Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)

Tác giả: Trần Bích San

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.

Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).  Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)”

Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?

Nguồn: Minxin Pei & Kishore Mahbubani, “Should the West worry about the threat to liberal values posed by China’s rise?”, The Economist, 06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Minxin Pei: Trung Quốc là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng tự do

Có thể khó thuyết phục độc giả của tờ The Economist rằng họ nên lo lắng về mối đe dọa đối với ý thức hệ tự do xuất phát từ sự trỗi dậy của Trung Quốc khi mà mối đe dọa sống còn đối với ý thức hệ đó, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, lại đến từ sự pha trộn độc hại của phân cực chính trị, rối loạn thể chế và chủ nghĩa dân túy đang hoành hành ở các nền dân chủ phương Tây. Thật vậy, không nhiều người sẽ phản bác lập luận rằng hệ tư tưởng tự do, theo nghĩa là một tập hợp các tư  tưởng coi trọng quyền cá nhân, tự do và pháp quyền, sẽ khó lấy lại được ánh hào quang của mình trừ khi hệ thống chính trị thể hiện nó – nền dân chủ tự do – được phục hồi sau sự suy giảm hiện nay. Continue reading “Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?”

Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Hình hài của xung đột Mỹ – Trung

Nguồn: Min Xinpei, “The Shape of Sino-American Conflict”, Project Syndicate, 06/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với hầu hết những người quan sát cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nguyên nhân gây ra cuộc chiến là sự hội tụ giữa các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc với xu hướng bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cách hiểu này bỏ qua một diễn tiến quan trọng: sự sụp đổ của chính sách can dự kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tranh chấp thương mại không có gì là mới. Khi các đồng minh tham gia vào các tranh chấp đó – như Mỹ và Nhật Bản đã từng làm cuối những năm 1980 – chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng vấn đề thực sự liên quan đến khía cạnh kinh tế. Nhưng khi chúng xảy ra giữa các đối thủ chiến lược – chẳng hạn như giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay – có thể sẽ có nhiều điều khác nữa đằng sau câu chuyện đó. Continue reading “Hình hài của xung đột Mỹ – Trung”

Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân

Nguồn: Javier Solana, “A New Era of Nuclear Uncertainty”, Project Syndicate, 11/05/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran – được gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng minh một lần nữa quyết tâm hủy bỏ các cấu trúc và thỏa thuận toàn cầu quan trọng. Quyết định này sẽ là một tổn thất lớn đối với thỏa thuận năm 2015, khiến cả thế giới đối mặt với rủi ro.

Giờ đây, các công ty và ngân hàng từ các quốc gia tuân thủ các cam kết theo quy định của JCPOA sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do chính mối quan hệ làm ăn hợp pháp của họ với Iran. Nói cách khác, đất nước đang phá vỡ lời hứa của mình đã quyết định trừng phạt những người đã giữ các lời hứa đó. Continue reading “Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân”

Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc

Tác giả: Gordon Chang | Biên dịch: Trần Quang

Khi giới thiệu Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình, Nhà Trắng của Tổng thống Trump đã xác định Trung Quốc là một cường quốc “theo chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh”. Trong suốt 68 trang, Chiến lược an ninh quốc gia liệt kê hành vi thù địch của Bắc Kinh và cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ và những nơi khác là “độc hại”. Làm như vậy là hợp lý.

May mắn thay cho Mỹ và đối lập với lẽ phải thông thường của Washington, nhà nước Trung Quốc nhìn có vẻ hùng mạnh trên thực tế lại đặc biệt dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Thứ nhất, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, chủ yếu do tầm nhìn bành trướng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đang khiến các nước khác xa lánh, củng cố một liên minh đang phát triển nhằm chống lại Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát tuyệt đối tại quê nhà đã làm suy yếu các thể chế của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang bồn chồn. Continue reading “Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc”

Cơn sóng thần chính trị mới của Malaysia?

Biên dịch: Hoàng Lan

Trong cuộc bầu cử ở Malaysia mới kết thúc, Liên minh Hy vọng (PH), phe đối lập, đã giành được 122 ghế quốc hội, thành công với số ghế quá bán và hoàn thành việc thay thế chính đảng đầu tiên trong lịch sử Malaysia, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, 92 tuổi, cũng tiếp tục đảm nhận chức vụ thủ tướng. Xem xét đến việc Mahathir từng nhiều lần chỉ trích cựu Thủ tướng Najib Razak trước khi bầu cử, lại còn cam kết sau cuộc bầu cử phải xem xét lại điều khoản hợp tác giữa Trung Quốc và Malaysia, thậm chí còn dự định khởi động lại đàm phán Biển Đông, những hành động này làm cho các nước ở bên ngoài lo ngại, sau khi thay đổi đảng cầm quyền ở Malaysia liệu có đưa tới biến số trong quan hệ Trung Quốc-Malaysia hay không? Continue reading “Cơn sóng thần chính trị mới của Malaysia?”

Tro tàn của dòng họ Romanov

Nguồn: Anastasia Edel, “The Remains of the Romanovs”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 17/07/1918, khi lực lượng Bạch Vệ tiến về khu vực do Hồng Quân kiểm soát ở quanh Yekaterinburg, Siberia, 12 lính Bolshevik được vũ trang đã đưa một nhóm 11 người đang bị lưu đày xuống tầng hầm trong căn biệt thự của một thương gia, nơi từng được gọi là Nhà Ipatiev, nay là “Nhà Mục đích Đặc biệt” (House of Special Purpose). Người nhỏ tuổi nhất trong nhóm này, cậu bé ốm yếu 13 tuổi tên là Aleksei, được bế trên tay cha cậu, người đàn ông mà cả gia đình quen gọi là Nicky, còn với tôi, và hàng triệu người Liên Xô khác, là “bạo chúa khát máu” Nicholas II.

Vị Sa hoàng bị lưu đày đã đi cùng với các cô con gái nhỏ, Anastasia, Maria, Tatyana và Olga; vợ ông, Alexandra; và người hầu của họ. Chỉ huy toán lính, Yakov Yurovsky, đọc nhanh những gì được viết trên một tờ giấy: “Cách mạng đang chết dần và các người cũng phải chết cùng nó.” Đêm cứ thế tràn ngập tiếng súng. Continue reading “Tro tàn của dòng họ Romanov”

Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận

Lâm Ấp (Linyi) là một quốc gia thường được nhắc đến trong các văn bản của Trung Hoa để chỉ chính thể đầu tiên là tiền thân của vương quốc Chiêm Thành, tức là Champa sau này. Trong các nguồn sử liệu của Trung Hoa, Lâm Ấp thường được mô tả như một chính thể ở biên giới phía Nam thỉnh thoảng triều cống Thiên triều, nhưng cũng là nguồn gốc của các xung đột quân sự ở phía cực Nam của đế chế Trung Hoa. Cũng theo các văn bản này, Lâm Ấp là một chính thể ra đời từ kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập với nhà Hán, sau đó phát triển, mở rộng lãnh thổ để trở thành một chính thể độc lập và hùng mạnh trong khu vực[1]. Trong hầu hết các nghiên cứu về Lâm Ấp, các học giả cho rằng nhà nước này được thành lập vào năm 192, tuy nhiên việc đánh giá lại các nguồn sử liệu sơ cấp và các nghiên cứu thứ cấp về Lâm Ấp sẽ cho ta thấy một cách nhìn mới về niên đại khởi đầu của chính thể Lâm Ấp. Continue reading “Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp”

Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?

Tác giả: Ngô Đại Huy (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới thiệu của người dịch: Việc Trung Quốc (TQ) nhanh chóng trỗi dậy đã gây ra ở người Nga những tâm lý trái ngược. Mối quan hệ Nga- TQ hiện đang phát triển ổn định. Nga chủ trương vừa hợp tác vừa đề phòng, vừa nhờ vả vừa nghi ngại. Đồng thời ở Nga cũng xuất hiện luận điệu “TQ đe doạ” và “TQ sụp đổ”.  Bài viết rất công phu dưới đây của tiến sĩ Ngô Đại Huy, công tác tại Viện Nghiên cứu Nga-Đông Âu-Trung Á đăng trên tạp chí “Ngoại giao TQ” số 2/2006 phân tích kỹ thái độ của Nga đối với TQ. Bài rất dài, khi dịch đã rút gọn. 

Mối quan hệ Nga-TQ phát triển tốt kể từ năm 1992, khi hai nước coi nhau là quốc gia hữu hảo, năm 1994 xác lập quan hệ bạn bè có tính xây dựng, năm 1996 nâng lên quan hệ hợp tác chiến lược, năm 2001 ký “Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giềng” và năm 2004 nguyên thủ hai nước giải quyết vấn đề biên giới cuối cùng. Continue reading “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?”

Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Joint Philippines-China plan rife with challenges“, The Straits Times, 19/04/2018.

Biên dịch: Mỹ Anh

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển, Trung Quốc và Philippines mới đây đã củng cố thêm bằng một thỏa thuận chia sẻ tài nguyên tại Biển Đông. Chủ đề này được ông Tập và Tổng thống Duterte thảo luận tại cuộc gặp song phương, bên lề Diễn đàn Bác Ngao.

Thông qua đàm phán về một thỏa thuận phát triển chung (JDA), hai nước láng giềng hy vọng sẽ dập tắt các tranh chấp biển và rộng hơn là đặt ra nền tảng cho khuôn khổ chia sẻ tài nguyên trên toàn bộ khu vực Biển Đông rộng lớn. Continue reading “Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức”

Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Biên dịch: Nguyên Hải

Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải, nguyên Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc, viết về nội dung liên quan trong Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ].

Đầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2010], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Đảng] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các “âm hồn tư tưởng cực tả” thời xưa tiếp tục lan truyền. Continue reading “Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?”

Iran: Bá chủ không móng vuốt

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Iran, the Hollow Hegemon”, Project Syndicate, 24/01/2018.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lãnh đạo Israel và Ả Rập đã cảnh báo về sự trỗi dậy của một đế chế Hồi Giáo Shia do Iran lãnh đạo bao trùm phần lớn Trung Đông trong nhiều năm qua. Giờ đây, khi Iran được kết nối với Địa Trung Hải nhờ một hành lang xuyên qua Iraq, Syria, và Lebanon, nhiều lãnh đạo trong số đó đã cho rằng mình đúng. Nhưng những mối lo ngại về một Iran làm bá chủ khu vực thực ra đã bị thồi phồng quá mức.

Không thể phủ nhận rằng Trung Đông là nơi đầy rẫy những xung đột cục bộ, thường bị thúc đẩy bởi những xung khích giữa các lãnh đạo phiến quân. Nhưng một cuộc xung đột lớn không phải là điều có lợi cho bất kỳ một phe phái nào trong khu vực. Điều này đặc biệt đúng với Iran, vì họ không đủ năng lực triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài biên giới. Continue reading “Iran: Bá chủ không móng vuốt”

Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joschka Fischer, “The Trump Factor and US Foreign Policy”, Project Syndicate, 26/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Tú | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ, thiệt hại từ chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Donald Trump dường như ít hơn rất nhiều so với những lo sợ trước đây. Mặc dù đưa ra chỉ trích dữ dội và các dòng tweets miêu tả nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là “little rocket man” (gã tên lửa nhỏ bé), vị tổng thống mới của nước Mỹ đã không châm ngòi cho bất cứ một cuộc chiến nào, ở trên bán đảo Triều Tiên lẫn trên Biển Đông. Cũng không có cuộc xung đột nào về vấn đề Đài Loan dù trước đó Trump đặt nghi vấn về chính sách “một Trung Quốc” lâu đời của Mỹ.

Trên thực tế, thay vì lựa chọn va chạm với Trung Quốc, Trump dường như đang tạo ra một mối quan hệ cá nhân thân tình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó có thể tin vào vận may của mình khi một trong những hành động chính thức đầu tiên của Trump là rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hiệp định không có sự tham gia của Trung Quốc và thúc đẩy những quy định thương mại của phương Tây tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cứ như thể Trump muốn làm cho Trung Quốc, chứ không phải nước Mỹ, vĩ đại trở lại. Continue reading “Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều

 

Biên dịch: Hồ Anh Hải

Sáng 10/5 (giờ Washington), Tổng thống Trump tuyên bố ngày 12/6 ông sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 11/5 có bài phân tích 5 lý do Trump-Kim chọn Singapore làm địa điểm gặp nhau.

Dương Hy Vũ, chuyên gia Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, nói: trước hết đó là sự xem xét về mặt chính trị: đây là địa điểm của bên thứ ba mà hai bên Mỹ-Triều Tiên đều có thể chấp nhận. Singapore được Mỹ coi là một “quốc gia trung lập”, hơn nữa trong lịch sử, Singapore là đồng minh của Mỹ, hiện có quan hệ khăng khít với Mỹ về chính trị, quân sự. Đối với Triều Tiên thì Singapore cũng không phải là địa điểm Triều Tiên không thích, mấy năm qua hai nước không có quan hệ xấu và xung đột với nhau, cho nên là nơi có thể chấp nhận. Continue reading “Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều”

Triển vọng quan hệ Malaysia – Trung Quốc sau bầu cử

Nguồn: Ian Storey, “Whither Malaysia’s China Policy Under Prime Minister Mahathir?“, ISEAS Commentary, 11/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Malaysia, Trung Quốc rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này. Tuy nhiên, mặc dù Mahathir Mohamad là kiến ​​trúc sư của chính sách thân thiện với Trung Quốc vào đầu những năm 1990, ông cũng đã phê phán rất nhiều mối quan hệ của cựu Thủ tướng Najib Razak với Bắc Kinh, cho rằng Malaysia đã trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mahathir đã đặt câu hỏi về lợi ích của một số dự án lớn do Trung Quốc tài trợ ở Malaysia và tố cáo Najib đã đặt lợi ích riêng của mình trước lợi ích quốc gia. Ông gọi việc bán các tài sản ngành năng lượng cho Trung Quốc để lấy  tiền cứu vãn quỹ đầu tư quốc gia 1MDB đầy tai tiếng là “ngu xuẩn”. Continue reading “Triển vọng quan hệ Malaysia – Trung Quốc sau bầu cử”

Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, Vietnam facing China’s renewed assertiveness in South China Sea”, VnExpress, 08/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 2 tháng 5 năm 2018, hãng CNBC của Hoa Kỳ đưa tin rằng Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống tàu và tên lửa đất đối không trên ba hòn đảo nhân tạo tại Quần đảo Trường Sa, bao gồm Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Báo cáo này góp phần khẳng định mối quan ngại của các nhà quan sát khu vực rằng Trung Quốc có thể sẽ sớm bắt đầu một vòng leo thang mới tại Biển Đông sau một thời gian tương đối lắng dịu.

Kể từ khi ban hành phán quyết của tòa trọng tài đối với vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc vào tháng 7 năm 2016 cho đến đầu năm nay, Trung Quốc giữ trạng thái tương đối ôn hòa về vấn đề Biển Đông bằng cách lặng lẽ hoàn thành bảy hòn đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa và cố gắng kiềm chế không thực hiện các hành động hung hăng quy mô lớn. Bắc Kinh thậm chí còn thể hiện thiện chí và nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận với ASEAN về việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử dành cho vùng biển này.

Continue reading “Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông”