Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi envoy Wang Qishan visits Seoul with message for U.S.,” Nikkei Asia, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đàm phán đang âm thầm diễn ra để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh với Biden

Đầu tuần này, Washington đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất ở châu Á. Chủ đề cơ bản trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ, và việc ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là cách đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung đang đứng bên bờ vực thẳm. Đây là một mối quan tâm lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông cố gắng nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao của đất nước trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Continue reading “Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ”

Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân

Nguồn: Stacie L. Pettyjohn và Becca Wasser, “A Fight Over Taiwan Could Go Nuclear,” Foreign Affairs, 20/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi chiến tranh tiết lộ cho chúng ta xung đột Mỹ-Trung có thể leo thang đến thế nào.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm dấy lên lo ngại về chiến tranh hạt nhân, bởi vì Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của mình ở mức báo động cao, và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ dẫn đến “hậu quả mà các người chưa bao giờ chứng kiến.” Hành động khiêu khích quân sự này đã xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo và thu hút sự chú ý ở Washington. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan, và Mỹ đứng ra hỗ trợ cho Đài Bắc, thì nguy cơ leo thang thậm chí còn có thể vượt xa tình hình căng thẳng hiện nay ở châu Âu. Continue reading “Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân”

Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Nguồn: Edward Luce, “What the CIA thinks: William Burns on the new world disorder,” Financial Times, 13/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm mươi năm sau ‘cuộc đảo chính’ Chiến tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối mặt với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba chữ số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện đã già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FTWeekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. Continue reading “Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới”

Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’,” Nikkei Asia, 19/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa. Continue reading “Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy”

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”

Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong fears run deep as John Lee aims to take charge,” Nikkei Asia, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu cảnh sát là lựa chọn của Trung Quốc để dẫn dắt những người dân Hong Kong đang cảnh giác với luật an ninh.

Những cảnh quay võ thuật tại Hong Kong là thứ đã sản sinh ra nhiều huyền thoại và nhiều bộ phim bom tấn. Thế nhưng, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra trong tháng qua, khi một huấn luyện viên và trợ lý nữ của ông bị bắt giam và buộc tội lên kế hoạch “xây dựng quân đội” chống lại nhà nước.

Cảnh sát cho biết họ đã tịch thu một loạt vũ khí, bao gồm kiếm, dao, nỏ, và một khẩu súng hơi. Họ cũng cho biết đã tìm thấy các bài đăng chống Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang Facebook của trung tâm võ thuật. Continue reading “Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền”

Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á

Nguồn: Ukraine-Krieg: China abkoppeln? Europas neues Bewusstsein für Asien – WELT, 7/5/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Phần lớn nền kinh tế Nga đã bị loại khỏi hệ thống kinh tế phương Tây. Đức và EU đang chịu một áp lực lớn nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh. Trong khi Nhật Bản là một đồng minh chủ chốt, thì một liên minh đáng mong muốn khác lại tiềm ẩn những rủi ro mới.

Khi Trung Quốc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Nga, châu Âu đã tìm kiếm các đồng minh ở những khu vực khác của châu Á. Trong tuần tới, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen dự kiến ​​sẽ đến Tokyo để cùng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Nhật Bản. Điều này đã được tiết lộ bởi hai nhà ngoại giao giấu tên, qua đó xác nhận thông tin từ báo chí Nhật Bản về cuộc họp. Đây là lần đầu tiên bộ đôi này bay đến Đông Á cùng nhau kể từ khi họ nắm quyền lãnh đạo EU không lâu trước khi bùng phát đại dịch corona. Continue reading “Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á”

Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 6/5/2022 có đăng toàn văn bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản của Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Han-hui) với Thông tấn xã TASS (Nga). Nội dung như sau:

Hỏi:  Sau khi bắt đầu Hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine, phải chăng phương hướng ưu tiên hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc đã có thay đổi? Phải chăng sẽ có sự gia tăng? Có phải là hai bên đang tiến hành đàm phán mua một loại vũ khí nào đó của Nga? Công tác cùng nhau xây dựng hệ thống cảnh báo tên lửa Trung Quốc đã có tiến triển ra sao? Continue reading “Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine”

Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Triumphalism returns to haunt Xi Jinping,” Financial Times, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đổ lỗi cho thất bại của chính sách zero Covid từng có vẻ thành công.

Chính phủ Trung Quốc không có tính chính danh đến từ chiến thắng trong bầu cử. Nhưng các quan chức của nước này thường tuyên bố rằng Đảng Cộng sản có một nguồn chính danh thậm chí còn tốt hơn: “tính chính danh nhờ hiệu quả.”

Ý tưởng rằng chính phủ Trung Quốc có hiệu quả vượt trội so với một phương Tây đang rối loạn đã được truyền bá mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Tại một buổi lễ vào năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đại dịch một lần nữa chứng minh tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.” Vào ngày kỷ niệm lần đầu tiên virus bùng phát ở Vũ Hán, thành phố đã tổ chức một cuộc triển lãm minh họa cho thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, với hình ảnh – như đài BBC đưa tin – “các mô hình nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ, … và ở khắp mọi nơi, là những bức chân dung khổng lồ của Tập Cận Bình.” Continue reading “Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người đất Lam Sơn, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vua khởi nghĩa trong vòng 10 năm, tự xưng là Bình Định Vương; lên ngôi 6 năm, niên hiệu là Thuận Thiên, thọ 51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng.

Trước kia, tổ ba đời của vua tên là Hối, một hôm đi chơi Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: “Đây chắc hẳn là chổ đất tốt“, rồi dời nhà đến ở. Sau 3 năm thì thành cơ nghiệp; từ đó đời đời làm chủ một phương. Hối sinh ra Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1 ngàn tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con cả là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Thủy Chú là Trịnh Thị Thương, ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu [10/9/1385] sinh ra Vua tại hương Thủy Chủ, huyện Lôi Dương; nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P3)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

Sự va chạm giữa các hệ thống

Lịch sử xây dựng trật tự quốc tế là một lịch sử chứa đầy những cuộc cạnh tranh tàn bạo giữa các hệ thống xung đột, không thể hợp tác hài hòa với nhau. Trong thời kỳ ‘yên bình’ nhất, cuộc cạnh tranh đó diễn ra dưới hình thức chiến tranh lạnh, hai bên tranh giành lợi thế và thăm dò lẫn nhau bằng mọi biện pháp, chỉ trừ lực lượng quân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối đầu cuối cùng trở thành chiến tranh nóng, và kết thúc với việc một bên đè bẹp bên kia. Trật tự của kẻ chiến thắng sau đó sẽ thống trị, cho đến khi nó bị phá hủy bởi một đối thủ cạnh tranh mới – hoặc cho đến khi nó đơn giản là sụp đổ, vì không có mối đe dọa từ bên ngoài nào còn tồn tại để giữ nó đứng vững. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P3)”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P2)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Long tranh hổ đấu

Người ta chưa bao giờ nghi ngờ ý định của Trung Quốc, bởi vì lãnh đạo nước này vẫn luôn khẳng định những mục tiêu không đổi suốt hàng thập niên: duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản (ĐCSTQ), tái thống nhất Đài Loan, kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông, và đưa Trung Quốc trở lại vị thế đích thực của mình – cường quốc thống trị châu Á và hơn nữa là cường quốc mạnh nhất thế giới. Phần lớn trong bốn mươi năm qua, nước này đã lựa chọn tiếp cận các mục tiêu này một cách âm thầm, bền bỉ và hòa bình. Tập trung phát triển kinh tế và lo ngại sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập, Trung Quốc quyết định đi theo chiến lược “trỗi dậy hòa bình,” chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế để thúc đẩy lợi ích quốc gia, và rộng hơn, là đi theo chủ trương “ẩn mình chờ thời” của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P2)”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định. Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống. Với kỹ năng ngoại giao khôn ngoan và hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, ‘khu rừng’ thế giới sẽ có thể được chuyển hóa thành đất trồng trọt. Xung đột lợi ích và những thù hằn lịch sử cũng có thể được thương lượng gạt bỏ và thay thế bằng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)”

Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi floats ‘global security initiative’ with eye on Pacific,” Nikkei Asia, 28/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc các dự án cơ sở hạ tầng trong sáng kiến Vành đai và Con đường bị đình trệ do vấn đề Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc quyết định nhìn về phía đông.

Nhiều quốc gia hiện đang để những nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu của mình sinh sống tại Tokyo. Một phần nguyên nhân là do Bắc Kinh giám sát các nhà ngoại giao rất chặt chẽ, và gần đây hơn, Trung Quốc còn áp đặt các biện pháp hạn chế nhập cảnh khó khăn nhất thế giới vì COVID-19.

Và các chuyên gia về Trung Quốc ở thủ đô của Nhật Bản hiện đang bối rối trước một đề xuất mà Tập đưa ra vào tuần trước. Continue reading “Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương”

Chiến thuật tuyên truyền chiến tranh Ukraine của ĐCS Trung Quốc

Nguồn: Sarah Cook, “The CCP’s Ukraine War Propaganda,” The Diplomat, 16/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng và Nhà nước Trung Quốc đang sử dụng hộp công cụ kiểm soát thông tin phong phú của mình để lan truyền phiên bản quan điểm của họ về cuộc xâm lược của Nga.

Bộ máy kiểm soát thông tin khổng lồ của Trung Quốc thường tập trung vào việc bóp méo thông tin mà các công dân Trung Quốc có thể tiếp cận về đất nước mình, trong khi các thông tin liên quan đến nước ngoài chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy nhiên, trong bảy tuần qua, quyết định rõ ràng của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine đã thúc đẩy một chiến dịch toàn diện nhằm định hình dư luận và các cuộc thảo luận về các sự kiện đang diễn ra cách xa hàng nghìn dặm. Continue reading “Chiến thuật tuyên truyền chiến tranh Ukraine của ĐCS Trung Quốc”

Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ đặt chân đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình, đánh dẹp xong nhà Hậu Trần; tham vọng xâm lăng của y hướng tới Chiêm Thành tại phía nam. Thời Hồ Quí Ly, lãnh thổ nước ta mở mang đến tận 4 châu Thanh [bắc Quảng Nam], Hoa [nam Quảng Nam], Tư [bắc Quảng Ngãi], Nghĩa [nam Quảng Ngãi]; lúc quân Minh đánh nhà Hồ, Chiêm Thành mượn cớ giúp Minh, nhân thời cơ chiếm lại 4 châu. Đến đây Trương Phụ bèn giành lại 4 châu và cho đặt quan cai trị: Continue reading “Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)”