Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc

1166896

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Economy at the Fifth Plenum”, Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè vừa qua, việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường chứng khoán và hành động phá giá đồng nhân dân tệ nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế của nước này có ảnh hưởng đến tất cả các nước. Giờ đây, Trung Quốc đang chuẩn bị có một số quyết định ảnh hưởng tới thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Hai năm trước, tại Hội nghị TW 3, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết theo đuổi cải cách sâu rộng, đưa ra tuyên bố rằng thị trường phải “đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực”. Trong khi khu vực quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, các nhà hoạch định chính sách sẽ “kiên định khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế phi nhà nước, và kích thích sự năng động và sáng tạo của khu vực này”. Continue reading “Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc”

Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính

3000

Nguồn: Michael Sheridan, “Coup whispers sour Xi’s return“, London Sunday Times, 25/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Được đón tiếp trọng thị trong ánh hào quang của nghi lễ hoàng gia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ Anh về nước để đối mặt với một cuộc đấu đá khốc liệt trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản và sự chống cự lại thẩm quyền của ông đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Chính phủ Anh đã đặt cược lớn vào Tập, năm nay 62 tuổi, bằng cách đón tiếp ông một cách trọng  thị thông qua một chuyến thăm cấp nhà nước, đồng thời đề cập đến một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ thương mại và tình hữu nghị giữa hai nước. Độc giả báo chí và khán giả truyền hình Trung Quốc được cho xem những hình ảnh lãnh đạo của mình cùng Nữ hoàng Anh đi trong cỗ xe ngựa kéo mạ vàng của bà. Continue reading “Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

chinese-characters

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam. Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”. Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam”. Continue reading “Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?”

Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?

A man protesting the Trans-Pacific Partnership (TPP) holds a sign over U.S. Trade Representative Michael Froman (R) as he testifies before a Senate Finance Committee hearing on "President Obama's 2015 Trade Policy Agenda" on Capitol Hill in Washington January 27,  2015. The top U.S. trade official urged Congress to back the administration's trade agenda on Tuesday and said an ambitious Pacific trade pact is nearing completion.  Froman said the administration looked to lawmakers to pass bipartisan legislation allowing a streamlined approval process for trade deals, such as the 12-nation Trans-Pacific Partnership.  REUTERS/Kevin Lamarque   (UNITED STATES - Tags: POLITICS BUSINESS CIVIL UNREST) - RTR4N6JM

Nguồn: Richard Katz, “Will US Republicans torpedo the TPP?”, East Asia Forum, 18/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một diễn tiến đáng kinh ngạc, các Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ và một số đồng minh trong giới doanh nghiệp của họ giờ đây lại là những người đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP.) Khi thỏa thuận cuối cùng được công bố vào ngày 05/10, không hề có một nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa, hay bất kỳ một hiệp hội doanh nghiệp rộng lớn nào đứng ra ủng hộ nó. Việc TPP nhận được ủng hộ của Đảng Cộng hòa là điều rất quan trọng vì hầu hết các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đều phản đối và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thì vừa tuyên bố chống lại TPP (dù khi còn tại chức bà đã ủng hộ nó.) Continue reading “Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?”

Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro

Russian-jet-Syria-jpg

Nguồn: Thomas Graham, “Putin’s Dramatic Syria Move Raises Russian Profile – With Risks,” YaleGlobal, 06/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Putin muốn ổn định Syria, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan, và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tái định hình Trung Đông bằng cách táo bạo tạo ra các sự kiện trên thực địa. Sự tăng cường quân sự gần đây và những cuộc không kích ban đầu nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria đánh dấu sự trở lại của Nga trong vai trò một chủ thể chiến lược lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 khi các quốc gia Ả Rập đọ sức với Israel.

Điện Kremlin đang khó lòng che giấu được thái độ tự hài lòng với sự can thiệp quân sự nhanh chóng của mình ở Syria. Về mặt chiến thuật nó đã khiến Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ – đến giờ ngay cả Washington cũng tuyên bố không biết Nga có ý đồ gì – và Putin chắc hẳn cũng sửng sốt khi Washington đang loay hoay tìm cách phản ứng, đưa ra những lời đe dọa và cảnh báo sáo rỗng mà không có hành động cụ thể nào để hỗ trợ các tuyên bố đó. Continue reading “Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro”

Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?

APTOPIX US Russia Obama Mexico G20 Summit

Nguồn: Richard A. Werner & Vladimir I. Yakunin, “Are Sanctions Saving Russia?”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt lên Nga vào tháng 3 năm 2014 quả thực vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu làm suy yếu tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên thực tế chúng còn gây ra tác động ngược lại, khiến Nga và người đứng đầu đất nước này trở nên mạnh hơn trước.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu ước tính đã bị thiệt hại 100 tỉ đô la Mỹ trong giao thương với Nga, gây tác động nặng nề tới một số ngành nghề, tiêu biểu là những người nông dân nuôi bò sữa ở Bavaria và các công ty xuất khẩu công nghiệp ở miền đông nước Đức. GDP của Nga vốn tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2014, đã sụt giảm khoảng 4,6% trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm trước. Đồng rúp đã mất một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ trong nửa cuối năm ngoái, gây ra lạm phát, và lạm phát  vào tháng 7 lại tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?”

Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?

2015-10-20-1

Nguồn: “How did the bald eagle become America’s national bird?”, History.com (truy cập ngày 20/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Lý do đại bàng đầu trắng trở thành biểu tượng quốc gia của Mỹ bắt nguồn từ năm 1782 khi nó xuất hiện trên con dấu chính thức[1] của nước này. Không lâu sau khi Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ được ký vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, Quốc hội Lục địa đã giao cho Benjamin Franklin, Thomas Jefferson, và John Adams nhiệm vụ thiết kế con dấu chính thức cho quốc gia mới thành lập. Tuy nhiên, không mẫu dấu nào do ba vị khai quốc công thần này thiết kế được Quốc hội phê chuẩn, và hai ủy ban sau đó được giao nhiệm vụ này cũng thất bại. Giữa tháng 6 năm 1782, nhiệm vụ này được giao lại cho Charles Thomson, thư ký Quốc hội. Continue reading “Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?”

Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành

sirkashingli

Nguồn: Sin-ming Shaw, “Beijing versus the billionaire”, Project Syndicate, 07/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giữa chính phủ Trung Quốc và người giàu nhất Hồng Kông được nhiều người mến mộ Lý Gia Thành (Li Ka-shing) đang diễn ra một cuộc cãi vã kịch liệt ngày càng trông giống một cuộc ly hôn cay đắng được phơi bày trên các báo lá cải. Thật vậy, truyền thông Trung Quốc gần đây đã đả kích không thương tiếc ông Lý. “Tội danh” của ông Lý ư? Mua rẻ ở châu Âu và bán đắt ở Trung Quốc, nghĩa là vì ông Lý hành động như một nhà đầu tư.

Việc kích hoạt cho làn sóng khinh miệt ông Lý ở Trung Quốc là do ông bán tháo các tài sản quan trọng ở Thượng Hải sau khi chuyển nơi đăng ký doanh nghiệp của mình từ Hồng Kông sang quần đảo Cayman. Đây là một quyết định kinh doanh hoàn toàn thực tế và hợp lý nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Thật vậy, khoảng 70% các công ty niêm yết tại Hồng Kông có đăng ký doanh nghiệp tại vùng Caribê, và thậm chí một số công ty lớn của đại lục, bao gồm cả người khổng lồ Internet Alibaba, đã đăng ký trụ sở tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành”

TPP và rủi ro đến từ dòng vốn ngoại

20141117ShiftingCapitalFlows

Tác giả: Hồ Quốc Tuấn

Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ liên quan đến các vấn đề về thương mại và sức cạnh tranh, mà còn là vấn đề về tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư và sự phân bố không đều của lợi ích TPP đối với các đối tượng trong nền kinh tế.

