Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?

China stockmarket

Nguồn: Marie Charrel, “Les gagnants et les perdants du ralentissement chinois”, Le Monde, 03/08/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh

Trong tháng 7, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Chỉ số tổng hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 15%, bất chấp sự can thiệp liên tiếp của chính phủ trong nỗ lực bình ổn thị trường. Theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm này có thể tiếp diễn trong tháng 8 tới. Vào hôm thứ hai vừa qua (3/8), các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến kết thúc ngày giao dịch với mức giảm tương ứng là 1,11% và 2,72%.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều đáng lo ngại nhất. Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán chỉ là một trong những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế Trung Quốc. “Bắc Kinh đang lo sốt vó vì các biện pháp đã triển khai cho đến nay nhằm phục hồi tăng trưởng không còn tác dụng”, Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu thuộc Ngân hàng Natixis cho biết. Continue reading “Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?”

Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?

Qian-Xuesen-001

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoản bồi thường năm Canh Tý

Cuối thế kỷ 19, do không chịu nổi ách áp bức bóc lột dã man của phong kiến Mãn Thanh, nông dân một số tỉnh ở Trung Quốc đã nổi dậy chống triều đình. Phong trào này mới đầu có tên Nghĩa Hoà Quyền; từ 1899 đổi tên là Nghĩa Hoà Đoàn, chuyển mục tiêu sang chủ yếu chống đế quốc phương Tây.

Năm Canh Tý (1900), Nghĩa Hoà Đoàn chiếm Bắc Kinh và một số thành phố. Triều đình nhà Thanh của Từ Hy Thái hậu chạy lên Tây An, bỏ ngỏ Bắc Kinh. Quân Nghĩa Hoà Đoàn mặc sức hãm hại giáo sĩ, kiều dân nước ngoài, cướp phá tài sản của họ và các sứ quán. Trước tình hình đó, lấy danh nghĩa bảo vệ kiều dân và sứ quán, quân đội 8 nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Ý và đế quốc Áo-Hung liên kết nhau tiến vào Bắc Kinh và các thành phố bị chiếm. Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn bị dập tắt. Continue reading “Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?”

Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình

Corbis-U1954083-19

Nguồn: Michael Sheridan, “Deng Xiaoping: A Revolutionary Life by Alexander V Pantsov with Steven I Levine”, The Sunday Times, 21/7/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cái nhìn thẳng thắng đối với Đặng Tiểu Bình cho thấy ông không hề là một người ôn hòa.

Đặng Tiểu Bình là một trong số rất ít người làm thay đổi thế giới. Ông là một gã khổng lồ của thế kỷ 20, nhà cách mạng và nhà cải cách đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Ông cũng là một tên bạo chúa không hề có chút nhân đạo và chịu một phần trách nhiệm đối với cái chết của hàng triệu người. Tính đến nay, đây là cuốn tiểu sử hay nhất viết về ông.

Cả hai tác giả, vốn đều là học giả, đã rất khéo léo chọn cách kể chuyện theo thời gian. Cuốn sách được viết một cách rõ ràng, thẳng thắn, dẫn dắt người đọc đi qua những “gai góc” chủ nghĩa Marx và Trung Hoa học  một cách nhẹ nhàng. Nó được điểm xuyết bởi những giai thoại sống động và ngắn gọn. Đó là một cuốn sách cân bằng và không ngần ngại trình bày sự thật. Continue reading “Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình”

Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm

lead_large

Nguồn: Barry Eichengreen, “China the Responsible Stakeholder”, Project Syndicate, 10/06/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến với châu Á và bạn sẽ nghe thấy một chuỗi những điều đáng lo ngại về việc Trung Quốc đang bành trướng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment – AIIB) đã được thành lập trong đó chính phủ Trung Quốc nắm giữ 30% cổ phần. Bên cạnh đó còn có dự án Nhất Đới, Nhất Lộ (One Belt, One Road) nhằm phát triển “Con đường tơ lụa” mới mở rộng qua khu vực Trung Á cùng với một tuyến đường tơ lụa trên biển nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Trung Đông, và cuối cùng là châu Âu.

Về mặt tài chính, Trung Quốc đang thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế. Đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường khẳng định lợi ích quân sự của mình bằng việc đẩy mạnh tranh chấp trên quần đảo Trường Sa và xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu. Continue reading “Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm”

Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?

beijing

Nguồn: Yu Yongding, “Can China Beat Deflation?”, Project Syndicate, 26/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và nợ doanh nghiệp lên đến mức khổng lồ, một vòng xoáy giảm phát sẽ là ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc. Và nguy cơ điều này sẽ xảy ra ngày càng gia tăng. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã ở mức âm trong 39 tháng liên tục kể từ tháng 2/2012. Mức tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang dần sụt giảm từ 6,5% vào tháng 7/2011 xuống còn 1,2% vào tháng 5 này. Nếu các kinh nghiệm quá khứ là chỉ dấu cho tương lai, thì chỉ số CPI sẽ ở mức âm trong tương lai gần.

Trong đợt giảm phát kéo dài từ năm 1998 đến năm 2002 ở Trung Quốc, việc giá cả liên tục giảm là kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa được khởi động vào năm 1993, cộng với vấn đề các doanh nghiệp thất bại thiếu phương thức ra khỏi thị trường. Sau khi lên đỉnh 24% trong năm 1994, lạm phát bắt đầu giảm trong năm 1995. Nhưng tăng trưởng GDP cũng sớm sụt giảm nhanh chóng. Nhằm khởi động tăng trưởng trong môi trường kinh tế khó khăn và bảo vệ xuất khẩu khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính từ tháng 11/1997. Continue reading “Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?”

Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung

Lee Kuan Yew

Nguồn: Graham Allison & Robert D. Blackwill, Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations“, The Atlantic, 05/03/2013.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong trích đoạn này của cuốn sách, một trong những chính khách vĩ đại nhất của Châu Á cho rằng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không.

Rất ít cá nhân có vai trò hệ trọng trong lịch sử nước họ như Lý Quang Diệu, người thủ tướng đã khai sinh ra Singapore. Trong nhiệm kì dài hơn ba thập niên của mình, ông đã góp phần biến Singapore từ một thuộc địa nghèo khó, thiếu tài nguyên của Anh thành một trong những quốc gia giàu có và phát triển nhất Châu Á. Qua năm tháng, Ông Lý cũng trở thành một trong những nhà trí thức gần gũi với công chúng và xuất chúng nhất của châu Á, người có được những hiểu biết sâu sắc về những xu hướng của châu lục nhờ vào kinh nghiệm và góc nhìn độc đáo của mình.

Trong cuộc nói chuyện dưới đây, ông Lý tập trung vào vấn đề địa chính trị quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta: sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên cùng với Trung Quốc tạo ra một trật tự thế giới mới một cách xây dựng hơn thay vì tìm cách ngăn trở việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Continue reading “Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung”

Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu”

8BFDBBC6-36C6-4E92-99CA-3BC52DE92521_mw1024_s_n

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Sino – Russian Marriage”, Project Syndicate, 18/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc là những người ý thức sâu sắc về lịch sử nhất. Trong cuộc tranh giành quyền lực của mình, Mao Trạch Đông đã sử dụng binh pháp của Tôn Tử, người sống vào khoảng năm 500 trước Công nguyên; Nho giáo, cũng xuất hiện trong khoảng thời gian đó, hiện vẫn nắm giữ vị trí trung tâm trong tư duy xã hội Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực đầy tàn nhẫn của Mao Trạch Đông nhằm kiềm chế nó.

Vì vậy, khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” vào năm 2013, chẳng có ai ngạc nhiên bởi những viện dẫn lịch sử của họ. “Hơn hai ngàn năm trước,” Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc (NDRC) giải thích, “những người Á – Âu siêng năng và can đảm đã khám phá và mở ra một số tuyến đường giao lưu thương mại và văn hóa, nhờ đó đã liên kết các nền văn minh lớn của châu Á, châu Âu, và châu Phi, mà thế hệ sau này gọi chung là Con đường tơ lụa.” Ở Trung Quốc, sử cũ thường được viện dẫn để hỗ trợ cho học thuyết mới. Continue reading “Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu””

Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc

download (1)

Nguồn: Adair Turner, “China’s Real Reform Challenge,” Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mức sống của các nền kinh tế mới nổi thường được cho là sẽ tương ứng với mức sống tại các nước phát triển. Tuy nhiên, ngoài những nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia – thành phố như Hồng Kông và Singapore thì chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan là đạt được mức GDP đầu người bằng ít nhất 70% mức trung bình của các nước phát triển trong 60 năm qua. Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được điều tương tự, nhưng nó đang phải đối mặt với một thách thức đặc biệt: quy mô lớn của đất nước.

Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đã áp dụng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu để đuổi kịp các nền kinh tế phát triển. Nhưng Trung Quốc – nơi sinh sống của gần 20% dân số thế giới và là nơi sản xuất 15% lượng hàng hóa toàn cầu – đơn giản là một quốc gia quá lớn nên không thể chỉ phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Để đạt được bước phát triển tiếp theo, Trung Quốc sẽ cần đẩy mạnh một con đường tăng trưởng khác, đòi hỏi nhiều cuộc cải cách khó khăn hơn những gì đang được chú trọng hiện nay. Continue reading “Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc

_fil102_47801363

Nguồn: Hu Angang, “Embracing China’s ‘New Normal’”, Foreign Affairs, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rõ ràng là giờ đây, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được xác định là sẽ chậm dần trong những năm sắp tới, mặc dù các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất về mức độ cũng như độ dài của quá trình này. Vào năm ngoái, tốc độ tăng trường GDP của nước này rớt xuống còn có 7,44%, mức thấp nhất trong vòng một phần tư thế kỷ qua, và nhiều người dự đoán rằng chỉ số này sẽ tiếp tục giảm sâu trong năm 2015.

Có hàng tá các quốc gia đang vật lộn để có thể đạt được mức tăng trưởng này, nhưng phần lớn trong số đó lại không buộc phải tạo ra hàng triệu việc làm mới trong vòng một thập kỷ tới như Trung Quốc. Vì vậy, thật dễ hiểu khi một số chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại về viễn cảnh tương lai của quốc gia này. Họ lập luận rằng, mô hình tăng trưởng dựa trên động lực sản xuất đã không còn đứng vững nữa và cảnh báo rằng, như cách mà kinh tế gia Paul Krugman phát biểu vào năm 2013, nước này “sẽ va đầu vào Vạn Lý Trường Thành”. Theo cách nhìn này, câu hỏi sẽ không phải là liệu nền kinh tế của Trung Quốc có sụp đổ hay không, mà là khi nào điều đó sẽ xảy ra. Continue reading “Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc”

Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy

race_to_the_bottom

Nguồn: David Shambaugh, “China and the US are now engaged in all-out competition”, South China Morning Post, 11/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Mỹ – Trung đã được mô tả một cách chính xác là mối quan hệ quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Đó cũng là mối quan hệ phức tạp và đáng lo ngại nhất. Hai gã khổng lồ này là hai cường quốc hàng đầu thế giới và được kết nối với nhau theo nhiều cách: song phương, khu vực và toàn cầu. Do đó, việc hiểu được động lực làm nền tảng và vận hành mối quan hệ đang thay đổi này là điều rất quan trọng.

Dù Washington và Bắc Kinh hợp tác trong những lĩnh vực họ có thể hợp tác, vẫn có sự cạnh tranh đang gia tăng đều đặn trong mối quan hệ giữa hai bên. Sự cân bằng giờ đây đã thay đổi, với cạnh tranh là yếu tố chi phối. Có nhiều lý do cho thực trạng này – và một trong số đó là vì an ninh bây giờ đã quan trọng hơn so với kinh tế trong mối quan hệ này. Continue reading “Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy”

Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng”

CHINA_(IT)_140114_Xi_Invokes

Nguồn: Vijay Shankar, “China: The January Storm”, Institute of Peace and Conflict Studies, 12/05/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam| Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mao Trạch Đông phát động cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” vào ngày 16 tháng 5 năm 1966. Sự việc đã làm nổ ra cuộc đấu đá vũ trang nội bộ phức tạp và khốc liệt, mà bản chất là sự tranh giành quyền lực giữa một Mao Trạch Đông đang nỗ lực giữ vững nguyên trạng và một Lưu Thiếu Kỳ đang cố gắng thúc đẩy cải cách.

Lưu Thiếu Kỳ nhận thấy những thất bại thê thảm từ các chính sách kinh tế của Mao, những hoang tưởng về sự thay đổi đã hằn sâu vào đầu óc Mao và cách lý giải rất hời hợt của Mao về những gì phù hợp với chủ nghĩa Mác và – nguy hiểm hơn nữa – những gì không phù hợp. Continue reading “Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng””

Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.

Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.

Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng. Continue reading “Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?”

Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới

china-_WORKERS_IN_BEIJING

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Pursuit of a New Economic Order”, Project Syndicate, 02/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà kinh tế học đang ngày càng bất đồng ý kiến về tương lai kinh tế của Trung Quốc. Những người lạc quan đề cao khả năng học hỏi và tích lũy nguồn vốn con người nhanh chóng của đất nước này. Những người bi quan lại tập trung vào sự sụt giảm đáng kể về lợi thế nhân khẩu, tỉ lệ nợ trên GDP cao, sự thu hẹp của các thị trường xuất khẩu, và sự dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cả hai nhóm đều bỏ qua một yếu tố quyết định cơ bản hơn đối với những viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc: trật tự thế giới.

Câu hỏi rất đơn giản: Liệu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giới hạn của trật tự toàn cầu hiện nay, bao gồm cả các nguyên tắc thương mại của nó, hay trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đang thống trị cần phải thay đổi đáng kể để có thể thích nghi với sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc? Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới”

Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?

1378227600000

Nguồn: James Laurenceson & Hannah Bretherton, “What Australians really think about a rising China”, East Asia Forum, 27/5/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy thành một cường quốc của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nước Úc? Câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi là ai.

Trong tháng 3 năm 2015, biên tập viên chuyên mục quốc tế của tờ Sydney Morning Herald, Peter Hartcher, đã mô tả Trung Quốc như một quốc gia phát-xít chèn ép chính người dân của mình cũng như các quốc gia láng giềng. Điều đó phần nào nói lên quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe dọa, “mối đe dọa Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cũng không thiếu các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEOs) bộc lộ sự tán dương đối với các chính sách của Chính phủ Trung Quốc vốn dự kiến sẽ giúp hơn 850 triệu dân Trung Quốc vươn lên hàng ngũ tầng lớp trung lưu trong thập niên tiếp theo. Continue reading “Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?”

Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc

_73379040_73379039

Nguồn: Daniel A. Bell, “Chinese Democracy Isn’t Inevitable,” The Atlantic, 29/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những nhược điểm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc là rất rõ ràng. Thậm chí chính phủ còn không thèm giả vờ tổ chức các cuộc bầu cử cấp quốc gia và trừng phạt những ai công khai kêu gọi một chính quyền đa đảng. Truyền thông bị kiểm duyệt khắt khe còn Internet thì bị chặn. Các nhà lãnh đạo cấp cao không bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Thậm chí đáng lo ngại hơn là đàn áp đã được đẩy mạnh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, cho thấy rằng chế độ ngày càng lo lắng về tính chính danh của nó.

Một số chuyên gia về Trung Quốc – gần đây nhất là David Shambaugh từ Đại học George Washington – giải thích những dấu hiệu đáng ngại này là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị của Trung Quốc đang trên bờ sụp đổ. Nhưng một kết cục như vậy là rất khó xảy ra trong tương lai gần. Continue reading “Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc”

Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi

maxresdefault

Nguồn: The China Model: A Dialogue between Francis Fukuyama and Zhang WeiweiNew Perspective Quarterly, Vol 28, No. 4, Fall 2011.

Biên dịch: Phạm Gia Minh

Francis Fukuyama là thành viên cao cấp Olivier Nomellini, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford, đồng thời là tác giả các cuốn sách nổi tiếng “Sự cáo chung của Lịch sử”; “Con người cuối cùng và cội nguồn của các trật tự chính trị”. Trương Duy Vi (, Zhang Weiwei) là giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Genève (Thụy Sĩ), thành viên cao cấp tại Viện Xuân Thu (Chungqiu) và giáo sư thỉnh giảng của Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Làn sóng Trung Quốc: sự trỗi dậy của một nhà nước văn hiến ”. (Chú thích của THD: Trương Duy Vi từng là người thông dịch cho Đặng Tiểu Bình khi Đặng sang Mỹ).

Francis Fukuyama: Trong lịch sử thế giới, sự phát triển của nhà nước Trung Quốc có một tầm quan trọng đặc biệt. Ở Phương Tây, người ta quen mô tả sự phát triển của các thể chế theo những chuẩn mực dựa trên thực tiễn Châu Âu, trong khi đó lại quên một sự thật: Trung Quốc là nơi đầu tiên mà nhà nước đã được hình thành, tức là khoảng 1700 – 1800 năm sớm hơn Châu Âu. Continue reading “Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi”

AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”

Trung Quốc sắp đổ vỡ?

china_real_estate_bubble_debt_collapse

Nguồn: Robert J. Samuelson, “China’s Coming Crash?”, The Washington Post, 24/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã đến lúc để lo lắng về Trung Quốc.

Trong bất kì danh sách nào về những thảm họa đe dọa nền kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Trung Quốc luôn đứng đầu hoặc luôn xếp ở gần vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên nguyên nhân sẽ gây ra “sự sụp đổ” là chưa rõ ràng. Tỉ lệ tăng trưởng nóng của Trung Quốc đã giảm từ 10%/ năm- mức tăng trưởng trung bình từ cuối thập kỉ 1970 cho đến 2011- xuống còn 7%, nhưng con số này vẫn còn cao so với các mức tiêu chuẩn trong lịch sử. Câu hỏi đặt ra là liệu sự giảm tốc có tiếp diễn và chỉ số tăng trưởng có xuống mức thấp hơn nữa hay không.

Một Trung Quốc chững lại có thể khiến thế giới trở lại suy thoái. Vì Trung Quốc là một khách hàng lớn về các vật liệu thô (các loại ngũ cốc, kim loại, nhiên liệu), giá của những sản phẩm này sẽ vẫn còn trì trệ. Công suất dư thừa của Trung Quốc về các sản phẩm công nghiệp cơ bản, như thép, sẽ ngày càng được xuất khẩu và kiềm chế giá ở mức thấp. Điều này sẽ làm giảm bất cứ sự phục hồi nào trong đầu tư kinh doanh toàn cầu. Lòng tin sẽ bị ảnh hưởng. Continue reading “Trung Quốc sắp đổ vỡ?”