Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Năm 1968, với khẩu hiệu “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự lây lan của cuộc chiến đã trở nên trầm trọng và điều trị nó giống như phải điều trị căn bệnh ung thư. Tiến sỹ Henry Kissinger được mời làm Cố vấn An ninh quốc gia. Hai chính trị gia này trở thành những người điều chỉnh lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm. Để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, họ đã sử dụng chiến thuật thích hợp với hai cường quốc cộng sản (Liên Xô và Trung Quốc), chỗ dựa của cuộc chiến. Điều khá thú vị là hai cường quốc này lại biến Hoa Kỳ trở thành đồng minh của mình để chống lại nhau. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?

Nguồn: What the change of emperor means for Japan”, The Economist, 29/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 30/04/2019, Hoàng đế Nhật Bản Akihito (trong ảnh, bên phải) sẽ thoái vị sau 30 năm cai trị. Quyết định của vị hoàng đế 85 tuổi xảy đến như một cú sốc vì đây là lần đầu tiên một hoàng đế Nhật Bản thoái vị kể từ năm 1817. Con trai cả của Akihito, Thái tử Naruhito (trong ảnh, bên trái), sẽ trở thành hoàng đế thứ 126 của chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới, mà theo huyền thoại Nhật Bản có nguồn gốc trực tiếp từ nữ thần mặt trời Amaterasu trong Thần đạo (Shinto). Sự thay đổi ngôi vị hoàng đế có ý nghĩa như thế nào đối với Nhật Bản? Continue reading “Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?”

Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông

Tác giả: Lowell Baustita | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Bridging Troubled Waters: China, Japan, and Maritime Order in the East China Sea. Tác giả: James Manicom. Washington, D.C.: Georgetown University Press, 2014. Bìa mềm: 266pp.

Trong cuốn sách Hợp tác nơi Biển Dữ: Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông, James Manicom phản bác quan điểm truyền thống là cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ leo thang lên chiến tranh tổng lực. Cuốn sách đồng ý rằng Biển Hoa Đông sẽ là chiến trường cho đối đầu quân sự Trung-Nhật và vòng xoáy căng thẳng sẽ tiếp diễn; tuy nhiên, cuốn sách cũng lập luận thuyết phục rằng hợp tác sẽ tiếp tục. Continue reading “Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông”

Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe

Nguồn: Ian Buruma, “Japan First, Project Syndicate, 08/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả những con cá voi bây giờ cũng bị ảnh hưởng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm nay, Nhật Bản sẽ rút ra khỏi Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế (IWC) và tiếp tục săn bắt cá voi cho mục đích thương mại. Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng ăn thịt cá voi là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, mặc dù số người Nhật ăn thịt cá voi hiện tại rất ít so với nửa thế kỷ trước. Việc rời khỏi IWC có nghĩa là những người đánh bắt cá voi Nhật Bản chỉ có thể hoạt động ở vùng biển ven bờ nước này, nơi mà số cá voi còn tương đối ít.

Quyết định này là một món quà dành cho một số chính trị gia ở các khu vực vẫn còn hoạt động săn bắt cá voi, và cho những người dân tộc chủ nghĩa – những người cảm thấy bất mãn khi bị những người nước ngoài yêu cầu Nhật được và không được làm gì. Đó là bước đi hoàn toàn mang tính chính trị mà theo tờ báo theo trường phái tự do Asahi Shimbun là được truyền cảm hứng bởi sự chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Đây là một vấn đề kiểu “Nhật Bản trên hết”. Mặc dù Trump không để tâm tới chuyện đó, tuy nhiên sự khăng khăng của Nhật Bản liên quan chuyện đánh bắt cá voi đang làm xấu đi hình ảnh của đất nước này. Continue reading “Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe”

Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành                                                                     

Bài dưới đây lược dịch từ tư liệu “Tướng quân Lưu Á Châu: Đại chiến lược 20 năm tới của Trung Quốc” trên báo “Trịnh Châu Tân văn nhân” (7/2005), được “Hoàn cầu Thời báo” đăng lại.

Mỹ không bỏ châu Âu mà chú trọng châu Á là để phòng bị trước

Trong sách “Bàn về miền Tây” tôi có viết: “Người Mỹ đã đến trước cửa Trung Quốc rồi!” Cửa đây là cửa sau của TQ – Trung Á.[1] Trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn chưa chuyển về phía Đông; trong một thời gian khá lâu nữa cũng chưa có dấu hiệu chuyển về phía Đông. [Lưu ý: bài này Lưu Á Châu viết năm 2005].

Đối thủ ở châu Á của Mỹ không phải là TQ, Mỹ chưa coi TQ là đối thủ bằng vai phải lứa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan”

Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này. Continue reading “Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á”

Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu ngày 04/08/2018 đăng bài “Cần cảnh giác trước việc Nhật tích trữ một lượng lớn Plutonium” của  Dương Thừa Quân (Yang Cheng Jun), Nghiên cứu viên cấp cao Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc. Bài báo viết:

Báo “Tin tức Kinh tế Nhật ” hôm qua đưa tin: Hiện nay lượng dự trữ vật liệu Plutonium của Nhật là hơn 47 tấn, vượt xa nhu cầu [sản xuất điện] của các nhà máy điện hạt nhân. Nếu dùng số lượng Plutonium này chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN) thì có thể làm được hơn 6000 trái bom nguyên tử.

Nhật tích trữ một lượng Plutonium nhiều như vậy phải chăng có tồn tại khả năng mất kiểm soát? Theo ý kiến tác giả, ở đây cần phân tích xem liệu Nhật có hay không có ý đồ chủ quan và hành động khách quan nghiên cứu triển khai VKHN. Continue reading “Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân”

Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ

Nguồn: Satoru Nagao, “Japan’s nuclear reactors can power US–Asian security”, East Asia Forum, 23/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Hồi tháng Tư, chính sách xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Itochu, một công ty lớn của Nhật Bản, đã quyết định rút khỏi một dự án nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ do chi phí dành cho các biện pháp an toàn nhà máy điện hạt nhân tăng cao.

Sau trận động đất năm 2011 và thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau đó, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã không được tái khởi động. Kết quả là thị trường duy nhất cho ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản là ở nước ngoài. Nhưng nếu một công ty lớn như Itochu không thể tìm thấy đủ lợi ích kinh tế ở thị trường nước ngoài, thì việc liệu ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có thể tồn tại được hay không đang là một câu hỏi lớn. Continue reading “Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ”

Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?

Nguồn:After 150 years, why does the Meiji restoration matter”, The Economist, 05/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 1 năm 1868, một số samurai trẻ tuổi và những thương gia ủng hộ họ đã lật đổ chế độ Mạc Phủ Tokugawa của Nhật Bản cùng với bảy thế kỷ chế độ phong kiến. Cái gọi là Minh Trị Duy Tân đã mở đường cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng mà ngay cả những cải cách gần đây của Trung Quốc cũng không thể sánh bằng. Phong trào này đã đưa Nhật Bản bước vào hàng ngũ các cường quốc lớn trên thế giới. Chính phủ của ông Shinzo Abe đang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện này. Đối với ngài thủ tướng, câu chuyện tự hào về Minh Trị Duy Tân là một bài học về cách mà mọi người nên đón nhận sự hiện đại và thay đổi, trong khi vẫn tôn trọng truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người Nhật không cảm thấy thoải mái với cách diễn giải này. Continue reading “Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?”

Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?

Nguồn: Ian Buruma, “Why Is Japan Populist-Free?”, Project Syndicate, 10/01/2018.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả khi làn sóng dân túy cánh hữu đang quét qua Châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ và các khu vực của Đông Nam Á, Nhật Bản cho đến nay dường như không bị ảnh hưởng. Nhật Bản không có các nhà chính trị dân túy như Geert Wilders, Marine Le Pen, Donald Trump, Narendra Modi, hay Rodrigo Duterte, những người đã khai thác những sự phẫn nộ dồn nén của người dân chống lại giới tinh hoa trong văn hoá hay chính trị. Tại sao?

Có lẽ nhân vật dân túy nhất mà Nhật từng có gần đây là cựu thị trưởng Osaka, Toru Hashimoto, người trước đây nổi tiếng trong vai trò một nhân vật truyền hình và sau đó tự hạ thấp mình trong những năm gần đây bằng cách khen ngợi việc sử dụng nô lệ tình dục thời chiến của quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quan điểm cực đoan về chủ nghĩa dân tộc của ông và sự e sợ các phương tiện truyền thông tự do là một phiên bản quen thuộc của chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Nhưng ông không bao giờ có thể thâm nhập được vào chính trường quốc gia.

Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?”

MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nhật trong lịch sử từng hai lần được mở cửa với thế giới phương Tây, nhờ đó nhanh chóng trở thành cường quốc thế giới. Và như một định mệnh, cả hai lần mở cửa ấy đều do người Mỹ chủ động thực hiện.

Nhân vật đầu tiên mở toang cánh cổng mấy nghìn năm đóng kín nước Nhật phong kiến bảo thủ là Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry (1794-1858). Ngày 14/7/1853 hạm đội do ông chỉ huy cặp bến Kurihama (nay là Yokosuka) ở vịnh Tokyo, chuyển tới chính quyền Nhật thư của Tổng thống Mỹ Millard Fillmore yêu cầu Nhật mở cửa thông thương với Mỹ. Chín tháng sau, khi hạm đội Perry quay lại Tokyo, chính quyền Nhật chấp nhận mở cửa, từ đó nước Nhật sang trang lịch sử mới, bắt đầu bước lên con đường hiện đại hóa, nhanh chóng trở thành một cường quốc. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử ấy, năm 1901 người Nhật khánh thành Công viên Perry cùng tượng đài kỷ niệm ông tại chính địa điểm Perry lên bờ lần đầu. Nhưng cuối cùng sự nghiệp hiện đại hóa vẻ vang ấy đã bị thế lực quân phiệt Nhật chôn vùi trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do họ gây ra. Continue reading “MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai”

Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Richard A. Bitzinger, “Does Japan really want to go nuclear?”, RSIS Commentary, 17/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có một loạt những bài viết suy đoán rằng nếu Nhật Bản trở thành một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân thì đó có thể là một điều tốt cho an ninh khu vực. Học giả nổi tiếng Walter Russell Mead đã có một bài viết trên tờ Wall Street Journal nêu quan điểm rằng một “nước Mĩ rút khỏi Thái Bình Dương” – xuất phát từ sự dao động của chính quyền Trump với những cam kết suy yếu ở châu Á – có thể dẫn đến việc Nhật Bản kết luận rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân” có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho nước này. Gần đây hơn, trên tờ Washington Post Bilahari Kausikan viết rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân, và điều đó chỉ còn là vấn đề thời gian, chứ không phải là có xảy ra hay không. Continue reading “Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?

Nguồn:Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.

Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Continue reading “Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?”

Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s New Entente”, Project Syndicate, 03/11/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du tới các nước châu Á trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang diễn biến hết sức nóng bỏng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã công nhận rằng “trọng  tâm của thế giới đang dịch chuyển dần về trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, đã kêu gọi các cường quốc dân chủ trong khu vực này cần tiếp tục theo đuổi một chính sách “can dự và hợp tác chặt chẽ hơn”. Những cường quốc này, bao gồm cả nước Mỹ của Donald Trump, cần lưu tâm đến lời kêu gọi này. Trên thực tế, chỉ có một liên minh các nền dân chủ  mới có thể bảo đảm sự hình thành một trật tự dựa trên luật lệ và một sự cân bằng quyền lực ổn định tại khu vực năng động nhất thế giới về kinh tế này. Continue reading “Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á”

Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nguồn: J. Berkshire Miller, “How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific“, Foreign Affairs, 15/11/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.

Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. Continue reading “Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?

Nguồn:Why is the Japanese monarchy under threat”, The Economist, 02/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới đang suy yếu dần.

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới không thuộc về nước Anh. Với 1.200 năm, nó chỉ là một đứa trẻ so với gia đình hoàng tộc Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Akihito, Nhật hoàng hiện tại (thứ ba từ trái sang trong hình), có tổ tiên là Hoàng đế Jimmu (hậu duệ của nữ thần mặt trời Amaterasu) 2.600 năm trước. Cha của ông, Nhật hoàng Hirohito trong thời chiến tranh gây nhiều tranh cãi, được coi là arahito-gami – một vị thần trong hình dạng con người. Mặc dù có nguồn gốc tổ tiên thần thánh, vị Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật nặng nề của con người: ở tuổi 83, ông sống sót sau khi mắc ung thư tiền liệt tuyến và một cuộc phẫu thuật tim. Ông đã đề nghị được thoái vị dù vẫn có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình, bao gồm việc khai mạc quốc hội và thực hiện các nghi lễ và nghi thức với tư cách là người đứng đầu Shinto, tôn giáo bản xứ của Nhật Bản. Điều đó đã gây ra nhiều lo lắng cho các nhà truyền thống chủ nghĩa. Tại sao họ lại lo lắng? Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?”

Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?

Tác giả: Tiết Dung (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tình trạng tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật đang làm cho tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày một lên cao gay gắt, những tiếng la ó đòi “đánh” vang lên nhức nhối.

Nếu xét tới các lợi ích lớn về chính trị và kinh tế của hai nước thì có thể thấy vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư khó có khả năng dẫn đến cuộc chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản lần thứ ba.[1] Thế nhưng một khi cuộc chiến tranh này nổ ra, nó sẽ đem lại ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với Trung Quốc. Vì thế ở đây cần phân tích nghiêm chỉnh tác hại và hậu quả của khả năng xảy ra chiến tranh. Continue reading “Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?”