TPP và tác động đối với dòng vốn đầu tư

Sau khi hoàn tất đàm phán TPP vào ngày 5/10, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, TPP sẽ tác động tích cực với tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, tính tới năm 2025, xuất khẩu sẽ tăng thêm 28%, tăng trưởng GDP có thể thêm 10% so với tình huống không có TPP (tạm tính thì nghĩa là bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 2% xuất khẩu và gần 1% GDP).

Tất nhiên, những con số trên xuất phát từ những mô hình kinh tế với nhiều giả định mà khả năng thành hiện thực là rất thấp. Nhưng nó cho thấy, giới quan sát rất lạc quan với tác động của TPP ở Việt Nam. Continue reading “TPP và rủi ro đến từ dòng vốn ngoại”

Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc

china-economy_625x300_61414980210

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Containing China’s Slowdown”, Project Syndicate, 23/09/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia thường thích tranh luận về những viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, và hiện nay phe bi quan đang chiếm ưu thế. Dù Trung Quốc có một mẫu hình tăng trưởng kinh tế riêng biệt trong suốt ba thập kỷ qua nhưng rất nhiều người vẫn xây dựng dự đoán của mình dựa trên những bài học của các nền kinh tế khác. Vì thế, liệu viễn cảnh kinh tế Trung Quốc có thực sự tồi tệ như lời dự đoán của phe áp đảo không? Và, nếu sự thực đúng là như vậy thì làm thế nào để có thể cải thiện tình hình?

Tình trạng của Trung Quốc hiện khá nghiêm trọng. Nền kinh tế này tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990; và nó sẽ khó có thể đạt được mục tiêu chính thức là 7% trong năm nay, và theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nền kinh tế này có khả năng sẽ chỉ tăng trưởng được khoảng 6,3% vào năm 2016. Rõ ràng là hoạt động nội địa yếu kém và nhu cầu giảm dần từ bên ngoài đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Continue reading “Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc”

Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?

2015-10-14-1

Nguồn: “Where did the dollar sign come from?”, History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không ai biết chắc chắn biểu tượng đồng đô-la Mỹ ($) có từ đâu, và đã có nhiều giả thuyết được đưa ra trong một thời gian dài. Lời lý giải được chấp nhận rộng rãi nhất, theo Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ, là biểu tượng này bắt nguồn từ đồng pê-sô Tây Ban Nha, vốn được dùng làm đơn vị đo lường giá trị cơ bản ở các thuộc địa Bắc Mỹ vào cuối những năm 1700. Những tài liệu viết tay có từ thời đó cho thấy đồng pê-sô – tên đầy đủ là “peso de ocho reales” hay “đồng tám real” ở Bắc Mỹ – được viết tắt là PS. Người ta tin rằng dần dần chữ PS đã được viết quen tay với chữ S nằm trên chữ P, tạo thành hình gần giống biểu tượng $. Biểu tượng $ xuất hiện lần đầu trên văn bản từ sau năm 1800, và đã được sử dụng rộng rãi khi tờ tiền giấy đô-la Mỹ đầu tiên được ban hành năm 1875. Continue reading “Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?”

Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung

USChina

Nguồn: Gideon Rachman, “The ideas that divide China and America”, Financial Times, 28/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington tin vào các giá trị phổ quát và sự tiến bộ tất yếu trong khi Bắc Kinh thì không.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc không thật sự biết cách nói chuyện với nhau. Họ như những chiếc máy tính được chạy trên các hệ điều hành khác nhau vậy”. Đó là nhận định tôi nghe được từ một quan chức Mỹ, người đã theo dõi cận cảnh nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung. Vậy nên tôi vẫn có những nghi ngờ dù cả hai bên đều nhấn mạnh rằng cuộc gặp cuối tuần trước giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barrack Obama có tính chất xây dựng. Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt sâu sắc trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tôi nhận thấy có năm điểm tương phản lớn.

