25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời

us-bill-of-rights

Nguồn:Bill of Rights passes Congress,” History.com (truy cập ngày 24/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án hiến pháp, và gửi chúng tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính án này, gọi chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và tôn giáo; quyền được xét xử công bằng và quyền mang vũ khí; và đảm bảo các quyền không được trao cho chính phủ liên bang thì được bảo lưu cho các tiểu bang và nhân dân.

Chịu ảnh hưởng của Đạo luật về các quyền của Anh năm 1689, Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng bản Tuyên ngôn nhân quyền của bang Virginia do George Mason soạn thảo từ năm 1776. Mason, công dân Virginia, là người đấu tranh suốt đời cho các quyền tự do cá nhân. Năm 1787, ông tham gia Hội nghị Lập hiến và chỉ trích bản hiến pháp chính thức vì thiếu sự bảo vệ hiến định dành cho các quyền chính trị cơ bản. Trong quá trình phê chuẩn hiến pháp diễn ra sau đó, Mason và các nhà phê bình khác đã đồng ý phê chuẩn hiến pháp để đổi lại sự đảm bảo rằng các tu chính án hiến pháp sẽ lập tức được thông qua. Continue reading “25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời”

24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập

USSC

Nguồn:The First Supreme Court,” History.com (truy cập ngày 23/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp 1789 đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington phê chuẩn, thiết lập nên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, một tòa án liên bang gồm sáu thẩm phán phục vụ trọn đời cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Cũng trong ngày này, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, và John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Cả sáu vị trí bổ nhiệm đều được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 26 tháng 9 sau đó. Continue reading “24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập”

23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý

Gran Sasso, Mussolini mit deutschen Fallschirmjägern

Nguồn:Mussolini re-establishes a fascist regime in northern Italy,” History.com (truy cập ngày 22/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1943, Benito Mussolini, nhà độc tài bị lật đổ của nước Ý, đã thành lập một nước cộng hòa phát xít mới – dưới sự chỉ đạo của những ông chủ người Đức mới của mình – mà ông “cai trị” từ trụ sở ở miền Bắc nước Ý, có tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội Ý.

Tháng 7 năm 1943, sau một cuộc bỏ phiếu “bất tín nhiệm” của Đại Hội đồng Phát xít, Mussolini bị lật đổ và nhanh chóng bị quản thúc tại gia. Quần chúng nước Ý, những người từng rất nhiệt tình ủng hộ Mussolini vì những lời hứa của ông về một “đế chế” Ý mới, giờ đây trở nên khinh bỉ ông vì thất bại nhục nhã mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh. Nhưng Mussolini vẫn còn một người hâm mộ – Adolf Hitler. Continue reading “23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý”

22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình

Nguồn:President Kennedy signs Peace Corps legislation,” History.com (truy cập ngày 21/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, trong một chiến thắng quan trọng cho chính sách đối ngoại Chiến tranh Lạnh của mình, Tổng thống John F. Kennedy đã ký điều luật thành lập tổ chức Đội hòa bình Mỹ (US Peace Corps) như một cơ quan chính phủ cố định. Kennedy tin rằng Đội Hòa bình có thể cung cấp một vũ khí mới và độc đáo trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960, ứng cử viên Đảng Dân chủ John F. Kennedy hứa hẹn sẽ làm hồi sinh chính sách đối ngoại Mỹ. Ông cáo buộc rằng chính quyền của Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã trở nên trì trệ và thiếu sáng tạo trong việc đối phó với các mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là trong cái gọi là các nước thuộc thế giới thứ ba. Một thời gian ngắn sau khi lên nhậm chức tháng 1 năm 1961, Kennedy hoàn thành lời hứa của ông về một chính sách đối ngoại quyết đoán mới. Continue reading “22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới

Magellan

Nguồn:Magellan sets out,” History.com (truy cập ngày 19/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia. Continue reading “20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới”

19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland

Eisenhower_Welcomes_Khrushchev

Nguồn:Khrushchev barred from visiting Disneyland,” History.com (truy cập ngày 18/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, trong một trong những khoảnh khắc không tưởng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên cơn giận khi ông biết mình không thể tới thăm công viên giải trí Disneyland. Sự kiện này là cao trào của một ngày Khrushchev ở thăm Los Angeles, được đánh dấu bằng cả sự vui vẻ lẫn căng thẳng.

Trước đó vào ngày 15 tháng 9, Khrushchev đã tới Hoa Kỳ để tiến hành một chuyến thăm kéo dài và một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ mong muốn tới thăm trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood và một chuyến đi đã được sắp xếp. Ngày 19 tháng 9, Khrushchev cùng phu nhân tới Los Angeles. Chuyến đi bắt đầu khá vui vẻ, với tour tham quan hãng phim 20th Century Fox ở Hollywood. Vị thủ tướng Liên Xô được đưa tới thăm sân khấu âm thanh của bộ phim Can-Can và lập tức được vây quanh bởi dàn diễn viên của bộ phim, trong đó có Shirley MacLaine và Juliet Prowse. Continue reading “19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland”

18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ

Capitol-1

Nguồn:Capitol cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 17/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1793, George Washington đã đặt viên đá đầu tiên cho Điện Capitol (Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ), trụ sở nhánh lập pháp của chính phủ Mỹ. Tòa nhà mất gần một thế kỷ để hoàn thành do nhiều kiến trúc sư đến rồi đi và bị phóng hỏa trong cuộc tấn công của quân Anh. Tòa nhà được trưng dụng trong thời gian diễn ra Nội chiến. Ngày nay, Điện Capitol, với mái vòm bằng gang nổi tiếng và bộ sưu tập nhiều tác phẩm nghệ thuật Mỹ quan trọng, là một phần của khu liên hợp Capitol, bao gồm sáu tòa nhà văn phòng Quốc hội và ba tòa nhà Thư viện Quốc hội, tất cả đều được xây dựng trong thế kỷ 19 và 20.

Trước năm 1791, là một quốc gia non trẻ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa có thủ đô cố định, và Quốc hội nhóm họp tại tám thành phố khác nhau, trong đó có Baltimore, New York, và Philadelphia. Năm 1790, Quốc hội thông qua Đạo luật Cư trú, cho phép Tổng thống Washington có quyền lựa chọn một trụ sở cố định cho chính phủ liên bang. Một năm sau đó, ông đã chọn một vùng đất do tiểu bang Maryland nhượng lại để xây dựng Đặc khu Columbia, tức Washington, D.C. như ngày hôm nay. Continue reading “18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ”

17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký

Nguồn:U.S. Constitution signed,” History.com (truy cập ngày 16/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1787, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được ký bởi 38 trên 41 đại diện có mặt tại lễ bế mạc của Hội nghị Lập hiến được tổ chức tại Philadelphia. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới đã có một cuộc chiến khó khăn để nó được phê chuẩn bởi 9 trên 13 tiểu bang Hoa Kỳ cần thiết.

Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn một vài tháng trước khi Đế quốc Anh đầu hàng tại Yorktown năm 1781, đã đặt nền móng cho một liên minh lỏng lẻo giữa các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn đã có chủ quyền đối với hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – trung tâm quyền lực – có thẩm quyền quản trị các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh, và kiểm soát tiền tệ, nhưng trên thực tế, những quyền lực này là rất hạn chế do Quốc hội không có thẩm quyền bắt buộc các tiểu bang đáp ứng những đòi hỏi của Quốc hội về tiền bạc và quân đội. Continue reading “17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký”

16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn

Taxis in Saigon, Vietnam ca. 1960's (5)

Nguồn: “U.S. Ambassador in Saigon warns that situation is worsening“, History.com, truy cập ngày 15/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, trong một bức điện gửi Ngoại trưởng Christian A. Herter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow phân tích hai mối đe dọa riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đó là mối nguy từ các cuộc biểu tình hoặc đảo chính, chủ yếu là có nguồn gốc “phi cộng sản”; và sự nguy hiểm của việc Việt Cộng mở rộng dần dần sự kiểm soát đối với các vùng nông thôn.

Durbrow giải thích rằng bất kỳ cuộc đảo chính nào sẽ được thúc đẩy một phần bởi “mong muốn chân thành ngăn chặn lực lượng Cộng sản chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam”. Ông nói tới các phương pháp Diệm có thể sử dụng để giảm thiểu hai mối đe dọa, bao gồm cho em trai mình là Ngô Đình Nhu (chỉ huy lực lượng cảnh sát mật) ra nước ngoài và cải thiện quan hệ với nông dân. Continue reading “16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn”

15/09/1916: Xe tăng được sử dụng lần đầu trong lịch sử

Mark_IV

Nguồn: “Tanks introduced into warfare at the Somme“, History.com, truy cập ngày 14/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1916 trong trận Somme (Pháp), quân Anh khởi động một cuộc tấn công lớn chống lại Đức, trong đó xe tăng được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử. Tại Flers Courcelette, khoảng 40 chiếc xe tăng sơ khai đã tiến khoảng hơn một dặm vào phòng tuyến kẻ thù nhưng do di chuyển quá chậm nên không thể để giữ vững được vị trí của mình sau các cuộc phản công của quân Đức và gặp phải các sự cố về cơ khí. Tuy nhiên, Tướng Douglas Haig, chỉ huy lực lượng Đồng Minh tại Somme, nhìn thấy sự hứa hẹn của công cụ chiến tranh mới này và yêu cầu Bộ Quốc phòng cho sản xuất thêm hàng trăm cỗ xe tăng mới. Continue reading “15/09/1916: Xe tăng được sử dụng lần đầu trong lịch sử”

14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ

teddy-campaign-P

Nguồn: “An adoptive westerner becomes president of the United States“, History.com, truy cập ngày 11/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1901, Theodore Roosevelt, 42 tuổi, đột nhiên trở thành ông chủ Nhà Trắng khi Tổng thống McKinley bị ám sát. Dù cái chết bất ngờ của McKinley đã đưa Roosevelt trở thành tổng thống, 17 năm trước hai cái chết khác đã khiến chàng trai trẻ Roosevelt chạy trốn sang miền Viễn Tây, nơi những tham vọng chính trị của ông đã gần như bị quên lãng.

Vào tháng Hai năm 1884, người vợ trẻ của Roosevelt qua đời sau khi sinh một cô con gái; và chỉ 12 giờ sau đó người mẹ yêu quý của ông cũng qua đời. Đau đớn vì cái chết của hai người thân cùng lúc, Roosevelt đã tìm đến sự bình yên của những không gian rộng mở vùng Viễn Tây, sống tại hai trang trại ở vùng Badlands thuộc Lãnh thổ Dakota. Continue reading “14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ”

13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập

italienische_Panzer_M13-40

Nguồn:Italy invades Egypt”, History.com, truy cập 13/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, các lực lượng của Mussolini cuối cùng đã vượt qua biên giới Libya tiến sang Ai Cập, giành được cái mà Mussolini gọi là “vinh quang” mà nước Ý đã tìm kiếm trong ba thế kỷ.

Ý đã chiếm đóng Libya từ năm 1912, một sự “bành trướng” kinh tế thuần túy. Năm 1935, Mussolini đã bắt đầu gửi hàng vạn người Ý sang Libya, chủ yếu là nông dân và lao động nông thôn, một phần để làm giảm sự lo lắng về quá tải dân số ở Ý. Vì vậy, cho tới lúc bùng nổ Thế chiến II, Ý đã có sự hiện diện lâu dài tại Bắc Phi, và Mussolini bắt đầu mơ tưởng về việc mở rộng sự hiện diện đó – luôn luôn hướng tới các vùng lãnh thổ mà Đế chế La Mã xưa kia từng có trong các cuộc chinh phạt của mình. Đứng đầu trong số những nước này là Ai Cập. Continue reading “13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập”

12/09/1990: Các nước Đồng minh từ bỏ quyền chiếm đóng Đức

image-17505-galleryV9-abcd

Nguồn: “German occupation rights are relinquished”, History.com, truy cập ngày 11/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, đại diện Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đã ký một thỏa thuận từ bỏ tất cả các quyền chiếm đóng ở Đức. Hành động mang tính biểu tượng này đã dọn đường cho Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất.

Năm 1945, các cường quốc Đồng minh gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô đồng ý rằng nước Đức phát xít bại trận sẽ được chia thành bốn khu vực chiếm đóng, mỗi quốc gia phụ trách một khu vực. Berlin sẽ được chia tương tự như vậy. Việc chia tách được dự kiến chỉ mang tính tạm thời, nhưng những thù hận Chiến tranh Lạnh nhanh chóng phát triển sau Thế chiến II và sự phân chia giữa các vùng do Liên Xô và ba quốc gia còn lại kiểm soát đã trở thành vĩnh viễn. Continue reading “12/09/1990: Các nước Đồng minh từ bỏ quyền chiếm đóng Đức”

11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời

tumblr_static_khrushchev_remembers

Nguồn: “Nikita Khrushchev dies”, History.com, truy cập ngày 09/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, nguyên lãnh đạo Liên Xô cũ Nikita Khrushchev, một trong những nhân vật quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh và chắc chắn là một trong những nhân vật màu mè nhất, đã qua đời. Trong thời gian ở đỉnh cao quyền lực của mình vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Khrushchev đã tham gia vào một số sự kiện quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev sinh ra ở Nga vào năm 1894. Ông là một trong những thành viên ban đầu của phong trào cộng sản ở nước Nga, nhưng con đường quan lộ của ông chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1930. Lòng trung thành với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã có ích cho ông trong thập kỷ đầy biến động đó khi nhiều vị lãnh đạo cộng sản khác đã trở thành nạn nhân trước cơn thịnh nộ và ngờ vực của Stalin. Khrushchev đã leo lên cao trong hệ thống đảng, và kỹ năng tổ chức của ông trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đã mang lại cho ông uy tín trong thời kỳ Thế chiến II. Continue reading “11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời”

10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém

ac_unity_guillotine_by_diablo_by_diabloazazel-d7pgl03

Nguồn: “The guillotine falls silent”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1977 tại nhà tù Baumetes ở Marseille, Pháp, Hamida Djandoubi, một người nhập cư Tunisia bị kết tội giết người, đã trở thành người cuối cùng ở Pháp bị tử hình bằng máy chém.

Máy chém ban đầu trở nên nổi tiếng trong cuộc Cách mạng Pháp khi vị bác sĩ và nhà cách mạng Joseph-Ignace Guillotin thuyết phục được Quốc hội thông qua một đạo luật yêu cầu tất cả các án tử hình đều phải được thực hiện “bởi một cỗ máy”. Máy chặt đầu đã được sử dụng trước đó ở Ireland và Anh, và những người ủng hộ Guillotin xem máy chém là nhân đạo hơn các biện pháp tử hình khác, chẳng hạn như treo cổ hoặc xử bắn. Continue reading “10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém”

09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời

mao-communist-snake

Nguồn: “Mao Zedong dies”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay

Mao Trạch Đông – người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng kéo dài và sau đó lãnh đạo chính phủ cộng sản của quốc gia này từ khi thành lập vào năm 1949 – đã qua đời. Cùng với V.I. Lenin và Joseph Stalin, Mao là một trong những nhà cộng sản quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Mao chào đời vào năm 1893. Trong những năm 1910, ông tham gia phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại triều đình suy đồi và kém hiệu quả của Trung Quốc cũng như những kẻ ngoại bang lợi dụng triều đình để bóc lột Trung Quốc. Tuy nhiên, đến những năm 1920, Mao bắt đầu mất niềm tin vào các lãnh đạo của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Ông dần tin rằng chỉ có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội Trung Quốc mới có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị và sự nô dịch của phương Tây. Continue reading “09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời”

08/09/1954: SEATO được thành lập

Nguồn:SEATO established”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Được Tổng thống Dwight D. Eisenhower chỉ đạo phải dựng lên một liên minh để kiềm chế sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản vào các lãnh thổ tự do thuộc Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Nam Á nói chung, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã cho hình thành một thỏa thuận nhằm thiết lập nên liên minh quân sự có tên gọi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

Các bên tham gia ký hiệp ước, bao gồm Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Philippines, Pakistan, Thái Lan, và Hoa Kỳ, cam kết sẽ “hành động để chống lại các mối nguy hiểm chung” trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại bất kỳ quốc gia tham gia hiệp ước nào. Một nghị định thư riêng biệt gắn với Hiệp ước coi Lào, Campuchia, và “các lãnh thổ tự do thuộc thẩm quyền của Quốc gia Việt Nam [Nam Việt Nam]” là các khu vực chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước này. Continue reading “08/09/1954: SEATO được thành lập”

07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

UncleSam5

Nguồn:United States nicknamed Uncle Sam“, History.com, truy cập ngày 07/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1813, Hoa Kỳ bắt đầu được đặt biệt danh là “chú Sam”. Tên gọi này gắn liền với Samuel Wilson, một người buôn thịt từ vùng Troy, New York vốn cung cấp thịt bò đóng thùng cho quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh năm 1812. Wilson (1766-1854) đóng lên các thùng thịt chữ “U.S.” viết tắt cho chữ “United States”, nhưng những người lính đã bắt đầu gọi trại thành “Uncle Sam” (chú Sam). Các tờ báo địa phương hưởng ứng câu chuyện này và “Uncle Sam” cuối cùng đã được chấp nhận rộng rãi làm biệt danh cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Continue reading “07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam”

29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức

6718648979_65113bb843

Nguồn: “Khanh steps down”, History.com (truy cập ngày 28/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày này năm 1964, Nguyễn Khánh rời khỏi vị trí người đứng đầu miền Nam Việt Nam và Nguyễn Xuân Oánh – người từng là giáo sư tại Đại học Trinity ở Connecticut – được chỉ định làm thủ tướng. Nguyễn Khánh chịu trách nhiệm chính cho sự bất ổn sau sự kiện Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11/1963. Thời kỳ này đánh dấu mười lần thay đổi chính phủ tại Sài Gòn chỉ trong vòng 18 tháng. Continue reading “29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức”