Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc như một con gà trống, với bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này. Continue reading “Việt Nam và “lời nguyền địa lý””

#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?

Nguồn: Nobumasa Akiyama & Kenta Horio, “Can Japan Remain Committed to Nonproliferation?”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2, pp. 151-165.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Thị Thục Huyền

Bài liên quan: #66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân là một minh chứng tuyệt vời cho sự thành công của chủ nghĩa quốc tế tự do thời kì hậu chiến: mặc dù khả năng phát triển công nghệ hạt nhân ngày càng phổ biến, chỉ có chín quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân đã phần nào tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hoà bình bằng cách giảm các mối đe doạ và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Continue reading “#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?”

#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

ieng4

Nguồn: John D. Ciorciari (2013). “China and the Pol Pot Regime”, Cold War History,  Vol. 14, No. 2, pp. 215-235.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Quá khứ từng ủng hộ chế độ Pol Pot đến nay vẫn là một trong những khía cạnh nhạy cảm nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc. Từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, Trung Quốc là đối tác bên ngoài chính yếu của chính phủ Campuchia Dân chủ tàn bạo. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã luôn cố hạ thấp mối quan hệ thân cận này, trong khi giới lãnh đạo Campuchia ngày nay lại mong muốn tái lập mối ràng buộc gần gũi với Bắc Kinh.[1] Continue reading “#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái

American troops in Vladivostok parading before the building occupied by the staff of the Czecho-Slovaks.  Japanese marines are standing at attention as they march by.  Siberia, August 1918.  Underwood and Underwood.  (War Dept.) Exact Date Shot Unknown NARA FILE #:  165-WW-558C-4 WAR & CONFLICT BOOK #:  354

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 10.

“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh”
– Tổng thống Calvin Coolidge, 1925

Chiến tranh và các quyền trung lập

Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 – khi quân đội Đức – áo – Hung tấn công Anh-Pháp-Nga – đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây. Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình cảm mạnh mẽ của người Mỹ – một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái”

#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh

????????

Nguồn: Daniel Deudney & G. John Ikenberry (2009). “The Unravelling of the Cold War Settlement”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 6, pp. 39-62.>>PDF

Biên dịch: Đặng Mạnh Tuân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, khi Chiến tranh Lạnh sắp sửa kết thúc, các lãnh đạo của Mỹ và Nga đã cùng nhau nhìn thấy trước được một trật tự thế giới mới đang nổi lên. Họ cũng đã dự thảo một dàn xếp với các nguyên tắc và thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình giữa các cường quốc cũng như mở rộng trật tự tự do quốc tế. Không giống với bất kì dàn xếp nào trước đó, trọng tâm của dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh về kiểm soát vũ khí không phải dựa trên điểm mạnh của bên chiến thắng hay điểm yếu của bên bại trận mà dựa trên mối đe dọa chung mà cả hai phe đều phải đối mặt từ một loại vũ khí mới. Xuất hiện sau năm thập kỉ đối kháng và cạnh tranh mãnh liệt, sự tái thiết ngoại giao này giữa Nga và phương Tây dường như đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong chính trị thế giới. Continue reading “#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh”

#157 – Sự suy yếu của đồng Đô la và quyền lực Hoa Kỳ

Nguồn: Jonathan Kirshner (2013). “Bringing Them All Back Home? Dollar Diminution and U.S. Power”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 3, pp. 27-45.>>PDF

Biên dịch: Đặng Thị Huyền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #100 – Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị

Quyền lực của Mỹ đang đối mặt với những khó khăn kinh tế vĩ mô mới. Chúng xuất phát từ một sự thay đổi cơ bản và thường bị đánh giá thấp, đó là sự thay đổi trong cam kết của Mỹ với trật tự kinh tế vĩ mô toàn cầu, điều vốn cũng làm phức tạp hóa chính trị quốc tế. Từ trước Thế chiến II, hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế đã giúp tăng cường quyền lực và khả năng của Mỹ trong quan hệ với các quốc gia khác. Continue reading “#157 – Sự suy yếu của đồng Đô la và quyền lực Hoa Kỳ”

#156 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.4): Các quỹ tín dụng và bong bóng nhà đất

Nguồn: G. Edward Griffin, “Home, Sweet Loan”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 4.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương trước của cuốn The Creature from Jekyll Island

CHƯƠNG 4: NHÀ Ở, MÓN NỢ NGỌT NGÀO

Nội dung chính: Lịch sử sự can thiệp của chính phủ ngày càng tăng trong ngành bất động sản, việc bóp nghẹt các lực lượng thị trường tự do trong ngành bất động sản dân dụng; cuộc khủng hoảng xuất hiện sau đó trong ngành quỹ tín dụng; sự giải cứu ngành này với khoản tiền từ thuế của người dân. Continue reading “#156 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.4): Các quỹ tín dụng và bong bóng nhà đất”

#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Bài liên quan: #141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh 

Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Continue reading “#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”

#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama

Nguồn: Trevor McCrisken (2013). “Obama’s Drone War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 97-122.

Biên dịch: Đinh Lê Na | Hiệu đính: Lâm Vũ

Ngay vào đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả và chính trực hơn so với người tiền nhiệm. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta phải tuân thủ các giá trị của mình một cách nghiêm cẩn giống như cách chúng ta bảo vệ sự an toàn của bản thân  – không có bất kỳ một ngoại lệ nào”, và ra lệnh cho các cơ quan của Mỹ chấm dứt việc sử dụng biện pháp tra tấn (đối với tù binh – ND) và đóng cửa nhà tù tại Vịnh Guantanamo (Cuba).[1] Việc đạt được mục tiêu thứ hai đã được chứng minh là rất khó về mặt chính trị lẫn thực tế, Continue reading “#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama”

#152 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.3): Các vụ giải cứu ngân hàng và công ty trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: G. Edward Griffin, “Protectors of the Public”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 3.

Biên dịch và Hiệu đính: Khương Dư Kim

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

CHƯƠNG 3: NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ CÔNG CHÚNG

Nội dung chính: Trên thực tế, trò chơi Giải cứu đã được áp dụng với Penn Central, Lockheed, thành phố New York, Chrysler, Ngân hàng Commonwealth Bank of Detroit, Ngân hàng First Pennsylvania Bank, Continental Illinois; và bắt đầu từ năm 2008, hầu như tất cả các ngân hàng lớn, AIG, các công ty sản xuất ô tô, và thậm chí là ngân hàng của các quốc gia khác cũng được áp dụng trò chơi này. Continue reading “#152 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.3): Các vụ giải cứu ngân hàng và công ty trong lịch sử Hoa Kỳ”

#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Continue reading “#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ”

#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia

Nguồn: Philip N. Howard & Muzammil M. Hussain (2011). “The Upheavals in Egypt and Tunisia: The Role of Digital Media”, Journal of Democracy, Vol. 22, No. 3, pp. 35-48.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: #132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử 

Như những bài nghiên cứu từ trước đến nay thường nhận định, trên thực tế hiện nay thế giới vẫn còn một khu vực chưa hề bị tác động bởi làn sóng dân chủ thứ ba, đó là Bắc Phi và Trung Đông. Thế giới của người Ả Rập không chỉ thiếu vắng chế độ dân chủ, mà còn không có cả những phong trào quần chúng rộng lớn để thúc đẩy chế độ này. Continue reading “#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia”

#147 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.2): Nghiệp vụ ngân hàng chuyển lỗ sang người đóng thuế

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Name of the Game is Bailout”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 2.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thành Trung

Bài liên quan: Quái vật đảo Jekyll (Chương 1)

CHƯƠNG 2: TÊN CỦA TRÒ CHƠI LÀ GIẢI CỨU

Nội dung chính: Hình ảnh khán giả đang dự khán một sự kiện thể thao là một cách so sánh để giải thích những quy tắc mà theo đó người đóng thuế phải chịu chi phí cho việc giải cứu các ngân hàng khi các khoản cho vay trở thành nợ xấu. Continue reading “#147 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.2): Nghiệp vụ ngân hàng chuyển lỗ sang người đóng thuế”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách

History_Mankind_American_Railroad_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 9.

“Một nền dân chủ vĩ đại sẽ không còn là vĩ đại và dân chủ nếu nó không tiến bộ”
– Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, vào khoảng năm 1910.

Khó khăn trong nông nghiệp và sự ra đời của chủ nghĩa dân túy

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nông dân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đã phải trải qua nhiều thời kỳ đầy gian khó. Các tiến bộ về cơ khí đã làm tăng sản lượng trên mỗi hecta đất trồng. Diện tích canh tác tăng rất nhanh vào nửa sau thế kỷ XIX do các tuyến đường sắt và các cuộc khai phá của người da đỏ ở vùng đồng bằng đã dần tạo ra các miền đất mới cho những người định cư phương Tây. Tương tự, diện tích đất trồng cũng tăng lên ở các quốc gia khác như Canada, Argentina và Australia, làm trầm trọng hơn những khó khăn trên thị trường thế giới, nơi tiêu thụ phần lớn các loại nông sản của Mỹ. Khắp mọi nơi, lượng cung quá lớn đã đẩy giá nông sản xuống thấp. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách”

#145 – Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

Nguồn: David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), (California: University of California Press, 2013), pp. 10285-10901 (Kindle edition).

Biên dịch: Phạm Tú Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba ngày sau khi tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Việt Nam DCCH) ra lệnh giải thể Đại Việt Quốc Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng với cáo buộc hai đảng này âm mưu tiến hành các hoạt động làm hại nền độc lập. Đại Việt Quốc Xã hội Đảng bị buộc tội tiếp tay cho nước ngoài gây nguy hại cho nền độc lập, còn Đại Việt Quốc dân Đảng được cho rằng đang mưu đồ phá hoại nền kinh tế cũng như nền độc lập dân tộc. Bất cứ thành viên nào của hai đảng này vẫn tiếp tục hoạt động sẽ bị “xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Một tuần sau thêm hai tổ chức thanh niên của miền Bắc cũng bị xử lý tương tự. Báo chí nhanh chóng xác định bốn tổ chức này là “thân Nhật” và không giải thích vì sao lại chỉ là bốn tổ chức này trong số rất nhiều các tổ chức khác thể hiện thái độ thân Nhật trong những tháng trước đó. Continue reading “#145 – Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH”

#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “India: In the Grip of Caste”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 147-157.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One man’s view of the world

ẤN ĐỘ: Dưới vòng kim cô của hệ thống đẳng cấp

Qua nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận rằng không thể so sánh Trung Quốc với Ấn Độ. Trung Quốc phát triển một cách hữu cơ và trở thành một dân tộc thống nhất. Nó không phải là một quốc gia do người ngoài tạo lập nên. Người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và hầu hết mọi người trong đất nước đều có thể nói cùng ngôn ngữ. Trung Quốc có một sự cố kết mà Ấn Độ không có. Ở Ấn Độ có hơn 400 ngôn ngữ bản địa, và trước khi người Anh đến cai trị và thống nhất họ bằng cách xây nên một mạng lưới đường sắt, họ là những nhóm người đa dạng, mỗi nhóm lại nằm dưới quyền một maharaja (hoàng tử), một sultan (quốc vương Hồi giáo) hay một nawab (lãnh đạo quý tộc). Continue reading “#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ”

#143 – Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Journey to Jekyll Island”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 1.

Biên dịch và Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn sách

Lời giới thiệu: Kể từ hôm nay, Nghiencuuquocte.net sẽ lần lượt giới thiệu tới bạn đọc 26 chương của cuốn sách “The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve” (5th edition, 2010). Đây là một cuốn sách thú vị, đã được cập nhật qua 5 phiên bản và tái bản 14 lần. Cuốn sách nói về bản chất và vai trò của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và giới tài phiệt ngân hàng trong các thăng trầm lịch sử kinh tế – chính trị của Hoa Kỳ và thế giới trong suốt một thế kỷ qua. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng cám ơn một độc giả hảo tâm đã giúp cung cấp tư liệu cho việc biên dịch cuốn sách này.  

Continue reading “#143 – Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)”

#141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh

top-5-nha-tho-o-viet-nam-duoc-nhieu-nguoi-biet-den-nhat-4

Nguồn: Ronald H. Spector (2013). “Phat Diem: Nationalism, Religion, and Identity in the Franco–Viet Minh War”, Journal of Cold War Studies, Vol. 15, No. 3, pp. 34–46.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler đến một chiến trường giữa Pháp và Việt Minh ở thị trấn Phát Diệm tại rìa phía nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng cách Hà Nội 120 dặm về phía đông nam. Ông miêu tả khu vực như sau: Continue reading “#141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh”

#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nguồn: Sharon L. Wolchik (2012). “Putinism Under Siege: Can There Be a Color Revolution?” Journal of Democracy, Vol. 23, No. 3 (July), pp. 63-70.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thùy Liên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng  hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Continue reading “#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?”

#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Carlyle A. Thayer (2013). “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea”, SAIS Review of International Affairs, Vol. 33, No. 2, pp. 75-84.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bài viết bao quát giai đoạn từ năm 1992, khi ASEAN đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về vấn đề Biển Đông, đến tháng 9 năm 2013, khi hai bên bắt đầu những cuộc tham vấn chính thức về COC. Bài viết kết luận rằng quá trình này có thể bị kéo dài nếu không muốn nói là không thể kết thúc được. Continue reading “#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”