Chiến tranh Ukraine và làn sóng tự tử ở thành phố kim cương Ấn Độ

Nguồn: Hanan Zaffar và Danish Pandit, “Ukraine war drives suicides in India’s diamond city,” Nikkei Asia, 13/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga đã khiến xuất khẩu giảm, gây khó khăn kinh tế cho người lao động.

Đã năm tháng trôi qua kể từ cái chết của anh trai cô, Shailesh, nhưng Dhabi Bhavuben, 35 tuổi, vẫn không thể tin rằng anh mình đã tự tử. Shailesh là một người đàn ông trầm tính, thường dành nhiều giờ bên chiếc bàn đánh bóng kim cương nhỏ của mình ở thành phố Surat, miền tây Ấn Độ, nơi anh từng làm việc cực kỳ chăm chỉ với hy vọng kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống cho vợ và hai đứa con nhỏ. Continue reading “Chiến tranh Ukraine và làn sóng tự tử ở thành phố kim cương Ấn Độ”

Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm

Nguồn: Wataru Suzuki, “China’s kindergarten closures foreshadow economic hit from falling births,” Nikkei Asia, 27/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với 20.000 trường học đóng cửa trong hai năm, Bắc Kinh đang tìm giải pháp cấp bách khi lực lượng lao động bị thu hẹp

Trường Mầm non Thiên thần, một trường mầm non quốc tế tư thục ở ngoại ô Thanh Phố, phía tây Thượng Hải, từng tự hào có 16 phòng học, hai sân chơi lớn, đội ngũ nhân viên y tế riêng và giáo viên nước ngoài thuộc chương trình giảng dạy song ngữ. Nhưng giờ đây, trường đã đóng cửa – vĩnh viễn. Continue reading “Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm”

Tổng thống Raisi tử nạn tác động như thế nào tới tương lai Iran?

Nguồn: Jack Detsch, “What Raisi’s Death Means for Iran’s Future,” Foreign Policy, 20/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái chết đột ngột của vị tổng thống sau vụ tai nạn trực thăng có thể khiến đất nước rơi vào bất định ngay giữa bối cảnh hỗn loạn trong khu vực.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vừa qua đời sau khi chiếc trực thăng chở ông và một phái đoàn quan chức bị rơi xuống vùng núi phía bắc Iran, khiến tương lai của đất nước và khu vực càng trở nên bất định.

Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo Iran xác nhận Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian và một số quan chức hàng đầu khác cũng đã thiệt mạng trong vụ tai nạn trong chuyến đi ở tỉnh Đông Azerbaijan của Iran. Sương mù dày đặc đã cản trở hoạt động tìm kiếm và cứu hộ suốt nhiều giờ trước khi địa điểm máy bay rơi được tìm thấy. Sương mù dày đặc đến mức Iran đã phải kêu gọi sự hỗ trợ của các vệ tinh Liên minh châu Âu để giúp xác định vị trí chiếc trực thăng. Continue reading “Tổng thống Raisi tử nạn tác động như thế nào tới tương lai Iran?”

Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’

Nguồn: David Pierson & Paul Sonne, “Putin Will Visit Xi, Testing a ‘No Limits’ Partnership’” The New York Times, 15/5/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tuần này, khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đón Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đến thăm, hơn hai năm đã trôi qua kể từ khi hai nhà lãnh đạo chuyên chế này tuyên bố hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác “không giới hạn” nhằm đẩy lùi những gì họ cho là sự bắt nạt và can thiệp của Mỹ.

Những thách thức ngày càng tăng đến từ phương Tây đang thử thách những giới hạn của mối quan hệ đối tác đó. Continue reading “Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’”

Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’

Nguồn: Kentaro Takeda và Masaharu Ban, “More subsea cables bypass China as Sino-U.S. tensions grow,” Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sẽ không có dự án cáp ngầm mới nào kết nối đến Trung Quốc sau năm 2025 khi trọng tâm chuyển sang Đông Nam Á.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến dòng chảy dữ liệu toàn cầu, khi số lượng cáp ngầm mới nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.

Từng được quảng cáo là trung tâm tương lai của các mạng cáp ngầm dưới biển, vốn hình thành các huyết mạch liên lạc quốc tế quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ lắp đặt ba tuyến cáp sau năm nay – ít hơn một nửa số lượng cáp được lên kế hoạch cho Singapore. Việc thiếu các dự án cáp ngầm cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước. Continue reading “Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’”

Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo

Nguồn: Niem Chheng, “Hun Sen declares ‘no backdown, negotiations’ on canal project”, Phnom Penh Post, 27/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen đã nói rõ rằng Campuchia sẽ không nhượng bộ hay đàm phán với bất kỳ quốc gia nào liên quan đến Kênh đào Funan Techo dài 180 km.

Ông nhấn mạnh Hiệp định Mekong năm 1995 không yêu cầu bất kỳ thành viên nào của Ủy ban sông Mê Công (MRC) phải làm như vậy.

“Tôi sẽ không nhượng bộ về vấn đề này và tôi muốn thẳng thắn nhấn mạnh rằng không cần thiết phải đàm phán. Đừng cố ép Campuchia vào bàn đàm phán”, ông nói khi phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Oknha Campuchia tổ chức vào tối 26/4. Continue reading “Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo”

Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập

Nguồn: Kenji Kawase, “Hong Kong embraces Xi’s ‘holistic’ security dogma on education day,” Nikkei Asia, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hong Kong đã tiếp tục tôn vinh cách tiếp cận an ninh chặt chẽ, triệt để, bất chấp những nỗ lực trấn an nhà đầu tư.

Thứ Hai vừa qua, Trưởng đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,” một dấu hiệu cho thấy chính quyền đặc khu đang tăng cường áp dụng học thuyết của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Chủ đề chính ngày hôm nay là kỷ niệm 10 năm ‘cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,’” Lý nói tại lễ khai mạc sự kiện Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia Hong Kong hôm thứ Hai. Ông mô tả cách tiếp cận này là “chiến lược thiết yếu và hệ thống hoàn chỉnh” để bảo vệ an ninh quốc gia. Continue reading “Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập”

Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ

Nguồn: Tsubasa Suruga, “Majority of ASEAN people favor China over U.S., survey finds,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần đầu tiên, Bắc Kinh trở thành lựa chọn ưa thích của Đông Nam Á so với Washington.

Hôm thứ Ba, một cuộc khảo sát khu vực của một viện chính sách có trụ sở tại Singapore tiết lộ: hơn một nửa dân số Đông Nam Á hiện muốn liên kết với Trung Quốc hơn là với Mỹ nếu ASEAN buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường đối thủ, phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Continue reading “Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ”

Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Trump’s grip on Republican Party ‘temporary’: ex-U.S. Speaker Ryan,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị chính khách về hưu nhìn thấy cơ hội đoàn kết về chính trị, nhưng có lẽ không phải bây giờ.

Nghị sĩ Mỹ đã nghỉ hưu Paul Ryan nhận thấy rằng sự kiểm soát của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Đảng Cộng hòa sẽ không kéo dài mãi mãi. Ông nói với Nikkei rằng điều đó “không bền vững, theo quan điểm của tôi.” Continue reading “Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?”

Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công

Nguồn: Park Dae Sung, “South Korea’s economic future at stake in doctors’ strike,” Nikkei Asia, 06/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Yoon đang kiềm chế các công đoàn trong lúc tìm cách tăng tính linh hoạt của thị trường lao động.

Tuần này, chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol lại tiếp tục gia tăng căng thẳng trong cuộc đối đầu với các bác sĩ nội trú của Hàn Quốc.

Các quan chức của Bộ Y tế đã bắt đầu đến kiểm tra các bệnh viện để xác nhận sự vắng mặt của các bác sĩ được cho là đang tham gia cuộc đình công nhằm yêu cầu chính phủ từ bỏ kế hoạch mở rộng tuyển sinh vào trường y. Bộ này dự định đình chỉ giấy phép hành nghề của những người không quay trở lại làm việc trước hạn chót ngày 29/02. Continue reading “Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công”

Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc

Nguồn: Hiroshi Minegishi, “South Korea flips script on North by winning over Cuba,” Nikkei Asia, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất ngờ trước thềm bầu cử đã phản ánh bước chuyển dịch ngoại giao mạnh mẽ so với nửa thế kỷ trước.

Trước các cuộc bầu cử lớn ở Hàn Quốc, Bán đảo Triều Tiên thường bị ảnh hưởng bởi cái được gọi là “Gió Bắc” – một hành động khiêu khích quân sự hoặc một động thái nào đó của Triều Tiên nhằm làm lung lay mối quan hệ song phương và ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

Nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10/4, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, đã được mở màn bởi “Gió Nam” – tin tức bất ngờ vào tuần trước về việc Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Continue reading “Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc”

Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu

Nguồn: Kentaro Takeda, “Aging Southeast Asia grapples with weak social safety nets,” Nikkei Asia, 17/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở một số quốc gia trong khu vực, hệ thống lương hưu nhà nước chỉ hỗ trợ chưa đến 30% dân số trong độ tuổi lao động.

Đông Nam Á đang già hóa nhanh chóng, và tỷ lệ cá nhân trong độ tuổi lao động trên tổng dân số được cho là sẽ bắt đầu giảm trong năm nay.

Tình trạng dân số thuận lợi đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực, nhưng hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia vẫn còn thiếu sót. Dù có độ tuổi nghỉ hưu sớm, nhưng chỉ một phần tư tổng dân số trong độ tuổi lao động – những người từ 15 đến 64 tuổi – được hưởng lương hưu nhà nước. Khi các ưu thế nhân khẩu học cạn kiệt dần, nhiều quốc gia đang chịu áp lực phải củng cố hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo đời sống cho người cao tuổi. Continue reading “Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu”

Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?

Nguồn: Lee Sang-yong, “What’s Driving Kim Jong Un’s New Regional Development Policy?,” The Diplomat, 13/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch mới thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng và phần còn lại của đất nước – cũng như sự bất mãn mà chênh lệch đó gây ra.

Lãnh đạo Triều Tiên gần đây đã công bố chính sách phát triển kinh tế địa phương mới mang tên “chính sách phát triển địa phương 20×10,” với kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất tại 20 thành phố và quận mỗi năm, trong vòng 10 năm tới. Chính sách này có thể được coi là việc chính thức thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng, được gọi là “thủ đô của cách mạng,” và phần còn lại của đất nước, cũng như việc thực tế này đang gây ra bất mãn lớn đến mức nào trong người dân Triều Tiên. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?”

Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ

Nguồn: Hamish McDonald, “Yang Hengjun’s death sentence shows power of China’s secret service,” Nikkei Asia, 08/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ An ninh Nhà nước đã gửi thông điệp cảnh báo đến những nhà hoạt động dân chủ.

Với số lượng nhân viên ước tính khoảng 110.000 người, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) có lẽ là cơ quan tình báo lớn nhất thế giới, nhưng lại ít được người ngoài biết đến, và chắc chắn không có những truyền thuyết gián điệp nổi tiếng như các đối tác phương Tây của họ.

Khoảng 20 năm trước, Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bắt đầu thay đổi mọi chuyện bằng ba tập tiểu thuyết viết về những trận chiến ngầm giữa MSS và CIA, được thêm thắt các yếu tố tình dục, hỗn loạn, và tham nhũng ở cấp cao. Sách được xuất bản tại Hong Kong và Đài Loan, nhưng độc giả khắp Trung Quốc cũng rất háo hức đọc những bản sao lậu. Continue reading “Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ”

Cái chết của Lý Khắc Cường đặt ra thách thức cho Bắc Kinh

Nguồn: Sun Yu và Joe Leahy, “‘Other leaders are corrupt’: Li Keqiang mourning poses challenge for Beijing,” Financial Times, 31/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái chết của cựu thủ tướng – người bị Tập Cận Bình gạt sang bên lề – đã tạo ra một thời điểm nhạy cảm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hàng trăm người đưa tang đã đổ về ngôi nhà thời thơ ấu của Lý Khắc Cường để bày tỏ lòng thành kính đối với một chính trị gia chủ trương cải cách mà nhiều người xem là “thủ tướng của nhân dân,” tạo ra một thách thức chính trị tiềm ẩn đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Continue reading “Cái chết của Lý Khắc Cường đặt ra thách thức cho Bắc Kinh”

Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Báo Mỹ New York Times ngày 15 đưa tin Tổng thống Mỹ Biden đã chấp nhận cuộc phỏng vấn trên chương trình “60 phút” (60 Minutes) của CBS. Chương trình này được phát sóng vào tối ngày 15. Trong cuộc phỏng vấn, Biden chủ yếu nói về vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel và các chủ đề khác. Ông nói Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) “phải bị tiêu diệt tận gốc” đồng thời cảnh báo Israel không được chiếm Gaza lần nữa, ông nói điều đó sẽ là một “sai lầm”. Về lời cảnh báo của ông đối với Israel, tờ New York Times cho rằng đây là “nỗ lực lớn đầu tiên mà Biden thực hiện trước công chúng nhằm kiềm chế các đồng minh của mình” kể từ vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel. Continue reading “Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas”

Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức

Nguồn: Yong Xiong & Nectar Gan, “China’s ousted foreign minister had an affair with TV host, FT reports”, CNN, 27/09/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên, cho rằng cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) ngoại tình với một người dẫn chương trình truyền  hình nổi tiếng và cùng nhau có một đứa con thông qua dịch vụ sinh hộ, qua đó cung cấp thêm thông tin về những bí ẩn xung quanh vụ mất tích và cách chức không rõ nguyên nhân đối với ông Tần.

Financial Times trích dẫn sáu người thân cận với Phó và giới làm chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho rằng Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian), 40 tuổi, cựu người dẫn chương trình trò chuyện hàng đầu trên đài truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, đã có mối quan hệ tình ái với Tần, 57 tuổi. Continue reading “Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức”

Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức

Nguồn: Chris Buckley và David Pierson, “China’s Foreign Minister Is Removed After a Month of Silence,” New York Times, 25/07/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tần Cương, một nhân vật được Tập Cận Bình trọng dụng, đã bị thay thế bởi Vương Nghị, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, để lại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp về sự thất sủng của Tần.

Chỉ mới 5 tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc, Tần Cương, còn giữ vị trí trung tâm trong nhiệm vụ khôi phục quan hệ ngoại giao cấp cao Mỹ-Trung: Ông đã bắt tay với Ngoại trưởng Antony J. Blinken tại Bắc Kinh và nhận lời mời tới thăm Mỹ. Continue reading “Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức”

Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19

Nguồn:官方统计揭示中国新冠真实死亡人数,随后数据被删除”, The New York Times, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Số liệu chính thức từ Trung Quốc cung cấp một cái nhìn hiếm hoi nhưng ngắn gọn về số người chết đích thực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong thời gian đầu năm nay tại một tỉnh ở Trung Quốc có thể gần bằng con số Bắc Kinh công bố về tổng số ca tử vong ở quốc gia này trong toàn bộ thời gian đại dịch diễn ra.

Số liệu nói trên được đăng ở trang web của chính quyền tỉnh vào hôm Thứ Năm (13/7) và đã bị xóa chỉ vài ngày sau đó. Nhưng các nhà dịch tễ học sau khi xem xét phiên bản trang được lưu trong bộ nhớ cache của thông tin đã cho biết đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy số liệu thống kê chính thức của nước này đã chênh lệch quá nhiều so với thực tế. Continue reading “Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19”

Thách thức chờ đón chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken

Nguồn: Vivian Wang, “布林肯访华:中方态度冷淡,双方或持续对抗”, New York Times, 17/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Để làm dịu mối quan hệ đang xấu đi giữa Trung Quốc với Mỹ, Chủ nhật này [18/6/2023] Ngoại trưởng Blinken sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc bị trì hoãn từ lâu. Nhưng lập trường ngày càng cứng rắn và đôi khi hoàn toàn thù địch của Trung Quốc cho thấy chủ đề chuyến đi này của Blinken không chỉ là về hòa dịu mà còn là đối đầu.

Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ là một quốc gia bá quyền đang trên đà suy sụp tìm cách củng cố địa vị thống trị của mình ở các sân sau của Trung Quốc và chủ trương khiêu khích Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự trị. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên án Mỹ dẫn đầu các quốc gia khác liên kết triển khai hành động kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự, ngoại giao và công nghệ. Cho dù Trung Quốc đồng ý đối thoại, nhưng thực tế cho thấy họ đã sẵn sàng đối phó với xung đột, không hy vọng nhiều về khả năng và tác động của sự tan băng thực sự trong quan hệ giữa hai nước. Continue reading “Thách thức chờ đón chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken”