03/09/1861: Quân Hợp bang miền Nam tiến vào Kentucky

Nguồn: Confederate forces enter Kentucky, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Tướng Hợp bang miền Nam Leonidas Polk đã phạm một sai lầm chính trị lớn khi đưa quân vào Columbus, Kentucky – theo đó huỷ bỏ sự trung lập đã được thừa nhận của Kentucky, và tạo ra cái cớ để cơ quan lập pháp do phe Liên minh miền Bắc nắm giữ mời chính phủ Mỹ đến đánh đuổi quân xâm lược.

Kentucky bị chia cắt nặng nề trước thời Nội chiến Mỹ. Dù chế độ nô lệ khá phổ biến ở bang này, chủ nghĩa dân tộc vẫn rất mạnh và những người theo phe Liên minh đã ngăn cản việc tổ chức một đại hội để xem xét việc ly khai sau vụ nổ súng vào Pháo đài Sumter, Nam Carolina, hồi tháng 4/1861. Continue reading “03/09/1861: Quân Hợp bang miền Nam tiến vào Kentucky”

02/09/1666: Đại hỏa hoạn London bắt đầu

Nguồn: Great Fire of London begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1666, trận Đại hỏa hoạn London đã bùng phát tại nhà thợ làm bánh của Vua Charles II trên Đường Pudding gần Cầu London. Ngọn lửa nhanh chóng lan đến Phố Thames, nơi có các nhà kho chứa đầy chất dễ cháy, và gió đông mạnh đã nhấn chìm mọi thứ trong “hoả ngục.” Khi ngọn lửa cuối cùng được dập tắt vào ngày 6/9, hơn 4/5 diện tích London đã bị phá hủy. Điều kỳ diệu là chỉ có 16 người được ghi nhận là đã chết. Continue reading “02/09/1666: Đại hỏa hoạn London bắt đầu”

31/08/1980: Chính phủ Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân xưởng đóng tàu Gdansk

Nguồn: Polish government signs accord with Gdansk shipyard workers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, đại diện của chính quyền cộng sản Ba Lan đã đồng ý với các yêu sách của công nhân đang đình công tại nhà máy đóng tàu ở thành phố Gdansk. Cựu thợ điện Lech Walesa đã lãnh đạo các công nhân đình công, sau đó thành lập Công đoàn “Đoàn kết”, công đoàn lao động độc lập đầu tiên phát triển ở một quốc gia thuộc khối Xô-viết. Continue reading “31/08/1980: Chính phủ Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân xưởng đóng tàu Gdansk”

29/08/1970: Người Mỹ gốc Mexico tuần hành phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands of Mexican American antiwar activists march in Chicano Moratorium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, hơn 20.000 người Mỹ gốc Mexico đã tuần hành qua Đông Los Angeles để phản đối Chiến tranh Việt Nam. Chicano Moratorium, tên gọi của cuộc biểu tình khổng lồ này, đã diễn ra trong hòa bình cho đến khi Sở Cảnh sát Los Angeles tiến vào Công viên Laguna, kích thích bạo lực khiến ba người thiệt mạng. Ngày nay, Chicano Moratorium được nhớ đến như kết thúc bi thảm của một giai đoạn hoạt động của người Mỹ gốc Mexico (Chicano), nhưng cũng là khoảnh khắc khơi dậy và truyền cảm hứng cho một thế hệ các nhà hoạt động mới. Continue reading “29/08/1970: Người Mỹ gốc Mexico tuần hành phản đối Chiến tranh Việt Nam”

27/08/1776: Quân Anh đánh bại Quân Ái Quốc trong trận Brooklyn

Nguồn: British forces defeat Patriots in the Battle of Brooklyn, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong Cách mạng Mỹ, lực lượng Anh dưới sự chỉ huy của Tướng William Howe đã đánh bại lực lượng của phe Ái Quốc dưới sự chỉ huy của Tướng George Washington trong Trận Brooklyn (còn gọi là Trận Long Island) ở New York. Continue reading “27/08/1776: Quân Anh đánh bại Quân Ái Quốc trong trận Brooklyn”

26/08/1986: “Sát nhân trường tư thục” làm choáng váng New York

Nguồn: “Preppy Murder” stuns New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Jennifer Levin, 18 tuổi, được phát hiện đã chết tại Công viên Trung tâm của Thành phố New York, chỉ chưa đầy hai giờ sau khi người ta nhìn thấy cô rời quán bar ở Upper East Side cùng với Robert Chambers, 19 tuổi.

Chambers cao ráo, đẹp trai đã nhanh chóng bị bắt và bị buộc tội giết người. Các tờ báo lá cải đã gọi Chambers, người từng theo học tại nhiều trường tư thục ở Manhattan, là “Sát nhân trường tư thục” (Preppy Killer). Vụ việc đã gây chấn động thành phố và đặt ra câu hỏi về nạn uống rượu khi chưa đủ tuổi thành niên, sử dụng ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi trong nhóm con nhà giàu ở New York. Continue reading “26/08/1986: “Sát nhân trường tư thục” làm choáng váng New York”

24/08/1969: Một đơn vị Mỹ chống đối lệnh chỉ huy trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: U.S. unit refuses commander’s order, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Đại đội A thuộc Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn Bộ binh nhẹ 196 đã từ chối mệnh lệnh của chỉ huy, Trung úy Eugene Schurtz, Jr., yêu cầu họ tiếp tục di chuyển nhằm tiếp cận một chiếc trực thăng bị bắn rơi ở thung lũng Quế Sơn, cách Đà Nẵng gần 50km về phía nam. Continue reading “24/08/1969: Một đơn vị Mỹ chống đối lệnh chỉ huy trong Chiến tranh Việt Nam”

22/08/1485: Trận Bosworth Field trong Chiến tranh Hoa hồng

Nguồn: Battle of Bosworth Field, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1485, trong trận đánh lớn cuối cùng của Chiến tranh Hoa hồng, Trận Bosworth Field, Vua Richard III đã bị Henry Tudor, Bá tước xứ Richmond, đánh bại và giết chết. Sau trận chiến, vương miện hoàng gia mà Richard đội trong trận đánh đã được nhặt lên từ một bụi rậm và đội lên đầu Henry. Việc ông đăng quang với tư cách là Vua Henry VII đã mở đầu cho Triều đại Tudor ở nước Anh, một triều đại tồn tại cho đến khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời vào năm 1603. Continue reading “22/08/1485: Trận Bosworth Field trong Chiến tranh Hoa hồng”

20/08/1619: Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Jamestown

Nguồn: First enslaved Africans arrive in Jamestown, setting the stage for slavery in North America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1619, một nhóm người Angola “20 có lẻ” bị người Bồ Đào Nha bắt cóc đã được đưa đến thuộc địa Virginia của Anh và sau đó bị thực dân Anh mua lại. Sự xuất hiện của những người châu Phi bị bắt làm nô lệ ở Tân Thế giới đánh dấu khởi đầu của chế nộ nô lệ kéo dài hai thế kỷ rưỡi ở Bắc Mỹ.

Được thành lập tại Jamestown vào năm 1607, Thuộc địa Virginia là nơi sinh sống của khoảng 700 người vào năm 1619. Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Virginia đã cập bến tại Point Comfort, ngày nay được gọi là Pháo đài Monroe. Hầu hết tên tuổi của họ, cũng như số lượng chính xác những người ở lại Point Comfort, đã bị thất lạc, nhưng vẫn có nhiều thông tin về hành trình của họ. Continue reading “20/08/1619: Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Jamestown”

19/08/1991: Một thanh niên Do Thái bị đâm chết tại Mỹ

Nguồn: A Jewish youth is killed by a mob, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Yankel Rosenbaum, một du học sinh đến từ Australia, đã bị một đám đông đâm chết ở khu Crown Heights của Brooklyn, New York. Đám đông này, gồm nhiều thanh niên da đen, đang có ý định trả thù cho cái chết của cậu bé Gavin Cato, 7 tuổi, người đã bị chiếc xe của một người Do Thái Hasidim đâm phải ba giờ trước đó. Sau khi Rosenbaum bị sát hại, bạo lực vẫn tiếp diễn suốt 4 ngày ở Crown Heights. Nhiều người phàn nàn rằng phản ứng của cảnh sát và Thị trưởng David Dinkins là không thỏa đáng. Continue reading “19/08/1991: Một thanh niên Do Thái bị đâm chết tại Mỹ”

17/08/1978: Khí cầu lần đầu vượt Đại Tây Dương thành công

Nguồn: Balloon crosses the Atlantic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, khí cầu Double Eagle II đã hoàn thành chuyến bay khí cầu xuyên Đại Tây Dương đầu tiên khi hạ cánh xuống một cánh đồng lúa mạch gần Paris, 137 giờ sau khi cất cánh từ Presque Isle, Maine. Do Ben Abruzzo, Maxie Anderson, và Larry Newman điều khiển, chiếc khí cầu chứa đầy helium này đã bay hơn 5.200 km trong cuộc phiêu lưu kéo dài sáu ngày. Continue reading “17/08/1978: Khí cầu lần đầu vượt Đại Tây Dương thành công”

13/08/1926: Ngày sinh Fidel Castro

Nguồn: Fidel Castro born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, nhà cách mạng Fidel Castro đã chào đời ở tỉnh Oriente phía đông Cuba. Là con trai của một gia đình nhập cư gốc Tây Ban Nha, những người đã làm giàu nhờ xây dựng hệ thống đường sắt để vận chuyển mía, Fidel được theo học các trường nội trú Công giáo La Mã ở Santiago de Cuba. Ông bắt đầu hoạt động chính trị cách mạng từ khi còn là sinh viên, và vào năm 1947, ông đã tham gia một nỗ lực bất thành của một nhóm người Dominica lưu vong và người Cuba nhằm lật đổ nhà độc tài Dominica, Rafael Trujillo. Trong năm tiếp theo, ông tham gia vào các cuộc bạo động đô thị ở Bogota, Colombia. Điểm nổi bật nhất trong hoạt động chính trị của ông trong thời kỳ này là tư tưởng chống Mỹ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa phải là một người theo chủ nghĩa Mác công khai. Continue reading “13/08/1926: Ngày sinh Fidel Castro”

12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con

Nguồn: Hitler encourages Germans to have multiple children with the Mother’s Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Adolf Hitler đã đề xuất Huân chương Người Mẹ (Mother’s Cross) nhằm khuyến khích phụ nữ Đức sinh thêm con. Huân chương được trao tặng vào ngày 12/08 hàng năm, ngày sinh của mẹ Hitler. Continue reading “12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con”

10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana

Nguồn: Fatal Ford Pinto crash in Indiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, ba cô gái tuổi teen đã thiệt mạng sau khi chiếc Ford Pinto đời 1973 của họ bị một chiếc xe tải đâm từ phía sau, khiến nó bốc cháy trên đường cao tốc Indiana. Vụ tai nạn chết người là một trong hàng loạt những vụ tai nạn với xe Pinto, mở đường cho một vụ bê bối quốc gia trong thập niên 1970. Continue reading “10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana”

08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện

Nguồn: The term “global warming” appears for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” (global warming) đã xuất hiện lần đầu tiên, trong bài viết của Wallace Smith Broecker “Biến đổi Khí hậu: Phải chăng chúng ta đang trên bờ vực của sự ấm lên toàn cầu?” (Climatic Change: Are We on the Brink of a Pronounced Global Warming?) đăng trên tạp chí Science.

Năm năm trước đó, vào năm 1970, Broecker, một nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia, đã công bố một nghiên cứu về lõi trầm tích đại dương, trong đó tiết lộ rằng Kỷ Băng Hà đã chứng kiến sự chuyển đổi khí hậu nhanh chóng: đầu tiên, các tảng băng mất hàng chục nghìn năm để hình thành ở nhiệt độ đóng băng, sau đó là thời kỳ ấm áp đột ngột làm tan băng. Continue reading “08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện”

06/08/1996: Tìm thấy dấu hiệu sự sống Sao Hỏa trong thiên thạch ở Nam Cực

Nguồn: Researchers claim to have found signs of Martian life in Antarctic meteorite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, các nhà nghiên cứu của NASA và Stanford đã gây chấn động toàn cầu khi thông báo rằng họ đã tìm thấy dấu hiệu của sự sống trên Sao Hỏa trong một thiên thạch được phát hiện 12 năm trước đó ở Allan Hills, Nam Cực. Nhưng một số người đã hoài nghi thông báo này và mối liên hệ với sự sống trên Sao Hỏa sau đó đã được giải thích kỹ càng hơn. Continue reading “06/08/1996: Tìm thấy dấu hiệu sự sống Sao Hỏa trong thiên thạch ở Nam Cực”

05/08/1861: Abraham Lincoln thông qua đạo luật thuế thu nhập liên bang đầu tiên

Nguồn: Abraham Lincoln imposes first federal income tax, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Tổng thống Lincoln đã lần đầu tiên chấp thuận việc đánh thuế thu nhập cấp liên bang, bằng cách ký Đạo luật Doanh thu (Revenue Act). Vì thiếu tiền mặt để theo đuổi Nội chiến, Lincoln và Quốc hội Mỹ đã đồng ý áp mức thuế 3% đối với những người có thu nhập hàng năm trên 800 đô la. Continue reading “05/08/1861: Abraham Lincoln thông qua đạo luật thuế thu nhập liên bang đầu tiên”

03/08/1923: Calvin Coolidge tuyên thệ nhậm chức tổng thống

Nguồn: Calvin Coolidge takes oath of office after Warren G. Harding’s death, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Calvin Coolidge đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 30 của Mỹ, vài giờ sau cái chết của Tổng thống Warren G. Harding.

Sinh ngày 04/07/1872 tại Plymouth, Vermont, Coolidge là con trai của một thủ kho trong làng. Ông tốt nghiệp trường Đại học Amherst ở Massachusetts và đã thăng tiến trong giới chính trị của tiểu bang, với tư cách là đảng viên Cộng hòa, từ ủy viên hội đồng thành phố ở Northampton năm 1898 đến thống đốc năm 1918. Coolidge đã giành được tấm vé của Đảng Cộng hòa vào năm 1920 trong liên danh tranh cử của Harding, và họ đã giành được chiến thắng quyết định trước bộ đôi của đảng Dân chủ, gồm James Cox và Franklin Delano Roosevelt. Continue reading “03/08/1923: Calvin Coolidge tuyên thệ nhậm chức tổng thống”

01/08/1864: Philip Sheridan nắm quyền chỉ huy Đội quân Shenandoah

Nguồn: Philip Sheridan takes command of Army of the Shenandoah, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Đại tướng Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant đã bổ nhiệm Tướng Philip Sheridan làm chỉ huy Đội quân Shenandoah. Trong vòng vài tháng, Sheridan đã đẩy lùi lực lượng Hợp bang miền Nam khỏi Thung lũng Shenandoah và phá hủy gần như tất cả các nguồn tiếp tế của phe Hợp bang, góp phần giúp Liên minh giành chiến thắng sau cùng. Continue reading “01/08/1864: Philip Sheridan nắm quyền chỉ huy Đội quân Shenandoah”

30/07/1866: Thảm sát New Orleans

Nguồn: The New Orleans Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, trong thời kỳ Tái thiết đầy hỗn loạn sau Nội chiến Mỹ, sự phản kháng của người da trắng đối với quyền công dân của người Mỹ gốc Phi đã chuyển thành bạo lực ở New Orleans, khi một đám đông da trắng giết chết hàng chục người Mỹ gốc Phi đang tụ tập để ủng hộ một cuộc họp chính trị.

Thảm sát New Orleans, còn được gọi là Bạo loạn New Orleans, xảy ra tại Viện Cơ khí New Orleans, nơi 25 đại biểu của bang đang nhóm họp về Hội nghị Lập hiến Louisiana năm 1864. Hiến pháp mới của bang đã bãi bỏ chế độ nô lệ, nhưng cơ quan lập pháp bang lại thông qua luật hạn chế quyền của những người được giải phóng khỏi chế độ nô lệ. Vì vậy, Đảng Cộng hòa cấp tiến muốn điều chỉnh lại hiến pháp để những người tự do có quyền bầu cử. Một mục đích khác là loại bỏ các đạo luật hạn chế quyền của người Mỹ gốc Phi (Black Codes) và tước quyền của các thành viên từng ủng hộ Hợp bang miền Nam. Continue reading “30/07/1866: Thảm sát New Orleans”