1. Tuần hoàn và tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Mỹ có một lịch sử rất ngắn. Ông Tập thích chỉ ra rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại. Chúng tôi có 5.000 năm lịch sử”. Ngược lại, Mỹ mới chỉ tồn tại hơn 250 năm. Continue reading “Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung”

Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh

ktt_20-5_noidanh5_kienthuc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Trường hợp Hồ Nguyên Trừng

Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng lớn đến nỗi đã là mục tiêu ghen tỵ của dân bản xứ. Qua tác phẩm Hoàng triều kỳ sự thuật [Thuật việc lạ thời triều Minh], Vương Thế Trinh, một sử gia nổi tiếng thời Gia Tĩnh chép: “Một người Giao Chỉ, tên Lê Trừng, chưa hề đậu đại khoa [Tiến sĩ], được đặc cách giữ chức Thượng thư bộ Công!”

Sách Vạn Lịch dã hoạch biên ca tụng Lê Trừng là người đầu tiên chế tạo hỏa khí cho Trung Quốc: Continue reading “Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh”

Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu

middle-east-conflict

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Middle East Meltdown and Global Risk”, Project Syndicate, 01/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong số các nguy cơ địa chính trị hiện nay, không có nguy cơ nào lớn hơn vòng cung bất ổn kéo dài từ Maghreb (Bắc Phi) tới biên giới Afghanistan – Pakistan. Dù phong trào Mùa xuân Ả-rập dần trôi xa, bất ổn trong vòng cung này ngày càng sâu sắc. Thực vậy, trong số ba quốc gia đầu tiên bùng phát phong trào, Libya đã trở thành một nhà nước thất bại, Ai Cập đã quay trở lại nền cai trị độc đoán, còn Tunisia đang mất ổn định về kinh tế và chính trị bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Bạo lực và bất ổn ở Bắc Phi đang lan rộng qua vùng châu Phi hạ Sahara với việc Sahel – một trong những khu vực nghèo nhất và có môi trường bị phá hủy nặng nề nhất – đang tê liệt dưới phong trào thánh chiến vốn cũng đang lan sang vùng Sừng châu Phi ở phía Đông. Giống như ở Libya, các cuộc nội chiến đang diễn ra ác liệt tại Iraq, Syria, Yemen và Somalia khiến chúng ngày càng giống như các nhà nước thất bại. Continue reading “Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu”

Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp

15000516391_3da0a1ac96_o

Nguồn: Paulo Mauro, “Curbing Chinese Corruption”, Project Syndicate, 15/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà chính trị học cho rằng tham nhũng đôi khi có thể giúp nền kinh tế phát triển, họ thường nghĩ tới Trung Quốc như một ví dụ điển hình. Trong một nền kinh tế mà một số ngành vẫn bị trói buộc bởi những luật lệ và bị quản lý một cách sâu rộng, những khoản hối lộ để đổi lấy giấy phép đôi khi có thể mang lại một phần nào đó bề ngoài của một thị trường tự do.

Quả thật, tuy tham nhũng thường gây tác hại đến phát triển kinh tế, nhưng có lập luận cho rằng sau khi Trung Quốc bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường vào cuối những năm 1970, tham nhũng là một điều xấu xa cần thiết, bởi vì hoàn cảnh khởi đầu đặc biệt của nước này, đó là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và quy mô thương mại quốc tế hạn chế. Continue reading “Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp”

Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?

xi

Nguồn: Yun Sun, “China’s Preferred World Order: What Does China Want?CSIS Pacnet, No. 62, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi  Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ, thế giới chờ đợi các câu trả lời của hai nhà lãnh đạo về các vấn đề tồn đọng lâu nay trong quan hệ song phương. Đặc biệt, có nhiều dự đoán xung quanh các giải thích về quan điểm căn bản của Trung Quốc đối với trật tự toàn cầu. Dù sẽ đưa ra các tuyên bố và đề xuất với câu chữ được viết kỹ lưỡng để trấn an Mỹ về mục đích ôn hòa của Trung Quốc, nhưng ông Tập lại đóng khung chúng bằng việc phô bày sức mạnh, các sáng kiến táo bạo mới ở khu vực và sự quyết đoán trên nhiều mặt trận. Ông Tập cần phải giải thích mục tiêu chung cuộc của Trung Quốc là gì.

Câu trả lời trực tiếp nhất cho đến nay là: Trung Quốc muốn có nhiều hơn. Cụ thể hơn, Trung Quốc muốn ba điều: có ảnh hưởng nhiều hơn, được tôn trọng hơn, và không gian rộng hơn. Continue reading “Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?”

Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro

russian-troops

Nguồn: Reva Bhalla, “The Logic and Risks Behind Russia’s Statelet Sponsorship,” Stratfor, 15/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước mẹ Nga có thể khá hào phóng với các tiểu nhà nước của mình. Đầu những năm 1990, khi nước Nga suy thoái không còn lựa chọn nào khác ngoài co hẹp các đường biên giới của mình, Điện Kremlin dù phân rã nghiêm trọng nhưng vẫn có thời gian và tiền bạc để thúc đẩy và viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai còn non trẻ như Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia, và Transdniestria ở Moldova. Và khi nền kinh tế Nga dần được củng cố theo thời gian, số lượng lính Nga hiện diện trong các vùng lãnh thổ này cũng tăng lên, và một khoản chi ngân sách lớn hơn đã được Nga dùng để viện trợ cho các chủ thể gần giống quốc gia (quasi-state) này.

Các quốc gia nhỏ hậu Xô viết này có nhiều điểm chung. Tất cả đều nhỏ – Nam Ossetia rộng gần 3.900 km2 và có dân số khoảng 40.000 người; Abkhazia rộng 8.500 km2 và có dân số khoảng 240.000 người; còn Transdniestria rộng 4.100 km2 và có dân số 555.000 người. Tất cả đều bị cô lập về kinh tế, dẫn đến kinh tế kém phát triển, và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ Nga để tồn tại. Continue reading “Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro”

Bài học về phát triển từ Mexico

20150919_LDP002_0

Nguồn: “The two Mexicos”, The Economist, 19/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Là sự kết hợp của cả tính hiện đại và sự nghèo đói, Mexico mang lại nhiều bài học cho tất cả các thị trường mới nổi.

“Trong quá trình thiết lập chế độ pháp quyền, năm trăm năm đầu tiên luôn là khó khăn nhất.” Câu nói trên của cựu thủ tướng Anh Gordon Brown dường như không chỉ quá cứng nhắc, mà có vẻ còn không chính xác trong suốt 2 thập niên qua.  Được khích lệ bởi (thực tiễn của) Trung Quốc, với tăng trưởng thương mại và thu hút dòng vốn nước ngoài, với vấn đề tầng lớp trung lưu mới và cả tỉ người ở dưới đáy xã hội, người ta dễ dàng quên đi thực tiễn từ xa xưa rằng việc biến các nước nghèo thành các nước giàu khó như thế nào. Và người ta hồ hởi nhận định: các thị trường mới nổi chắc chắn sẽ tiếp bước Hàn Quốc hoặc Đài Loan trên con đường làm giàu. Continue reading “Bài học về phát triển từ Mexico”

Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

2014-01_cartoon

Nguồn: George Packer, “The Populists”, The New Yorker, 07/09/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ 

Thomas E. Watson – một nhà dân túy ở tiểu bang Georgia – viết vào năm 1910 rằng:

Những phế phẩm của tạo hóa đã và đang đổ lên đầu chúng ta. Nhiều thành phố lớn của nước Mỹ chẳng còn Mỹ nữa. Bọn nguy hiểm và nhũng lạm của Cựu Thế giới đang xâm lấn chúng ta, đe dọa chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ở đâu ra cái bọn mọi rợ đó vậy? Chính những ông chủ xưởng của đất nước này chứ ai, họ muốn có sức lao động rẻ cho nên mang chúng đến đây. Họ đem chúng đến đây với sự vô tâm, chẳng hề nghĩ là chúng nó sẽ phá hoại tương lai của chúng ta như thế nào.

Ông Watson đang nói đến những người Ý, Ba Lan, Do thái, và những người di dân châu Âu khác đang đổ vào nước Mỹ lúc đó. Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ”