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.

Ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton hứa hẹn về sự tiếp nối. Một chính quyền Clinton vẫn sẽ là một đối tác thiện chí đối với bạn bè và đồng minh của Mỹ, và sẽ làm rõ với các đối thủ của Mỹ rằng đường lối chung của chính sách đối ngoại Mỹ sẽ không thay đổi. Chính sách hiện tại của Mỹ, có nguồn gốc dựa trên sức mạnh và được dẫn dắt bởi chủ nghĩa thục dụng đã khá thành công trong việc bảo đảm hoà bình và ổn định trong nhiều thập kỷ. Continue reading “Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ”

Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ

electoralcol

Nguồn: Elizabeth Drew, “Understanding America’s Electoral College”, Project Syndicate, 08/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai đang theo dõi cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng các cuộc thăm dò dư luận quốc gia không cung cấp một bức tranh chính xác về diễn biến của cuộc bầu cử này. Do sự tồn tại của Đại cử tri đoàn ở Mỹ, vấn đề cuối cùng không phải là ai thắng được nhiều phiếu nhất trên cả nước, mà là ai chiến thắng ở các tiểu bang nào.

Mỗi tiểu bang được trao một số lượng phiếu đại cử tri nhất định, tùy thuộc vào quy mô dân số của tiểu bang đó. Ứng cử viên nào vượt ngưỡng 270 phiếu Đại cử tri sẽ thắng cử tổng thống. Continue reading “Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ”

Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ

wallst_2024297b

Nguồn: Simon Johnson, “The Republican Bankruptcy Illusion”, Project Syndicate, 31/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ đây đã có sự đồng thuận gần như tuyệt đối rằng đạo luật cải tổ tài chính Dodd-Frank của Mỹ, được thông qua năm 2010, đã không chấm dứt được các vấn đề liên quan đến một số ngân hàng “quá lớn để sụp đổ”. Tuy nhiên, khi nói tới những giải pháp được đề xuất thì lại không tồn tại bất kỳ sự đồng thuận nào như vậy. Ngược lại, điều tiết ngành tài chính đã trở thành một vấn đề chủ chốt trong các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 11 này.

Vậy ai là người có kế hoạch khả thi và tốt hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới các công ty tài chính khổng lồ? Những người thuộc Đảng Dân chủ đã có một chiến lược được chấp thuận và có thể thực hiện được, điều sẽ đem lại một sự cải thiện rõ ràng so với tình thế hiện tại. Nhưng không may là đề xuất của Đảng Cộng hòa lại là một công thức cho thảm họa lớn hơn những gì mà nước Mỹ (và cả thế giới) đã trải qua năm 2008. Continue reading “Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ”

Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?

GOP

Nguồn:Why is the Republican Party known as the GOP“, History, 25/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những chữ viết tắt tên gọi Đảng Cộng hòa – “GOP” – có nghĩa là “Grand Old Party”, tức “Đảng Vĩ đại kỳ cựu”. Vào đầu những năm 1870, các chính trị gia và báo giới bắt đầu gọi Đảng Cộng hòa bằng cả hai tên gọi “Đảng Vĩ đại kỳ cựu” và “Đảng Hào hiệp kỳ cựu” (gallant old party) để nhấn mạnh vai trò của nó trong việc duy trì Liên minh (miền Bắc) trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Ví dụ, Đảng Cộng hòa của bang Minnesota đã thông qua một cương lĩnh vào năm 1874 tuyên bố “đảm bảo rằng đảng vĩ đại kỳ cựu đã cứu đất nước vẫn giữ vững các nguyên tắc đã sinh ra nó.” Tuy nhiên, dù có biệt danh như vậy, “đảng vĩ đại kỳ cựu” chỉ là một đảng trẻ tuổi trong những năm đầu thập niên 1870 do Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi các cựu thành viên Đảng Whig để chống lại sự bành trướng của chế độ nô lệ vào các lãnh thổ miền tây Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?”

Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?

PUTIN-TRUMP

Nguồn: Nina Khrusheva, “Does Putin really want a Trump presidency?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các vụ bê bối thư điện tử đang gây bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Thứ nhất, bà Clinton từng bị phát hiện sử dụng một hệ thống máy chủ cá nhân trong công việc khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, do đó Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tiến hành điều tra và chỉ trích bà vì đã “quá bất cẩn.” Giờ đây những tin tặc mà Mỹ nhận định hiện đang làm việc cho Nga đã thông qua Wikileaks tiết lộ một loạt các email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC), trong đó đề cập tới việc các lãnh đạo của DNC ủng hộ bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này. Ngoài ra, các tin tặc của Nga còn bị nghi ngờ đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính được sử dụng để phục vụ các chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Continue reading “Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?”

Trump: Mỗi năm người Mỹ làm việc không công 4 tháng rưỡi

trumptax

Tác giả: Donald Trump

Sự thật nghịch lý là thuế suất hiện nay quá cao còn tiền thu từ thuế thì quá thấp và cách hợp lý nhất để tăng thu về lâu về dài là giảm ngay thuế suất – Tổng thống John F. Kennedy

Mười sáu tiếng đầu tiên trong tuần làm việc 40 giờ của bạn là số giờ bạn làm không công. Nói

khác đi, 4 tháng rưỡi đầu của cả năm, bạn làm việc tuyệt đối không công – chính phủ sung công đến tận đồng xu cuối cùng trong số tiền mà bạn phải vất vả mới kiếm được dưới hình thức thuế. Thật kinh khủng.

Tất cả sự cướp bóc kinh tế này đã là đủ chướng tai gai mắt rồi, song điều khiến ta giận sôi gan không kém là việc chính phủ cũng cướp đi của bạn một lượng thời gian và tự do. Hãy hình dung mỗi tuần bạn sẽ có thêm 16 tiếng để dành cho gia đình, hoặc làm tình nguyện thêm 16 tiếng mỗi tuần cho hội từ thiện mà bạn yêu thích, hoặc dùng 16 tiếng dư ra mỗi tuần ấy để phát triển công việc kinh doanh hay đầu tư cho dự án khởi nghiệp tiếp theo. Continue reading “Trump: Mỗi năm người Mỹ làm việc không công 4 tháng rưỡi”

Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?

Israelus

Nguồn: Shlomo Ben – Ami, “How Israel is losing America”, Project Syndicate, 06/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà ngoại giao quá cố người Mỹ George Ball đã từng lập luận rằng Israel cần được giải cứu khỏi những chính sách tự sát dù bản thân Israel không mong muốn. Trong một bài báo năm 1977 trên tạp chí Foreign Affairs, ông đã kêu gọi thúc đẩy một cách cân bằng đối với các nước Ả Rập lẫn Israel để hướng tới hòa bình (thay vì ưu tiên lợi ích Israel hơn). Tuy nhiên trong khi lập trường thực dụng của Ball về xung đột Israel-Palestine không phải là hiếm trong giới quan chức ngoại giao Mỹ, nó vẫn nằm ngoài khả năng đối với giới cầm quyền chính trị ở Mỹ, vốn từ lâu đã duy trì một sự đồng thuận (ủng hộ) gần như thiêng liêng đối với Israel – cho đến tận bây giờ. Continue reading “Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?”

Tại sao Mỹ không nên theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?

protectAM

Nguồn: Barry Eichengreen, “What’s the Problem With Protectionism?”, Project Syndicate, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều chúng ta có thể chắc chắn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới là vị tân tổng thống sẽ không phải là một người cam kết ủng hộ tự do thương mại. Người gần như sẽ trở thành ứng viên Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, thì chỉ là một người ủng hộ nửa vời đối với tự do thương mại, và cụ thể là với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đối thủ bên Đảng Cộng hòa của bà, Donald Trump, cũng cực lực phản đối những thỏa thuận thương mại sẽ làm mở cửa thị trường Mỹ. Đi ngược lại với truyền thống của Đảng Cộng hòa, ông Trump dự kiến sẽ đánh thuế 35% đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu từ các nhà máy của Tập đoàn Ford ở Mexico và đánh thuế 45% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?”

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

trumpchina

Tác giả: Donald Trump

“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.

Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.

Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Continue reading “Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Những điều châu Á cần biết về Trump

donald-trump8

Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.

Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Những điều châu Á cần biết về Trump”

Phong trào Brexit và Donald Trump có điểm gì chung?

Britain EU

Nguồn: John Cassidy, “What Do the Brexit Movement and Donald Trump Have in Common?”, The New Yorker, 23/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng dự kiến vào thứ Năm, cử tri Vương quốc Anh sẽ từ chối việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Tương tự như thế, nếu mọi việc diễn ra như dự kiến vào tháng 11, cử tri Mỹ sẽ không bầu Trump làm tổng thống. Cả hai kết quả đều sẽ làm chúng ta yên tâm, nhưng những kết quả này sẽ không dẫn đến sự chấm dứt của chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở hai bờ Đại Tây Dương, chúng có thể chỉ đơn thuần là những điểm cao mới.

Khi cuộc trưng cầu dân ý Brexit chấm dứt, hàng chục triệu người Anh sẽ chắc chắn đã bỏ phiếu để phản đối góc nhìn tự do về một châu Âu thống nhất và đồng hóa. Ở đất nước này (Mỹ), thậm chí sau những tuần lễ đầy thảm họa đối với Donald Trump, một cuộc thăm dò mới bởi Đại học Quinnipiac cho thấy ở những bang quan trọng như Pennsylvania và Ohio, ông Trump vẫn đeo bám sát nút với bà Hillary Clinton về mặt thống kê. Continue reading “Phong trào Brexit và Donald Trump có điểm gì chung?”

Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ

tpp1

Nguồn: Roger Cohen, “If the Trans-Pacific Partnership Crumbles, China Wins”, The New York Times, 02/06/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người Mỹ đã sống ở Tp. Hồ Chí Minh được vài năm một hôm nói với tôi: “Ông biết không, ở đây người ta vẫn nhìn chúng ta theo cách chúng ta muốn. Nước Mỹ đồng nghĩa với cơ hội, dựng nghiệp và thành công. Điều đó không còn xảy ra ở nhiều nơi nữa”.

Bốn thập niên sau chiến tranh, trong một trong những điều khó hiểu nhưng gây an ủi nhất thế giới, Hoa Kỳ được cảm nhận hết sức tích cực tại Việt Nam, điều được phản ánh trong sự nồng nhiệt chào đón Tổng thống Obama trong chuyến thăm ba ngày hồi tháng trước. Ở đất nước 94 triệu người đang phát triển nhanh chóng này, nơi khoảng một phần ba dân chúng sử dụng Facebook, nước Mỹ là một đối trọng với kẻ thù lâu đời của Việt Nam là Trung Quốc, và là biểu tượng của sự thịnh vượng mà giới trẻ tìm kiếm. Continue reading “Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ”

Donald Trump: “Kẻ hủy diệt”

Trumpbbc

Nguồn: Simon Johnson, “Donald the Destroyer”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng viên dự kiến của Đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây, rõ ràng không phải là một đảng viên Cộng hòa chuẩn mực. Giới lãnh đạo Đảng và các quan chức dân cử chống lại ông này trong suốt kỳ bầu cử sơ bộ, và rất nhiều người vẫn chỉ miễn cưỡng ủng hộ ông. Trump hiện đang hướng một vài đề xuất chính sách của mình nghiêng về các tư tưởng dòng chính của Đảng Cộng hòa, nhưng ông cũng kiên quyết duy trì bản sắc riêng biệt của mình.

Sự pha trộn ý thức hệ kéo theo đó bao gồm ba cấu phần chính: tâm lý thù địch và kỳ thị người nhập cư, luận điệu ngông cuồng chống tự do thương mại, và cảm tính chống chính phủ cực đoan. Nếu tách ra riêng lẻ, bất kỳ thứ nào trong số đó cũng đều nguy hiểm. Và nếu đặt cạnh nhau, chúng sẽ gây ra một đòn choáng váng đối với sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và toàn cầu, đồng thời cũng làm suy yếu an ninh quốc gia và quốc tế. Continue reading “Donald Trump: “Kẻ hủy diệt””

TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?

ASEANc

Nguồn: Alice Ba, “Will the TPP and OBOR challenge ASEAN centrality?”, East Asia Forum, 20/05/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong năm 2016, Đông Nam Á nhận thấy họ đã tham gia vào các sáng kiến khu vực chủ động do các cường quốc lãnh đạo. Trong khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt vừa được ký, nhưng đang đợi phê chuẩn, là một trong những nỗ lực như vậy, thì sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc, bao gồm dự án trên bộ “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” nêu bật sự can dự chủ động và tự tin ngày càng tăng của nước này.

Các sáng kiến này không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn tiềm tàng khả năng thách thức vai trò trung tâm của ASEAN. Continue reading “TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?”

Đảng Cộng hòa trên lưng con hổ Donald Trump

Nguồn: Theda Skocpol, “Republicans Ride the Trump Tiger”, Project Syndicate, 30/05/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt một tuần lễ vào cuối tháng 5, Donald J. Trump – gần như chắc chắn sẽ trở thành ứng viên chính thức đại diện Đảng Cộng hòa (GOP) tranh cử Tổng thống Mỹ – như thường lệ lại tiếp tục trở thành tiêu điểm trên các mặt báo. Ông tuyên bố rằng một cựu Tổng thống Mỹ nổi tiếng (Bill Clinton) là “tên hiếp dâm”, liên tục lật ngược quan điểm từ chính sách này đến chính khác, tự hào tuyên bố người sẽ là Phó Tổng thống của mình có thể là “bất kỳ ai” trong số những người ủng hộ ông, và phát biểu với Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) rằng Hillary Clinton – gần như sẽ là ứng viên tranh cử đại diện Đảng Dân chủ – sẽ “phóng thích những tên tội phạm hung hãn.”

Xét từ quan điểm toàn cầu, có lẽ điều đáng lo ngại nhất chính là chỉ vài giờ sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập (EgyptAir) rơi ở Địa Trung Hải và còn lâu trước khi người ta biết được sự thật, Trump đã bắt đầu đưa ra những kết luận về những gì đã xảy ra và lên án mạnh mẽ “điểm yếu” của người Mỹ trước chủ nghĩa khủng bố. Continue reading “Đảng Cộng hòa trên lưng con hổ Donald Trump”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”

Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

US_MacArthur_Yoshida_19541104

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchKiichi Miyazawa (宮澤 喜一, 8/10/1919 – 28/6/2007) là thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật (Liberal Democratic Party, LDP), xuất thân từ gia đình danh giá, cha từng là nghị sĩ Quốc hội Nhật, ông nội từng là Bộ trưởng trong Chính phủ Nhật. Miyazawa tốt nghiệp khoa Luật Đại học Đế quốc Tokyo, năm 1942 làm viên chức ở Bộ Tài chính Nhật, từ đó bắt đầu tham gia chính trường. Từng giữ các cương vị: nghị sĩ Quốc hội (1953-1967), Bộ  trưởng Ngoại thương và Công nghiệp (1970-71), Bộ  trưởng Ngoại giao (1974-76), Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế (1977-78), Chánh Văn phòng Nội các (1984-86), Bộ  trưởng Tài chính (1986-88), Thủ tướng Chính phủ Nhật (11/1991-8/1993, nhưng từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của LDP. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật”

Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động

obamainvn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp 

Giới thiệu

Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ 22-25/5/2016 đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa trong việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Những gì hai cựu thù Chiến tranh Lạnh đạt được trong chuyến đi này đã đưa họ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, từ đó đặt nền móng cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn và thực chất hơn. Đặc biệt, mức độ tin tưởng lẫn nhau tăng cao qua chuyến thăm đã làm cho họ thoải mái hơn trong việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và quốc phòng trong tương lai, điều có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ khu vực.

Bài viết này đánh giá các kết quả chính của chuyến thăm và tác động của chúng. Bài viết được chia làm ba phần. Phần đầu tiên đánh giá các diễn tiến gần đây trong mối quan hệ đối tác ngày càng chín muồi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Phần thứ hai phân tích các kết quả về kinh tế, chính trị và chiến lược quan trọng nhất của chuyến thăm. Phần thứ ba đi sâu phân tích việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam bằng cách mổ xẻ những lý do chính dẫn tới quyết định của Washington cũng như những tác động của nó đối với quan hệ song phương và khu vực nói chung. Continue reading “Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động”