01/02/1884: Từ điển Oxford ra đời

Nguồn: Oxford Dictionary debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, phần (fascicle) đầu tiên của Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary, OED) – được đánh giá là từ điển tiếng Anh toàn diện và chính xác nhất – đã chính thức được xuất bản. Ngày nay, OED là nguồn tham khảo uy tín về ngữ nghĩa, cách phát âm, và lịch sử của hơn nửa triệu từ tiếng Anh, được dùng trong quá khứ và hiện tại. Continue reading “01/02/1884: Từ điển Oxford ra đời”

30/01/1781: Maryland phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang

Nguồn: Maryland finally ratifies Articles of Confederation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, Maryland trở thành bang thứ 13 và là bang cuối cùng phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), muộn gần ba năm so với thời hạn chính thức do Quốc hội Mỹ đưa ra vào ngày 10/03/1778.

Kể từ năm 1776, Quốc hội Lục địa đã bắt đầu soạn thảo Các điều khoản Hợp bang trong một quá trình rời rạc. Họ đã phải đối mặt với những vấn đề tương tự như khi tiến hành Hội nghị Hiến pháp năm 1787 sau này. Các bang lớn muốn có số phiếu bầu tỷ lệ thuận với dân số, trong khi các bang nhỏ muốn tiếp tục với hiện trạng là một phiếu bầu cho mỗi bang. Continue reading “30/01/1781: Maryland phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang”

28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko

Nguồn: Afrikaner police admit to killing Stephen Biko, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Nam Phi, bốn cựu cảnh sát thời kỳ apartheid đã xuất hiện trước Ủy ban Sự thật và Hòa giải, và thừa nhận đã giết Stephen Biko, nhà lãnh đạo phong trào “Nhận thức về người da đen” (Black Consciousness Movement, BCM) của Nam Phi vào năm 1977.

Năm 1969, Biko, một sinh viên y khoa, đã thành lập một tổ chức cho sinh viên da đen Nam Phi để chống lại chính sách phân biệt chủng tộc apartheid của chính phủ thiểu số da trắng, đồng thời thúc đẩy bản sắc của người da đen. Năm 1972, ông tham gia tổ chức Đại hội Người da đen và năm sau đó bị chính phủ da trắng (Afrikaner) cấm tham gia hoạt động chính trị. Bốn năm sau, vào tháng 9/1977, ông bị bắt vì tội lật đổ. Continue reading “28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko”

27/01/1926: John Logie Baird trình diễn TV

Nguồn: John Logie Baird demonstrates TV, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, nhà phát minh người Scotland John Logie Baird đã trình diễn công khai hệ thống truyền hình đầu tiên ở London, mở ra một cuộc cách mạng trong giao tiếp và giải trí. Phát minh của Baird, một thiết bị truyền hình ảnh mà ông gọi là “máy truyền hình” (televisor), sử dụng các đĩa quay cơ học để chuyển các hình ảnh chuyển động thành xung điện. Thông tin này sau đó được truyền qua cáp đến màn hình, nơi nó được hiển thị dưới dạng các điểm sáng/tối ở độ phân giải thấp. Chương trình truyền hình đầu tiên của Baird ghi lại hình ảnh cái đầu của hai con rối, do ông điều khiển trước camera, khuất khỏi tầm nhìn của khán giả. Continue reading “27/01/1926: John Logie Baird trình diễn TV”

25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên

Nguồn: Formal commission is established on the League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris, các đại biểu tham dự hội nghị hòa bình đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Ủy ban về Hội Quốc Liên.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhất quyết đòi làm chủ tịch ủy ban này – đối với ông, việc thành lập Hội Quốc Liên rõ ràng là trung tâm của các cuộc đàm phán hòa bình. Ông được Thủ tướng Anh David Lloyd George ủng hộ. Dù Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau tỏ ra hoài nghi hơn, tin rằng hòa bình với Đức mới là mục tiêu quan trọng, nhưng ông đã đồng ý với những người đồng cấp từ Mỹ và Anh, để Pháp không bị xem là trở ngại cho việc hình thành Hội Quốc Liên. Ban đầu, uỷ ban đầu bao gồm hai đại diện từ mỗi quốc gia trong nhóm Ngũ Cường – Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Nhật Bản, và Mỹ. Sau đó, khi các quốc gia nhỏ hơn như Bỉ phản đối, nhóm này đã được quyền đề cử thêm đại diện, đầu tiên là 5 và cuối cùng là 9. Continue reading “25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên”

23/01/1870: Lính Mỹ tàn sát người bản địa

Nguồn: Soldiers massacre sleeping camp of Native Americans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, sau khi tuyên bố không quan tâm liệu đó có phải là nhóm người Mỹ bản địa nổi loạn mà ông đang truy lùng hay không, Thiếu tá Eugene Baker đã ra lệnh cho người của mình tấn công một khu trại của người Blackfeet nằm dọc theo sông Marias ở phía bắc Montana. Những người trong trại khi đó còn đang say ngủ. Continue reading “23/01/1870: Lính Mỹ tàn sát người bản địa”

21/01/2009: Toyota trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất hành tinh

Nguồn: Toyota officially passes GM as planet’s biggest car maker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, sau hơn bảy thập niên là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, General Motors (GM) đã chính thức mất danh hiệu này khi công bố doanh số toàn cầu là 8,36 triệu xe hơi và xe tải trong năm 2008, so với doanh số 8,97 triệu xe của Toyota trong cùng năm. Tuy nhiên, mọi chuyện không hoàn toàn là màu hồng đối với gã khổng lồ xe hơi Nhật Bản, vì vào năm 2009, họ đã phải công bố khoản lỗ đầu tiên với tư cách là một công ty đại chúng. Continue reading “21/01/2009: Toyota trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất hành tinh”

20/01/1980: Tổng thống Carter kêu gọi dời Thế vận hội khỏi Moscow

Nguồn: President Carter calls for Olympics to be moved from Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, trong một lá thư gửi Ủy ban Olympic Mỹ (USOC) và trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đề xuất rằng Thế vận hội Mùa hè năm 1980 nên được chuyển khỏi thành phố đăng cai dự kiến là Moscow, nếu Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan trong vòng một tháng. Continue reading “20/01/1980: Tổng thống Carter kêu gọi dời Thế vận hội khỏi Moscow”

18/01/1862: Tổng thống John Tyler qua đời

Nguồn: President John Tyler dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, cựu Tổng thống Mỹ kiêm nghị sĩ Hợp bang miền Nam John Tyler đã qua đời ở tuổi 71 tại Richmond, Virginia.

Sinh năm 1790 tại Virginia, Tyler từng là nghị sĩ và thống đốc ở quê nhà trước khi đắc cử Thượng nghị sĩ Liên bang. Là một thành viên của Đảng Whig, Tyler trở thành Phó Tổng thống thứ 10 của nước Mỹ vào tháng 3/1841. Chỉ trong vòng một tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống William Henry Harrison qua đời, và Tyler bất ngờ trở thành người kế nhiệm ông. Thành tựu chính trong nhiệm kỳ của ông là việc Texas gia nhập Liên bang vào năm 1845. Continue reading “18/01/1862: Tổng thống John Tyler qua đời”

16/01/1936: “Tên điên Mặt Trăng” bị hành quyết

Nguồn: “Moon Maniac” killer is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, Albert Fish, có biệt danh là “Tên điên Mặt Trăng” (Moon Maniac), một trong những kẻ sát nhân khét tiếng và tàn bạo nhất nước Mỹ, đã bị hành quyết tại nhà tù Sing Sing ở New York. Cảnh sát nghi ngờ Fish đã sát hại tới 10 trẻ em và sau đó ăn thịt các nạn nhân. Khi bước lên ghế điện, Fish thậm chí còn tỏ vẻ háo hức, nói với lính canh rằng “Đây sẽ là sự kích thích tột độ, thứ duy nhất tôi chưa từng trải nghiệm.” Continue reading “16/01/1936: “Tên điên Mặt Trăng” bị hành quyết”

14/01/1875: Ngày sinh Albert Schweitzer

Nguồn: Albert Schweitzer born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Albert Schweitzer, nhà thần học, nhạc sĩ, nhà triết học, và bác sĩ từng đoạt giải Nobel, đã chào đời tại Upper-Alsace, Đức (nay là Haut-Rhin, Pháp).

Là con trai và cháu trai trong một gia đình mục sư, Schweitzer đã theo học thần học và triết học tại các trường đại học Strasbourg, Paris, và Berlin. Sau khi làm mục sư, ông ghi danh tại trường y vào năm 1905, với ước mơ trở thành nhà truyền giáo ở châu Phi. Schweitzer cũng là một nghệ sĩ đàn organ hòa nhạc nổi tiếng, từng tham gia các buổi biểu diễn chuyên nghiệp để kiếm tiền đi học. Đến năm 1913, khi nhận được bằng y khoa (M.D.), Schweitzer đã xuất bản nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “The Quest for the Historical Jesus” với tầm ảnh hưởng lớn, và một cuốn sách khác về nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach. Continue reading “14/01/1875: Ngày sinh Albert Schweitzer”

13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục

Nguồn: Doc Barker is killed by prison guards as he attempts to escape, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Arthur “Doc” Barker đã thiệt mạng khi cố gắng trốn thoát khỏi Nhà tù Alcatraz ở Vịnh San Francisco. Barker, một thành viên của băng đảng khét tiếng “Bloody Barkers” (Barker khát máu), đã bị phát hiện ở ghềnh đá của hòn đảo sau khi trèo qua tường nhà tù. Dù lính canh đã ra lệnh cho hắn đầu hàng, Barker vẫn cố tình buộc các mảnh gỗ với nhau thành một chiếc bè tạm bợ. Khi hắn xuống nước, lính canh đã nổ súng và giết hắn. Continue reading “13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục”

11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100

Nguồn: Miep Gies, who hid Anne Frank, dies at 100, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, Miep Gies, người sống sót cuối cùng trong một nhóm nhỏ những người đã giúp che giấu cô bé người Do Thái, Anne Frank, và gia đình cô khỏi Đức Quốc Xã trong Thế chiến II, đã qua đời ở tuổi 100 tại Hà Lan.

Sau khi gia đình Frank bị phát hiện vào năm 1944 và bị đưa đến trại tập trung, Gies đã lưu giữ những cuốn sổ tay mà Anne để lại, ghi chép về hai năm trốn chạy của gia đình cô bé. Những cuốn sổ này sau đó được xuất bản thành tập sách “Anne Frank: The Diary of a Young Girl” (Nhật ký Anne Frank), trở thành một trong những tài liệu được đọc nhiều nhất về thảm họa diệt chủng Holocaust. Continue reading “11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100”

09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth

Nguồn: Fire breaks out on former RMS Queen Elizabeth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tàu Seawise University (trước đây là RMS Queen Elizabeth) đã bị chìm tại cảng Hong Kong sau một vụ cháy kinh hoàng kéo dài 2 ngày.

RMS Queen Elizabeth, được đặt theo tên vợ của Vua George VI, đã hạ thủy vào ngày 27/09/1938. Vào thời điểm đó, nó là tàu chở khách lớn nhất từng được đóng. Khi Thế chiến II nổ ra, để bảo vệ nó khỏi bom Đức, Queen Elizabeth đã được gửi đến New York, nơi nó thả neo cạnh Normandie và Queen Mary, hai tàu chở khách lớn nhất khác thời bấy giờ. Continue reading “09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth”

07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba

Nguồn: United States recognizes new Cuban government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, chỉ sáu ngày sau khi chế độ độc tài Fulgencio Batista sụp đổ ở Cuba, chính quyền Mỹ đã công nhận chính phủ lâm thời mới của đảo quốc này. Dù lo ngại rằng Fidel Castro, người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ Batista, có thiên hướng cộng sản, chính phủ Mỹ tin rằng họ có thể hợp tác với chế độ mới và bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Cuba.

Sự sụp đổ của chính phủ thân Mỹ của Batista là nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng cho các quan chức Mỹ. Ban đầu, chính phủ mới, do Manuel Urrutia làm tổng thống lâm thời, tỏ ra thờ ơ với các nhà ngoại giao Mỹ, bao gồm Đại sứ Mỹ Earl E. T. Smith. Cá nhân Smith cũng nghi ngờ về chính trị của chế độ mới. Ông và những người Mỹ khác ở Cuba nghi ngờ động cơ và mục tiêu của nhà lãnh đạo nổi dậy đầy lôi cuốn Fidel Castro. Continue reading “07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba”

06/01/1066: Harold II lên ngôi Vua Anh

Nguồn: Harold II crowned king of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1066, sau khi Vua Edward Sám hối (Edward the Confessor) qua đời, Harold Godwine, người đứng đầu dòng họ quý tộc hùng mạnh nhất nước Anh, đã được phong vương, trở thành Vua Harold II. Tương truyền rằng, trên giường bệnh, Edward đã chỉ định Harold làm người thừa kế ngai vàng, nhưng tuyên bố này đã bị phản đối bởi William, Công tước xứ Normandy và cũng là em họ của nhà vua quá cố. Thêm vào đó, Vua Harald III Hardraade của Na Uy cũng có ý định xâm chiếm nước Anh, và tương tự là Tostig, em trai của Harold. Continue reading “06/01/1066: Harold II lên ngôi Vua Anh”

04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ

Nguồn: Samuel Colt sells his first revolvers to the U.S. government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Samuel Colt đã giải cứu công ty đang rơi vào bế tắc của mình bằng cách giành được hợp đồng cung cấp cho chính phủ Mỹ 1.000 khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng .44.

Trước khi Colt bắt đầu sản xuất hàng loạt khẩu súng lục ổ quay nổi tiếng của mình vào năm 1847, súng ngắn chưa đóng một vai trò quan trọng nào trong lịch sử của miền tây, hay toàn bộ nước Mỹ. Những khẩu súng ngắn đắt tiền nhưng không chính xác chỉ đơn giản là không thực tế đối với đa số người Mỹ, dù một số ít thành viên của giới nhà giàu vẫn khăng khăng sử dụng súng ngắn trong các cuộc đấu tay đôi để giải quyết tranh chấp. Khi lựa chọn một loại vũ khí thiết thực để tự vệ và cận chiến, hầu hết người Mỹ đều chuộng dùng dao, và các nhà tiên phong miền tây đặc biệt ưa chuộng loại dao Bowie đa năng và chết người. Continue reading “04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ”

02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng

Nguồn: Secretary Fall resigns in Teapot Dome scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Albert Fall, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ, tuyên bố ông sẽ từ chức trước làn sóng phẫn nộ của công chúng về vụ bê bối Teapot Dome. Việc Fall từ chức, có hiệu lực hai tháng sau đó, đã làm sáng tỏ quan hệ tham nhũng giữa các nhà phát triển ở miền tây nước Mỹ và chính phủ liên bang.

Sinh ra ở Kentucky vào năm 1861, Albert Fall chuyển đến New Mexico vào năm 1887 vì các bác sĩ nói rằng không khí khô ráo của sa mạc sẽ giúp ông cải thiện sức khỏe. Fall đã làm việc chăm chỉ tại ngôi nhà mới của mình, nhanh chóng xây dựng một trang trại chăn nuôi lớn gần Las Cruces, đồng thời đầu tư vào khai thác bạc cũng như nhiều hoạt động kinh doanh khác. Vào đầu thế kỷ 20, Fall đã là một doanh nhân quyền lực và được kính trọng ở miền tây. Sau đó, ông sử dụng nguồn lực đáng kể của mình để giành được một ghế trong Thượng viện Mỹ khi New Mexico trở thành một tiểu bang vào năm 1912. Continue reading “02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng”

31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức

Nguồn: Hungary declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, chính phủ lâm thời Hungary đã chính thức tuyên chiến với Đức, chấm dứt sự hợp tác – đôi khi tự nguyện, đôi khi bị ép buộc – của nước này với phe Trục.

Miklos Horthy, vị nhiếp chính chủ trương chống cộng và nhà độc tài trên thực tế của Hungary, người từng hy vọng giữ cho đất nước của mình không tham chiến, đã phải miễn cưỡng liên kết Hungary với Hitler vào tháng 11/1940. Dù về mặt ý thức hệ, Hungary không phải là một quốc gia phát xít, nhưng nền chính trị nước này vẫn có nhiều phần tử cánh hữu cực đoan, đồng thời cũng có lịch sử bài Do Thái. Continue reading “31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức”

30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo

Nguồn: Japanese prime minister Hideki Tojo is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản trong Thế chiến II, đã chào đời ở Tokyo.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường đào tạo Sĩ quan Tham mưu Quân đội, Tojo được cử đến Berlin với tư cách là tùy viên quân sự của Nhật Bản sau Thế chiến I. Vốn đã nổi tiếng về sự nghiêm khắc và tính kỷ luật, Tojo sớm được trao quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đội Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi trở về quê hương một lần nữa, Tojo đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng lãnh đạo việc quân đội ngày càng kiểm soát chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Continue reading “30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo”